Ngẩng đầu nhìn lên cái đồng hồ treo tường, bà Ba Tỵ lẩm bẩm:

-Mười giờ rồi có khi mình phải đi cắm miếng cơm chứ không thể đợi con Yến nó về được.

Nhưng mà…

Dòng suy nghĩ của bà Ba Tỵ dừng lại khi ánh mắt của bà vô tình lướt ngang qua cái thân ảnh nhỏ thó ngồi ở băng ghế đá đối diện.

Bà Duyên, em gái ông Tư Minh từ lúc theo chị dâu sang nhà bà thì vẫn ngồi yên đó.

Yên tĩnh và bất động vì người phụ nữ đó vừa bị lòa, vừa bị câm điếc thì có thể cử động hay nói năng cái gì đây.

Bên kia bà Duyên như có giác quan thứ sáu cảm nhận được ai đó đang nhìn mình nên đã ngẩng phắt đầu lên hướng đôi mắt vô hồn về phía trước.

Trong khoảnh khắc ấy, một khoảnh khắc ngắn tầm một phần mười giây thôi bà Ba Tỵ đã có cảm giác bà Duyên đang nhìn mình.

Nhưng rồi khi khoảnh khắc ấy đi qua, và người phụ nữ tội nghiệp đó lại trở về tư thế cũ thì bà Tỵ mới biết cảm giác kia chỉ là nhìn nhầm, là bà tự huyễn hoặc.

Có điều biết làm sao được, khi người ta bị mù thì đôi mắt của họ sẽ mờ đục như bị phủ lên con người một lớp màng bằng sữa.

Còn với bà Duyên thì đôi mắt của bà lại hoàn toàn bình thường trong trắng, trong đen rõ ràng và thậm chí còn đẹp nữa.

Chả trách mà trong xóm người ta bảo nhau rằng bà Duyên không phải bị lòa bẩm sinh mà lớn rồi mới bị.

Nghe đâu là sau một trận ốm thập tử nhất sinh thì thành ra như thế.

Gia đình bốc thuốc cứu người nhưng lại chẳng thể cứu được con gái mình.

Lắc đầu cố xua đi mấy luồng suy nghĩ tiêu cực đang chực chờ ùa về trong đại não, bà Ba Tỵ cẩn thận tới bên nắm lấy bàn tay của bà Duyên mà kéo lên.


Đã tàn phế tới bận này thì không nên đầy đọa người ta thêm nữa, bởi bà Tỵ không giống như đứa em chồng của bà.

Dòng suy nghĩ của bà Tỵ bị ngắt ngang bởi tiếng két của phanh xe thắng gấp và liền sau đó là khuôn mặt hầm hầm của bà Tư Minh, hay có tên tộc là Nhung.

Sự xuất hiện hầm hố và gương mặt không có chút gì là thiện ý của đứa em chồng làm bà Ba Tỵ thoáng giật mình rụt ngay bàn tay đang dìu đỡ bà Duyên ra.

Và hậu quả của hành động đó là bà Duyên ngã ngửa ra đất và đập đầu ngay vào bàn thiêng được dựng ngay đó.

Tiếng rơi vỡ của bát hương, tách nước và kèm theo đó là tiếng thét của bà Nhung.

-Làm cái gì vậy hả? Chị có ghét con Duyên nhà em thì cũng đừng có đẩy người ta như thế chứ.

Trời ơi! Có phải con người không vậy hả? Ngồi cả buổi không cho người ta ly nước thì chứ còn xô đẩy đến mức đầu bật cả máu thế kia.

Như vầy thì tui biết ăn nói thế nào với chồng tui đây.

Ông Ba Tỵ đâu? Ông Ba Tỵ đâu rồi? Ông ra đây.

Ra đây coi vợ ông làm chuyện ác nhân thất đức nè.

Tiếng thét của bà Nhung đã thành công kêu được ông Tỵ ở sau nhà chạy lên.

Nhưng cũng đã thu hút sự chú ý của mấy người hàng xóm hay chuyện ở quanh đó.

Và dù chẳng ai cho phép họ vẫn đứng tụ tập trước cổng nhà của ông bà Ba Tỵ.

Họ chỉ trỏ, đàm tiếu khiến người đứng trong sân phải được một phen tím mặt.

-Bây nói gì vậy hả? Giữa trưa không cho làng xóm nghỉ ngơi mà la oai oái vậy sao? Có gì thì mau vào trong rồi nói.

Ông Ba Tỵ như đang kiềm lại cơn giận trong người giọng ông run lên, tiếng nói cũng chẳng tròn vành rõ chữ.

Có điều lời nói của ông không hề dập được lửa giận trong lòng bà Nhung.

Bà ta không những không dừng cuộc cãi vã, mà ngược lại, giọng bà càng to hơn, gắt gỏng hơn.

-Nói… nói cái gì khi sự việc đã dĩ lỡ.

Anh… cứ tưởng đi học trong Sài Thành bao năm sẽ trở về làm rạng danh dòng họ, làm ba má nở mày nở mặt.

Ai ngờ anh và lão Thủy trở về thì kẻ đi lấy mụ đàn bà nạ dòng dòng có hai mặt con, kẻ lại đi chăn bò mướn.

Bà Nhung càng nói càng hăng:

-Mà anh lấy gái nạ dòng thì thôi đi.

Mắc gì anh lại gả bán tui cho ông Tư Minh.

Làm tui sinh ra thứ nghiệt chủng ngờ ngờ nghệch nghệch.

Lấy ông già gần năm mươi thì sao con nó khỏe mạnh được.

Rồi anh nhìn thấy cô nó không.


Vừa mù dở, vừa câm vừa điếc thì sao con tui nó khỏe mạnh được.

Anh ép tui lấy chồng già, để đẻ con tật nguyền.

Trong khi đứa con riêng của anh thì anh cho nó lấy lính giải phóng khôn lanh, dù không cưới không xin gì, rồi thì chồng nó chết anh vẫn chấp nhận nuôi cháu.

Giờ thì sướng rồi.

Cháu anh giờ là sinh viên trường Y hẳn hoi, nên mẹ nó dù phải ngồi chợ bán từng bó rau muống cũng được mát lòng mát dạ.

Anh coi trọng người dưng mà chà đạp người có máu mủ ruột rà với mình.

-Im di!

-Tui không im! Hôm nay tui phải nói hết nói hết.

Bà Nhung vừa lớn giọng tuyên bố sẽ phải nói hết thì đã không còn mở miệng được nữa.

Một cái tát như trời giáng vả xuống bên má trái của bà Nhung làm người đàn bà nhỏ thó đó không trụ được mà ngã ngồi xuống đất.

Ông Tỵ đôi mắt long lên, vẻ mặt trở nên hung ác, ông rít lên qua từng kẽ răng.

-Bây nín ngay đi! Nếu không thì đừng trách anh ác.

Nói rồi ông Ba Tỵ xoay người rời đi.

Và đám đông đang tụ tập bên ngoài cũng vì hành động vừa rồi kia mà từ từ giải tán, chỉ còn lại ba người bọn Hà Duy và ông lão Chín.

Chăm chú quan sát từng diễn biến của vụ xô xát kình cãi, nên khi mọi người đi hết và nhác thấy Hà Duy trong đám đông, ông Chín đã có chút kinh ngạc.

-Thằng Duy, bây về khi nào vậy hả?

Thanh âm không lớn không nhỏ của ông Chín như một luồng điện chạy ngang qua làm bà Ba Tỵ phải ngẩng phắt đầu nhìn lên.

Và khi nhìn thấy đôi mắt từ lúc nào đã ngân ngấn nước của đứa cháu trai, thì tấm lá chắn cuối cùng cũng vỡ nát.

Bà Tỵ khóc òa.

-Con về rồi! Duy ơi! Rách rồi! Rách mất rồi Duy ơi!


Những giọt nước mắt cùng sự sợ hãi tột cùng hiển hiện trên gương mặt bà Ba Tỵ làm Hà Duy không kịp suy nghĩ mà lao ngay vào bên trong sân nhà.

Chỉ có điều thứ mà bà Tỵ nói rách lại là một tờ giấy màu vàng được giấu trong bát hương đặt ở bàn thiêng trước nhà.

Cảm giác nhẹ nhõm lập tức ùa tới trong tâm trí cô gái trẻ.

Nhưng mọi chuyện không có đơn giản như vậy.

Thời tiết của thành phố C khác hẳn Sài Gòn.

Cái nắng khô khốc, bức bối dội vào từng xăng ti mét da thịt làm hai cô gái trẻ không nhịn được mà lè lưỡi liếm vội đôi môi khô cong nứt nẻ.

Sau khi phụ Hà Duy sơ cứu cho bà Duyên rồi đỡ bà ấy lên xe cho người chị dâu là bà Nhung đưa về, thì hai người bọn Huệ Lan và Nhã Chi đã xin phép đi xuống con lộ lớn gần đó để thuê phòng trọ.

Có điều lời vừa nói ra đã bị bà Yến gạt đi.

Và cả Hà Duy cũng không muốn hai cô gái đi thuê trọ.

Anh chàng nói như bắt đền.

-Đã bảo là tới đây săn ma rồi mà.

Giờ tự dưng đi xuống đường thuê khách sạn thì tối phải làm sao hả?
Giọng nói có thanh âm to vượt ngưỡng bình thường của Hà Duy đã lập tức thu hút sự chú ý của bà Ba Tỵ.

Và điều không ai muốn là tiếng thở dốc và đôi mắt lạc thần lại lần nữa xuất hiện.
(Hết chương 8: )


Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương