Hội Hè Miên Man
-
Chương 15
Phụ lục nhân vật lịch sử
Anderson Sherwood (1876-1941), nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Tập truyện Winesburg, Ohio nổi tiếng của ông đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều tác giả Mĩ như Ernest Hemingway, William Faulkner, Thomas Wolfe, John Steinbeck cũng như những người khác. Không bao lâu sau một cơn suy sụp tinh thần, cuối 1912 Anderson từ bỏ công việc ổn định lẫn vợ và ba đứa con nhỏ để dấn thân vào cuộc đời của một người sáng tác mà như ông mô tả là để “chạy trốn khỏi sự tồn tại mang tính vật chất chủ nghĩa”. Hành động này của ông được nhiều người viết trẻ xem như một tấm gương về sự can đảm. Ông mất năm 64 tuổi, bia mộ khắc: “Cuộc sống, chứ không phải Cái chết, mới là cuộc du hành vĩ đại”.
Apollinaire Guillaume (1880-1918), nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình nghệ thuật người Pháp gốc Ba Lan. Ông là một trong những gương mặt thơ xuất chúng đầu thế kỉ hai mươi, và được xem là người đặt ra tên gọi “chủ nghĩa siêu thực”, tác giả của nhiều tập thơ nổi tiếng, trong đó có Alcools (1913). Bị thương khi tham gia Thế chiến thứ nhất, sức khỏe ông yếu dần và trở thành nạn nhân của đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Ông qua đời khi vừa 38 tuổi.
Arlen Michael (1895-1956), nhà văn Anh, gốc Armenia. Ông được nhớ đến với thành công tuyệt vời của tiểu thuyết (và vở kịch) Chiếc mũ xanh (The Green Hat) năm 1924. Tác phẩm này của ông là thế giới thu nhỏ của xã hội thời thượng London thời sau Thế chiến thứ nhất hân hoan giả tạo, đầy những hoài nghi và tan vỡ ảo tưởng. Các tiểu thuyết của ông mô tả bản chất xã hội những năm 1920, nhưng từ những năm 1930, không còn ai tìm đọc ông nữa. Năm 1928, ông lập gia đình với nữ bá tước Atalanta Mercati. Tiểu thuyết cuối cùng của ông, Người Hà Lan bay (Flying Dutchman), xuất bản năm 1939.
Barney Natalie (1876-1972), nhà văn, nhà thơ người Mĩ, sống và làm việc tại Paris. Ngôi nhà của bà ở 20 rue Jacob, Paris là nơi tụ tập của giới văn nghệ sĩ trong suốt hơn sáu mươi năm với sự có mặt của rất nhiều nhà văn danh tiếng. Bà nỗ lực quảng bá cho các tác phẩm của những nhà văn nữ và sáng lập ra “Viện Hàn lâm Phụ nữ” làm đối trọng với Viện Hàn lâm Pháp vốn chỉ gồm toàn đàn ông. Nhưng mặt khác, bà vẫn là mạnh thường quân và là nguồn cảm hứng cho các nhà văn nam từ Remy de Gourmont cho đến Truman Capote. Bà công khai là người đồng tính và đứng tên thật trong các bài thơ tình viết cho những người phụ nữ khác. Tác phẩm của bà, từ tập thơ đầu tiên Quelques Portraits-Sonnets de Femmes đến tập thơ cuối cùng Poem de Poems: Autres Alliances, cổ xúy cho nữ quyền, phi tôn giáo và chủ nghĩa hòa bình.
Beach Sylvia (1887-1962), người Mĩ. Một trong những nhân vật nước ngoài nổi bật sống ở Paris trong thời gian giữa hai cuộc Thế chiến. Khi là một thiếu nữ, Sylvia Beach đã sống ba năm (1902-1905) ở Paris trước khi về lại Mĩ và lưu lạc nhiều nơi khác ở châu Âu. Vào những năm cuối Thế chiến thứ nhất, bà quay về Paris để học Văn chương Pháp. Tại đây, bà mở một hiệu sách kiêm thư viện tiếng Anh tên gọi Shakespeare and Company, tại 8 rue Dupuytren. Hiệu sách nhanh chóng thu hút độc giả Pháp lẫn Mĩ. Do cần có diện tích lớn hơn, vào tháng năm năm 1921, bà chuyển hiệu sách về 12 rue de l’Odéon. Hiệu sách trở thành một địa chỉ danh tiếng khi vào năm 1922 nơi đây đỡ đầu xuất bản kiệt tác Ulysses của James Joyce. Nhưng chính việc in tác phẩm này cùng với Cuộc đại khủng hoảng đã đẩy hiệu sách vào chỗ gặp khó khăn về tài chính. Năm 1936, đứng trước nguy cơ Shakespeare and Company biến mất, André Gide đã lập ra hội Những người bạn của Shakespeare and Company với sự tham gia của các nhà văn nổi tiếng Pháp và Mĩ. Trong suốt hai năm sau đó, họ đã thực hiện các buổi đọc sách và thu hút sự chú ý của dư luận đến hiệu sách. Tuy vậy, vào cuối năm 1941, Sylvia Beach cũng đành đóng cửa hiệu sách của mình. Năm 1962, Sylvia Beach qua đời tại Paris trong cảnh nghèo túng, nhưng bà vẫn luôn được nhớ đến như là người đã xuất bản Ulysses và sự hỗ trợ của bà đối với các nhà văn tài năng trong những năm 1920.
Belloc Hilaire (1870-1953), nhà văn và là nhà sử học mang hai dòng máu Anh (bố) - Pháp (mẹ). Ông nhập tịch Anh năm 1902, và là một trong những nhà văn viết nhiều nhất nước Anh trong những năm đầu thế kỉ hai mươi. Không chỉ là người viết văn, ông còn nổi tiếng là tay đua thuyền cự phách, từng là thành viên trong đội đua Pháp và giành nhiều giải thưởng. Belloc viết rất nhiều đề tài, từ chiến tranh đến thi ca, bao gồm nhiều thể loại, từ du kí như Đường tới thành Rome (The Path to Rome), thơ ca với Sonnets and Verses đến các tác phẩm về chính trị, kinh tế, lịch sử.
Von Blixen Finecke (1886-1946), bá tước, nhà văn người Thụy Điển, và là chuyên gia săn thú lớn ở châu Phi. Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc Thụy Điển, năm 1913 ông lập gia đình với cô em họ người Đan Mạch - Karen Von Blixen, sau đó cả hai chuyển đến sống ở Kenya, nơi họ mua một đồn điền café. Trong nhiều năm liền, ông điều hành một công ti tổ chức săn thú và rất nổi tiếng với kho kinh nghiệm của mình. Ông cũng là một nhà văn tài năng với tác phẩm tự truyện Người săn thú Phi châu (African Hunter, 1938). Ông rời châu Phi năm 1938, và sau đó, năm 1946, qua đời trong một tai nạn ô tô trên đường làng Gardstanga. Tuy nhiên, chính người vợ Karen Von Blixen (1885-1962) với bút hiệu Isak Dinesen mới đạt thành công vang dội với kiệt tác Xa mãi Phi châu (Out of Afica). Bà mắc phải nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh chán ăn, và qua đời vào năm 1962 tại Đan Mạch.
Bird Bill (1888-1963). Năm 1922, Bill Bird lập ra một nhà xuất bản nhỏ ở Paris có tên Three Mountains Press, in sách bằng phương pháp thủ công. Nhà xuất bản của ông nằm ở 29, quai d’Anjou, nơi sau này ông dành cho Ford Madox Ford một văn phòng để làm trụ sở tờ Transatlantic Review. Nhà xuất bản này là nơi in tập truyện ngắn của Hemingway, “Thời của chúng ta” (In our time) và tác phẩm A Draft of xvi Cantos của Ezra Pound. Chính Hemingway là người “mai mối” cho Bird gặp Pound, người từ năm 1923 giữ vai trò biên tập cho nhà xuất bản. Năm 1928, Bird bán Three Mountains Press cho Nancy Cunard, và nhà xuất bản được đổi tên thành Hours Press. Bill Bird sau đó ở Paris cho đến năm 1940, chuyên chú vào nghiệp báo, và làm biên tập viên cho tờ tiếng Anh Tangier Gazette cho đến khi nó đóng cửa vào năm 1960.
Cendrars Blaise (1887-1961), nhà thơ và tiểu thuyết gia người Thụy Sĩ. Năm 1912, ông đến Paris và nhanh chóng trở thành nhân vật quen biết với các nhà văn và họa sĩ Paris như Chagall, Léger, đặc biệt là mối thâm tình với Guillaume Apollinaire. Hai nhà thơ đã ảnh hưởng nhau một cách sâu sắc. Cendrars sáng tạo ra kiểu viết lấy đề tài suy ngẫm, cảm xúc từ nhiếp ảnh thể hiện nỗi nhớ quê hương và sự vỡ mộng. Năm 1913, cùng với tranh của Sonia Delaunay-Terk, ông xuất bản tác phẩm thơ dài The Prose of the Transsiberian and of The little Jehanne of France viết về chuyến du hành quanh thế giới của ông in trên giấy cuộn khổ hai mét. Hình thức bản in này được xem như tác phẩm nghệ thuật mang tính cách mạng. Trong thế chiến thứ nhất, ông tham gia chiến đấu ở tuyến đầu, bị mất cánh tay phải và phải rời quân ngũ. Từ 1925, để có thu nhập, ông ngừng làm thơ và chuyên chú vào viết tiểu thuyết và truyện ngắn.
Crowley Alestair (1875-1947), nhà huyền bí học kiêm nhà văn, nhà leo núi, nhà thơ. Ông là thành viên quan trọng của nhiều tổ chức huyền bí, nổi tiếng với những trang viết bí hiểm, nhất là tác phẩm Sách luật (The book of the Law). Ngoài ra, ông còn là kì thủ, họa sĩ, chiêm tinh gia, người theo chủ nghĩa khoái lạc, người lưỡng tính và là nhà phê bình xã hội. Suốt cuộc đời ông bị mang tiếng xấu, bị xem như là “Người xấu xa nhất thế giới”. Năm 1947, ông qua đời ở tuổi 72, một cái chết cũng gây ra rất nhiều lời đồn đoán bí hiểm.
Dunning Ralph Cheever (1878-1930), người Mĩ, sinh tại Detroit. Nghiện thuốc phiện nặng, năm 1905 ông đến Paris, và ở đây tên tuổi ông được biết đến qua đời sống riêng tư hơn là thơ. Ông sống ở tầng dưới ngôi nhà của Ezra Pound ở 70 bis rue Notre Dame và may mắn được Pound kêu gọi mọi người giúp đỡ. Kiểu thơ cũ của ông hấp dẫn được Pound và Harriet Monroe khiến họ tiến hành in thơ ông vào những năm 1916 và 1924. Nhưng với Hemingway và Eliot thì thơ của Dunning không được đánh giá cao. Sau khi qua đời vào năm 1930, tên tuổi Dunning nhanh chóng lụi tàn.
Eliot Thomas Stearns (1888-1965), nhà thơ, nhà viết kịch, nhà phê bình văn học Anh gốc Mĩ đoạt giải Nobel văn học năm 1948. Xuất thân trong một gia đình đại tư sản, Eliot được giáo dục theo tinh thần Thanh giáo khắt khe. Bắt đầu từ năm 1906 ông học Triết, tâm lí và Đông phương học tại Harvard, sau đó ở Paris. Tập thơ đầu tiên của ông, Prufrock and Other Observation (1917) chịu ảnh hưởng rõ rệt của chủ nghĩa tượng trưng. Eliot viết phê bình văn học từ quan điểm thuần mĩ học, gạt xuống hàng thứ yếu những khía cạnh thuộc về tiểu sử của tác giả. Eliot trở nên nổi tiếng sau khi ra mắt trường ca Đất hoang năm 1922, ra đời với sự giúp đỡ to lớn của Ezra Pound, trong đó ông chẩn đoán trạng thái tinh thần của châu Âu sau Thế chiến thứ nhất, cho thấy sự trống rỗng tâm hồn của cả một thế hệ. Hình thức ngắt đoạn của trường ca này càng làm tăng thêm ấn tượng về sự mất định hướng của con người.
Fitzgerald Francis Scott (1896-1940), nhà văn Mĩ, nổi tiếng với các tác phẩm về “thời đại nhạc Jazz”. Năm 1913, Fitzgerald vào đại học Princeton, nhưng sắp tốt nghiệp thì bỏ vào lính. Thời gian phục vụ trong quân đội, Fitzgerald bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết Bên này thiên đường, 1920. Sau khi xuất bản cuốn tiểu thuyết Fitzgerald cưới vợ và bắt đầu nổi tiếng. Năm 1925, tiểu thuyết Gatsby vĩ đại được giới phê bình đánh giá là kiệt tác, được xem là một trong những tiểu thuyết hay nhất nước Mĩ. Cuộc hôn nhân đầy sóng gió với Zelda có ảnh hưởng lớn đến đời sống và công việc của ông. Về sau, Zelda mắc bệnh tâm thần còn ông nghiện rượu; Fitzgerald quay trở về Hollywood trong tâm trạng thất vọng cùng với bệnh tật. Ông mất ngày 21 tháng 12 năm 1940, để lại một cuốn tiểu thuyết đang viết dở Nhà tài phiệt cuối cùng (The last Tycoon, 1941).
Ford Madox Ford (1873-1939), nhà thơ, nhà phê bình, tiểu thuyết gia người Anh. Tuy nhiên, chính vai trò chủ bút mới đem đến cho ông vị trí đặc biệt trong lịch sử văn học thế giới. Năm 1908, ông thành lập tờ The English Review, in tác phẩm của Thomas Hardy, Henry James, John Galsworthy; giới thiệu Wyndham Lewis, D. H Lawrence. Trong những năm 1920, ông thành lập tờ The Transatlantic Review có ảnh hưởng hết sức sâu sắc đến văn học hiện đại. Có thể nói The English Review và The Transatlantic Review của ông là bệ phóng của sự phát triển văn học tiếng Anh trong thời gian đầu thế kỉ hai mươi. Ở vai trò nhà văn, ông được nhớ đến với tiểu thuyết The Good Solider (1915) và bộ bốn tác phẩm Parade’s End. Những năm cuối đời, Ford đến Mĩ, dạy học tại Oliver College ở Michigan, và qua đời tại Pháp ở tuổi 65.
Huxley Aldoux (1894-1963) nhà văn người Anh di cư đến Mĩ và sống ở Los Angeles cho đến khi qua đời năm 1963. Ông là thành viên của gia tộc Huxley nổi tiếng với rất nhiều nhà khoa học. Năm 17 tuổi, Huxley hoàn thành quyển tiểu thuyết đầu tay (không xuất bản) nhưng ông chỉ bắt đầu cầm bút một cách nghiêm túc vào những năm đầu tuổi hai mươi. Không chỉ nổi danh với những quyển tiểu thuyết và những bài viết đa dạng, Huxley còn xuất bản nhiều truyện ngắn, thơ, bài viết du kí, truyện phim và kịch bản. Tác phẩm của ông đề cập đến sự phi nhân tính của tiến bộ khoa học, mà nổi tiếng nhất là cuốn Brave New World, hay chủ đề về người theo chủ nghĩa hòa bình như trong Eyeless in Gaza. Vào cuối cuộc đời, Huxley được giới học thuật xem như “người đi đầu trong tư tưởng hiện đại” và là một nhà trí thức hàng đầu.
Fielding Henry (1707-1754) nhà văn, nhà viết kịch người Anh, nổi tiếng với chất hài hước trần tục và khả năng châm biếm chính trị. Ông là tác giả của cuốn tiểu thuyết Tom Jones. Ngoài tập thơ đầu tay The Masquerade, ông còn có Tragedy of Tragedies (kịch), Amilia (tiểu thuyết) và nhiều tác phẩm khác.
Garnett Constance (1861-1946) dịch giả người Anh về văn học Nga. Bà là một trong những người đầu tiên dịch tác phẩm của Tolstoi, Dostoyevsky, Chekov và giới thiệu họ một cách có hệ thống đến với công chúng độc giả Anh, Mĩ. Cuối những năm 1920, Garnett ốm yếu và gần như bị mù, bà từ bỏ công việc dịch thuật vào năm 1934 sau khi hoàn tất việc dịch Ba vở kịch của Turgenev (Three plays by Turgenev). Tổng cộng bà dịch 71 tác phẩm văn học Nga sang tiếng Anh. Các bản dịch của bà được nhiều người khen ngợi nhưng lại bị các nhà văn gốc Nga phê phán là đã làm mất bản sắc và giọng điệu của tác giả. Tuy vậy, nhiều tác phẩm dịch của bà vẫn được in lại cho đến ngày nay.
Gris Juan (1887-1927), họa sĩ và là nhà điêu khắc người Tây Ban Nha. Năm 1906, Gris sang Paris và kết bạn với các họa sĩ vĩ đại như Henri Matisse, Fernand Léger, Amedeo Modigliani. Từ đây ông dành hầu hết cuộc đời mình để sống và làm việc tại Pháp. Ở Paris, ông làm việc dưới ảnh hưởng của người bạn và đồng hương vĩ đại, Pablo Picasso, để rồi từ 1912 phát triển một phong cách lập thể của riêng mình. Không như tranh của Picasso hay Braque với những tranh lập thể đơn sắc, tranh của Gris là sự kết hợp màu sắc một cách táo bạo, ông cũng thực hiện nhiều buổi nói chuyện về hội họa, trong đó có bài nói chuyện Des possibilités de la peinture (Các khả năng của hội họa) nổi tiếng tại Đại học Sorbonne năm 1924. Mùa xuân năm 1927, Gris qua đời tại Paris khi vừa tròn 40 tuổi.
Anderson Sherwood (1876-1941), nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Tập truyện Winesburg, Ohio nổi tiếng của ông đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều tác giả Mĩ như Ernest Hemingway, William Faulkner, Thomas Wolfe, John Steinbeck cũng như những người khác. Không bao lâu sau một cơn suy sụp tinh thần, cuối 1912 Anderson từ bỏ công việc ổn định lẫn vợ và ba đứa con nhỏ để dấn thân vào cuộc đời của một người sáng tác mà như ông mô tả là để “chạy trốn khỏi sự tồn tại mang tính vật chất chủ nghĩa”. Hành động này của ông được nhiều người viết trẻ xem như một tấm gương về sự can đảm. Ông mất năm 64 tuổi, bia mộ khắc: “Cuộc sống, chứ không phải Cái chết, mới là cuộc du hành vĩ đại”.
Apollinaire Guillaume (1880-1918), nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình nghệ thuật người Pháp gốc Ba Lan. Ông là một trong những gương mặt thơ xuất chúng đầu thế kỉ hai mươi, và được xem là người đặt ra tên gọi “chủ nghĩa siêu thực”, tác giả của nhiều tập thơ nổi tiếng, trong đó có Alcools (1913). Bị thương khi tham gia Thế chiến thứ nhất, sức khỏe ông yếu dần và trở thành nạn nhân của đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Ông qua đời khi vừa 38 tuổi.
Arlen Michael (1895-1956), nhà văn Anh, gốc Armenia. Ông được nhớ đến với thành công tuyệt vời của tiểu thuyết (và vở kịch) Chiếc mũ xanh (The Green Hat) năm 1924. Tác phẩm này của ông là thế giới thu nhỏ của xã hội thời thượng London thời sau Thế chiến thứ nhất hân hoan giả tạo, đầy những hoài nghi và tan vỡ ảo tưởng. Các tiểu thuyết của ông mô tả bản chất xã hội những năm 1920, nhưng từ những năm 1930, không còn ai tìm đọc ông nữa. Năm 1928, ông lập gia đình với nữ bá tước Atalanta Mercati. Tiểu thuyết cuối cùng của ông, Người Hà Lan bay (Flying Dutchman), xuất bản năm 1939.
Barney Natalie (1876-1972), nhà văn, nhà thơ người Mĩ, sống và làm việc tại Paris. Ngôi nhà của bà ở 20 rue Jacob, Paris là nơi tụ tập của giới văn nghệ sĩ trong suốt hơn sáu mươi năm với sự có mặt của rất nhiều nhà văn danh tiếng. Bà nỗ lực quảng bá cho các tác phẩm của những nhà văn nữ và sáng lập ra “Viện Hàn lâm Phụ nữ” làm đối trọng với Viện Hàn lâm Pháp vốn chỉ gồm toàn đàn ông. Nhưng mặt khác, bà vẫn là mạnh thường quân và là nguồn cảm hứng cho các nhà văn nam từ Remy de Gourmont cho đến Truman Capote. Bà công khai là người đồng tính và đứng tên thật trong các bài thơ tình viết cho những người phụ nữ khác. Tác phẩm của bà, từ tập thơ đầu tiên Quelques Portraits-Sonnets de Femmes đến tập thơ cuối cùng Poem de Poems: Autres Alliances, cổ xúy cho nữ quyền, phi tôn giáo và chủ nghĩa hòa bình.
Beach Sylvia (1887-1962), người Mĩ. Một trong những nhân vật nước ngoài nổi bật sống ở Paris trong thời gian giữa hai cuộc Thế chiến. Khi là một thiếu nữ, Sylvia Beach đã sống ba năm (1902-1905) ở Paris trước khi về lại Mĩ và lưu lạc nhiều nơi khác ở châu Âu. Vào những năm cuối Thế chiến thứ nhất, bà quay về Paris để học Văn chương Pháp. Tại đây, bà mở một hiệu sách kiêm thư viện tiếng Anh tên gọi Shakespeare and Company, tại 8 rue Dupuytren. Hiệu sách nhanh chóng thu hút độc giả Pháp lẫn Mĩ. Do cần có diện tích lớn hơn, vào tháng năm năm 1921, bà chuyển hiệu sách về 12 rue de l’Odéon. Hiệu sách trở thành một địa chỉ danh tiếng khi vào năm 1922 nơi đây đỡ đầu xuất bản kiệt tác Ulysses của James Joyce. Nhưng chính việc in tác phẩm này cùng với Cuộc đại khủng hoảng đã đẩy hiệu sách vào chỗ gặp khó khăn về tài chính. Năm 1936, đứng trước nguy cơ Shakespeare and Company biến mất, André Gide đã lập ra hội Những người bạn của Shakespeare and Company với sự tham gia của các nhà văn nổi tiếng Pháp và Mĩ. Trong suốt hai năm sau đó, họ đã thực hiện các buổi đọc sách và thu hút sự chú ý của dư luận đến hiệu sách. Tuy vậy, vào cuối năm 1941, Sylvia Beach cũng đành đóng cửa hiệu sách của mình. Năm 1962, Sylvia Beach qua đời tại Paris trong cảnh nghèo túng, nhưng bà vẫn luôn được nhớ đến như là người đã xuất bản Ulysses và sự hỗ trợ của bà đối với các nhà văn tài năng trong những năm 1920.
Belloc Hilaire (1870-1953), nhà văn và là nhà sử học mang hai dòng máu Anh (bố) - Pháp (mẹ). Ông nhập tịch Anh năm 1902, và là một trong những nhà văn viết nhiều nhất nước Anh trong những năm đầu thế kỉ hai mươi. Không chỉ là người viết văn, ông còn nổi tiếng là tay đua thuyền cự phách, từng là thành viên trong đội đua Pháp và giành nhiều giải thưởng. Belloc viết rất nhiều đề tài, từ chiến tranh đến thi ca, bao gồm nhiều thể loại, từ du kí như Đường tới thành Rome (The Path to Rome), thơ ca với Sonnets and Verses đến các tác phẩm về chính trị, kinh tế, lịch sử.
Von Blixen Finecke (1886-1946), bá tước, nhà văn người Thụy Điển, và là chuyên gia săn thú lớn ở châu Phi. Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc Thụy Điển, năm 1913 ông lập gia đình với cô em họ người Đan Mạch - Karen Von Blixen, sau đó cả hai chuyển đến sống ở Kenya, nơi họ mua một đồn điền café. Trong nhiều năm liền, ông điều hành một công ti tổ chức săn thú và rất nổi tiếng với kho kinh nghiệm của mình. Ông cũng là một nhà văn tài năng với tác phẩm tự truyện Người săn thú Phi châu (African Hunter, 1938). Ông rời châu Phi năm 1938, và sau đó, năm 1946, qua đời trong một tai nạn ô tô trên đường làng Gardstanga. Tuy nhiên, chính người vợ Karen Von Blixen (1885-1962) với bút hiệu Isak Dinesen mới đạt thành công vang dội với kiệt tác Xa mãi Phi châu (Out of Afica). Bà mắc phải nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh chán ăn, và qua đời vào năm 1962 tại Đan Mạch.
Bird Bill (1888-1963). Năm 1922, Bill Bird lập ra một nhà xuất bản nhỏ ở Paris có tên Three Mountains Press, in sách bằng phương pháp thủ công. Nhà xuất bản của ông nằm ở 29, quai d’Anjou, nơi sau này ông dành cho Ford Madox Ford một văn phòng để làm trụ sở tờ Transatlantic Review. Nhà xuất bản này là nơi in tập truyện ngắn của Hemingway, “Thời của chúng ta” (In our time) và tác phẩm A Draft of xvi Cantos của Ezra Pound. Chính Hemingway là người “mai mối” cho Bird gặp Pound, người từ năm 1923 giữ vai trò biên tập cho nhà xuất bản. Năm 1928, Bird bán Three Mountains Press cho Nancy Cunard, và nhà xuất bản được đổi tên thành Hours Press. Bill Bird sau đó ở Paris cho đến năm 1940, chuyên chú vào nghiệp báo, và làm biên tập viên cho tờ tiếng Anh Tangier Gazette cho đến khi nó đóng cửa vào năm 1960.
Cendrars Blaise (1887-1961), nhà thơ và tiểu thuyết gia người Thụy Sĩ. Năm 1912, ông đến Paris và nhanh chóng trở thành nhân vật quen biết với các nhà văn và họa sĩ Paris như Chagall, Léger, đặc biệt là mối thâm tình với Guillaume Apollinaire. Hai nhà thơ đã ảnh hưởng nhau một cách sâu sắc. Cendrars sáng tạo ra kiểu viết lấy đề tài suy ngẫm, cảm xúc từ nhiếp ảnh thể hiện nỗi nhớ quê hương và sự vỡ mộng. Năm 1913, cùng với tranh của Sonia Delaunay-Terk, ông xuất bản tác phẩm thơ dài The Prose of the Transsiberian and of The little Jehanne of France viết về chuyến du hành quanh thế giới của ông in trên giấy cuộn khổ hai mét. Hình thức bản in này được xem như tác phẩm nghệ thuật mang tính cách mạng. Trong thế chiến thứ nhất, ông tham gia chiến đấu ở tuyến đầu, bị mất cánh tay phải và phải rời quân ngũ. Từ 1925, để có thu nhập, ông ngừng làm thơ và chuyên chú vào viết tiểu thuyết và truyện ngắn.
Crowley Alestair (1875-1947), nhà huyền bí học kiêm nhà văn, nhà leo núi, nhà thơ. Ông là thành viên quan trọng của nhiều tổ chức huyền bí, nổi tiếng với những trang viết bí hiểm, nhất là tác phẩm Sách luật (The book of the Law). Ngoài ra, ông còn là kì thủ, họa sĩ, chiêm tinh gia, người theo chủ nghĩa khoái lạc, người lưỡng tính và là nhà phê bình xã hội. Suốt cuộc đời ông bị mang tiếng xấu, bị xem như là “Người xấu xa nhất thế giới”. Năm 1947, ông qua đời ở tuổi 72, một cái chết cũng gây ra rất nhiều lời đồn đoán bí hiểm.
Dunning Ralph Cheever (1878-1930), người Mĩ, sinh tại Detroit. Nghiện thuốc phiện nặng, năm 1905 ông đến Paris, và ở đây tên tuổi ông được biết đến qua đời sống riêng tư hơn là thơ. Ông sống ở tầng dưới ngôi nhà của Ezra Pound ở 70 bis rue Notre Dame và may mắn được Pound kêu gọi mọi người giúp đỡ. Kiểu thơ cũ của ông hấp dẫn được Pound và Harriet Monroe khiến họ tiến hành in thơ ông vào những năm 1916 và 1924. Nhưng với Hemingway và Eliot thì thơ của Dunning không được đánh giá cao. Sau khi qua đời vào năm 1930, tên tuổi Dunning nhanh chóng lụi tàn.
Eliot Thomas Stearns (1888-1965), nhà thơ, nhà viết kịch, nhà phê bình văn học Anh gốc Mĩ đoạt giải Nobel văn học năm 1948. Xuất thân trong một gia đình đại tư sản, Eliot được giáo dục theo tinh thần Thanh giáo khắt khe. Bắt đầu từ năm 1906 ông học Triết, tâm lí và Đông phương học tại Harvard, sau đó ở Paris. Tập thơ đầu tiên của ông, Prufrock and Other Observation (1917) chịu ảnh hưởng rõ rệt của chủ nghĩa tượng trưng. Eliot viết phê bình văn học từ quan điểm thuần mĩ học, gạt xuống hàng thứ yếu những khía cạnh thuộc về tiểu sử của tác giả. Eliot trở nên nổi tiếng sau khi ra mắt trường ca Đất hoang năm 1922, ra đời với sự giúp đỡ to lớn của Ezra Pound, trong đó ông chẩn đoán trạng thái tinh thần của châu Âu sau Thế chiến thứ nhất, cho thấy sự trống rỗng tâm hồn của cả một thế hệ. Hình thức ngắt đoạn của trường ca này càng làm tăng thêm ấn tượng về sự mất định hướng của con người.
Fitzgerald Francis Scott (1896-1940), nhà văn Mĩ, nổi tiếng với các tác phẩm về “thời đại nhạc Jazz”. Năm 1913, Fitzgerald vào đại học Princeton, nhưng sắp tốt nghiệp thì bỏ vào lính. Thời gian phục vụ trong quân đội, Fitzgerald bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết Bên này thiên đường, 1920. Sau khi xuất bản cuốn tiểu thuyết Fitzgerald cưới vợ và bắt đầu nổi tiếng. Năm 1925, tiểu thuyết Gatsby vĩ đại được giới phê bình đánh giá là kiệt tác, được xem là một trong những tiểu thuyết hay nhất nước Mĩ. Cuộc hôn nhân đầy sóng gió với Zelda có ảnh hưởng lớn đến đời sống và công việc của ông. Về sau, Zelda mắc bệnh tâm thần còn ông nghiện rượu; Fitzgerald quay trở về Hollywood trong tâm trạng thất vọng cùng với bệnh tật. Ông mất ngày 21 tháng 12 năm 1940, để lại một cuốn tiểu thuyết đang viết dở Nhà tài phiệt cuối cùng (The last Tycoon, 1941).
Ford Madox Ford (1873-1939), nhà thơ, nhà phê bình, tiểu thuyết gia người Anh. Tuy nhiên, chính vai trò chủ bút mới đem đến cho ông vị trí đặc biệt trong lịch sử văn học thế giới. Năm 1908, ông thành lập tờ The English Review, in tác phẩm của Thomas Hardy, Henry James, John Galsworthy; giới thiệu Wyndham Lewis, D. H Lawrence. Trong những năm 1920, ông thành lập tờ The Transatlantic Review có ảnh hưởng hết sức sâu sắc đến văn học hiện đại. Có thể nói The English Review và The Transatlantic Review của ông là bệ phóng của sự phát triển văn học tiếng Anh trong thời gian đầu thế kỉ hai mươi. Ở vai trò nhà văn, ông được nhớ đến với tiểu thuyết The Good Solider (1915) và bộ bốn tác phẩm Parade’s End. Những năm cuối đời, Ford đến Mĩ, dạy học tại Oliver College ở Michigan, và qua đời tại Pháp ở tuổi 65.
Huxley Aldoux (1894-1963) nhà văn người Anh di cư đến Mĩ và sống ở Los Angeles cho đến khi qua đời năm 1963. Ông là thành viên của gia tộc Huxley nổi tiếng với rất nhiều nhà khoa học. Năm 17 tuổi, Huxley hoàn thành quyển tiểu thuyết đầu tay (không xuất bản) nhưng ông chỉ bắt đầu cầm bút một cách nghiêm túc vào những năm đầu tuổi hai mươi. Không chỉ nổi danh với những quyển tiểu thuyết và những bài viết đa dạng, Huxley còn xuất bản nhiều truyện ngắn, thơ, bài viết du kí, truyện phim và kịch bản. Tác phẩm của ông đề cập đến sự phi nhân tính của tiến bộ khoa học, mà nổi tiếng nhất là cuốn Brave New World, hay chủ đề về người theo chủ nghĩa hòa bình như trong Eyeless in Gaza. Vào cuối cuộc đời, Huxley được giới học thuật xem như “người đi đầu trong tư tưởng hiện đại” và là một nhà trí thức hàng đầu.
Fielding Henry (1707-1754) nhà văn, nhà viết kịch người Anh, nổi tiếng với chất hài hước trần tục và khả năng châm biếm chính trị. Ông là tác giả của cuốn tiểu thuyết Tom Jones. Ngoài tập thơ đầu tay The Masquerade, ông còn có Tragedy of Tragedies (kịch), Amilia (tiểu thuyết) và nhiều tác phẩm khác.
Garnett Constance (1861-1946) dịch giả người Anh về văn học Nga. Bà là một trong những người đầu tiên dịch tác phẩm của Tolstoi, Dostoyevsky, Chekov và giới thiệu họ một cách có hệ thống đến với công chúng độc giả Anh, Mĩ. Cuối những năm 1920, Garnett ốm yếu và gần như bị mù, bà từ bỏ công việc dịch thuật vào năm 1934 sau khi hoàn tất việc dịch Ba vở kịch của Turgenev (Three plays by Turgenev). Tổng cộng bà dịch 71 tác phẩm văn học Nga sang tiếng Anh. Các bản dịch của bà được nhiều người khen ngợi nhưng lại bị các nhà văn gốc Nga phê phán là đã làm mất bản sắc và giọng điệu của tác giả. Tuy vậy, nhiều tác phẩm dịch của bà vẫn được in lại cho đến ngày nay.
Gris Juan (1887-1927), họa sĩ và là nhà điêu khắc người Tây Ban Nha. Năm 1906, Gris sang Paris và kết bạn với các họa sĩ vĩ đại như Henri Matisse, Fernand Léger, Amedeo Modigliani. Từ đây ông dành hầu hết cuộc đời mình để sống và làm việc tại Pháp. Ở Paris, ông làm việc dưới ảnh hưởng của người bạn và đồng hương vĩ đại, Pablo Picasso, để rồi từ 1912 phát triển một phong cách lập thể của riêng mình. Không như tranh của Picasso hay Braque với những tranh lập thể đơn sắc, tranh của Gris là sự kết hợp màu sắc một cách táo bạo, ông cũng thực hiện nhiều buổi nói chuyện về hội họa, trong đó có bài nói chuyện Des possibilités de la peinture (Các khả năng của hội họa) nổi tiếng tại Đại học Sorbonne năm 1924. Mùa xuân năm 1927, Gris qua đời tại Paris khi vừa tròn 40 tuổi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook