Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite
Chương 14: Xong việc

Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng

Chương 14: Xong việc

13 cái máy bơm được chế tạo, nhanh chóng được bố trí lên những vị trí đã xác định từ trước giữa Bá hộ Đào và những người dân trong làng. Đây hầu như là những mảnh ruộng màu mỡ, hoặc là tập trung gần những mảnh ruộng của Bá hộ Đào, không thì cũng là những mảnh lớn của những nhà khá giả. Còn lại những nhà chỉ đủ ăn đủ mặc, hoặc nhà khó khăn, nghèo thì tuyệt không có. Cũng phải thôi, theo như Kiệt biết, Bá hộ Đào đã không lấy giá tiền thuê rẻ lắm, đồng thời còn có ý muốn giữ giêng cho bản thân- chỉ một số người có quan hệ tốt với ông ta là ông ta quảng cáo đầy đủ, thành ra dân làng không biết rõ về máy bơm, cũng không biết cái lợi nó mang lại, nên khi biết giá tiền, họ thấy bỏ ra là lỗ nên họ không thuê.

Theo Kiệt thấy, Bá hộ Đào không phải không có tính toán. Bằng cách nắm lấy công nghệ tiên tiến vào tay mình, tung tin đồn để kẻ khác do dự, Bá hộ Đào đã đi trước hầu hết dân làng một bước dài. Với bước đi tiên phong đầy táo bạo này, ít nhất năm nay Bá hộ Đào sẽ bội thu, những năm tới nếu ông ta có đủ nhân lực, thì sẽ có thể khai phá thêm hàng chục mẫu ruộng bậc thang nữa. Trong khi đó, với kiểu canh tác cũ, dân làng dù muốn cũng không thể tăng năng suất cây lúa lên chút nào, người nào kha khá thì còn đỡ, với những hộ nghèo không sớm thì muộn cũng lại rơi vào sự khó khăn, đói kém và lại phải nhờ cậy Bá hộ Đào. Và cứ như thế thì Bá hộ Đào dần dần sẽ là chủ nợ của đại bộ phận người dân trong làng. Khi đó, bất kể ông ta cần gì, người nợ ông ta sao dám nói không, vậy là Bá hộ Đào có người làm thuê không công rồi. Cũng cao tay ấn đấy.

Tất nhiên, cao là cao với người dân thường, chứ với Kiệt thì cách này còn thô kệch lắm. Quan trọng hơn, từ kế hoạch này của Bá hộ Đào, Kiệt nhìn thấy một cơ hội tuyệt vời để khiến nhà họ Hoàng và bản thân cậu dần trở nên có sức ảnh hưởng với dân làng. Nhưng cái này còn phải đợi kế hoạch của Bá hộ Đào triển khai đã, còn giờ thì cứ lo làm việc cần làm cái đã.

Và việc cần làm đầu tiên chính là “ tiền đâu”. Giao xong những cái máy, lắp đặt và kiểm tra đầy đủ, cẩn thận trước mặt Bá hộ Đào rồi, Kiệt mới yêu cầu thanh toán. Với cái giá 5 đồng một máy, nhân với 13 cái máy là 65 đồng, một số tiền không nhỏ, vậy mà Bá hộ Đào lại thẳng thắn trả tiền luôn, và Kiệt chả tỏ ra ngại ngùng gì khi nhận, cậu coi đây là lẽ đương nhiên, Bá hộ Đào cũng thế. Nếu Kiệt không tận lực hướng dẫn, thậm chí gọi Bá hộ Đào tới thị sát, có lẽ giờ này đám thợ chưa thể làm ra được những cái máy tốt như thế này, chứ đừng nói đến việc làm đủ số lượng.

Về số tiền kiếm được lần này, Kiệt đưa cho chú Đinh 20 đồng, dù rằng lần này chú ấy đã xác định đi theo để giao lưu học hỏi, nhưng mấy ngày qua chú ấy bỏ bê công việc, có chút tiền đem về cũng đỡ. Sau đó, Kiệt giao 5 đồng cho thằng Lộc, 5 đồng cho Linh, với lý do cảm ơn bọn nó mấy ngày qua đã nấu nướng cho Kiệt ăn ngon. Dù biết ơn cô bé đã giúp cậu có được thông tin để nắm được lợi thế đàm phán, nhưng Kiệt không dám tỏ ra thiên vị, chẳng may lộ ra chuyện thì không hay. Cứ nhớ kỹ trong lòng đã.

35 đồng tiền còn lại, Kiệt chia những đứa trong nhóm và Anh Minh mỗi người 4 đồng ( tổng cộng là 7 người = 28 đồng), giữ lại cho mình 7 đồng. Nhờ mọi người hỗ trợ, cậu đã làm xong được cái máy bơm, nên giờ kiếm được tiền nhờ nó thì chia sẻ là điều nên làm.

- Mấy thứ này đã khô chưa!

- Anh đã phơi nắng cẩn thận, nhưng đã đạt yêu cầu của chú chưa thì anh không dám chắc.

- Để em xem nào.- Kiệt cầm lấy chiếc nồi, kiểm tra độ khô bề mặt, nắn nắn bóp bóp xem còn ướt chỗ nào không.

Kiểm tra một hồi, xác nhận các bộ phận của cái nồi này đã tương đối khô rồi, Kiệt kêu chuẩn bị chỗ để nung. Lò nung mà Kiệt làm hơi sơ sài một tí, bắt chước lò đàn, nhưng sơ sài hơn. Xuất hiện vào giữa thế kỉ 19. Lò đàn có bầu lò dài 9 mét, rộng 2,5 mét, cao 2,6 mét được chia thành 10 bích bằng nhau. Vị trí phân cách giữa các bích là hai nống (cột). Cửa lò rộng 0,9 mét, cao l mét. Để giữ nhiệt, bích lò kéo dài và ôm lấy buồng thu khói. Lớp vách trong ghép gạch Bát Tràng, lớp vách ngoài xây bằng gạch dân dụng. Nhiệt độ lò đàn có thể đạt được 1250–1300 °C. Vì chỉ cần làm ít, nên Kiệt giảm kích thước xuống, tránh tiêu hao củi lửa.

Sau khi xếp cẩn thận nồi chưng cất vào lò rồi, lửa được đốt lên. Quả thực thì Kiệt cũng không biết về cách làm gốm, nên cậu ta dùng cách đốt gạch thay vậy. Vì biết trước mình vốn không có kinh nghiệm, nên Kiệt chia nhỏ cái nồi, đồng thời làm nhiều bộ phận tương tự để không bị hỏng một cái là mất trắng mà còn thể thay thế các bộ phận hỏng bằng bộ phận còn lành. Đốt lò xong, phải trông cho đủ 3 ngày thì mới chắc, Kiệt cùng mọi người chia ca trông, tránh việc lò tắt giữa chừng. Đây là một công việc không cần quá tập trung, nhưng cực kỳ tẻ nhạt, chán vì không thể bỏ đi mà chơi bời được, cứ phải ngồi gần gần đấy mà trông.

- Chán quá, cứ phải ngồi bó gối trông cái thứ chết tiệt này.- Chưa được bao lâu thì một đứa trong đám đã rên ầm ĩ. Đào Văn Bắc, thằng khốn kiếp này không bao giờ đủ nhẫn nại.

- Chơi đá bóng đi!

- Điên à, một trận bóng ít nhất cũng phải kéo dài một khắc, cái lò này cứ nửa khắc lại phải thêm củi. Mà ai chơi bóng thì cũng dễ bị cuốn theo, làm sao nhớ được thời gian cần để cho thêm củi.

- Nhưng cứ phải nhìn chằm chằm vào thì thực sự quá là chán.

- Cũng đúng, vậy chơi cờ đi.

- Chơi cờ là gì ạ.

Kiệt suýt quên là thời đại này dùng chủ yếu là cờ vây, phải người có học may ra mới biết chơi cờ, còn bọn này toàn con nhà nông dân lam lũ, ăn còn chả đủ nữa là học chơi cờ. Hơn nữa muốn phổ biến luật chơi cho bọn nó cũng chả đơn giản, giải thích chắc gãy cả lưỡi, dù có là cờ vây, cờ tướng hay cờ vua thì đều không hợp, tốt nhất là chơi cờ ca-rô.

Với quy tắc dễ nhớ, điều kiện để chơi cũng đơn giản: chỉ cần một mặt cát phẳng và 2 cái que, vẽ vài ô vuông, xong là có thể chơi rồi. Những nước chơi ban đầu của những người khác, kể cả Minh, cũng rất đơn giản, ngây thơ, liên tục cố tạo một đường thẳng, để rồi bị Kiệt chém ngang rất đơn giản. Nhưng rồi khi thử chơi với nhau, thông qua tìm tòi, thử nghiệm, bọn họ đã tự mày mò ra những cách chơi thông minh hơn. Tất nhiên, vì không phải chơi với một kẻ chỉ nhìn qua đã đoán được đường đi nước bước sau đó chặn ngang cái bụp, nên đường cờ thi triển được nhiều, kích thích được sự thích thú của tất cả.

Chẳng mấy chốc, những trận cờ ca rô trở nên vô cùng kịch tính tới mức mà Kiệt nhanh chóng trở thành người phải đi cho củi vào lò, đồng thời liên tục nhắc nhở mọi người chú ý tới thời gian chơi, tránh để cho lửa tắt. Đồng thời, Kiệt cũng nhắc mọi người rằng cậu vẫn còn nhiều trò hay để bày cho mọi người chơi, nên tốt nhất là mọi người không nên vì nhỏ mất lớn.

Cuối cùng, sau 3 ngày vật vã, những thứ cần nung đã nung xong, lò nung được dỡ ra, và chỉ có hơn một nửa là đạt tiêu chuẩn, còn lại hoặc vỡ hoặc nứt, không thể dùng được. Lấy những bộ phận cần thiết ra, chọn những cái nào thực sự đủ khớp, ráp nối lại xong, đun thử xem có rò rỉ hay hở lớn không. Kiếm mãi cũng được mấy bộ phận tương đối khít để ráp thành nồi chưng cất rượu nặng.

Ở phần nồi trên cùng, Kiệt lắp thêm một ống tre nhỏ đã được đục xuyên hết các vách ngăn để dẫn hơi rượu chảy xuống. Giữa thân cây tre, Kiệt cho quấn một tấm vải. Tấm vải này sẽ được cho nước chảy vào để làm lạnh cho hơi rượu, khiến rượu được làm lạnh, ngưng tụ lại thành dạng lỏng. Rượu mà cả bọn làm giờ cũng đã xong, nhưng đây là thứ rượu nhẹ, độ cồn cực thấp, nên phải chưng cất để tăng độ rượu lên. Đổ rượu vào nồi, đốt củi và đun được một lúc thì hơi cồn bốc lên, theo sự chỉ dặn từ trước, mấy đứa luôn phiên lấy nước rót vào mảnh vải, làm cho chỗ vải cuốn được làm mát, hơi cồn tích tụ thành rượu. Công việc không vất vả, nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, vì đổ nhanh quá thì sớm hết nước, đổ chậm quá thì không làm mát được hơi cồn. Đun tới khi hơi rượu đã nhạt, đoán chừng nước sắp bay hơi, Kiệt kêu dừng lại, tránh làm loãng rượu.

- Mùi rượu này cứ sao sao ấy nhỉ.- Đào Văn Lộc khịt khịt mũi mấy cái, nhà Bá hộ Đào cũng giàu, nên bữa cơm thường cũng có ly rượu, thành ra Lộc biết mùi rượu hơn cả đám, nên khẽ ngửi là thấy lạ.

- Ừ, rượu này mình tăng độ cồn lên, tất nhiên là mùi sẽ nặng lên rồi. Nếm thử là biết liền à.- Kiệt vừa nói vừa chấm ngón tay vào bình đựng, nếm thử. Sống ở thế kỷ 21 trên Trái Đất, tuy không phải dân nhậu, nhưng vì khi đi làm việc yêu cầu phải giao tiếp, mà với người Việt thì giao tiếp không gì bằng uống vài chén rượu, Hoàng Anh Kiệt từ đó miễn cưỡng biết được cách phân biệt độ rượu qua việc nếm. Dù không thể vượt lên trên 80 độ, nhưng thế này cũng đã nặng lắm rồi. Mà chưng cất nữa thì sợ phải làm nhiều rượu hơn, sẽ tốn gạo nên Kiệt cũng thôi.

Có được rượu cồn, cả bọn cho hoa dâm bụt vào là có chất chỉ thị màu. Lấy vài cánh hoa dâm bụt bỏ vào trong lọ có đựng cồn, ( Lượng hoa càng nhiều cánh hoa thì chất chỉ thị càng đặc). Đậy nút kín, để nơi mát.

Dung dịch dần dần có màu tím và sau khoảng 2 giờ thì có thể dùng làm chất chỉ thị axit – bazơ. Lấy một mảnh giấy nhỏ, nhúng vào chất chỉ thị màu, để khô tự nhiên, sẽ có giấy quỳ tím.Chất chỉ thị này, ở trong môi trường axit sẽ có màu hồng bền, trong môi trường trung tính thì không có màu hoặc màu tím; trong môi trường kiềm có màu xanh, nhưng không bền vì nó nhanh chóng biến đổi sang màu vàng. Khoảng chuyển màu của nó từ pH = 7,5 đến pH = 9.

Cũng có thể làm giấy chỉ thị từ hoa dâm bụt bằng cách thấm ướt giấy lọc bằng dung dịch loãng của hoa dâm bụt trong cồn hoặc lấy cánh hoa dâm bụt xát vào giấy lọc. Tính chất của chất chỉ thị không thay đổi ở cả nhiệt độ cao (100 độ C) và được giữ khá bền trong cồn, nhưng vì sợ cồn tự chế không đạt đủ tiêu chuẩn nên Kiệt chọn cách ngâm.

Để kiểm tra được đất là chua hay kiềm bằng chất chỉ thị này, trước tiên Kiệt sẽ lấy một ít đất, cho vào một cái lọ nhỏ, đổ thêm tí nước. Nhúng giấy đã thấm chất chỉ thị màu vào chất lỏng này, tùy màu giấy đổi thành đỏ hay xanh mà biết là đất chua hay kiềm thôi.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương