NGÀY THỨ MƯỜI MỘT

Sadoun hối hả tới chỗ tôi ở tiền sảnh trong buổi chiều muộn ngày thứ mười một của cuộc chiến và nói tôi phải chuẩn bị để phỏng vấn một "VIP". Anh ta từ chối tiết lộ chi tiết, giục tôi đi thay áo thể thao và áo khoác da bằng bộ đồ trang trọng hơn. Tôi mặc chiếc quần len tối màu và áo khoác thể thao màu xám. Tôi đã không mang bộ vest nào tới chiến trường. Tôi đoán cuộc phỏng vấn là với Jassim, Bộ trưởng Thông tin. Tôi viết vội vài câu hỏi để hỏi ông ta.

Khi trở lại tiền sảnh, tôi được bốn người đàn ông trong trang phục tối màu, mái tóc cắt ngắn hộ tống, khiêng tôi lên tầng trên. Tôi ra hiệu cầu cứu nhưng Ala'a phản kháng, anh ta nói rằng tôi không nên lo lắng và theo sau từ khoảng cách xa.

Bên trong căn phòng trống, bốn người đàn ông nói tôi cởi quần áo để khám xét. Tôi nghi ngờ không ai khác ngoài Saddam yêu cầu kiểm tra an ninh ngặt nghèo như thế. Khi tôi đang theo đuổi ý nghĩ ấy, họ lấy từng phần quần áo của tôi và kiểm tra kĩ càng, lần ngón tay theo các đường khâu áo khoác, lộn túi quần và ngó vào bên trong quần áo lót của tôi. Họ gõ vào đế giày, tháo bút bi và lục ví. Họ kiểm tra cả cơ thể không quần áo của tôi.

Sau khi tôi mặc quần áo, họ đề nghị tôi rửa tay bằng thuốc tẩy uế trong bồn rửa và tôi đoán điều đó vì tôi sẽ bắt tay lãnh đạo của họ. Tôi không bị yêu cầu rửa miệng, làm tôi tin sẽ không phải hôn ông ta. Họ đặt cuốn ghi chú, ví và bút của tôi vào một túi nhựa để trả lại sau và đưa tôi xuống tiền sảnh.

Trong khi chờ đợi, tôi nghe thấy giọng nói quen thuộc từ lối vào tiền sảnh. Tôi nhận ra khuôn mặt tỏa sáng của Vito Maggiolo, nhà sản xuất CNN từ Washington mà tôi đã làm việc cùng ở Leban và Nic Robertson. Họ đã hộ tống thiết bị truyền hình CNN từ Jordan. Tôi biết chắc hẳn đó là chuyến đi khủng khiếp đày đọa và tôi muốn chào họ nhưng tôi được cảnh báo giữ im lặng, không được nói với bất kì ai, vì vậy tôi nói: "Đừng tới gần, đừng nói chuyện với tôi". Vito nhìn tôi như thể tôi bị điên.

Một trong những lính gác giật tay áo tôi và ra hiệu cho tôi đi. Ở lối vào khách sạn, một chiếc BMW màu đen đời mới đang chờ sẵn, động cơ đã khởi động, cửa mở. Tôi bước vào bên trong và chào người lái xe. Không đáp lại, anh ta lập tức đi tới con đường 14 tháng 7.

Tôi ngồi phía sau trong sự thoải mái của chiếc xe và thưởng thức khoảnh khắc hiếm hoi đó. Một cuộc phỏng vấn với người đàn ông đáng sợ nhất thế giới. Chúng tôi lái xe qua cầu Cộng hòa vào đại lộ Qadisiya ở phía bắc đi qua trung tâm viễn thông đã bị tiêu diệt. Không có chiếc xe nào khác trên đường. Chúng tôi sang đường Palestine và người lái xe nhìn qua vai xem chúng tôi có bị bám theo không. Chỉ có vài chiếc xe trên đường. Ngay sau đó, chúng tôi vào khu dân cư sinh sống ở phía tây bắc thành phố, nơi tôi chưa từng tới. Từ những biển hiệu trên đường tôi biết đó là quận Cairo.

Trong ánh sáng chập choạng, tôi nhìn thấy hai bên đường có những ngôi nhà bằng gỗ hai tầng có hoa và cây xanh ở vườn phía trước. Chúng tôi dừng lại ở một căn nhà. Không khí thanh bình hơn tưởng tượng. Người lái xe mở cửa và một người đi về phía tôi, chỉ tôi vào trong và không nói một lời.

Tôi đi qua lối hành lang tối vào một căn phòng lớn sáng ánh đèn ti vi. Ba máy quay hướng vào căn phòng được trang trí sang trọng. Nó giống như dàn cảnh trong phim của Hollywood. Bức tường trắng được trang trí các hình màu vàng, những chiếc bình lớn được bày ở các góc. Trên một tấm thảm sang trọng in biểu tượng chính thức của Iraq có hai chiếc ghế thoải mái trải lụa đa-mát trắng. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Vài người đàn ông trong phòng, gồm có Bộ trường Jassim. Một người được giới thiệu là thư kí riêng của Saddam, một người khác là họ hàng của ông ta. Họ thờ ơ. Tất cả đều mặc trang phục quân đội. Tôi nhận ra người phiên dịch từ băng hình mà tôi đã xem từ các cuộc phỏng vấn. Anh ta nói họ đã xem tôi trên CNN.

Saddam Hussein được mong chờ trong giây lát, nhưng sau khoảng nửa giờ ông ta vẫn chưa tới. Để phá vỡ sự yên lặng, tôi hỏi Jassim về Bob Simon người vẫn bị mất tích, và ông ta bùng nổ sự tức giận, nghi ngờ tôi quan tâm tới một nhóm người Mỹ hơn là tôi quan tâm tới số phận của Iraq.

Saddam Hussein, tôi đã nghe nói thậm chí còn khó đoán biết hơn. Nhưng tôi không bị hăm dọa, tôi đoán tôi được triệu đến vì có lí do và tôi sẽ sống sót qua thử thách đó. Về mặt tâm lí, tôi có một lợi thế. Ông ta là kẻ trốn chạy. Ông ta là mục tiêu của những máy bay ném bom chứ không phải tôi. Tôi cảm thấy tôi có thể chủ động trước ông ta.

Cửa mở và Saddam Hussein bước vào một mình. Ông ta mặc một bộ đồ xanh thẫm, một áo choàng mỏng và mũ len xám. Ông ta cao hơn những trợ lý xung quanh. Ngay sau đó ông ta xin lỗi và đi ra chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Người phiên dịch đi cùng ông ta để thay bộ đồ thường phục. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Khi Saddam trở lại, ông ta tiến tới phía tôi và giơ tay ra. Ông ta bắt tay chặt, trông thoải mái. Bộ râu của ông ta được tỉa gọn gàng và mái tóc đen thưa được cắt tỉa hoàn hảo. Tôi nhớ tới hình ảnh Hollywood cổ về những người Latin yêu nhau. Ông ta có thể đã thử giọng cho một vai, có lẽ là người đóng thế cho Cesar Romeo. Bộ đồ của ông ta được may cao cấp và đeo cà vạt hoa đỏ thẫm thời trang.

Qua người phiên dịch, Saddam hỏi tôi tại sao ở lại Baghdad. Tôi nói tôi làm những điều như vậy vì kiếm sống. Ông ta mỉm cười thân thiện. Đó là một loại công việc nguy hiểm, ông ta nói, có lẽ đây là lần cuối cùng tôi phải làm. Tôi nhớ ông ta đã từng nói đấy là nguồn gốc của mọi cuộc chiến.

Tôi nói với ông ta thế giới rất muốn nghe những gì ông ta nói.

“Anh có mang theo một danh sách dài các câu hỏi tới đây không đấy?", ông ta hỏi. Tôi nói tôi sẽ hỏi những gì thế giới muốn câu trả lời. Đó là một lời nhận xét khoa trương và tôi lập tức hối hận điều đó, nhưng dường như ông ta không để ý. Ông ta cầm tay tôi và hướng tôi về phía dàn cảnh. "Hỏi tôi những gì anh muốn", ông ta nói.

Tôi biết phỏng vấn Saddam Hussein ở giữa cuộc chiến này sẽ là điều gây tranh cãi. Những người từng nhận xét quyết định của CNN ở lại Baghdad và tức giận chúng tôi đã chỉ ra những hậu quả đánh bom của đồng minh sẽ càng tức giận hơn. Tôi quyết tâm càng không thoả hiệp với Saddam càng tốt.

CNN chắc chắn sẽ phát toàn bộ cuộc phỏng vấn đó. Mọi lời tôi thốt ra sẽ được nghiên cứu kĩ lưỡng. Tôi không gọi Saddam bằng chức danh trang trọng. Tôi bắt đầu trực tiếp vào mỗi câu hỏi hoặc hầu hết là dùng từ “ông". Sau này tôi mới biết người phiên dịch bắt đầu các câu hỏi của tôi bằng tiếng Ảrập: "Thưa ngài", "Lãnh đạo cao quý" hay "Người vĩ đại".

Tôi quan sát thấy ném bom đã đẩy Baghdad vào bóng tối, và chỉ huy tối cao Mỹ đã tuyên bố họ sẽ giành chiến thắng. Saddam đáp lại rằng ánh sáng chói chang nhất vẫn đang chiếu sáng, ánh sáng trong tâm hồn người dân, và các đồng minh không gặt hái chiến thắng từ việc đánh bom, xấu hổ vì bắt đầu những cuộc tấn công từ đầu.

Câu trả lời của ông ta dài dòng, quanh co. Tôi biết không thể cố gắng dừng được, để xem xét các chiến thuật khác nhau nhưng tôi biết phải có những trả lời đáng giá hơn từ phía ông ta. Tôi nhận xét chỉ trong vài ngày ném bom, Iraq phải gánh chịu nhiều sự tàn phá hơn là trong 8 năm chiến tranh của nó với Iran. Saddam coi khinh điều đó. Người dân và quân đội của ông ta vẫn quyết tâm chiến đấu.

Tôi muốn biết số phận của lực lượng không quân ông ta đã rót toàn bộ cho cuộc chiến Iran và việc sử dụng dầu của ông ta như một loại vũ khí ở Kuwait. Ông ta lờ đi trong các câu trả lời của mình. Những hạn chế phiên dịch làm tôi khó khăn thúc ép ông ta trả lời chính xác.

Tôi cố gắng khiêu khích khi hỏi về quyết định của ông ta sử dụng các phi công đồng minh bị bắt như lá chắn con người tại các căn cứ chiến lược và mặc dù chính ông ta chỉ trích Hiệp định Giơnevơ nhưng cách xử sự của ông ta không tuân theo các thỏa thuận chỉ đạo trong chiến tranh. Saddam lật ngược câu hỏi, đổ lỗi cho phương Tây về quy định nhân đôi hạn chế những người dân mang nguồn gốc Iraq trong đất nước của họ khi chiến tranh bắt đầu, sau đó phàn nàn về cách đối xử tù nhân của ông ta.

Tôi cảm thấy việc gây áp lực có hiệu quả. Saddam phàn nàn Tổng thống Bush kêu gọi đối thoại giải quyết khủng hoảng chỉ như cái vỏ cho việc xây dựng chiến tranh của ông ta mà thôi. Ông ta quả quyết với giọng cay đắng bị lừa khi thả tự do cho 5 nghìn vị “khách" phương Tây và Nhật mà chính quyền Iraq đã giữ ở Baghdad trong vài tuần khi cuộc khủng hoảng vẫn đang diễn ra". Những kẻ đạo đức giả chính trị ở Phương Tây đã nói gì vào thời điểm đó? Họ nói rằng bắt giữ người nước ngoài sẽ dẫn tới chiến tranh. Họ nói để họ đi sẽ ngăn chặn chiến tranh xảy ra. Chúng tôi hối hận đã thả họ. Nhưng nếu chúng tôi giữ 5 nghìn người phương Tây và Nhật ở đây thì Bush có tấn công Baghdad không?".

Tôi cảm thấy tôi đang tiến tới. Saddam đang trở nên phát điên. Ông ta thoát ra khỏi sự hùng biện hơn, bộc lộ mình hơn. Tôi ép tiếp ông ta về những kế hoạch chiến tranh. Đó sẽ là vấn đề then chốt của buổi phỏng vấn. Tôi nói có nhiều suy đoán về chiến tranh bộ sắp tới và nỗi sợ hãi về những kho vũ khí huyền thoại và khả năng chống trả của ông ta. Ông ta nghĩ chiến tranh bộ sẽ diễn ra bao lâu? Bao nhiêu tổn thương ông ta mong đợi sẽ giáng vào kẻ thù của mình?

Saddam dường như thích câu hỏi đó, nhưng khi trả lời nó, ông ta tiết lộ nhiều hơn một chút mà sẽ làm cho những người nghe thấy nhận định ông ta trong sự khinh miệt. Ông ta khoác lác: "Người Iraq sẽ chiến đấu theo cách sẽ giành chiến thắng mang lại cho họ sự thán phục của nhân loại". Nhưng ông ta đe dọa: "Rất nhiều máu sẽ đổ xuống, rất nhiều máu".

Ông ta dang tay ra miêu tả mức độ của nó và cảnh báo: “chúng tôi nói đến máu của tất cả các phía- Mỹ, Anh, Pháp, Saudi và tất nhiên máu của Iraq. Và không để các tay chính trị không có định kiến lừa đảo các bạn một lần nữa khi chia trận chiến giữa trên không và mặt đất - chiến tranh là chiến tranh". Ông ta mỉm cười: "Họ không nói điều này là cuộc chiến chỉ tính bằng ngày sao? Họ đã sai khi đánh giá và sẽ lại sai tiếp".

Tôi đề cập đến nỗi sợ hãi lớn nhất của những người chống đối ông ta, những vũ khí hủy diệt lớn của ông ta. Trước đó ông ta từng đe dọa tàn phá một nửa đất nước Israel bằng thứ vũ khí đó, nhưng ông ta đã không sử dụng nó trong những cuộc tấn công bằng tên lửa Scud vào Tel Aviv. Lực lượng đồng minh ở vùng Vịnh đã chuẩn bị cho các cuộc tấn công hóa sinh. Cuối cùng ông ta có mớ kho vũ khí lợi hại của mình không?

Saddam dừng lại: "Chúng tôi sẽ sử dụng vũ khí tương đương với những vũ khí chống lại chúng tôi. Chúng tôi đã cho các bạn thấy chúng tôi chân thật với những lời nói của mình như thế nào. Các bạn thử chúng tôi, chúng tôi đáp lại như đã hứa".

Ông ta nói nước đôi, do vậy tôi đưa đẩy: "Các lực lượng đa quốc gia đã nói rằng họ sẽ không sử dụng vũ khí hóa học chống lại ông. Có phải điều đó có nghĩa nếu họ không sử dụng thì ông cũng không?".

"Những gì tôi nói là chúng tôi nên sử dụng những loại vũ khí tương đương với những vũ khí chống lại chúng tôi", ông ta đáp lại. Dường như ông ta đang rút lại lời đe dọa của mình, do vậy tôi đẩy thêm chút nữa. Tôi nói rằng tên lửa Scud của Iraq được gọi là El Hussein có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, sinh học, hóa học. "Có phải đến lúc này, ông đã sử dụng những loại vũ khí này?".

Saddam lưỡng lự một lúc. "Chúng tôi là một dân tộc tuân theo những giá trị truyền thống. Tất cả những lợi thế không quân anh thấy đã không đánh bật chúng tôi ra khỏi lộ trình của một chiến trường cân bằng. Chúng tôi vẫn giữ được vị trí cân bằng của mình. Chúng tôi đã sử dụng tên lửa với các đầu đạn thường".

Có phải ông ta thất vọng Israel đã không đáp lại trực tiếp với các cuộc tấn công tên lửa của ông ta, chuyển đổi phân cực lớn hơn của thế giới Ảrập. Saddam trả lời bằng điệp khúc cũ, đó là "Những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái trong hành lang chính quyền Mỹ dẫn tới cuộc chiến tranh đang được trả lương".

Nếu những cơ sở sản xuất hạt nhân của ông bị tiêu diệt, như Lầu Năm góc tuyên bố? Tôi hỏi. Ông ta giả vờ phẫn nộ và cho tôi một bài giảng nhỏ về an ninh. "Anh muốn tôi nói về điều này, mặc dù Chính quyền Mỹ đưa ra những hạn chế, thậm chí những thông tin đơn giản nhất về cá nhân những người lính ở Ảrập phải không? Họ hạn chế những chi tiết đơn giản nhất về chiến dịch quân sự của họ. Và họ nói họ là dân chủ. Anh miêu tả Iraq như sự độc tài thì làm sao anh có thể mong đợi chúng tôi đưa ra chi tiết quan trọng này?".

Lờ đi câu hỏi của tôi Saddam tự mình độc thoại về đạo đức của người Iraq. "Điều gì là quan trọng với cá nhân người Iraq để duy trì sự nguyên vẹn, âm thanh về lòng trung thành, âm thanh về sự tự tin, âm thanh về lòng tin. Bất kì những kẻ xâm lược tàn phá gì, miễn là người Iraq vẫn còn nguyên, còn nghe được và còn sống, thì sau đó họ có thể xây dựng lại tốt hơn những gì đã bị tiêu diệt".

Tôi cảm thấy mình đã giữ được vị trí. Và khi Saddam hầu như lắng xuống và hài hòa. Sự căng thẳng duy nhất ông ta biểu lộ là trong cái nháy mắt nhanh của mình (theo tạp chí Time, có phóng viên đếm ông ta nháy mắt 40 lần một phút so với thông thường chỉ có 25 lần.)

Tôi nói với Saddam mỗi chỉ huy chiến trường trong lịch sử đều có những nghi ngờ dành cho chiến trường phía trước. "ông có bất kì nghi ngờ gì không?".

"Không có, thậm chí một phần triệu" ông ta đáp lại. Những người phụ tá của Saddam đang sốt ruột. Tôi nhìn đồng hồ.

Câu hỏi cuối cùng, tôi hỏi Saddam Hussein hy vọng gì về ảnh hưởng của buổi phỏng vấn đối với nước Mỹ và thế giới. Ông ta nghĩ một lúc và sau đó cổ động "Những người ra đường, biểu tình chống lại cuộc chiến này." ông ta cảm ơn họ vì "phản đối cuộc chiến được trả lương không chính đáng chống lại người dân chúng tôi". Tôi chắc rằng nó được xem vì những gì như vậy.

Cuộc phỏng vấn kéo dài 90 phút và có thể tiếp diễn lâu hơn nữa. Song tôi muốn dừng lại. Saddam đứng dậy mỉm cười thân thiện, bắt tay tôi. Ông ta dường như hài lòng với phần trình diễn của mình. Ông ta đã chiếm được thời gian làm tuyên truyền. Ông ta đã có được thông điệp ra ngoài. Tôi cảm thấy ông ta thể hiện sự ngoan cố và đạo đức giả.

Saddam vẫy tay một phóng viên ảnh chụp suốt trong buổi phỏng vấn. Chúng tôi đứng cùng nhau trên nền tường trang trí vàng và cười vào ống kính. Vị lãnh đạo người Iraq nói vài lời với những người phụ tá rồi đi ra.

Đội truyền hình chọn những đoạn hình đẹp từ buổi quay. Một máy quay được đặt tập trung vào Saddam, một chiếc vào tôi và chiếc thứ ba quay toàn cảnh. Khi chúng tôi lấy băng, Jassim động vào vai tôi và nói để chúng xuống. Ông ta nói chúng sẽ được chuyển tới khách sạn vào buổi sáng. Tôi vội vàng từ chối. Người Iraq thường bị nghi ngờ xáo trộn băng hình về các cuộc gặp với Saddam. Chúng tôi thỏa hiệp. Jassim sẽ chuyển các băng hình cho tôi vào nửa đêm. Tôi đoán rằng điều đó chỉ đủ cho ông ta sao chúng chứ không đủ thời gian để biên tập.

Tôi trở lại tiền sảnh tối om của khách sạn. Tôi đi xuống boong ke tìm Vito và đội CNN và gặp Sadoun, người vỗ vào tay tôi và làm tôi chết ngạt trong các nụ hôn. Anh ta thét bằng tiếng Ảrập với đám đông rằng tôi đã gặp Tổng thống. Boong ke rực lên tiếng vỗ tay. Tôi bị các giám sát khác tấn công. Các gia đình tới chỗ tôi, mỉm cười, động vào tay tôi, hỏi các câu hỏi.

Vito nói trong sự ngạc nhiên: "Chúa ơi, cậu là anh hùng ở đây". Tôi nói cần nói chuyện với Atlanta về buổi phỏng vấn, chúng ta có thể phát nó trên vệ tinh vào buổi sáng.

Nic Robertson nhanh chóng lắp điện thoại. Tôi nói chuyện với Tom Johnson trên đường dây, ông ta muốn có ngay một câu chuyện lúc đó và nối tôi với phát thanh viên. Tôi cưỡng lại vì phải tập hợp các ghi chú của mình nhưng ông ta nài nỉ và trong vòng vài giây tôi đã lên hình trực tiếp.

Tôi nói rằng đó là cuộc phỏng vấn ớn lạnh, bởi vì Saddam Hussein không biểu lộ cảm xúc gì ngoài sự tự tin tối cao, thậm chí khi đất nước của ông ta đã bị thổi tung thành từng mảnh. Ông ta thừa nhận việc xâm chiếm Kuwait và không thỏa hiệp. Nhưng ông ta đã nói sẽ không sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Saddam đến như một người đàn ông ngoan cố, không thỏa hiệp, tôi nói. Nếu có điều gì tôi cảm thấy thì cuộc phỏng vấn sẽ chỉ làm tăng thêm quyết tâm của phương Tây tiếp tục với cuộc chiến mà thôi. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Tôi được hỏi cuộc phóng vấn diễn ra ở đâu. Trong một căn nhà cá nhân ở ngoại ô thành phố, tôi đáp lại. Sadoun đang lắc nắm đấm vào tôi "Anh sẽ làm ông ta bị giết với những chi tiết đó", anh ta thì thào.

Các cuốn băng hình tới vào nửa đêm như đã hứa. Người bưu tá gửi kèm một tập ảnh buổi phỏng vấn được phóng viên ảnh của Tống thống in ra.

Khi bình minh, một phụ tá của Sadoun đập cửa phòng và nói tôi gửi băng phỏng vấn về Jordan cùng xe bưu kiện vì họ không nhận được giấy phép thiết lập vệ tinh truyền hình. Tôi lo lắng. Tôi đã nhận ra có thể có cuộc tranh luận ở Iraq về việc cho phép truyền hình trực tiếp chiến tranh. Nếu họ thậm chí không sẵn lòng chuyển băng cuộc phỏng vấn với chính Tổng thống thì họ có thể hủy bỏ vụ đó.

Tôi quyết định nếu chúng tôi không thể làm trực tiếp thì sẽ không gửi cuộc phỏng vấn. Tôi căng thẳng với Sadoun cả ngày, nói với anh ta những cuộn băng trên đường tới Jordan để chuyền với cả thế giới thông qua vệ tinh của chúng tôi ở Amman. Khi quá muộn để chuyển cuộc phỏng vấn trên mặt đất, tôi tới thăm anh ta trong boong ke và nói anh ta không có sự lựa chọn nếu muốn cuộc phỏng vấn được phát. Chúng tôi phải phát trực tiếp.

Sadoun nghi ngờ tôi phản bội. Anh ta nói đang gặp rắc rối lớn. Anh ta đã nhờ một người phụ tá đưa sếp của anh ta, Naji tới khách sạn. Naji giải thích vấn đề. Chính phủ tin rằng việc phát cuộc phỏng vấn từ Baghdad sẽ mang tới sự trả đũa cho khách sạn và người Mỹ sẽ làm mọi thứ để Saddam im. Tôi tranh cãi người Mỹ chỉ muốn nghe những gì Saddam nói. Eason Jordan, biên tập viên chuyên mục quốc tế ở Atlanta đã nói với tôi trên điện thoại CNN đang nhận hàng trăm cuộc điện thoại về cuộc phỏng vấn.

Naji không vui, Sadoun buồn rầu. Họ đi cùng nhau. Nhưng vào giữa buổi tối, Naji trở lại. “Được rồi, Peter. Chúng tôi sẽ làm theo cách của ông lần này".

Nic và kĩ thuật viên Jay Ayer nhảy vội đi lắp ráp máy phát tín hiệu trong vườn Khách sạn al - Rashid. Trong ánh sáng đèn pin mờ, và đèn bão, họ cùng lắp ráp những miếng bánh cắt lớn của chiếc đĩa. Họ kéo máy phát điện lớn về phía xa vườn để giảm độ ồn và dựng lều làm nhà phát tín hiệu. Tiếng rít tấn công của không quân không ngừng. Có nhiều trận bom vào những đêm trước rung chuyển chấn động mặt đất. Bầu trời thắp sáng trong trận địa bắn trả của máy bay.

Các kĩ thuật viên cuối cùng cũng hoàn thành xong thiết bị vệ tinh truyền tín hiệu 23 nghìn dặm trên bầu trời và nhận được tín hiệu từ Atlanta.

Chúng tôi sẵn sàng cho việc quay cuộn băng đầu tiên thì một trận bom khá gần làm mọi người chạy vào trong. Khi chúng tôi ẩn náu ở cầu thang, Nic đề cập tới một điều đang làm anh ta lo lắng. Anh ta nghe thấy các tín hiệu phát ra bởi một máy truyền tín hiệu năng lượng, loại chúng tôi đang sử dụng, có thể thu hút những quả bom định vị. Điều đó có thể là một tên lửa hoặc được bắn từ một chiếc máy bay có thể lẫn vào tín hiệu của chúng tôi và bay theo lộ trình của nó tới nguồn. Anh ta nói rằng nếu chúng tôi truyền bất kì tín hiệu nào sẽ làm nguy hiểm chính mình và khách sạn. Anh ta đề nghị bỏ chuyện đó. Margret Lowrie, một phóng viên thường trú từ Amman, ủng hộ anh ta. Vito nhắc cho họ nhớ rằng chúng tôi đã sử dụng công nghệ tương tự của điện thoại vệ tinh mà không bị sao. Tôi giục tiếp tục.

Chúng tôi bắt đầu phát cuộc phỏng vấn lúc một giờ sáng. Eason Jordan nói với chúng tôi trên điện thoại rằng phòng tin CNN ở Atlanta đã rất vui khi nó tới.

Tôi chuẩn bị lên hình lúc 4 giờ sáng giờ Baghdad mở đầu chương trình bản tin buổi tối với phát thanh viên Bernie Shaw. Dave Rust đặt máy quay dưới lối đi bộ bằng bê tông. Sau đó tôi lên hình, ánh đèn sáng của máy quay chiếu vào mắt tôi và giọng nói quen thuộc của Bernie trong tai tôi. Như thể có bản đọc, những trận bom nổ phía xa bắt đầu rít lên làm nhạc nền của chúng tôi.

Shaw muốn biết tất cả về cuộc phỏng vấn, và hỏi rất nhiều câu hỏi. Khi chúng tôi nói chuyện, Ala'a bắt đầu cảnh báo về các quả bom đang dội xuống. Anh ta muốn chúng tôi dừng truyền hình. Chúng tôi là ánh sáng duy nhất ở Baghdad cùng những máy bay ném bom trên bầu trời. Anh ta nài nỉ chúng tôi tắt đi. Chúng tôi tiếp tục phát hình trong bóng lối, máy quay dùng ánh sáng những trận bắn phá máy bay phía sau tôi.

Bernie nói con gái của tôi Elsa đang xem ở Boston và tôi nói: “cha yêu con, con gái yêu, hãy tiếp tục xem". Anh ta hỏi cảm giác như thế nào khi lên hình khắp thế giới, làm tin từ thủ đô của kẻ thù trong trận tấn công. Tôi nói nhớ tới lần truyền những bài tin cho AP bằng Morse từ Jakarta. "Anh có tin được không, từ những kí tự Morse tới việc nói trực tiếp với cả thế giới là mất 30 năm? ô, đó có thể là tóm tắt nghề nghiệp của tôi, Bernie à".

Tôi tiếp tục nói trong bản phát hình của Bernie khoảng vài phút sau bài tin của tôi. Bill Moyers nhớ lại đã ở trong Nhà Trắng "Lyndon Johnson thường tức giận với các bài tin của At ra khỏi Việt Nam. Johnson thường nói, “cậu biết đấy anh ta phải có sự thông cảm với cộng sản".

Shaw đáp lại: "Và tất nhiên giờ có tình huống tương tự của Nhà Trắng, Bush và Lầu Năm góc phản ứng tiêu cực với một số bản tin do Peter At của CNN làm".

Tôi kéo tai nghe ra. Tôi mệt. Tôi đã không ngủ trong vòng 30 tiếng

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương