Hoàng Hậu Margot
-
Chương 24
Phố Tizon và phố Cloche Percée
De Mole vừa đi vừa chạy ra khỏi Louvre và sục sạo khắp Paris để tìm anh chàng Coconnas tội nghiệp.
Đầu tiên chàng tới phố Arbre sec tìm nhà bác chủ quán Hurière vì chàng nhớ mình vẫn thường nhắc cho anh chàng Piémontais một câu thành ngữ Latinh nào đó nói rằng thần Tình yêu, Bacchus và Cérès là những thần linh quan trọng bậc nhất. Chàng hy vọng rằng Coconnas sẽ yên vị tại quán Tinh tú sau một đêm cũng bận rộn như đêm qua của chàng.
Ở quán bác Hurière, de Mole không tìm thấy gì khác ngoài kỷ niệm về nghĩa vụ đã hứa và một bữa ăn rất ngon miệng được chàng vui lòng chấp nhận mặc dù đang có nỗi lo âu trong lòng.
Sau khi dạ dày đã yên ổn còn đầu óc vẫn chưa được thảnh thơi, de Mole lại bắt đầu chạy ngược sông Seine, cứ như một anh chàng hớt hải đi tìm vợ bị chết đuối. Đến bờ sông Grève, chàng nhận ra nơi mà, như chàng đã nói với d Alençon, ba bốn giờ trước chàng bị nạn trong cuộc đi chơi đêm của mình. Điều này chẳng phải hiếm trong kinh thành Paris, nơi mà một trăm năm trước đó Boileau đã bị đánh thức trong đêm bởi tiếng đạn bắn thủng cửa chớp nhà ông. Trên bãi chiến trường vẫn còn sót lại một chiếc lông mũ của chàng. Bản năng sở hữu là một bản năng bẩm sinh ở con người. De Mole có mười chiếc lông cài mũ, cái nào cũng tuyệt đẹp, nhưng chàng vẫn dừng lại để nhặt chiếc lông đó, hay đúng hơn là mảnh còn sót lại đó. Chàng đang ngắm nó với vẻ thiểu não thì có tiếng chân thình thịch vang lên tiến lại gần chàng và những giọng nói sỗ sàng ra lệnh cho chàng dẹp đường. De Mole ngước lên và thấy một chiếc kiệu có hai người hầu đi trước và một người hầu ngựa đi cùng. De Mole nhận ra chiếc kiệu quen thuộc nên vội vàng dẹp sang một bên.
Chàng quý tộc quả đã không nhầm.
- Ông de Mole! - Một giọng nói êm ái vọng ra từ trong kiệu, trong khi một bàn tay trắng mịn như sa tanh vén rèm kiệu lên.
- Thưa lệnh bà, chính tôi. - De Mole nghiêng mình thi lễ trả lời.
- Ông de Mole đang cầm một chiếc lông cài mũ trong tay... - Công nương trong kiệu nói tiếp - Ông đang si tình phải không ông bạn thân mến, ông đang tìm lại những dấu vết đã mất chăng?
- Thưa lệnh bà, vâng, tôi đang yêu, yêu say đắm. Nhưng lúc này đây, mặc dầu tôi không tìm chúng, tôi vẫn gặp lại những dấu vết của chính mình. Nhưng trước tiên, xin lệnh bà cho phép tôi được vấn an Người.
- Tuyệt vời lắm, tôi thấy dường như chưa bao giờ tôi khỏe như thế. Chắc là vì tôi đã đi cầu nguyện tu dưỡng suốt đêm.
- A! Lệnh bà tu dưỡng tâm linh? - De Mole vừa nói vừa nhìn Marguerite với vẻ kỳ quặc.
- Đúng vậy, thì có gì đáng ngạc nhiên đâu?
- Nếu không phải là tò mò thì xin phép được hỏi lệnh bà: Người tu dưỡng tâm linh nơi tu viện nào ạ?
- Tôi đâu có che giấu chuyện này, tôi tới tu viện Annonciade.
- Nhưng còn ông, ông làm gì ở đây mà có vẻ kinh hoàng thế?
- Thưa lệnh bà, tôi cũng đi tu dưỡng nguyện cầu suốt đêm trong vùng lân cận tu viện đó. Sáng nay tôi mới đi tìm người bạn tôi đã biến đâu mất, và trong lúc tìm ông ta, tôi lại thấy chiếc lông cài này.
- Của ông ấy phải không? Ông làm tôi lo cho ông bạn của ông quá, chốn này chẳng lành đâu.
- Xin lệnh bà yên lòng. Chiếc lông cài mũ này là của tôi. Tôi đánh mất nó vào khoảng năm giờ rưỡi sáng nay ở đây, trong khi chạy thoát thân khỏi tay bốn tên kẻ cướp lăm lăm muốn cắt cổ tôi ít ra thì tôi cho là như thế.
Marguerite cố nén một cử chỉ kinh hoàng.
- Ôi ông kể cho tôi nghe xem nào - Nàng thốt lên.
- Cũng đơn giản thôi, thưa lệnh bà. Như tôi đã được hân hạnh trình với lệnh bà, lúc đó vào khoảng năm giờ sáng...
- Mới năm giờ sáng mà ông đã ra phố rồi à? - Marguerite ngắt lời.
- Xin lệnh bà thứ lỗi, lúc ấy tôi mới về.
- A! Ông de Mole, năm giờ sáng mới về nhà! - Marguerite nói với một nụ cười có vẻ láu lỉnh dưới mắt mọi người, nhưng de Mole lại coi đó là một nụ cười hết sức đáng yêu - Về muộn thế thì ông đáng phải chịu cái hình phạt ấy lắm!
- Vậy nên tôi đâu có phàn nàn, thưa lệnh bà - De Mole kính cẩn nghiêng mình đáp - Dù tôi có bị lòi ruột ra thì tôi vẫn tự coi là mình vẫn muôn ngàn lần hạnh phúc. Nhưng rốt cuộc là trong khi tôi đi về, sớm hay muộn xin tùy lệnh bà xét, từ cái ngôi nhà đầy ơn phước nơi tôi tới tu dưỡng tâm linh suốt đêm qua thì có bốn tên kẻ cướp hiện ra ở đầu phố Mortellerie và đuổi theo tôi với những chiếc dao dài quá khổ. Thưa lệnh bà, hài hước có phải không ạ? Nhưng tóm lại đúng là như thế, và tôi đã phải bỏ chạy vì tôi quên mất thanh kiếm của tôi.
- A, tôi hiểu rồi - Marguerite nói với vẻ ngây thơ thật dễ thương - Và bây giờ ông quay lại đấy để lấy kiếm.
De Mole nhìn Marguerite với một thoáng nghi ngờ lướt qua trong đầu chàng.
- Thưa lệnh bà, quả thực tôi sẽ quay lại đấy và còn rất vui lòng nữa là khác, vì thanh kiếm của tôi là một thanh kiếm tuyệt vời nhưng tôi không biết cái nhà ấy ở đâu.
- Sao! - Marguerite thốt lên - Ông không biết cái nhà tối qua ông ở nằm ở đâu à?
- Không, thưa lệnh bà! Quỷ Satăng giết tôi đi nếu tôi dám ngờ điều đó!
- Ồ! Thế mới lạ chứ! Chuyện của ông quả là tiểu thuyết đấy!
- Cả một thiên tiểu thuyết thật, chính lệnh bà cũng thấy đấy!
- Ông kể xem nào!
- Chuyện hơi dài.
- Không sao! Tôi có thời gian.
- Và nhất là chuyện này khó tin lắm.
- Ông cứ kể đi, tôi dễ tin lắm.
- Và lệnh bà ra lệnh như thế ư?
- Đúng rồi, nếu cần thì tôi ra lệnh đấy.
- Tôi xin tuân lệnh. Tối hôm sau khi cùng với hai người đàn bà dễ thương qua buổi tối trên cầu Saint-Michel, chúng tôi chia tay hai người đàn bà đó và tới nhà bác Hurière ăn tối.
- Thế trước hết cái bác Hurière ấy là thế nào đã? - Marguerite hỏi với giọng tự nhiên nhất đời.
- Thưa lệnh bà, bác Hurière - De Mole lại nhìn Marguerite lần nữa với vẻ ngờ vực như chúng ta đã nhận thấy lần đầu ở chàng - Bác Hurière là chủ quán trọ Tinh tú, ngụ tại phố Arbre sec.
- Được rồi, tôi rõ rồi... Vậy là ông dùng bữa tối tại quán bác Hurière với ông Coconnas bạn ông chứ gì?
- Đúng vậy, thưa lệnh bà, tôi đang dùng bữa với Coconnas bạn tôi thì có một người đàn ông bước vào trao cho mỗi người chúng tôi một bức thư nhỏ.
- Giống nhau chứ? - Marguerite hỏi.
- Hoàn toàn giống nhau. Chỉ có mỗi một dòng: "Có người chờ ông ở phố Saint-Antoine, đối diện với phố Jouy".
- Thế cuối thư không có chữ ký?
- Không, nhưng có ba từ, ba từ thực dễ thương hứa hẹn tới ba lần cùng một điều, tức là một niềm hạnh phúc gấp ba.
- Đó là ba từ gì vậy?
- Eros-Cupido-Amo.
- Quả thực là ba cái tên êm dịu lắm, vậy chúng có được như chúng hứa hẹn không?
- Ôi! Lệnh bà, trăm lần hơn thế ấy chứ! - De Mole sôi nổi kêu lên.
- Ông nói tiếp đi, tôi thực tò mò muốn biết điều gì đợi các ông ở phố Saint-Antoine đối diện với phố Jouy.
Có hai thị nữ chờ chúng tôi với hai chiếc khăn mùi soa cầm tay.
Chúng tôi phải để cho người ta bịt mắt, lệnh bà cũng biết rằng chúng tôi không làm khó dễ gì. Chúng tôi vươn cổ ra một cách can đảm. Người dẫn đường cho tôi đưa tôi rẽ trái, người dẫn đường cho bạn tôi đưa anh ta rẽ phải, thế là chúng tôi xa nhau.
- Thế rồi sao? Dường như Marguerite muốn điều tra đến cùng.
- Tôi không biết những người dẫn đường cho bạn tôi đưa anh ta đi đâu - De Mole nói tiếp - Chắc là xuống âm phủ. Nhưng còn đối với tôi, những gì tôi biết là người dẫn đường cho tôi đưa tôi tới một nơi mà tôi coi là thiên đường.
- Thế chắc ông tò mò quá nên bị đuổi khỏi đấy chứ gì?
- Chính thế, thưa lệnh bà, Người quả có tài đoán. Tôi cứ sốt ruột chờ cho sáng để được biết mình ở đâu thì khoảng bốn giờ rưỡi, vẫn người thị nữ ấy lại bước vào, băng mắt tôi lần nữa, bắt tôi hứa không được tìm cách nhấc băng bịt mắt ra, rồi dẫn tôi ra ngoài. Bà ta đi cùng với tôi khoảng trăm bước, bắt tôi thề lần nữa là chỉ được nhấc băng sau khi đếm đến năm mươi.
- Tôi đếm đến năm mươi và lại thấy mình ở phố Saint-Antoine, đối diện với phố Jouy.
Thế rồi sao nữa?...
- Thưa lệnh bà, sau đó tôi trở về lòng vui sướng đến nỗi tôi không để ý đến bốn tên khốn kiếp mà tôi vất vả lắm mới thoát khỏi chúng. Thưa lệnh bà, khi tìm thấy một mảnh lông cài mũ của tôi ở đây, tim tôi đã run lên vì sung sướng, tôi nhặt nó và tự hứa với mình sẽ giữ nó như một kỷ niệm của cái đêm đầy diễm phúc này. Nhưng trong niềm vui sướng của tôi, chỉ còn một điều làm tôi lo lắng, đó là không biết bạn tôi bây giờ ra thế nào rồi.
- Ông ta không trở về Louvre à?
- Khổ thay, không! Tôi đã tìm anh ta ở mọi nơi mà anh ta hay tới, ở quán Tinh tú, ở sân chơi cầu và ở nhiều nơi khác nữa, nhưng Anibal thì không thấy đâu, còn Coconnas cũng chẳng có tăm hơi gì.
Vừa nói vừa phác một cử chỉ sầu muộn, de Mole đưa tay mở chiếc áo choàng của mình. Người ta nhìn thấy áo chẽn của chàng có nhiều chỗ bị móc rách xoạc để hở cả lần lót như những lỗ trổ thanh lịch.
- Ông bị đâm đấy à?
- Bị đâm! Quả đúng như vậy! - De Mole không phải là không thích được hãnh diện về mối nguy hiểm mà chàng đã phải chịu - Xin lệnh bà nhìn xem!
- Vậy ông đã về Louvre, sao ông không thay áo chẽn đi? - Marguerite hỏi.
- À, đó là vì có ai đó trong phòng tôi.
- Thế nào, có người trong phòng ông à? - Mắt Marguerite đầy vẻ ngạc nhiên, nàng sừng sốt hỏi:
- Ai ở trong phòng ông vậy?
- Điện hạ...
- Suỵt! -Marguerite ngắt lời.
Chàng trai tuân lệnh.
- Ai ở chỗ cửa kiệu? - Nàng hỏi De Mole.
- Hai người hầu và một người hầu ngựa.
- Được! Bọn man rợ ấy mà! De Mole, ông hãy nói cho tôi biết ông thấy ai ở trong phòng ông?
- Quận công François.
- Làm gì?
Tôi không biết.
- Với ai?
- Với một người lạ mặt.
- Lạ nhỉ! Vậy là ông không tìm thấy ông Coconnas - Marguerite nói tiếp. Hiển nhiên là nàng cũng không nghĩ mình đang nói gì.
- Vậy nên như tôi đã trình với lệnh bà, tôi lo đến chết người vì chuyện ấy.
- Thế thì tôi cũng không muốn làm ông sao lãng việc tìm kiếm lâu hơn nữa - Marguerite thở dài nói - Nhưng không hiểu tại sao tôi có ý nghĩ là tự ông ta sẽ trở về. Thôi, không sao, ông cứ đi đi.
Nàng đưa một ngón tay lên môi. Vì Marguerite xinh đẹp đã không gửi gắm một điều bí mật nào, không thổ lộ điều gì với De Mole, nên chàng trai hiểu rằng cái cử chỉ đáng yêu đó không hề nhằm mục đích yêu cầu chàng phải yên lặng mà còn có một ý nghĩa khác.
Đoàn người lại đi tiếp. Còn De Mole, để theo đuổi việc điều tra của mình, tiếp tục đi dọc theo sông tới tận phố Cầu Dài nối với phố Saint-Antoine. Tới chỗ trông sang phố Jouy, chàng dừng lại.
Tối hôm trước, hai thị nữ đã bịt mắt chàng và Coconnas chính ở chỗ này. Chàng đã rẽ trái và đếm được khoảng hai mươi bước chân. Nay chàng lại làm cái trò đó và thấy mình đứng trước một ngôi nhà hay nói đúng hơn là một bức tường mà phía sau có một ngôi nhà, ở giữa bức tường là một cánh cửa chạm ô văng, đóng đinh to bản và có trổ lỗ châu mai.
Ngôi nhà nằm ở phố Cloche Percée, một phố nhỏ hẹp một đầu ăn sang phố Saint-Antoine còn đầu kia thông sang phố Vua Sicily.
- Mẹ kiếp, đúng đây rồi... Ta thề đấy. Khi mình ra, mình giơ tay ra và chạm phải những cái đinh này, rồi mình bước xuống hai bậc. Cái người vừa chạy vừa kêu: "Cứu tôi với!" rồi bị giết ở phố Vua Sicily chạy qua đúng lúc mình đặt chăn lên bực thứ nhất. Xem nào!
De Mole tới trước cửa và gõ.
Cánh cửa mở ra, và một người gác cổng có ria ra mở.
- Có chuyện gì thế? - Lão gác cổng hỏi.
- Ái chà! - De Mole thốt lên - Hình như chú mình người Thụy Sĩ thì phải. Ông bạn ơi! - Chàng vừa tiếp vừa lấy vẻ mặt dễ thương nhất - Tôi muốn lấy lại thanh kiếm của tôi, tối hôm qua tôi ở trong nhà này và tôi để quên ở đây.
- Tôi không hiểu gì cả? - Người gác cổng trả lời.
- Thanh kiếm của tôi... - De Mole nhắc lại.
- Tôi không hiểu gì cả? - Người gác cổng lặp lại.
- Tôi để quên... Tôi để quên thanh kiếm...
- Tôi không hiểu gì cả?
- Trong cái nhà này, đêm hôm qua tôi ở đây...
- Đồ quỷ tha ma bắt! - và lão sập cửa lại trước mũi chàng.
- Mẹ kiếp! - De Mole kêu - Nếu ta có cái thanh kiếm mà ta đang đòi thì ta sẵn lòng thọc nó qua người cái thằng quỷ quái này. Nhưng thôi để hôm khác vậy.
De Mole nói tới đó rồi lại đi tiếp tới tận phố Vua Sicily, chàng rẽ phải, đi khoảng năm chục bước nữa, lại rẽ phải và thấy mình đang ở phố Tizon, một phố nhỏ song song với phố Cloche Percée và hoàn toàn giống hệt như phố Cloche Percée. Hơn thế, khi đi thêm khoảng ba chục bước nữa thì chàng lại thấy cánh cửa nhỏ có ô văng, đinh to và lỗ châu mai, cũng bậc lên xuống và bức tường. Cứ như là phổ Cloche Percée quay trở lại để gặp chàng.
De Mole nghĩ rằng có thể chàng đã rẽ trái chứ không rẽ phải.
Và chàng tới gõ vào cánh cửa đó để đòi lại thanh kiếm như chàng làm ở cánh cửa kia. Nhưng lần này tha hồ cho chàng gõ, cửa vẫn không mở.
De Mole đi vòng quanh hai ba lần con đường đó.
Điều đó khiến chàng phát hiện ra là ngôi nhà này có hai lối vào, một ở đường Cloche Percée, một ở đường Tizon.
Nhưng dù lập luận này hợp lý đến mấy thì cũng không đem lại thanh kiếm cho chàng và cũng không bảo cho chàng biết bạn chàng ở đâu.
Có lúc chàng đã định mua quách một thanh kiếm khác và đi moi ruột lão gác cổng khốn kiếp cứ khăng khăng chỉ chịu nói tiếng Đức ấy. Nhưng chàng nghĩ rằng nếu lão gác cổng là người của Marguerite và nếu Marguerite đã chọn y như vậy thì chắc nàng phải có lý do riêng của nàng và chắc nàng sẽ phiền lòng nếu bị mất y. Chuyện gì đi nữa, de Mole chẳng muốn làm một việc khiến Marguerite không hài lòng.
Sợ mình không nhịn được, chàng lên đường quay trở về Louvre lúc hai giờ.
Lần này, phòng chàng không có ai nữa và chàng có thể vào phòng. Điều này rất cần cho cái áo chẽn vì như hoàng hậu đã lưu ý chàng, áo chẽn của chàng bị làm hỏng một cách đáng kể.
Vì vậy nên chàng tới ngay chỗ giường để lấy chiếc áo chẽn màu ngọc xám thanh nhã thay cho chiếc bị rách. Chàng hết sức ngạc nhiên khi nhìn thấy vật đầu tiên nằm cạnh chiếc áo chẽn màu ngọc xám là thanh kiếm phi thường mà chàng đã để quên ở phố Cloche Percée.
De Mole cầm lấy kiếm, lật đi, lật lại, đúng là thanh kiếm của chàng.
"Cứ như là có phép ma ấy!" - De Mole lẩm bẩm.
Rồi chàng thở dài:
- A! Giá mà anh chàng Coconnas tội nghiệp ấy có thể tự về như thanh kiếm của mình nhỉ!
Hai ba tiếng đồng hồ sau khi De Mole đã ngừng cuộc đi tuần vòng quanh ngôi nhà kép nhỏ bé kia, cánh cửa phố Tizon mở ra. Lúc ấy vào khoảng năm giờ chiều, tức là đã tối hẳn rồi.
Một người đàn bà quấn mình trong một chiếc áo choàng dài có đính lông thú, cùng với một nữ tỳ đi qua cánh cửa do một thị nữ khoảng bốn mươi tuổi mở cho nàng. Nàng nhanh nhẹn bước tới tận phố Vua Sicily sau đó gõ vào một cánh cửa nhỏ ở phố Argenson và cánh cửa ấy mở ra trước mặt nàng. Nàng qua cổng lớn của dinh trổ ra Phố Đền cũ, tới một cánh cửa nhỏ ngầm trong tường của dinh de Guise, lấy một chiếc chìa khoá trong túi ra mở và biến vào trong.
Khoảng nửa giờ sau, một chàng trai bịt mắt cũng đi qua cửa ngôi nhà nhỏ ấy. Một người đàn bà dắt chàng tới góc phố Geoffroy-Lasniervà phố Mortellerie. Tới đó, bà ta yêu cầu chàng đếm đến năm mươi mới được nhấc băng.
Chàng thanh niên chấp hành cẩn thận lời chỉ dẫn và đến con số quy định, chàng nhấc chiếc mùi soa che mắt ra.
- Mẹ kiếp - Chàng nhìn quanh và la lên - Cứ treo cổ mình lên nếu mình biết được mình ở đâu! Sáu giờ rồi! - Chàng thốt lên khi nghe tiếng chuông đồng hồ điểm ở nhà thờ Đức Bà - Thế cái anh chàng De Mole tội nghiệp ấy ra sao rồi? Ta cứ chạy về Louvre chắc sẽ biết tin.
Vừa nói, Coconnas vừa chạy dọc theo phố Mortellerie nhanh hơn ngựa. Vừa chạy chàng vừa xô, vừa húc đổ cái hàng rào di động gồm những bác thị dân đang bình thản dạo chơi quanh các cửa hiệu ở quảng trường Baudoyer, và chàng lọt vào cung.
Tới đó chàng hỏi thăm cả lính Thụy Sĩ lẫn lính gác. Lính Thụy Sĩ nói hình như có thấy ông de Mole về vào lúc sáng nhưng không thấy ông ta ra. Lính gác thì mới đứng đó được một tiếng rưỡi đồng hồ nay và chẳng thấy gì hết.
Chàng chạy lên phòng và vội vàng mở cửa. Nhưng chàng chỉ thấy trong phòng có độc nhất chiếc áo chẽn đầy vết rách của De Mole khiến chàng càng thêm lo ngại.
Lúc đó chàng nghĩ ngay tới Hurière và vội vã chạy tới chỗ ông chủ đầy tư cách của quán Tinh tú. Hurière đã gặp De Mole. De Mole đã ăn trưa ở chỗ Hurière. Coconnas hoàn toàn yên lòng, và vì đang đói mèm nên chàng cũng lại đòi dọn bữa.
Coconnas đang ở trong hai trạng thái tâm lý khiến người ta ăn ngon miệng: đầu óc yên tâm và dạ dày trống trơn. Chàng dùng bữa ngon lành đến nỗi bữa ăn kéo dài tới tận tám giờ tối.
Chàng sung sức hẳn lên nhờ vào hai chai vang Anjou mà chàng vốn ưa thích và chàng tu cả hai chai với vẻ mùi mẫn say sưa.
Rồi chàng lại bắt đầu đi tìm De Mole. Lần này, công cuộc tìm tòi được tiến hành trong các đám đông đi kèm với những cú đấm, cú đá thích ứng với sự gia tăng của niềm hạnh phúc thường vẫn có sau một bữa ăn ngon.
Luôn một tiếng đồng hồ như thế, Coconnas đã lượn qua tất cả những phố chàng cho là bạn mình có thể lui tới: quanh bờ sông Grève, cảng than, phố Saint-Antoine, các phố Tizon và Cloche Percée. Cuối cùng chàng hiểu ra rằng có một nơi De Mole nhất thiết phải đi qua, đó là cổng ghi-sê ở Louvre. Và chàng quyết định tới chờ bạn ở ghi-sê cho đến khi nào De Mole về thì thôi.
Cách cung Louvre khoảng trăm bước, khi chàng đang nâng dậy một bà bị chàng vô ngã, thì dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn hiệu gần cầu treo Louvre, chàng nhận thấy chiếc áo choàng bằng nhung màu anh đào và chiếc lông mũ trắng của bạn chàng đang biến vào sau ghi-sê như một cái bóng, cái bóng đó vừa đi vừa chào trả người lính gác.
Chiếc áo choàng màu anh đào nổi tiếng đã gây tác động mạnh đến mọi người đến nỗi chẳng ai còn nhầm vào đâu được.
- Này, mẹ kiếp! - Coconnas thốt lên - Lần này thì đúng là hắn! Hắn đang về nhà! É này De Mole! Này! Ông bạn! Dịch tả dịch hạch! - Mình vẫn tốt giọng đấy chứ! Làm sao hắn không nghe thấy mình nhỉ? May quá là chân cẳng mình cũng tốt như giọng vậy, mình sẽ đuổi theo hắn.
Vì hy vọng như thế nên Coconnas ba chân bốn cẳng lao theo và chỉ loáng cái đã tới Louvre. Nhưng chàng có chạy nhanh đến mấy, chiếc áo choàng màu anh đào dường như cũng rất vội và khi Coconnas đặt chân vào sân Louvre, chiếc măng-tô anh đào đã biến mất tăm trong dãy tiền sảnh.
- É hê, de Mole! - Coconnas kêu lên và lại chạy - Chờ mình với Coconnas đây! Ma quỷ nào bắt cậu chạy như thế? Cậu định trốn hả?
Quả thực là chiếc áo choàng anh đào như có cánh, chạy bay lên cầu thang chứ không phải là bước lên nữa.
- A! Cậu không muốn nghe mình! - Coconnas kêu lên - Cậu giận mình! Cậu tức đấy à! Này, cút đi với quỷ sứ, mẹ kiếp! Mình hết sức rồi!
Coconnas đứng dưới cầu thang mà gọi với lên với kẻ chạy trốn. Chàng thôi không chạy theo bằng chân nữa nhưng chàng vẫn nhìn theo qua vòng xoáy trôn ốc của cầu thang. Kẻ chạy trốn đã tới ngang tầm khu phòng của Marguerite. Đột nhiên một người đàn bà từ khu phòng đó bước ra và nắm lấy cánh tay kẻ mà Coconnas đang lùng đuổi.
- Ô hô! - Coconnas thốt lên - Hình như hoàng hậu Marguerite thì phải! Người ta đợi hắn. Thế thì lại khác, thật dễ hiểu tại sao hắn không trả lời mình.
Và chàng nằm bẹp xuống thành cầu thang để nhìn xuyên lên qua lỗ cầu thang.
Chàng thấy chiếc áo choàng màu anh đào đi theo hoàng hậu vào phòng sau vài tiếng thì thầm.
- Thôi thôi, đúng thế! - Coconnas bảo - Mình chẳng nhầm tí nào. Có những lúc bạn bè thân nhất cũng làm phiền ta và chàng De Mole nhà ta đang ở vào một thời điểm như thế.
Và Coconnas nhẹ nhàng leo lên cầu thang, tới ngồi ở một chiếc ghế băng bọc nhung đặt ở ngay trong tầng ấy và tự nhủ: "Thôi vậy! Đáng lẽ bắt kịp hắn thì mình lại đành phải đợi vậy... Nhưng này, nghĩ cho cùng thì hắn đến chỗ hoàng hậu Navarre, mình có khi phải chờ lâu đấy... Mẹ kiếp trời thì lạnh. Thôi, mình đợi trong phòng mình cũng được. Dù quỷ sứ có ở đấy chăng nữa thì cũng có lúc hắn phải về chứ!"
Chàng còn chưa dứt lời và chuẩn bị thực hiện cái quyết định đó thì chợt có tiếng chân bước nhẹ nhàng vui vẻ vang lên trên đầu chàng, kèm theo một bài hát quen thuộc của bạn chàng đến nỗi Coconnas vươn cổ ngó ngay lập tức về phía có tiếng chân và tiếng hát. Đó là De Mole đang từ tầng trên, nơi phòng chàng ở, đi xuống. Nhìn thấy Coconnas, chàng nhảy bốn bậc một xuống cầu thang và cuối cùng lao vào tay bạn mình.
- Ô! Mẹ kiếp! Ra là cậu đấy! - Coconnas hỏi - Thế cậu đi từ đâu ra đây?
- Quỷ quái! Từ phố Cloche Percée chứ còn gì nữa!
- Không, mình không nói tới cái nhà đằng ấy đâu...
- Thế từ đâu?
- Từ chỗ hoàng hậu cơ.
- Sao lại từ chỗ hoàng hậu?
- Từ chỗ hoàng hậu Navarre ấy mà.
- Mình có vào đấy đâu.
- Thôi đi!
- Này Anibal thân mến, cậu nói lăng nhăng rồi. Mình chờ cậu từ hai tiếng đồng hồ nay ở trong phòng, mình vừa từ đó ra xong.
- Cậu vừa ra khỏi phòng à?
- Ừ.
Thế không phải là mình đuổi theo cậu ở quảng trường Louvre à?
- Bao giờ?
- Mới đây thôi.
- Không.
- Thế không phải cậu mới biến vào trong ghi-sê cách đây mười phút à?
- Không.
- Cũng không phải cậu vừa mới leo cầu thang này cứ như thể bị một đoàn quỷ bám gót à?
- Không.
- Mẹ kiếp! - Coconnas la lên - Rượu vang quán Tinh tú làm gì mà lại xấu chơi đến nỗi khiến mình lộn tùng phèo cả đầu óc lên thế này! Mình nói với cậu rằng mình vừa mới nhìn thấy chiếc áo choàng ngoài màu anh đào và chòm lông trắng của cậu dưới ghi-sê của Louvre, mình đuổi theo chúng đến tận chân cầu thang này và cả áo choàng ngoài đấy, cả chòm lông lẫn cánh tay lắc lư của cậu được một bà mà mình rất ngờ là hoàng hậu Navarre, chờ ở đây. Bà này đã lôi cả cái mớ ấy vào cánh cửa kia mà nếu mình không nhầm, đúng là cửa nhà Marguerite xinh đẹp.
- Chết cha! - De Mole tái mặt kêu lên - Chẳng nhẽ mới đó đã phản bội rồi à?
- Thế đấy! Cậu muốn thề cái gì thì thề chứ đừng có bảo là mình nhầm nữa nhé.
De Mole ngập ngừng một lát, chàng đưa hai tay ôm đầu. Chàng bị giằng co giữa lòng tôn trọng và sự ghen tuông. Cuối cùng cơn ghen đã thắng và chàng lao tới cửa. Chàng ra sức đấm cửa, gây ra một tiếng ồn khá chướng tai nếu xét tới sự tôn nghiêm của cái nơi họ đang ở.
- Chúng mình sẽ tự làm cho người ta tóm cổ đấy - Coconnas nhắc - Nhưng mặc kệ, lạ thật đấy! De Mole, cậu bảo có ma hiện về Louvre hay không?
- Mình không biết - Chàng trai đáp, mặt chàng trở nên nhợt nhạt như chiếc lông gắn mũ đang rợp bóng trên vầng trán chàng - Nhưng mình vẫn thường muốn gặp lũ hồn ma ấy, bây giờ có dịp thì mình sẽ cố giáp mặt với con ma này.
- Mình không phản đối. Tuy vậy cậu gõ khẽ hơn tí để đừng làm nó sợ chứ.
Dù tức tối đến mấy, de Mole vẫn hiểu rõ tính đúng đắn của lời nhận xét này và chàng tiếp tục gõ nhưng nhẹ nhàng hơn.
De Mole vừa đi vừa chạy ra khỏi Louvre và sục sạo khắp Paris để tìm anh chàng Coconnas tội nghiệp.
Đầu tiên chàng tới phố Arbre sec tìm nhà bác chủ quán Hurière vì chàng nhớ mình vẫn thường nhắc cho anh chàng Piémontais một câu thành ngữ Latinh nào đó nói rằng thần Tình yêu, Bacchus và Cérès là những thần linh quan trọng bậc nhất. Chàng hy vọng rằng Coconnas sẽ yên vị tại quán Tinh tú sau một đêm cũng bận rộn như đêm qua của chàng.
Ở quán bác Hurière, de Mole không tìm thấy gì khác ngoài kỷ niệm về nghĩa vụ đã hứa và một bữa ăn rất ngon miệng được chàng vui lòng chấp nhận mặc dù đang có nỗi lo âu trong lòng.
Sau khi dạ dày đã yên ổn còn đầu óc vẫn chưa được thảnh thơi, de Mole lại bắt đầu chạy ngược sông Seine, cứ như một anh chàng hớt hải đi tìm vợ bị chết đuối. Đến bờ sông Grève, chàng nhận ra nơi mà, như chàng đã nói với d Alençon, ba bốn giờ trước chàng bị nạn trong cuộc đi chơi đêm của mình. Điều này chẳng phải hiếm trong kinh thành Paris, nơi mà một trăm năm trước đó Boileau đã bị đánh thức trong đêm bởi tiếng đạn bắn thủng cửa chớp nhà ông. Trên bãi chiến trường vẫn còn sót lại một chiếc lông mũ của chàng. Bản năng sở hữu là một bản năng bẩm sinh ở con người. De Mole có mười chiếc lông cài mũ, cái nào cũng tuyệt đẹp, nhưng chàng vẫn dừng lại để nhặt chiếc lông đó, hay đúng hơn là mảnh còn sót lại đó. Chàng đang ngắm nó với vẻ thiểu não thì có tiếng chân thình thịch vang lên tiến lại gần chàng và những giọng nói sỗ sàng ra lệnh cho chàng dẹp đường. De Mole ngước lên và thấy một chiếc kiệu có hai người hầu đi trước và một người hầu ngựa đi cùng. De Mole nhận ra chiếc kiệu quen thuộc nên vội vàng dẹp sang một bên.
Chàng quý tộc quả đã không nhầm.
- Ông de Mole! - Một giọng nói êm ái vọng ra từ trong kiệu, trong khi một bàn tay trắng mịn như sa tanh vén rèm kiệu lên.
- Thưa lệnh bà, chính tôi. - De Mole nghiêng mình thi lễ trả lời.
- Ông de Mole đang cầm một chiếc lông cài mũ trong tay... - Công nương trong kiệu nói tiếp - Ông đang si tình phải không ông bạn thân mến, ông đang tìm lại những dấu vết đã mất chăng?
- Thưa lệnh bà, vâng, tôi đang yêu, yêu say đắm. Nhưng lúc này đây, mặc dầu tôi không tìm chúng, tôi vẫn gặp lại những dấu vết của chính mình. Nhưng trước tiên, xin lệnh bà cho phép tôi được vấn an Người.
- Tuyệt vời lắm, tôi thấy dường như chưa bao giờ tôi khỏe như thế. Chắc là vì tôi đã đi cầu nguyện tu dưỡng suốt đêm.
- A! Lệnh bà tu dưỡng tâm linh? - De Mole vừa nói vừa nhìn Marguerite với vẻ kỳ quặc.
- Đúng vậy, thì có gì đáng ngạc nhiên đâu?
- Nếu không phải là tò mò thì xin phép được hỏi lệnh bà: Người tu dưỡng tâm linh nơi tu viện nào ạ?
- Tôi đâu có che giấu chuyện này, tôi tới tu viện Annonciade.
- Nhưng còn ông, ông làm gì ở đây mà có vẻ kinh hoàng thế?
- Thưa lệnh bà, tôi cũng đi tu dưỡng nguyện cầu suốt đêm trong vùng lân cận tu viện đó. Sáng nay tôi mới đi tìm người bạn tôi đã biến đâu mất, và trong lúc tìm ông ta, tôi lại thấy chiếc lông cài này.
- Của ông ấy phải không? Ông làm tôi lo cho ông bạn của ông quá, chốn này chẳng lành đâu.
- Xin lệnh bà yên lòng. Chiếc lông cài mũ này là của tôi. Tôi đánh mất nó vào khoảng năm giờ rưỡi sáng nay ở đây, trong khi chạy thoát thân khỏi tay bốn tên kẻ cướp lăm lăm muốn cắt cổ tôi ít ra thì tôi cho là như thế.
Marguerite cố nén một cử chỉ kinh hoàng.
- Ôi ông kể cho tôi nghe xem nào - Nàng thốt lên.
- Cũng đơn giản thôi, thưa lệnh bà. Như tôi đã được hân hạnh trình với lệnh bà, lúc đó vào khoảng năm giờ sáng...
- Mới năm giờ sáng mà ông đã ra phố rồi à? - Marguerite ngắt lời.
- Xin lệnh bà thứ lỗi, lúc ấy tôi mới về.
- A! Ông de Mole, năm giờ sáng mới về nhà! - Marguerite nói với một nụ cười có vẻ láu lỉnh dưới mắt mọi người, nhưng de Mole lại coi đó là một nụ cười hết sức đáng yêu - Về muộn thế thì ông đáng phải chịu cái hình phạt ấy lắm!
- Vậy nên tôi đâu có phàn nàn, thưa lệnh bà - De Mole kính cẩn nghiêng mình đáp - Dù tôi có bị lòi ruột ra thì tôi vẫn tự coi là mình vẫn muôn ngàn lần hạnh phúc. Nhưng rốt cuộc là trong khi tôi đi về, sớm hay muộn xin tùy lệnh bà xét, từ cái ngôi nhà đầy ơn phước nơi tôi tới tu dưỡng tâm linh suốt đêm qua thì có bốn tên kẻ cướp hiện ra ở đầu phố Mortellerie và đuổi theo tôi với những chiếc dao dài quá khổ. Thưa lệnh bà, hài hước có phải không ạ? Nhưng tóm lại đúng là như thế, và tôi đã phải bỏ chạy vì tôi quên mất thanh kiếm của tôi.
- A, tôi hiểu rồi - Marguerite nói với vẻ ngây thơ thật dễ thương - Và bây giờ ông quay lại đấy để lấy kiếm.
De Mole nhìn Marguerite với một thoáng nghi ngờ lướt qua trong đầu chàng.
- Thưa lệnh bà, quả thực tôi sẽ quay lại đấy và còn rất vui lòng nữa là khác, vì thanh kiếm của tôi là một thanh kiếm tuyệt vời nhưng tôi không biết cái nhà ấy ở đâu.
- Sao! - Marguerite thốt lên - Ông không biết cái nhà tối qua ông ở nằm ở đâu à?
- Không, thưa lệnh bà! Quỷ Satăng giết tôi đi nếu tôi dám ngờ điều đó!
- Ồ! Thế mới lạ chứ! Chuyện của ông quả là tiểu thuyết đấy!
- Cả một thiên tiểu thuyết thật, chính lệnh bà cũng thấy đấy!
- Ông kể xem nào!
- Chuyện hơi dài.
- Không sao! Tôi có thời gian.
- Và nhất là chuyện này khó tin lắm.
- Ông cứ kể đi, tôi dễ tin lắm.
- Và lệnh bà ra lệnh như thế ư?
- Đúng rồi, nếu cần thì tôi ra lệnh đấy.
- Tôi xin tuân lệnh. Tối hôm sau khi cùng với hai người đàn bà dễ thương qua buổi tối trên cầu Saint-Michel, chúng tôi chia tay hai người đàn bà đó và tới nhà bác Hurière ăn tối.
- Thế trước hết cái bác Hurière ấy là thế nào đã? - Marguerite hỏi với giọng tự nhiên nhất đời.
- Thưa lệnh bà, bác Hurière - De Mole lại nhìn Marguerite lần nữa với vẻ ngờ vực như chúng ta đã nhận thấy lần đầu ở chàng - Bác Hurière là chủ quán trọ Tinh tú, ngụ tại phố Arbre sec.
- Được rồi, tôi rõ rồi... Vậy là ông dùng bữa tối tại quán bác Hurière với ông Coconnas bạn ông chứ gì?
- Đúng vậy, thưa lệnh bà, tôi đang dùng bữa với Coconnas bạn tôi thì có một người đàn ông bước vào trao cho mỗi người chúng tôi một bức thư nhỏ.
- Giống nhau chứ? - Marguerite hỏi.
- Hoàn toàn giống nhau. Chỉ có mỗi một dòng: "Có người chờ ông ở phố Saint-Antoine, đối diện với phố Jouy".
- Thế cuối thư không có chữ ký?
- Không, nhưng có ba từ, ba từ thực dễ thương hứa hẹn tới ba lần cùng một điều, tức là một niềm hạnh phúc gấp ba.
- Đó là ba từ gì vậy?
- Eros-Cupido-Amo.
- Quả thực là ba cái tên êm dịu lắm, vậy chúng có được như chúng hứa hẹn không?
- Ôi! Lệnh bà, trăm lần hơn thế ấy chứ! - De Mole sôi nổi kêu lên.
- Ông nói tiếp đi, tôi thực tò mò muốn biết điều gì đợi các ông ở phố Saint-Antoine đối diện với phố Jouy.
Có hai thị nữ chờ chúng tôi với hai chiếc khăn mùi soa cầm tay.
Chúng tôi phải để cho người ta bịt mắt, lệnh bà cũng biết rằng chúng tôi không làm khó dễ gì. Chúng tôi vươn cổ ra một cách can đảm. Người dẫn đường cho tôi đưa tôi rẽ trái, người dẫn đường cho bạn tôi đưa anh ta rẽ phải, thế là chúng tôi xa nhau.
- Thế rồi sao? Dường như Marguerite muốn điều tra đến cùng.
- Tôi không biết những người dẫn đường cho bạn tôi đưa anh ta đi đâu - De Mole nói tiếp - Chắc là xuống âm phủ. Nhưng còn đối với tôi, những gì tôi biết là người dẫn đường cho tôi đưa tôi tới một nơi mà tôi coi là thiên đường.
- Thế chắc ông tò mò quá nên bị đuổi khỏi đấy chứ gì?
- Chính thế, thưa lệnh bà, Người quả có tài đoán. Tôi cứ sốt ruột chờ cho sáng để được biết mình ở đâu thì khoảng bốn giờ rưỡi, vẫn người thị nữ ấy lại bước vào, băng mắt tôi lần nữa, bắt tôi hứa không được tìm cách nhấc băng bịt mắt ra, rồi dẫn tôi ra ngoài. Bà ta đi cùng với tôi khoảng trăm bước, bắt tôi thề lần nữa là chỉ được nhấc băng sau khi đếm đến năm mươi.
- Tôi đếm đến năm mươi và lại thấy mình ở phố Saint-Antoine, đối diện với phố Jouy.
Thế rồi sao nữa?...
- Thưa lệnh bà, sau đó tôi trở về lòng vui sướng đến nỗi tôi không để ý đến bốn tên khốn kiếp mà tôi vất vả lắm mới thoát khỏi chúng. Thưa lệnh bà, khi tìm thấy một mảnh lông cài mũ của tôi ở đây, tim tôi đã run lên vì sung sướng, tôi nhặt nó và tự hứa với mình sẽ giữ nó như một kỷ niệm của cái đêm đầy diễm phúc này. Nhưng trong niềm vui sướng của tôi, chỉ còn một điều làm tôi lo lắng, đó là không biết bạn tôi bây giờ ra thế nào rồi.
- Ông ta không trở về Louvre à?
- Khổ thay, không! Tôi đã tìm anh ta ở mọi nơi mà anh ta hay tới, ở quán Tinh tú, ở sân chơi cầu và ở nhiều nơi khác nữa, nhưng Anibal thì không thấy đâu, còn Coconnas cũng chẳng có tăm hơi gì.
Vừa nói vừa phác một cử chỉ sầu muộn, de Mole đưa tay mở chiếc áo choàng của mình. Người ta nhìn thấy áo chẽn của chàng có nhiều chỗ bị móc rách xoạc để hở cả lần lót như những lỗ trổ thanh lịch.
- Ông bị đâm đấy à?
- Bị đâm! Quả đúng như vậy! - De Mole không phải là không thích được hãnh diện về mối nguy hiểm mà chàng đã phải chịu - Xin lệnh bà nhìn xem!
- Vậy ông đã về Louvre, sao ông không thay áo chẽn đi? - Marguerite hỏi.
- À, đó là vì có ai đó trong phòng tôi.
- Thế nào, có người trong phòng ông à? - Mắt Marguerite đầy vẻ ngạc nhiên, nàng sừng sốt hỏi:
- Ai ở trong phòng ông vậy?
- Điện hạ...
- Suỵt! -Marguerite ngắt lời.
Chàng trai tuân lệnh.
- Ai ở chỗ cửa kiệu? - Nàng hỏi De Mole.
- Hai người hầu và một người hầu ngựa.
- Được! Bọn man rợ ấy mà! De Mole, ông hãy nói cho tôi biết ông thấy ai ở trong phòng ông?
- Quận công François.
- Làm gì?
Tôi không biết.
- Với ai?
- Với một người lạ mặt.
- Lạ nhỉ! Vậy là ông không tìm thấy ông Coconnas - Marguerite nói tiếp. Hiển nhiên là nàng cũng không nghĩ mình đang nói gì.
- Vậy nên như tôi đã trình với lệnh bà, tôi lo đến chết người vì chuyện ấy.
- Thế thì tôi cũng không muốn làm ông sao lãng việc tìm kiếm lâu hơn nữa - Marguerite thở dài nói - Nhưng không hiểu tại sao tôi có ý nghĩ là tự ông ta sẽ trở về. Thôi, không sao, ông cứ đi đi.
Nàng đưa một ngón tay lên môi. Vì Marguerite xinh đẹp đã không gửi gắm một điều bí mật nào, không thổ lộ điều gì với De Mole, nên chàng trai hiểu rằng cái cử chỉ đáng yêu đó không hề nhằm mục đích yêu cầu chàng phải yên lặng mà còn có một ý nghĩa khác.
Đoàn người lại đi tiếp. Còn De Mole, để theo đuổi việc điều tra của mình, tiếp tục đi dọc theo sông tới tận phố Cầu Dài nối với phố Saint-Antoine. Tới chỗ trông sang phố Jouy, chàng dừng lại.
Tối hôm trước, hai thị nữ đã bịt mắt chàng và Coconnas chính ở chỗ này. Chàng đã rẽ trái và đếm được khoảng hai mươi bước chân. Nay chàng lại làm cái trò đó và thấy mình đứng trước một ngôi nhà hay nói đúng hơn là một bức tường mà phía sau có một ngôi nhà, ở giữa bức tường là một cánh cửa chạm ô văng, đóng đinh to bản và có trổ lỗ châu mai.
Ngôi nhà nằm ở phố Cloche Percée, một phố nhỏ hẹp một đầu ăn sang phố Saint-Antoine còn đầu kia thông sang phố Vua Sicily.
- Mẹ kiếp, đúng đây rồi... Ta thề đấy. Khi mình ra, mình giơ tay ra và chạm phải những cái đinh này, rồi mình bước xuống hai bậc. Cái người vừa chạy vừa kêu: "Cứu tôi với!" rồi bị giết ở phố Vua Sicily chạy qua đúng lúc mình đặt chăn lên bực thứ nhất. Xem nào!
De Mole tới trước cửa và gõ.
Cánh cửa mở ra, và một người gác cổng có ria ra mở.
- Có chuyện gì thế? - Lão gác cổng hỏi.
- Ái chà! - De Mole thốt lên - Hình như chú mình người Thụy Sĩ thì phải. Ông bạn ơi! - Chàng vừa tiếp vừa lấy vẻ mặt dễ thương nhất - Tôi muốn lấy lại thanh kiếm của tôi, tối hôm qua tôi ở trong nhà này và tôi để quên ở đây.
- Tôi không hiểu gì cả? - Người gác cổng trả lời.
- Thanh kiếm của tôi... - De Mole nhắc lại.
- Tôi không hiểu gì cả? - Người gác cổng lặp lại.
- Tôi để quên... Tôi để quên thanh kiếm...
- Tôi không hiểu gì cả?
- Trong cái nhà này, đêm hôm qua tôi ở đây...
- Đồ quỷ tha ma bắt! - và lão sập cửa lại trước mũi chàng.
- Mẹ kiếp! - De Mole kêu - Nếu ta có cái thanh kiếm mà ta đang đòi thì ta sẵn lòng thọc nó qua người cái thằng quỷ quái này. Nhưng thôi để hôm khác vậy.
De Mole nói tới đó rồi lại đi tiếp tới tận phố Vua Sicily, chàng rẽ phải, đi khoảng năm chục bước nữa, lại rẽ phải và thấy mình đang ở phố Tizon, một phố nhỏ song song với phố Cloche Percée và hoàn toàn giống hệt như phố Cloche Percée. Hơn thế, khi đi thêm khoảng ba chục bước nữa thì chàng lại thấy cánh cửa nhỏ có ô văng, đinh to và lỗ châu mai, cũng bậc lên xuống và bức tường. Cứ như là phổ Cloche Percée quay trở lại để gặp chàng.
De Mole nghĩ rằng có thể chàng đã rẽ trái chứ không rẽ phải.
Và chàng tới gõ vào cánh cửa đó để đòi lại thanh kiếm như chàng làm ở cánh cửa kia. Nhưng lần này tha hồ cho chàng gõ, cửa vẫn không mở.
De Mole đi vòng quanh hai ba lần con đường đó.
Điều đó khiến chàng phát hiện ra là ngôi nhà này có hai lối vào, một ở đường Cloche Percée, một ở đường Tizon.
Nhưng dù lập luận này hợp lý đến mấy thì cũng không đem lại thanh kiếm cho chàng và cũng không bảo cho chàng biết bạn chàng ở đâu.
Có lúc chàng đã định mua quách một thanh kiếm khác và đi moi ruột lão gác cổng khốn kiếp cứ khăng khăng chỉ chịu nói tiếng Đức ấy. Nhưng chàng nghĩ rằng nếu lão gác cổng là người của Marguerite và nếu Marguerite đã chọn y như vậy thì chắc nàng phải có lý do riêng của nàng và chắc nàng sẽ phiền lòng nếu bị mất y. Chuyện gì đi nữa, de Mole chẳng muốn làm một việc khiến Marguerite không hài lòng.
Sợ mình không nhịn được, chàng lên đường quay trở về Louvre lúc hai giờ.
Lần này, phòng chàng không có ai nữa và chàng có thể vào phòng. Điều này rất cần cho cái áo chẽn vì như hoàng hậu đã lưu ý chàng, áo chẽn của chàng bị làm hỏng một cách đáng kể.
Vì vậy nên chàng tới ngay chỗ giường để lấy chiếc áo chẽn màu ngọc xám thanh nhã thay cho chiếc bị rách. Chàng hết sức ngạc nhiên khi nhìn thấy vật đầu tiên nằm cạnh chiếc áo chẽn màu ngọc xám là thanh kiếm phi thường mà chàng đã để quên ở phố Cloche Percée.
De Mole cầm lấy kiếm, lật đi, lật lại, đúng là thanh kiếm của chàng.
"Cứ như là có phép ma ấy!" - De Mole lẩm bẩm.
Rồi chàng thở dài:
- A! Giá mà anh chàng Coconnas tội nghiệp ấy có thể tự về như thanh kiếm của mình nhỉ!
Hai ba tiếng đồng hồ sau khi De Mole đã ngừng cuộc đi tuần vòng quanh ngôi nhà kép nhỏ bé kia, cánh cửa phố Tizon mở ra. Lúc ấy vào khoảng năm giờ chiều, tức là đã tối hẳn rồi.
Một người đàn bà quấn mình trong một chiếc áo choàng dài có đính lông thú, cùng với một nữ tỳ đi qua cánh cửa do một thị nữ khoảng bốn mươi tuổi mở cho nàng. Nàng nhanh nhẹn bước tới tận phố Vua Sicily sau đó gõ vào một cánh cửa nhỏ ở phố Argenson và cánh cửa ấy mở ra trước mặt nàng. Nàng qua cổng lớn của dinh trổ ra Phố Đền cũ, tới một cánh cửa nhỏ ngầm trong tường của dinh de Guise, lấy một chiếc chìa khoá trong túi ra mở và biến vào trong.
Khoảng nửa giờ sau, một chàng trai bịt mắt cũng đi qua cửa ngôi nhà nhỏ ấy. Một người đàn bà dắt chàng tới góc phố Geoffroy-Lasniervà phố Mortellerie. Tới đó, bà ta yêu cầu chàng đếm đến năm mươi mới được nhấc băng.
Chàng thanh niên chấp hành cẩn thận lời chỉ dẫn và đến con số quy định, chàng nhấc chiếc mùi soa che mắt ra.
- Mẹ kiếp - Chàng nhìn quanh và la lên - Cứ treo cổ mình lên nếu mình biết được mình ở đâu! Sáu giờ rồi! - Chàng thốt lên khi nghe tiếng chuông đồng hồ điểm ở nhà thờ Đức Bà - Thế cái anh chàng De Mole tội nghiệp ấy ra sao rồi? Ta cứ chạy về Louvre chắc sẽ biết tin.
Vừa nói, Coconnas vừa chạy dọc theo phố Mortellerie nhanh hơn ngựa. Vừa chạy chàng vừa xô, vừa húc đổ cái hàng rào di động gồm những bác thị dân đang bình thản dạo chơi quanh các cửa hiệu ở quảng trường Baudoyer, và chàng lọt vào cung.
Tới đó chàng hỏi thăm cả lính Thụy Sĩ lẫn lính gác. Lính Thụy Sĩ nói hình như có thấy ông de Mole về vào lúc sáng nhưng không thấy ông ta ra. Lính gác thì mới đứng đó được một tiếng rưỡi đồng hồ nay và chẳng thấy gì hết.
Chàng chạy lên phòng và vội vàng mở cửa. Nhưng chàng chỉ thấy trong phòng có độc nhất chiếc áo chẽn đầy vết rách của De Mole khiến chàng càng thêm lo ngại.
Lúc đó chàng nghĩ ngay tới Hurière và vội vã chạy tới chỗ ông chủ đầy tư cách của quán Tinh tú. Hurière đã gặp De Mole. De Mole đã ăn trưa ở chỗ Hurière. Coconnas hoàn toàn yên lòng, và vì đang đói mèm nên chàng cũng lại đòi dọn bữa.
Coconnas đang ở trong hai trạng thái tâm lý khiến người ta ăn ngon miệng: đầu óc yên tâm và dạ dày trống trơn. Chàng dùng bữa ngon lành đến nỗi bữa ăn kéo dài tới tận tám giờ tối.
Chàng sung sức hẳn lên nhờ vào hai chai vang Anjou mà chàng vốn ưa thích và chàng tu cả hai chai với vẻ mùi mẫn say sưa.
Rồi chàng lại bắt đầu đi tìm De Mole. Lần này, công cuộc tìm tòi được tiến hành trong các đám đông đi kèm với những cú đấm, cú đá thích ứng với sự gia tăng của niềm hạnh phúc thường vẫn có sau một bữa ăn ngon.
Luôn một tiếng đồng hồ như thế, Coconnas đã lượn qua tất cả những phố chàng cho là bạn mình có thể lui tới: quanh bờ sông Grève, cảng than, phố Saint-Antoine, các phố Tizon và Cloche Percée. Cuối cùng chàng hiểu ra rằng có một nơi De Mole nhất thiết phải đi qua, đó là cổng ghi-sê ở Louvre. Và chàng quyết định tới chờ bạn ở ghi-sê cho đến khi nào De Mole về thì thôi.
Cách cung Louvre khoảng trăm bước, khi chàng đang nâng dậy một bà bị chàng vô ngã, thì dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn hiệu gần cầu treo Louvre, chàng nhận thấy chiếc áo choàng bằng nhung màu anh đào và chiếc lông mũ trắng của bạn chàng đang biến vào sau ghi-sê như một cái bóng, cái bóng đó vừa đi vừa chào trả người lính gác.
Chiếc áo choàng màu anh đào nổi tiếng đã gây tác động mạnh đến mọi người đến nỗi chẳng ai còn nhầm vào đâu được.
- Này, mẹ kiếp! - Coconnas thốt lên - Lần này thì đúng là hắn! Hắn đang về nhà! É này De Mole! Này! Ông bạn! Dịch tả dịch hạch! - Mình vẫn tốt giọng đấy chứ! Làm sao hắn không nghe thấy mình nhỉ? May quá là chân cẳng mình cũng tốt như giọng vậy, mình sẽ đuổi theo hắn.
Vì hy vọng như thế nên Coconnas ba chân bốn cẳng lao theo và chỉ loáng cái đã tới Louvre. Nhưng chàng có chạy nhanh đến mấy, chiếc áo choàng màu anh đào dường như cũng rất vội và khi Coconnas đặt chân vào sân Louvre, chiếc măng-tô anh đào đã biến mất tăm trong dãy tiền sảnh.
- É hê, de Mole! - Coconnas kêu lên và lại chạy - Chờ mình với Coconnas đây! Ma quỷ nào bắt cậu chạy như thế? Cậu định trốn hả?
Quả thực là chiếc áo choàng anh đào như có cánh, chạy bay lên cầu thang chứ không phải là bước lên nữa.
- A! Cậu không muốn nghe mình! - Coconnas kêu lên - Cậu giận mình! Cậu tức đấy à! Này, cút đi với quỷ sứ, mẹ kiếp! Mình hết sức rồi!
Coconnas đứng dưới cầu thang mà gọi với lên với kẻ chạy trốn. Chàng thôi không chạy theo bằng chân nữa nhưng chàng vẫn nhìn theo qua vòng xoáy trôn ốc của cầu thang. Kẻ chạy trốn đã tới ngang tầm khu phòng của Marguerite. Đột nhiên một người đàn bà từ khu phòng đó bước ra và nắm lấy cánh tay kẻ mà Coconnas đang lùng đuổi.
- Ô hô! - Coconnas thốt lên - Hình như hoàng hậu Marguerite thì phải! Người ta đợi hắn. Thế thì lại khác, thật dễ hiểu tại sao hắn không trả lời mình.
Và chàng nằm bẹp xuống thành cầu thang để nhìn xuyên lên qua lỗ cầu thang.
Chàng thấy chiếc áo choàng màu anh đào đi theo hoàng hậu vào phòng sau vài tiếng thì thầm.
- Thôi thôi, đúng thế! - Coconnas bảo - Mình chẳng nhầm tí nào. Có những lúc bạn bè thân nhất cũng làm phiền ta và chàng De Mole nhà ta đang ở vào một thời điểm như thế.
Và Coconnas nhẹ nhàng leo lên cầu thang, tới ngồi ở một chiếc ghế băng bọc nhung đặt ở ngay trong tầng ấy và tự nhủ: "Thôi vậy! Đáng lẽ bắt kịp hắn thì mình lại đành phải đợi vậy... Nhưng này, nghĩ cho cùng thì hắn đến chỗ hoàng hậu Navarre, mình có khi phải chờ lâu đấy... Mẹ kiếp trời thì lạnh. Thôi, mình đợi trong phòng mình cũng được. Dù quỷ sứ có ở đấy chăng nữa thì cũng có lúc hắn phải về chứ!"
Chàng còn chưa dứt lời và chuẩn bị thực hiện cái quyết định đó thì chợt có tiếng chân bước nhẹ nhàng vui vẻ vang lên trên đầu chàng, kèm theo một bài hát quen thuộc của bạn chàng đến nỗi Coconnas vươn cổ ngó ngay lập tức về phía có tiếng chân và tiếng hát. Đó là De Mole đang từ tầng trên, nơi phòng chàng ở, đi xuống. Nhìn thấy Coconnas, chàng nhảy bốn bậc một xuống cầu thang và cuối cùng lao vào tay bạn mình.
- Ô! Mẹ kiếp! Ra là cậu đấy! - Coconnas hỏi - Thế cậu đi từ đâu ra đây?
- Quỷ quái! Từ phố Cloche Percée chứ còn gì nữa!
- Không, mình không nói tới cái nhà đằng ấy đâu...
- Thế từ đâu?
- Từ chỗ hoàng hậu cơ.
- Sao lại từ chỗ hoàng hậu?
- Từ chỗ hoàng hậu Navarre ấy mà.
- Mình có vào đấy đâu.
- Thôi đi!
- Này Anibal thân mến, cậu nói lăng nhăng rồi. Mình chờ cậu từ hai tiếng đồng hồ nay ở trong phòng, mình vừa từ đó ra xong.
- Cậu vừa ra khỏi phòng à?
- Ừ.
Thế không phải là mình đuổi theo cậu ở quảng trường Louvre à?
- Bao giờ?
- Mới đây thôi.
- Không.
- Thế không phải cậu mới biến vào trong ghi-sê cách đây mười phút à?
- Không.
- Cũng không phải cậu vừa mới leo cầu thang này cứ như thể bị một đoàn quỷ bám gót à?
- Không.
- Mẹ kiếp! - Coconnas la lên - Rượu vang quán Tinh tú làm gì mà lại xấu chơi đến nỗi khiến mình lộn tùng phèo cả đầu óc lên thế này! Mình nói với cậu rằng mình vừa mới nhìn thấy chiếc áo choàng ngoài màu anh đào và chòm lông trắng của cậu dưới ghi-sê của Louvre, mình đuổi theo chúng đến tận chân cầu thang này và cả áo choàng ngoài đấy, cả chòm lông lẫn cánh tay lắc lư của cậu được một bà mà mình rất ngờ là hoàng hậu Navarre, chờ ở đây. Bà này đã lôi cả cái mớ ấy vào cánh cửa kia mà nếu mình không nhầm, đúng là cửa nhà Marguerite xinh đẹp.
- Chết cha! - De Mole tái mặt kêu lên - Chẳng nhẽ mới đó đã phản bội rồi à?
- Thế đấy! Cậu muốn thề cái gì thì thề chứ đừng có bảo là mình nhầm nữa nhé.
De Mole ngập ngừng một lát, chàng đưa hai tay ôm đầu. Chàng bị giằng co giữa lòng tôn trọng và sự ghen tuông. Cuối cùng cơn ghen đã thắng và chàng lao tới cửa. Chàng ra sức đấm cửa, gây ra một tiếng ồn khá chướng tai nếu xét tới sự tôn nghiêm của cái nơi họ đang ở.
- Chúng mình sẽ tự làm cho người ta tóm cổ đấy - Coconnas nhắc - Nhưng mặc kệ, lạ thật đấy! De Mole, cậu bảo có ma hiện về Louvre hay không?
- Mình không biết - Chàng trai đáp, mặt chàng trở nên nhợt nhạt như chiếc lông gắn mũ đang rợp bóng trên vầng trán chàng - Nhưng mình vẫn thường muốn gặp lũ hồn ma ấy, bây giờ có dịp thì mình sẽ cố giáp mặt với con ma này.
- Mình không phản đối. Tuy vậy cậu gõ khẽ hơn tí để đừng làm nó sợ chứ.
Dù tức tối đến mấy, de Mole vẫn hiểu rõ tính đúng đắn của lời nhận xét này và chàng tiếp tục gõ nhưng nhẹ nhàng hơn.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook