Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite
-
Chương 20: Thầy đồ Chịu phục
Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng
Chương 20: Thầy đồ chịu phục
Câu hỏi mà Hoàng Anh Kiệt hỏi quả thực hơi quá so với Nguyễn Minh Ký. Như đã nói, Ký chỉ là một thầy đồ, mà ở thời này, dù là Đại Hoa hay Bách Việt cũ, thầy đồ chính là người học chữ những không đỗ đạt, nên phải đi dạy, cũng vì thế kiến thức kém cũng là đương nhiên. Ông đồ Ký thì khỏi phải nói, ông vốn học hành không đỗ đạt, sau đó thì đi làm chân phụ tá cho một viên quan cấp làng, rồi đi dạy chữ, bói toán,... học vấn đã sớm bỏ xó hàng bao nhiêu năm. Nhưng đó cũng là lý do Kiệt dùng tới câu hỏi này. Nhìn ông đồ gãi đầu gãi tai, Kiệt cảm thấy khá là thú vị: trước đây khi đi cản cậu thu nhận đồ đệ, ông đồ Ký đã nói cậu ta dạy toàn những trò kỹ xảo rẻ tiền, không phải chính đạo, nay hỏi về chính đạo Nho Giáo thì ông đồ không biết gì, thế là ông đồ Ký đã là “ Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm” chứ còn gì nữa.
- Việc này là việc đại sự của triều đình và các bậc đại nho.
- Vậy là thầy đồ không biết đúng không?
- Ừ thì ta không biết đó?
- Nếu thầy đồ không giải thích được chuyện “ ngoại Nho nội Pháp”, tức là bề ngoài tôn Nho, thực chất dùng Pháp, thì thầy lấy gì để nói rằng thứ tôi dạy không phải đúng đắn chứ.
- Nho và Pháp dù gì cũng là thuật trị quốc một thời, chứ cái thứ kỹ thuật Mặc môn này làm gì được cho đời.
Nghe ông đồ nói thế, Kiệt cả cười. Trong con mắt của mấy ông học Nho học nửa mùa này, thế gian quanh đi quẩn lại chỉ có Bách gia chư tử của thời Xuân Thu diễn tiến mà thành. Tất nhiên, có rất nhiều sự tương đồng giữa những kiến thức Kiệt dạy với kỹ xảo Mặc gia, nhưng mà hai cái không phải là một. Mà hơn thế nữa, Mặc gia cũng không phải chỉ có kỹ xảo, nó cũng có những lý luận đại cương, những tư tưởng và những ưu điểm nhất định, thì mới có thể phát triển dần tới mức độ “ phi Nho tức Mặc”- không theo Nho gia thì theo Mặc gia- trong thời Xuân Thu. Nhưng Kiệt không định giảng giải những ưu điểm của Mặc gia hay chỉ ra cái yếu của Nho gia trong hôm nay, vì như thế quá là đường đột. Hơn nữa trình độ của ông đồ Ký cũng không đủ để hiểu, dễ làm mất thời gian và công sức của cậu, Kiệt chọn một phương hướng khác.
- Vậy ông đồ cho thằng này hỏi: ông biết thằng Quảng, Nguyễn Quảng chứ hả?
- Biết chứ! Sao?
- Vậy ông thấy nó là đứa thế nào?
- Chăm chỉ, có hiếu, chịu thương chịu khó,...- Ông đồ Ký cũng không tiếc lời khen, vì người làng với nhau, ông ta cũng biết rõ, hơn nữa nói xấu đi cũng chả lợi gì
- Nó còn thông minh nữa, vì những gì tôi dạy nó, nó đều tiếp thu nhanh, đứng đầu lớp mấy lần!- Kiệt bổ sung- Nhưng tại sao nó không đi học chữ Nho của ông đồ.
- Vì nhà nó nghèo chứ sao!- Ông đồ cau mày- Nó phải phụ cha mẹ mình đi làm kiếm tiền.
- Thế tại sao giờ nó lại đi học ở chỗ tôi được. Là vì nếu nó học ở chỗ tôi thì nó có cơ hội kiếm được tiền.
- Quân tử không vì cái lợi mà quên cái nghĩa.- Ông đồ Ký cắt lời Kiệt.- Nho giáo bọn ta không dạy con người ta làm được lợi cho mình, nhưng dạy được người ta giữ lễ nghĩa, không làm chuyện bại hoại,...
- Nếu nó có thể kiếm được tiền, nó sẽ không phải lo đói khổ, không đói khổ thì không trộm cướp, không lừa gạt, vậy chẳng phải là thành Nhân sao. Có cuộc sống ấm no thì sẽ lo được cho bố mẹ anh chị em trong nhà, thậm chí giúp cả người ngoài nếu muốn, đó là Nghĩa. Xin thầy đồ đừng nói không có tiền cũng biết lo, nếu không có tiền bố mẹ bệnh không thể mua thuốc, không thể mua đồ tẩm bổ, anh em có chuyện không thể giúp đỡ nổi, thấy người cơ khổ không thể làm gì mà chỉ biết nhìn mà cảm thông. Tiếp nữa tiền rồi, nó có thể đi học tập chữ thánh hiền, biết tu thân, ấy là biết Lễ và tăng thêm Trí. Có Lễ có Trí thì hiểu được sự quan trọng của Tín để làm theo. Vậy là, bằng việc học tập kiến thức của tôi dạy- những thứ thầy đồ cho là tiểu đạo, cậu ấy đã có được đủ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, đã thành một người quân tử, thứ mà thầy, với mớ chữ Nho của thánh hiền không làm nổi. Vậy giữa thứ tôi dạy với thứ thầy đồ dạy, cái nào hơn.
- Cậu chỉ xảo biện.
- Nếu thầy đồ chỉ được chỗ tôi sai, thì thầy được quyền nói tôi xảo biện, còn nếu không chỉ được, thì thầy chẳng qua là cố chấp. Biết sai mà không chịu sửa sai ư.
Thầy đồ Ký nghe thế, mặt đỏ như gấc, miệng thì run run như muốn nói gì đó mà không thể thốt ra nổi. Cuối cùng, ông ta phất tay áo mà đi thẳng về nhà.
Hoàng Anh Kiệt nhìn theo, cười không nói gì cả, nhưng cậu cũng nói rõ với cả lớp, và nhờ họ đem tin này đi nói ra khắp cả làng. Câu chuyện được Kiệt biên soạn rất nhanh, nhưng độ hay của nó thực sự không chê vào đâu được, nguyên nhân chính là bởi vì độ hay ho của cuộc đấu khẩu.
Câu chuyện lan ra nhanh chóng cũng mang tới cho Hoàng Anh Kiệt một số lượng học trò đông đảo. Lớp học nhỏ của Kiệt, giờ đã phải hoạt động 3 ca, mỗi ca 4 giờ đồng hồ. Tuy rằng nhờ thế mà có nhiều nhân công hơn cho công trình V-A-C đang ở bước ban đầu, thì Kiệt cũng thấy hơi nản chí, mệt mỏi. Nhưng tạm thời lúc này, Kiệt cũng chả thể nào kiếm người dạy thay được, vì những người nắm kiến thức hơn cả đều là lũ bạn cậu, bọn nó không đủ khả năng truyền tải kiến thức và kỹ năng sư phạm để làm việc này, còn một số người lớn từng học qua như mẹ cậu thì đang quá bận bịu với công việc.
Không còn cách nào khác, Kiệt căng mình lên làm việc, cố gắng biến thách thức thành cơ hội. Đầu tiên là phân cấp lớp học ra để dễ chuẩn bị giáo án, tiếp đó là tiến hành dạy cuốn chiếu với những trường hợp kiến thức xêm xêm để bọn nó nhanh đạt cấp, cùng học một giáo án cho tiết kiệm thời gian.
Đi đôi việc dạy học, cậu nhóc cũng quyết không bỏ bê những việc đang làm. Để đảm bảo việc nuôi giun đạt hiệu quả tốt nhất, Kiệt đôi khi bỏ thời gian ra hướng dẫn những đứa tới học công việc theo kiểu cầm tay chỉ việc, đồng thời thiết lập chế độ kiểm tra giám sát, bầu lấy người có kỹ thuật tốt hơn làm “ giám đốc”- tức là người đi giám sát và đốc thúc công việc, họ không cần làm nhiều mà chỉ phải đi kiểm tra xem ai làm sai, ai làm đúng, chỉ dẫn tận tay,… Và cứ một thời gian Kiệt kiểm tra tay nghề, họ còn làm đúng thì còn được làm, không thì người khác lên thay. Nhờ thế, đám được chức thì cố gắng học để không bị thay, đám ở dưới cố học để chờ có cơ hội lên thay.
………………………………..
Trong những lúc bắt đầu công việc với đám học trò mới, Hoàng Anh Kiệt thấy ông đồ Ký tới lớp mình nghe giảng. Ban đầu ông đồ trong vô cùng ngượng nghịu, dù Kiệt không gọi ông ta mà cứ mỗi khi cậu nhìn về phía ông ta ngồi để gọi một học sinh nào khác thì ông ta cũng cứ giật mình thon thót. Nhưng mãi rồi cũng quen, được thêm một tháng thì ông đồ này lên lớp, và bắt đầu tham gia hoạt động trong lớp: trả bài, trả lời câu hỏi, xung phung giúp các “bạn học” làm bài.
Kiệt thì cũng hơi khó hiểu trước sự chăm chỉ bất ngờ này, nhưng vì không gây cản trở tới Kiệt, nên cậu không nói gì tới. Mãi tới hôm nay, sau 3 tháng đi học, ông đồ mới ngỏ lời mời cậu nhóc về nhà mình ăn cơm.
Bữa cơm cũng gọi là đủ vị, có cá có thịt, Kiệt cũng không quá khách sáo, cậu ăn uống thả cửa. Ăn xong, cậu nhóc hỏi luôn về việc ông đồ muốn nói, bởi cậu còn chuẩn bị lịch học tối.
- Thú thực với nhóc, thực ra là mấy tháng nay ta đi học chính là để học mót cái thứ kiến thức của nhóc để về mở lớp kiếm thêm.
- Thế ông đồ học tới đâu rồi.
- Quả thực là không xong chút nào, ban đầu ta cứ nghĩ là sẽ như học chữ khi trước, cố tí là được. Không ngờ càng học lại càng thấy rộng, thấy mênh mông bể Sở. Thế nên không còn có ý muốn mở lớp nữa. Nhưng mà cũng hay là ta lại nắm được không ít kiến thức, làm giỏi gấp mấy lần bọn quản gia ở nhà họ Đỗ, nên chúng nhờ ta tới dạy, kiếm cũng bộn. Không thầy đố mày làm nên, dù nhóc với ta từng có hiềm, nhưng giờ thì ta xí xóa nhé.
Nghe lời ông đồ Ký nói, Kiệt cũng lâng lâng, được một ông người cao tuổi hơn mình rất nhiều kính trọng, thực sự là nở phổng cả mũi. Đột nhiên, một ý nghĩ lóe lên trong đầu Kiệt
- Thầy đồ cũng đừng tiếc quá khứ, giờ phải nghĩ tới tương lai. Hiện thầy kiếm được một mớ tiền, nhưng cũng chỉ dạy được họ nhất thời, sau này cũng phải kiếm tiền mà sống đúng không.
- Nhóc có ý gì?
- Thầy Ký, Kiệt cũng nói thực với thầy, cuộc sống bây giờ của thầy không tốt đúng là do Kiệt phá mất thanh danh của thầy, nhưng cũng không thể không nói là do kiến thức thầy có thể dạy rất hạn chế. Việc thầy không quản mặt mũi để đi tới lớp Kiệt mà học, để trau dồi kiến thức là Kiệt đủ hiểu thầy Ký rất có nghị lực và cả lòng dũng cảm. Nay liệu thầy đồ có thể giúp Kiệt quản lý lớp học được không.
- Quản lớp hộ cậu. Nhóc ơi, lớp của nhóc có thu tiền đâu mà đòi trả công cho ta? Với cả nhóc muốn ta làm gì?
- Về việc công xá, tôi không thể trả thầy nhiều, nhưng tôi tin thầy cũng không vì thế mà nghèo ngay được. Nhưng nếu thầy tin ở tôi và giúp tôi bận này, khi tôi có tôi trả công thầy không thiệt tí nào đâu. Còn thầy làm gì, thì tôi mong là thầy trợ giảng cho tôi. Công việc chính thức ta nên bàn sau khi thầy thực lòng nhận việc.
- Thế ư?
Thầy đồ Ký chép miệng, còn Kiệt thì tươi cười hớn hở. Ý tưởng của Kiệt quả thực quá đúng đắn, và cậu mong rằng ông đồ có thể tiếp thu nó. Nếu vậy, cả hai sẽ cùng thắng.
Chương 20: Thầy đồ chịu phục
Câu hỏi mà Hoàng Anh Kiệt hỏi quả thực hơi quá so với Nguyễn Minh Ký. Như đã nói, Ký chỉ là một thầy đồ, mà ở thời này, dù là Đại Hoa hay Bách Việt cũ, thầy đồ chính là người học chữ những không đỗ đạt, nên phải đi dạy, cũng vì thế kiến thức kém cũng là đương nhiên. Ông đồ Ký thì khỏi phải nói, ông vốn học hành không đỗ đạt, sau đó thì đi làm chân phụ tá cho một viên quan cấp làng, rồi đi dạy chữ, bói toán,... học vấn đã sớm bỏ xó hàng bao nhiêu năm. Nhưng đó cũng là lý do Kiệt dùng tới câu hỏi này. Nhìn ông đồ gãi đầu gãi tai, Kiệt cảm thấy khá là thú vị: trước đây khi đi cản cậu thu nhận đồ đệ, ông đồ Ký đã nói cậu ta dạy toàn những trò kỹ xảo rẻ tiền, không phải chính đạo, nay hỏi về chính đạo Nho Giáo thì ông đồ không biết gì, thế là ông đồ Ký đã là “ Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm” chứ còn gì nữa.
- Việc này là việc đại sự của triều đình và các bậc đại nho.
- Vậy là thầy đồ không biết đúng không?
- Ừ thì ta không biết đó?
- Nếu thầy đồ không giải thích được chuyện “ ngoại Nho nội Pháp”, tức là bề ngoài tôn Nho, thực chất dùng Pháp, thì thầy lấy gì để nói rằng thứ tôi dạy không phải đúng đắn chứ.
- Nho và Pháp dù gì cũng là thuật trị quốc một thời, chứ cái thứ kỹ thuật Mặc môn này làm gì được cho đời.
Nghe ông đồ nói thế, Kiệt cả cười. Trong con mắt của mấy ông học Nho học nửa mùa này, thế gian quanh đi quẩn lại chỉ có Bách gia chư tử của thời Xuân Thu diễn tiến mà thành. Tất nhiên, có rất nhiều sự tương đồng giữa những kiến thức Kiệt dạy với kỹ xảo Mặc gia, nhưng mà hai cái không phải là một. Mà hơn thế nữa, Mặc gia cũng không phải chỉ có kỹ xảo, nó cũng có những lý luận đại cương, những tư tưởng và những ưu điểm nhất định, thì mới có thể phát triển dần tới mức độ “ phi Nho tức Mặc”- không theo Nho gia thì theo Mặc gia- trong thời Xuân Thu. Nhưng Kiệt không định giảng giải những ưu điểm của Mặc gia hay chỉ ra cái yếu của Nho gia trong hôm nay, vì như thế quá là đường đột. Hơn nữa trình độ của ông đồ Ký cũng không đủ để hiểu, dễ làm mất thời gian và công sức của cậu, Kiệt chọn một phương hướng khác.
- Vậy ông đồ cho thằng này hỏi: ông biết thằng Quảng, Nguyễn Quảng chứ hả?
- Biết chứ! Sao?
- Vậy ông thấy nó là đứa thế nào?
- Chăm chỉ, có hiếu, chịu thương chịu khó,...- Ông đồ Ký cũng không tiếc lời khen, vì người làng với nhau, ông ta cũng biết rõ, hơn nữa nói xấu đi cũng chả lợi gì
- Nó còn thông minh nữa, vì những gì tôi dạy nó, nó đều tiếp thu nhanh, đứng đầu lớp mấy lần!- Kiệt bổ sung- Nhưng tại sao nó không đi học chữ Nho của ông đồ.
- Vì nhà nó nghèo chứ sao!- Ông đồ cau mày- Nó phải phụ cha mẹ mình đi làm kiếm tiền.
- Thế tại sao giờ nó lại đi học ở chỗ tôi được. Là vì nếu nó học ở chỗ tôi thì nó có cơ hội kiếm được tiền.
- Quân tử không vì cái lợi mà quên cái nghĩa.- Ông đồ Ký cắt lời Kiệt.- Nho giáo bọn ta không dạy con người ta làm được lợi cho mình, nhưng dạy được người ta giữ lễ nghĩa, không làm chuyện bại hoại,...
- Nếu nó có thể kiếm được tiền, nó sẽ không phải lo đói khổ, không đói khổ thì không trộm cướp, không lừa gạt, vậy chẳng phải là thành Nhân sao. Có cuộc sống ấm no thì sẽ lo được cho bố mẹ anh chị em trong nhà, thậm chí giúp cả người ngoài nếu muốn, đó là Nghĩa. Xin thầy đồ đừng nói không có tiền cũng biết lo, nếu không có tiền bố mẹ bệnh không thể mua thuốc, không thể mua đồ tẩm bổ, anh em có chuyện không thể giúp đỡ nổi, thấy người cơ khổ không thể làm gì mà chỉ biết nhìn mà cảm thông. Tiếp nữa tiền rồi, nó có thể đi học tập chữ thánh hiền, biết tu thân, ấy là biết Lễ và tăng thêm Trí. Có Lễ có Trí thì hiểu được sự quan trọng của Tín để làm theo. Vậy là, bằng việc học tập kiến thức của tôi dạy- những thứ thầy đồ cho là tiểu đạo, cậu ấy đã có được đủ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, đã thành một người quân tử, thứ mà thầy, với mớ chữ Nho của thánh hiền không làm nổi. Vậy giữa thứ tôi dạy với thứ thầy đồ dạy, cái nào hơn.
- Cậu chỉ xảo biện.
- Nếu thầy đồ chỉ được chỗ tôi sai, thì thầy được quyền nói tôi xảo biện, còn nếu không chỉ được, thì thầy chẳng qua là cố chấp. Biết sai mà không chịu sửa sai ư.
Thầy đồ Ký nghe thế, mặt đỏ như gấc, miệng thì run run như muốn nói gì đó mà không thể thốt ra nổi. Cuối cùng, ông ta phất tay áo mà đi thẳng về nhà.
Hoàng Anh Kiệt nhìn theo, cười không nói gì cả, nhưng cậu cũng nói rõ với cả lớp, và nhờ họ đem tin này đi nói ra khắp cả làng. Câu chuyện được Kiệt biên soạn rất nhanh, nhưng độ hay của nó thực sự không chê vào đâu được, nguyên nhân chính là bởi vì độ hay ho của cuộc đấu khẩu.
Câu chuyện lan ra nhanh chóng cũng mang tới cho Hoàng Anh Kiệt một số lượng học trò đông đảo. Lớp học nhỏ của Kiệt, giờ đã phải hoạt động 3 ca, mỗi ca 4 giờ đồng hồ. Tuy rằng nhờ thế mà có nhiều nhân công hơn cho công trình V-A-C đang ở bước ban đầu, thì Kiệt cũng thấy hơi nản chí, mệt mỏi. Nhưng tạm thời lúc này, Kiệt cũng chả thể nào kiếm người dạy thay được, vì những người nắm kiến thức hơn cả đều là lũ bạn cậu, bọn nó không đủ khả năng truyền tải kiến thức và kỹ năng sư phạm để làm việc này, còn một số người lớn từng học qua như mẹ cậu thì đang quá bận bịu với công việc.
Không còn cách nào khác, Kiệt căng mình lên làm việc, cố gắng biến thách thức thành cơ hội. Đầu tiên là phân cấp lớp học ra để dễ chuẩn bị giáo án, tiếp đó là tiến hành dạy cuốn chiếu với những trường hợp kiến thức xêm xêm để bọn nó nhanh đạt cấp, cùng học một giáo án cho tiết kiệm thời gian.
Đi đôi việc dạy học, cậu nhóc cũng quyết không bỏ bê những việc đang làm. Để đảm bảo việc nuôi giun đạt hiệu quả tốt nhất, Kiệt đôi khi bỏ thời gian ra hướng dẫn những đứa tới học công việc theo kiểu cầm tay chỉ việc, đồng thời thiết lập chế độ kiểm tra giám sát, bầu lấy người có kỹ thuật tốt hơn làm “ giám đốc”- tức là người đi giám sát và đốc thúc công việc, họ không cần làm nhiều mà chỉ phải đi kiểm tra xem ai làm sai, ai làm đúng, chỉ dẫn tận tay,… Và cứ một thời gian Kiệt kiểm tra tay nghề, họ còn làm đúng thì còn được làm, không thì người khác lên thay. Nhờ thế, đám được chức thì cố gắng học để không bị thay, đám ở dưới cố học để chờ có cơ hội lên thay.
………………………………..
Trong những lúc bắt đầu công việc với đám học trò mới, Hoàng Anh Kiệt thấy ông đồ Ký tới lớp mình nghe giảng. Ban đầu ông đồ trong vô cùng ngượng nghịu, dù Kiệt không gọi ông ta mà cứ mỗi khi cậu nhìn về phía ông ta ngồi để gọi một học sinh nào khác thì ông ta cũng cứ giật mình thon thót. Nhưng mãi rồi cũng quen, được thêm một tháng thì ông đồ này lên lớp, và bắt đầu tham gia hoạt động trong lớp: trả bài, trả lời câu hỏi, xung phung giúp các “bạn học” làm bài.
Kiệt thì cũng hơi khó hiểu trước sự chăm chỉ bất ngờ này, nhưng vì không gây cản trở tới Kiệt, nên cậu không nói gì tới. Mãi tới hôm nay, sau 3 tháng đi học, ông đồ mới ngỏ lời mời cậu nhóc về nhà mình ăn cơm.
Bữa cơm cũng gọi là đủ vị, có cá có thịt, Kiệt cũng không quá khách sáo, cậu ăn uống thả cửa. Ăn xong, cậu nhóc hỏi luôn về việc ông đồ muốn nói, bởi cậu còn chuẩn bị lịch học tối.
- Thú thực với nhóc, thực ra là mấy tháng nay ta đi học chính là để học mót cái thứ kiến thức của nhóc để về mở lớp kiếm thêm.
- Thế ông đồ học tới đâu rồi.
- Quả thực là không xong chút nào, ban đầu ta cứ nghĩ là sẽ như học chữ khi trước, cố tí là được. Không ngờ càng học lại càng thấy rộng, thấy mênh mông bể Sở. Thế nên không còn có ý muốn mở lớp nữa. Nhưng mà cũng hay là ta lại nắm được không ít kiến thức, làm giỏi gấp mấy lần bọn quản gia ở nhà họ Đỗ, nên chúng nhờ ta tới dạy, kiếm cũng bộn. Không thầy đố mày làm nên, dù nhóc với ta từng có hiềm, nhưng giờ thì ta xí xóa nhé.
Nghe lời ông đồ Ký nói, Kiệt cũng lâng lâng, được một ông người cao tuổi hơn mình rất nhiều kính trọng, thực sự là nở phổng cả mũi. Đột nhiên, một ý nghĩ lóe lên trong đầu Kiệt
- Thầy đồ cũng đừng tiếc quá khứ, giờ phải nghĩ tới tương lai. Hiện thầy kiếm được một mớ tiền, nhưng cũng chỉ dạy được họ nhất thời, sau này cũng phải kiếm tiền mà sống đúng không.
- Nhóc có ý gì?
- Thầy Ký, Kiệt cũng nói thực với thầy, cuộc sống bây giờ của thầy không tốt đúng là do Kiệt phá mất thanh danh của thầy, nhưng cũng không thể không nói là do kiến thức thầy có thể dạy rất hạn chế. Việc thầy không quản mặt mũi để đi tới lớp Kiệt mà học, để trau dồi kiến thức là Kiệt đủ hiểu thầy Ký rất có nghị lực và cả lòng dũng cảm. Nay liệu thầy đồ có thể giúp Kiệt quản lý lớp học được không.
- Quản lớp hộ cậu. Nhóc ơi, lớp của nhóc có thu tiền đâu mà đòi trả công cho ta? Với cả nhóc muốn ta làm gì?
- Về việc công xá, tôi không thể trả thầy nhiều, nhưng tôi tin thầy cũng không vì thế mà nghèo ngay được. Nhưng nếu thầy tin ở tôi và giúp tôi bận này, khi tôi có tôi trả công thầy không thiệt tí nào đâu. Còn thầy làm gì, thì tôi mong là thầy trợ giảng cho tôi. Công việc chính thức ta nên bàn sau khi thầy thực lòng nhận việc.
- Thế ư?
Thầy đồ Ký chép miệng, còn Kiệt thì tươi cười hớn hở. Ý tưởng của Kiệt quả thực quá đúng đắn, và cậu mong rằng ông đồ có thể tiếp thu nó. Nếu vậy, cả hai sẽ cùng thắng.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook