Hỏi Đan Chu
-
1: Mở Đầu
Đại Hạ Sở thị kết thúc loạn thế, Cao Hoàng Đế phong tước vị, công thần đều được luận công phong thưởng.
Phong vương cho năm vị hoàng tử, cho phép tử tôn được kế thừa tước vị, có thể tự mua chức quan, nhưng phải nộp thuế.
Tề Ngô Chu Yến Lỗ, năm vị vương rải đều Đông Tây Nam Bắc, tình thế loạn lạc còn sót lại được thanh trừ/dọn dẹp/tiêu diệt sạch sẽ.
Đại Hạ vương triều nay vững như thành đồng, thiên hạ cuối cùng cũng được thái bình.
Mười năm sau, Cao tổ băng hà, Thái tử đăng cơ xưng đế, tân đế phát hiện thế lực của năm vị vương ở đất phong vô cùng to lớn, thiên hạ có chín châu trăm quận thì bọn họ đã chiếm hơn phân nửa, hắn chỉ có thể nắm giữ hai mươi quận, nếu tiếp tục như vậy hắn cũng không còn đất phong dành cho các nhi tử của mình.
Hoàng đế tính toán muốn phân lại đất phong một lần nữa, nhưng chư hầu vương bọn họ cầm ra thánh chỉ, người có bối phận cao thì trực tiếp mắng Hoàng đế vi phạm tổ huấn, người có bối phận nhỏ hơn thì khóc phụ vương sao lại chết sớm, tranh cãi với triều đình, chất vấn Hoàng đế, cuối cùng Hoàng đế chỉ có thể bất đắc dĩ để nguyên hiện trạng.
Mười năm sau, Hoàng đế băng hà, chư hầu vương tiến vào kinh thành nhúng tay vào cuộc chiến đoạt vị, cuối cùng Tam hoàng tử mười lăm tuổi đăng cơ xưng đế.
Nhưng Yến Lỗ hai nước không phục Tân đế, âm thầm che giấu nhị hoàng tử đã bị phế thành thứ dân, còn Tề Ngô Chu lại phụng thánh chỉ dùng binh với Yến Lỗ, chính là loạn ngũ quốc.
Năm năm sau, Tề Ngô Chu phân chia hai nước Yến Lỗ, địa vị của chư hầu vương ngày càng lớn mạnh, động một tí là không muốn tiếp thánh chỉ của triều đình, cũng không vào kinh triều bái[1], lại còn khu trục[2] quan viên của triều đình.
[1] triều bái: chầu lậy vua[2] khu trục: trục xuất, đuổi Hai mươi năm sau, Ngự sử đại phu Chu Thanh thỉnh Hoàng đế thúc đẩy chế độ thừa ân phân đất phong hầu, Hoàng đế vui vẻ đồng ý, chiêu cáo chư hầu vương, không hề muốn thu hồi đất phong của chư hầu vương, hi vọng tử tôn của chư hầu vương có thể tiếp nhận đất phong của phụ vương mình.
Các nước chư hầu lập tức lâm vào loạn lạc phân tranh, huynh đệ tàn sát, thậm chí còn giết cha.
Ba năm sau, chư hầu vương bọn họ giơ cao thánh chỉ của Cao tổ, dẫn đầu đại quân, lấy danh là thảo phạt Ngự sử đại phu Chu Thanh, Chu Thanh gặp chuyện mà chết, Hoàng đế cũng bất ngờ gặp nguy, đây là loạn tam vương.
Không biết là do lúc trước các vương tử tranh đoạt đất phong đã tổn thương nguyên khí, hay còn do Hoàng đế tức giận vì gặp thích khách, truy xét sự tình chư hầu vương hành thích mưu phản, nghênh chiến với quân của chư hầu vương.
Hai năm sau, Chu vương Ngô vương lần lượt bị tru sát, Tề vương đem nhi tử làm con tin, giao ra đất phong, chỉ giữ lại vương tước, lui về phương Bắc.
Đại Hạ Hoàng đế nắm ở trong tay toàn bộ chín châu trăm quận một ngàn năm trăm huyện, đến lúc này thiên hạ mới an ổn, tứ hải thái bình.
Đến nay vừa tròn mười năm.
.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook