TIẾP CẬN

Khi chiến tranh Việt Nam bắt đầu trở thành vấn đề trầm trọng ở Mỹ, tôi cố gắng vận dụng lời khuyên của Gallagher là tiếp cận các vị tướng Mỹ. Như một binh nhì trước đây, tôi luôn kính trọng quyền lực của những ngôi sao bạc trên quân hàm của các tướng lính. Nhưng kinh nghiệm đầu tiên không may mắn của tôi là với một sỹ quan Mỹ vào loại thâm niên lâu năm, tướng Paul D.Harkins, Tổng chỉ huy Quân đội Hoa Kỳ thời Diệm. Ông ta xem các cơ quan báo chí Sài Gòn như những thằng đần nguy hiểm. Trong vài dịp đối mặt với ông ta, tôi nghĩ ông ta nói dối tôi triệt để. Khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, chúng tôi đều cho rằng những ngày của Harkins chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Khi ông ta nghỉ hưu vào tháng 6-1964, chúng tôi vui mừng bắt đầu trang mới với người kế nhiệm, tướng William Westmoreland. Tôi tới sân bay Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn cùng các hãng báo chí ngóng đợi khi một sỹ quan 50 tuổi tóc hoa râm, gầy với danh tiếng một chỉ huy năng động đến.

AP nghĩ họ có thế lực với Westmoreland vì Wes Gallagher từng một lần cứu Westmoreland khi xe jeep của ông ta lao vào rãnh bên đường trong chiến dịch Bắc Phi trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Gallagher giữ liên lạc với Westmoreland như hai người bạn thân và cả hai đều thăng tiến trong những công việc đáng kính của mình. Chúng tôi chẳng nhận được sự ưu ái đặc biệt nào từ tổng chỉ huy nhưng Westy cho phép Roy Essoyan đi cùng trong chuyến đi thực tế chín tiếng xung quanh vùng chiến và nói với anh ta về sự cấp thiết phải đoàn kết chính phủ và nhân dân ngoài những nỗ lực quân đội. Essoyan viết một tiểu sử sơ lược tâng bốc Westmoreland như rất nhiều đồng nghiệp của tôi đã làm. Nhưng tôi chả bao giờ tiếp xúc đủ thân mật với ông ta để viết một bài và khi chiến tranh leo thang tôi cảm thấy vị chỉ huy cấp cao của Mỹ không ưa tôi. Tôi biết tôi không thực hiện được mệnh lệnh của Gallagher khi ông ta thông báo Robert Tuckman, Trưởng phân xã AP ở Sài Gòn tới sau: “nhiệm vụ của anh ta là tiếp cận các tướng, hãy để At và những người khác ra ngoài làm tin”.

Chính quyền quân đội muốn chúng tôi miêu tả Việt Nam như một đồng minh đáng tin cậy và có giá trị của Mỹ. Nhưng điều đó không phù hợp với những gì chúng tôi chứng kiến: giới lãnh đạo thiếu quyết tâm, tham nhũng tràn lan và đất nước đang chìm vào nhánh sông của chính nó đào ra. Trong những cuộc chiến tranh của Mỹ trước đó, nhận thức về mục đích quốc gia và kiểm duyệt luôn tạo ra không khí làm việc êm ái giữa quân đội và truyền thông. Ở Việt Nam thì chả có mục đích quốc gia hay kiểm duyệt gì. Chính quyền mới không thể tạo ra được điều thứ nhất và cũng không vui vẻ áp dụng điều thứ hai.

Dù Westmoreland cố gắng tiếp cận giới báo chí một cách nghiêm túc và đáp lại, chúng tôi cũng dành cho ông ta sự nỗ lực chân thành để làm hài lòng ông ta nhưng rất khó tiếp tục nói những điều tốt đẹp. Các sự kiện liên tiếp cần được viết và phân tích, và chúng tôi buộc lòng phải đặt câu hỏi miền Nam Việt Nam có thể được cứu vãn bởi chính nhân dân không và đưa ra phỏng đoán giải pháp chính trị là không thể và không cần thiết. Chiến tranh đã leo thang bằng khủng hoảng chính trị suốt năm 1964 khi các sỹ quan quân đội tranh chấp chiến lợi phẩm từ sự sụp đổ của chính quyền Diệm, họ tổ chức một số cuộc đảo chính vớ vẩn và những trò chơi quyền lực khôi hài. Mưu đồ chất chứa của những nhà lãnh đạo quân sự Việt Nam Cộng hoà vừa không thích hợp vừa gây ra sự lộn xộn không đáng có. Niềm phấn khích khi kéo đổ toà nhà của Diệm được thay bằng sự chia rẽ mối đoàn kết dân tộc.

Chúng tôi lao vào các cuộc chíên với sổ ghi chú và máy ảnh, vượt qua những con đường nguy hiểm, chứng kiến các con chiên Thiên Chúa giáo chiến đấu với các Phật tử, học sinh đánh nhau, cảnh sát và quân đội cũng “quần” nhau ra trò. Trong một bản tốc ký gửi New York ngày 31-8, Mal viết: “Vào cuối tuần trước, nhân viên AP ở Sài Gòn râu không cạo, bẩn thỉu, đói và gần như kiệt sức. Quần áo dính đầy bùn, thấm ướt và mỗi nhân viên đều có hàng tá vết cào xước thâm tím. Có rất nhiều cuộc gọi cho chúng tôi, lần theo những bờ tường để tránh đạn và đá, chạy nhanh nhất có thể để thoát khỏi những kẻ du thực truy đuổi trong các ngõ nhỏ và bên đường”.

Browne viết rằng Horst đang đứng cạnh một quay phim truyền hình người Đức, Gens Uwe Scheffler cùng một trong những người biểu tình Thiên Chúa giáo bên ngoài trụ sở Bộ Tổng tham mưu khi lính nổ súng, hạ gục Scheffler bằng một viên đạn qua chân. Fass kéo anh ta tám mươi thước về phía sau ranh giới an toàn, khi trở lại với chiếc xe thuê chiều tối hôm đó anh ta thấy một người biểu tình ở ghế sau cơ thể đầy máu và anh ta đã thả xuống ở một trạm xăng gần đó trước khi lái đi. Trong một cuộc khủng hoảng lạ lùng, lực lượng an ninh Sài Gòn quay lại doanh trại của họ và những đứa trẻ đường phố làm chủ khắp các đường chính với những rào chắn trong nhiều ngày bảo vệ vùng đất của chúng bằng gậy đinh và cọc tre vót nhọn.

Buổi tối, Sài Gòn lắng xuống, hàng nghìn con chuột cống chạy vào từ cống rãnh tràn ra đường phố bới rác. Vào tinh mơ khi trên đường trở về nhà, tôi luôn giữ khoảng cách với đám chuột đang kêu nhốn nháo tìm kiếm thức ăn trong bóng tối còn vương lại với ánh sáng nhá nhem của đèn đường. Cảnh tượng này còn thêm lũ gián nhiệt đới rời chỗ ẩn náu và khe hở để nhấm nháp không khí lạnh buổi tối, chúng bò qua những bức tường, cầu thang và rúc vào trong giày của chúng tôi giống như bỏng ngô. Một đêm rượu luý tuý, tôi loạng chọang nghĩ rằng ánh sáng đèn đường đã tắt vì chiếc cửa sắt nơi làm việc rất tối, khi tôi đẩy vào nắm cửa, tôi nắm phải một nắm gián đang bò lồm ngồm. Toàn bộ dinh thự đầy gián.

Đó là thời gian nguy hiểm và dũng cảm. Những bài viết của chúng tôi phản ánh điều đó khi đưa ra câu hỏi về đồng minh châu Á của Mỹ và làm nguội đi ủng hộ công chúng của chính quyền Johnson muốn mở rộng chiến tranh. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông ta với ứng cử viên của Đảng Cộng hoà Barry Goldweter, Tổng thống đã hứa sẽ không mở rộng chiến tranh và những cậu bé Mỹ sẽ không bị ném vào cuộc chiến xa xôi mà đáng nhẽ những cậu bé châu Á phải làm điều đó. Tôi quan sát các bản tin nói về sự quyết đoán của Johnson từ chiếc máy in telex của AP trong văn phòng và tôi không có lý do gì để không tin ông ta. Sự cẩn trọng của ông ta phản ánh trong những bài bình luận công khai của giới chỉ huy cấp cao Mỹ ở Sài Gòn và bởi chính Westmoreland.

Nhưng những gì mà Tổng thống Johnson và phụ tá của ông ta cùng các quan chức chủ chốt bàn bạc bí mật tại nhà Trắng sớm hay muộn cuối cùng cũng được tiết lộ ở Việt Nam. Khi Johnson chuẩn bị tung ra những cuộc tấn công lớn, để tạo bàn đạp, ông ta cố gắng dàn xếp các tổ chức báo giới của Mỹ, dụ dỗ các biên tập viên và nhân viên báo chí tô màu sản phẩm của họ theo sắc màu của ông ta, cùng những ép buộc quân đội thực hiện kiểm duyệt như các vị tổng thống khác từng ép buộc nhân viên tuân lệnh. Gallagher thách thức quan điểm đó khi đồng ý chấp nhận kiểm duyệt nếu làm hộ những thông tin quân đội chính xác về vụ tấn công không quân bắt đầu chống lại miền Nam Việt Nam từ căn cứ không quân Đà nẵng, nhưng đề nghị của ông ta bị xếp xó, vì vậy chúng tôi đứng chờ kết thúc các trận không kích, xem những người thả bom hạ cánh và đếm khi họ trở về để xem những ai bị bắn hạ.

Sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Dean Rusk cho rằng ông ta không sẵn sàng tạo ra những gì ông ta gọi là “sự quá khích quốc gia” bằng cách thực hiện sự kiểm duyệt trong các trường hợp khẩn cấp. Nhân viên dưới mặt đất ở Việt Nam cho rằng những kiểm soát thực tế là không thể vì nếu cần thiết những nhân viên Cộng hoà sẽ tham gia vào tiến trình và một số lượng lớn phóng viên từ rất nhiều nước sẽ gặp khó khăn quan sát. Sau này Westmoreland viết trong hồi ký của mình rằng ông ta đã xem xét nhưng bị từ chối, một số hình thức kiểm duyệt báo chí trên mặt đất không thi hành được. Ông ta chọn lựa hướng đi thay vì tin rằng “những lợi ích lớn hơn có thể bị mất từ những chính sách thực tế tối đa”. Tình huống chín muồi cho tranh luận, hiểu lầm và oán giận, tạo ra không khí bất hoà, giảm mối quan hệ của chúng tôi với quân đội, biến báo chí trở thành cậu bé khơi mào những thảm hoạ sắp tới.

Các nhân viên Mỹ có mặt tại Sài Gòn quá nhạy cảm với những bản tin khiêu khích mà chính sách của Westmoreland thoái thác như những gì phóng viên Jack Foisie của tờ Thời báo Los Angeles miêu tả như “sự thật tối đa với việc hoàn thành tối thiểu”.

Tháng 3-1965, tôi bắt đầu tìm hiểu việc sử dụng chất gas không gây sát thương trong những cuộc hành quân của quân đội Cộng hoà. Tôi lần theo lời đồn đại của một cố vấn hỗ trợ dân sự Mỹ ở tỉnh Bình Long và tôi đã lưu giữ được khá nhiều tư liệu cho những tham klhảo sau này. Tôi cũng nhìn thấy bộ đồ kỳ lạ đang được giới thiệu đúng vào chiến tranh Việt Nam cho những tay mật thám tìm tù nhân Việt Cộng tới “những người dùng ma tuý” giúp cho các trực thăng sử dụng mùi nước tiểu lần theo sự di chuyển của các đơn vị Việt Cộng trong rừng sâu. Từ những chuyến đi của tôi dọc những con đường nằm ngoài Sài Gòn với những cố vấn dân sự và quân sự, tôi bắt đầu lắp ghép câu chuyện về những chất hoá học đang được sử dụng ở Quân đoàn 2 vùng cao nguyên và Quân đoàn 3 xung quanh Sài Gòn. Một loạt khí gas gây phản ứng nôn mửa hoàn toàn, loại khác làm giãn ruột, còn một loại thứ ba gây ra mù tạm thời. Loại phổ biến nhất là CS, một hình thức của khí cay.

Tư liệu của tôi ngày càng dày lên và tôi quyết định đến thăm sỹ quan thông tin liên lạc, Đại uý Richard Bryan ở văn phòng Quân đoàn Biên Hoà. Chúng tôi thường ăn trưa ở Sài Gòn và tôi nghĩ quan hệ của chúng tôi rất tốt nhưng anh ta phủ nhận những nhận xét của tôi về hoá chất và trở nên kích động khi anh ta bị tôi ép trả lời. Anh ta hứa sẽ hỏi cấp trên, một số cố vấn lâu năm cho Quân đoàn 3, Đại tá Jasper Wilson. Nhưng chính quyền chẳng bao giờ trả lời và tôi đoán toàn bộ chuyện này được giấu kín. Tôi vẫn tìm hiểu về nó và đoán rằng Việt Cộng cũng vậy và chẳng có lý do gì để ỉm tin cả. Câu chuyện về khí gas được viết trong sổ ghi chú của tôi nhưng không có bài kiểm tra đối chứng: tôi hay bất kỳ người nào ở AP không nhìn thấy nó xảy ra và cho tới khi chúng tôi làm điều đó thì nó đã không còn tồn tại nữa.

Horst bắt được dịp may. Vào ngày 20-3, một cố vấn Mỹ qua nhà mời anh ta tham gia chiến dịch lính bộ binh Việt Nam Cộng hoà ở tỉnh Hậu Nghĩa sáng hôm sau. Anh ta tiết lộ điểm mới của chiến dịch: những người lính sẽ thử nghiệm các chất hoá học! Tôi nôn nóng đợi Horst quay về văn phòng. Horst đã xuất hiện vào chiều tối, chiến thắng rạng ngời trên khuôn mặt ướt mồ hôi của anh ta khi đặt những cuốn phim lên bàn. Khoảng một nửa số lính ở tiểu đoàn Việt Nam Cộng hoà được trang bị mặt nạ khí gas bằng cao su, hộp chứa gas với mệnh lệnh là bắt buộc nổ chúng nếu bị Việt Cộng tấn công. Những chất hoá học này tuy không được sử dụng ngày đó nhưng các sỹ quan hay nói về chúng. Họ còn lưu ý trực thăng và những máy bay ném bom Hoa Kỳ đã được trang bị những thùng lớn đặc biệt để giữ khí gas ở thể lỏng cùng vòi phun trên các chiến trường. Nó đặc biệt có tác dụng hạ gục những tù nhân bỏ trốn.

Chúng tôi quyết định sử dụng chi tiết này ngay lập tức mà không cần tìm thêm những lời bình luận từ chính quyền quân sự vì họ đã thờ ơ với những yêu cầu trước đây của tôi. Tôi đánh máy lời dẫn câu chuyện và chỉ cho Horst xem: “Hoa Kỳ đang thử nghiệm chất gas chiến tranh chống lại Việt Cộng, một nguồn tin khá tin cậy đã nói hôm nay. Nguồn tin thông báo, cả lực lượng Mỹ và Cộng hòa đã sử dụng khí gas để chống lại cộng sản. Một số thử nghiệm đã thành công, một số thất bại và họ sẽ tiếp tục làm. Rất nhiều loại gas không gây sát thương đã được sử dụng chống du kích Quân khu 2 và 3 Cộng hoà. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Horst gật đầu khi tôi tiếp tục đánh máy chi tiết những loại hoá chất được và chỉ ra chúng tấn công vào mắt, mũi và tạo ra sức đốt cháy lớn trong cổ họng, phổi và hạ gục bất cứ ai khi trốn chạy. Tôi viết rằng Fass đã sát cánh cùng với lính Việt Nam Cộng hoà ở một trong những chiến dịch thử nghiệm đặc biệt tại chiến trường. Tôi trích lời một sỹ quan Việt Nam Cộng hoà: “Đó là cách thức nhân đạo để dọn sạch khu vực của kẻ thù nơi phụ nữ và trẻ em đang bị bắt giữ”, đặc biệt khi họ phát hiện những hầm trú ẩn là nơi ẩn náu mà Việt Cộng ưa thích.

Tôi đưa quan điểm phản diện từ phía người bạn cố vấn của Horst rằng việc sử dụng những loại gas này chỉ trong giai đoạn thử nghiệm và không được chứng minh có hiệu quả “Mặc dù những chất sử dụng ở đây không gây sát thương và không có ảnh hưởng lâu nhưng ý tưởng đó mang lại sự hồi tưởng về Chiến tranh thế giới thứ nhất và việc sử dụng hơi độc i-pê-rit”.

Câu chuyện có ảnh hưởng hơn những gì tôi viết. Đó là tin sốt dẻo được chứng nhận đầu tiên của tôi. Đã nổ ra tranh luận từ Matxcơva tới Tokyo. Đó cũng là vấn đề được tranh cãi ở Quốc hội Anh và dấy lên phong trào phản đối chiến tranh ở bán đảo Scandinavia. Những nhà bình luận này tỏ mối nghi ngại ở Hoa Kỳ.

Chỉ huy quân sự Hoa Kỳ ở sài Gòn bế tắc. Đối thủ cạnh tranh của chúng tôi đang đập cửa các phòng thông tin yêu cầu cũng cấp những tư liệu cho các câu chuyện về những gì chúng tôi đã viết ra. Các quan chức Washington đưa ra tầm quan trọng của cuộc thử nghiệm, thậm chí khi họ công nhận những hoá chất đó đã được sử dụng ở ba dịp khác nhau.

Tôi tranh luận nếu chỉ huy Hoa Kỳ đáp lại các yêu cầu giải thích vào những tuần trước đó thì tôi đã đưa quan điểm của họ trong câu chuyện của mình.

Chính phủ Hoa Kỳ quyết định tước bỏ quyền hạn của Westmoreland sử dụng hoá chất trong nhiều tháng tới tận khi cuộc tranh luận lắng xuống và những loại vũ khí khác nhau như bom napan gây tranh luận hơn.

Sau này, Westmoreland viết rằng, cuộc tranh luận về việc sử dụng chất gas không sát thương là một “trong những cuộc tranh luận ngu ngốc về chiến tranh Việt Nam” và ông ta gọi những hoá chất đó là “một trong những vũ khí nhân đạo nhất tuỳ ý sử dụng”.

Câu chuyện của tôi không mang cho tôi thêm người bạn nào trong việc thiết lập mở rộng quan hệ ngoại giao với giới chức quân đội Hoa Kỳ, những người đang đảm nhận mở rộng cuộc chiến và cố gắng làm mềm mại hình ảnh mà họ tạo ra. Tôi được thông báo vào những ngày đầu chiến tranh rằng các phóng viên được mong đợi nhấn mạnh những điểm tích cực khi viết về những người lính để gia đình họ ở quê nhà không lo lắng. Vào đầu năm 1965, những người mẹ có con trai tham chiến ở Việt Nam mua những tờ báo địa phương ngày 4-3 và đọc câu chuyện của phóng viên George McArthur của AP về sự mạo hiểm của con trai thân yêu của họ ở sài Gòn đang phải đối mặt. Một lính Mỹ dừng lại đùa vui cùng một cậu bé người Việt Nam “có thể bị 6 hoặc 8 đứa trẻ vây lại xô ngã, cướp đồng hồ, ví, đôi khi cả ủng của anh ta, tất cả chỉ trong vài giây trước khi những đứa trẻ bỏ trốn”. Những kẻ móc túi rất nhanh, cảnh sát thường kêu ca, “đồng phục lính của các anh có phần không thích hợp, túi quá nông và không có cúc và đôi khi tôi còn nhìn thấy ví của các anh lòi ra ngoài”. Lính là con mồi dễ dàng cho những phụ nữ đàng điếm móc túi, hai hoặc ba trong số họ dụ dỗ một anh lính vui vẻ say đắm trong những quán bar hoặc những con đường tối. Khi mọi chuyện kết thúc, anh ta trở thành một gã trai nghèo”.

Một kỹ sư quân đội Hoa Kỳ tóc đã điểm mầu muối tiêu phàn nàn với tôi ở Biên Hoà rằng “Tôi được trang bị thời Chiến tranh thế giới thứ hai tốt hơn bây giờ” và anh ta đưa ra một số ổ đạn han rỉ được cấp vài ngày trước đó mà anh ta rất sợ sử dụng. Anh ta nói rằng trước khi lên đường tham gia chiến tranh, anh ta được cấp thắt lưng, súng lục Chiến tranh thế giới thứ nhất và ba lô hành lý đã cũ, “và lần này tôi được biết Bộ Quốc phòng nói người Mỹ ở Việt Nam được trang bị là lính chiến đấu tốt nhất từ trước tới giờ khi tác chiến ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Họ phải chỉ cho tôi thấy điều đó”. Một cố vấn lính thuỷ đánh bộ Hoa Kỳ than phiền anh ta được cấp những viên thuốc lọc nước uống “nhưng khi tôi thử dùng thì phát hiện chúng đã bị hỏng, vón lại thành từng cục”. Tôi tìm được một trung uý quân đội nói rằng: “Tôi biết, nếu tôi đi tới Sở Chỉ huy quân sự Hoa Kỳ và cãi lộn tôi sẽ được cấp áo pon sô và những hiện vật khác tôi đang thiếu nhưng tôi mãi mãi chỉ là trung uý trong suốt cuộc đời mình”. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Mối quan hệ của chúng tôi với Sở Chỉ huy quân sự rất căng thẳng khi tôi viết câu chuyện đó. Tôi đã cảnh báo văn phòng Washington khi gọi đến Lầu Năm góc nhưng tôi quyết định không chờ thêm lời bình luận công khai.

Westmoreland rất tức giận. Một trong những phụ tá của ông ta gọi điện cho Mal kêu rằng câu chuyện đó nhạy cảm và không đại diện cho sự thật nhưng chúng tôi đều đứng về phía nó. Mal cảnh cáo tôi đang ở trong “chuồng chó” của chỉ huy cấp cao và sẽ không có nhiều sự hợp tác trong tương lai từ họ và một phần nào đó tôi bắt đầu khốn đốn bởi những phản ứng gay gắt mà những câu chuyện của tôi đang khuấy động. Tôi cảm nhận sự đối đầu khác đang lớn dần từ chân trời, gom thành cơn bão đe doạ nghề nghiệp của mình. Nhưng hơn lúc nào hết, tôi cảm thấy mình vững vàng trong chuyên môn về những câu chuyện về Việt Nam. Ba năm là trường học hoàn thiện kỹ năng báo chí dưới sự dạy dỗ của AP, Mal Browne và Dave Halberstam đã giúp tôi chuẩn bị cho những cuộc đối dầu sắp tới. Vào tuổi 30, tôi vẫn còn cái huênh hoang của tuổi trẻ, giúp mình vượt qua những nỗi sợ hãi của chiến tranh và cho phép mình tham gia vào những trận chiến này, những đơn vị lính thuỷ đánh bộ mới đến và những cố vấn Mỹ đang chuẩn bị bước vào hành động cùng quân đội Việt Nam Cộng hoà. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Tôi biết sẽ không bao giờ được mời lên trực thăng của tướng Westmoreland, nhưng có rất nhiều cách đi lại ở Việt Nam. Vào những ngày chiến tranh tạm lắng xuống, tôi không đi ra hiện trường bằng máy bay vận chuyển lực lượng không quân Hoa Kỳ hay trực thăng quân đội, tôi lái chiếc Ghia Harmann thể thao màu trắng của mình thăm thú vùng nông thôn. Nhân viên AP ở Việt Nam ngày càng đồng, tôi được một chút độc lập và có thể thăm những điểm tôi thích.

Đôi khi tôi lái xe rất nhanh trên đường cao tốc Hữu nghị Mỹ tới thành phố giao lộ của Biên Hoà, nhận thấy những đội tuần tra giao thông là thiếu vắng của chiến tranh. Những dấu hiệu đáp lại công trình quân sự của người Mỹ: người dân nông thôn dựng những quán giải khát bên đường thu hút lính qua đường và bán rong Coca Cola, Fanta trong chai ướp lạnh bằng những thanh đá bụi. Ngoài ra, còn có những dịch vụ khác. Xe tải quân đội Mỹ ầm ầm rúc vào những lều quán tạm bợ để rửa xe và thưởng thức dịch vụ massage, nơi những thanh niên vui tính bận rộn với những chiếc xe cồng kềnh bằng các chậu xà phòng ngầu bọt và vòi nước trong khi đám phụ nữ giải khuây sự thèm khát và cô đơn của những tay lái xe ở phía sau nhà.

Qua Long Bình là con đường 15 có những trạm lính gác người Việt và những toà nhà canh gác nơi những người lính làm phiền xe tôi và sau đó vẫy cho qua chỉ để đảm bảo tôi không mang sự nguy hiểm an ninh nào và nếu họ làm phiền, tôi sẽ khua chiếc thẻ báo chí của mình và kiêu ngạo bằng tiếng Việt “báo chí, báo chí”. Sau đó tôi đến rừng cao su của Long Thành nằm hai bên đường cao tốc, những hàng cây xếp thẳng trải dài ra phía xa là những con đường thuận tiện cho du kích Việt Cộng mai phục. đôi khi họ nhảy xuống đường, súng loé sáng trong cuộc phục kích đẫm máu. Tôi hiếm khi lái xe một mình vào ban đêm. Người ta thường nói đêm thuộc về Việt Cộng bởi vì người miền Nam hiếm khi đi vào đêm.

Tôi lo lắng khi Washington công bố ngày 7-3-1965 rằng ba nghìn lính thuỷ đánh bộ của Mỹ sẽ dặt chân vào Đà nẵng sáng hôm sau. Một số cố vấn quân sự Mỹ thích nói họ tức giận với đồng minh Việt Nam và tất cả những gì cần làm là dọn sạch Việt Nam cho tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ vào mũi Cà Mau và sau đó hành quân tới vĩ tuyến 17, điểm ranh giới chia cắt miền Bắc và miền Nam năm 1954. Điều đó có thể có hiệu quả nếu du kích Việt Cộng chiến đấu với cụm 2 hoặc cụm 3 người, nhưng bây giờ họ được tổ chức tốt, theo từng đơn vị đông bằng những tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ.

Tính bốc đồng của nhà báo trong tôi tràn đầy và tôi đặt nó cạnh những mối quan tâm của mình. Những người lính chiến đấu đầu tiên của Mỹ tới miền Nam Việt Nam là điểm hấp dẫn cho tất cả chúng tôi. Tôi cùng một số phóng viên đi về phía Bắc, tới Đà Nẵng viết về lính thuỷ đánh bộ. Lính Mỹ vào thời điểm đó làm tôi rất ấn tượng về kinh nghiệm và sự trưởng thành của họ. Họ đều là những sỹ quan chuyên nghiệp và những người đàn ông có tên được tuyển chọn đặc biệt cho những nhiệm vụ với người Việt Nam.

Những thiếu uý lính thuỷ đánh bộ mới được đề bạt ở Đà Nẵng đầu húi cua trông bạo dạn và trẻ hơn. Họ không giống những kẻ gây gổ đường phố, họ tới để chiến đấu. Đội tuần tra lính thuỷ đánh bộ đầu tiên mà tôi đi cùng vào tháng 4 tự tin, phấn khích và có lần một số người dân nghĩ rằng quân đội Pháp đã quay trở lại. “Vive les Francais”, một người đàn ông già người Việt Nam mặc áo lụa đen quần trắng thét lên khi trung đội lính thuỷ đánh bộ đi lại khó khăn trên con đường quanh đồi ở An Suk. Tiếng thét vang dội quanh những kho bê tông thành hàng trên những ngọn đồi, những tàn tích đổ nát tưởng nhớ về nỗ lực duy trì ở Đông Dương không thành công của người Pháp cách đây một thập kỷ.

“Ông già đó muốn gì? Candy?”, một lính thuỷ đánh bộ trẻ tuổi hỏi khi chất những đồ dùng quân sự nặng trong cái nắng gay gắt. “Nghe như có vẻ ông ta nghĩ chúng ta là những người Pháp. Thật buồn cười”, một người khác nói: “Họ thua, còn chúng ta sẽ không như vậy”.

Họ ở Tiểu đoàn 2, Trung đoàn lính thuỷ đánh bộ 3, và đang nhún nhẩy. Những lời nói của Tổng thống Johnson về việc miễn thuế mới cho quân nhân phục vụ ở Việt Nam vừa mới tới họ. “Tôi chỉ hy vọng tôi sống để sài những gì tôi tiết kiệm”, một cai đội nhận xét. Những người lính đó đã từng một lần tham gia đi tuần ngoài căn cứ không quân Đà Nẵng và hôm nay họ đang hăm hở cho cuộc chiến. “Tôi biết tôi sẽ bị thương bằng cách này hoặc cách khác trước khi ra khỏi Việt Nam. Tại sao không phải là hôm nay?”, một người bình luận. Người khác đáp lại: “Tại sao không phải là tôi bị bắn, các cậu, tôi phân vân không biết điều đó như thế nào?”

Sự tranh luận sôi nổi tăng lên tới hơn 100 độ C trước buổi trưa. “Chúng ta có cả một đám các cậu bé cùng chúng ta”, một chỉ huy đại đội, Đại uý Peter Yard, trông giống một người cha dẻo dai. Cái gì anh ta cũng nói rằng người đàn ông to như súng cối 81mm nhấc những chiếc ống nặng và đạn dược đã tiêu thụ gần hết nước của họ trước buổi trưa. “Điều đó quá tệ. Họ có hai căngtin để nuôi họ một ngày. Đó là tất cả những gì họ có”.

Cái nóng càng trở nên gay gắt. Trung đoàn 2 đi chậm lại và trung đội trưởng lo lắng. Anh ta đã ở ngoài tầm liên lạc bộ đàm vì họ ở quá xa nhưng đã lên được tới đường, đầy bùn, đầm đìa mồ hôi và họ đã va chạm với du kích Việt Cộng đầu tiên trong cuộc bắn phá ba mươi phút và một người bị thương.

“Tôi biết họ chắc bối rối với điều gì đó, trung đội trưởng là người quá tốt để đi khổ sai”, tay Đại uý nói hài lòng. Anh ta sẽ nhận đươc một trái tim hồng, người lính bị thương lẩm bẩm.

Trong khi đội pháo nhìn thấy vài điều kích động, chụp lấy một người đàn ông Việt mặc đồ màu đen, mang theo súng lục có dây đeo giống Việt Cộng. “Chúng tôi chặn anh ta thật nhanh”, Hạ sỹ Nieto nói, nhưng họ đã để anh ta di bởi vì anh ta là quân nhân Lực lượng Cộng hoà, có quyền mặc quần áo đó và mang súng.

“Rắc rối ở quanh đây”, Đại uý Yardllowsky nói, “cái quái gì vậy?”. Hàng nghìn người Mỹ khác sẽ hỏi những câu hỏi tương tự và còn nhiều cuộc hành quân còn bi kịch hơn trong cái nắng gay gắt mà Tiểu đoàn 2, lính thuỷ đánh bộ 3 đang chịu

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương