Ngân trở về phòng làm việc một mình, thấy anh đã ăn uống xong xuôi từ bao giờ, bây giờ thì đang sử dụng máy tính, thấy cô đi vào anh ngạc nhiên hỏi:
- Sao đã xuống rồi?
- À, ăn no rồi.

Cô trả lời, tay mở balo lôi ra chai nước gạo, có lẽ đường trong nước gạo sẽ giúp cô đỡ đói hơn.

Khoa nhìn cô, rụt rè lôi từ trong ngăn bàn ra một gói bánh đưa về phía cô, Ngân nhìn gói bánh, rồi lại nhìn anh:
- Biết em không ăn được đồ ăn ở trung tâm nên sáng nay tôi đã mua nó.

Cô gượng gạo quay mặt đi hướng khác, bụng đói cồn cào đang kêu òng ọc biểu tình nãy giờ nhưng vẫn còn sĩ diện không muốn nhận đồ của anh, biết cô định lên tiếng từ chối, anh vội vàng nói ngay:
- Em đừng từ chối, chỉ nhận hôm nay thôi, ngày mai em có thể chuẩn bị cơm ở nhà mang đi cũng được mà, để đói như vậy đến chiều tối cũng không phải cách.

Nghe anh nói vậy, cô cứ lưỡng lự mãi, cuối cùng cũng với tay lấy hộp bánh về phía mình:
- Cảm ơn.

Anh mỉm cười dịu dàng nhìn cô, cô loay hoay bóc gói bánh anh đưa khi nãy mà mãi không được, mở ngăn bàn tìm kéo cũng không có, anh thấy vật liền bóc ra giúp cô.

Những chiếc bánh bông lan nhỏ xíu được sắp xếp ngay ngắn trong hộp nhựa, thì ra anh vẫn nhớ, cô thích nhất là bánh bông lan vị lá dứa!
Diễm My vừa từ phòng ăn về, thấy cô ngồi lướt web thì sà tới hỏi han:
- Thế không ăn uống gì thì có chịu nổi không?
- Tôi vừa ăn rồi, đây này.
Cô chỉ vào cái vỏ đựng bánh trong thùng rác, My nhìn thấy mới yên tâm gật đầu:
- Được rồi, vậy mai bà nhớ chuẩn bị cơm từ nhà mang đi, đừng có nhịn đâu đấy.

Ông Hưng cầm theo cái ấm xuyến ra vườn đổ bã chè, mỗi ngày lớp bã chè này đến lớp bã chè khác trồng lên nhau, có những bã chè ở tận dưới cùng đã mốc trắng cả ra.

Sau đó, ông đi lại vòi nước trong sân, cọ rửa thật kĩ những vết ố vàng do nước chè để lại.

Ông là người khá sạch sẽ và tỉ mỉ, không ngày nào là ông quên rửa ấm chén cả, thấy có tiếng mở cổng, ông khóa vòi nước đứng dậy ngó ra xem ai:
- Ông Cường đấy à, vào nhà uống cốc nước chè cho mát ruột.
Ông Cường- bố Uy Vũ gật đầu thay lời chào, đóng cổng lại đi vào nhà, ông Hưng lấy hộp đựng chè trong tủ ra cho một nhúm vào ấm, sau đó rót nước sôi vào rồi than thở một tiếng:
- Giữa thu rồi mà vẫn nóng thật đấy.

- Phải, biến đổi khí hậu mà, thấy bảo mỗi năm tăng gần 1 độ.

- Thế thì chết dở, nắng quá tôi có dám ra đồng giờ này đâu, đều để đến chiều tối hoặc sáng sớm mới ra.

Nhấp một ngụm nước chè, ông Cường gật đầu đồng tình:
- Mình giờ cũng già rồi, lắm bệnh lắm tật, chẳng may lăn quay ra đấy thì thiệt mình chứ thiệt ai, rồi khổ con cái, đừng tham việc quá làm gì.
- Thì đấy, tôi cũng lựa lúc nào rợp mát mới vác bình thuốc sâu đi bơm, xong lại về nhà ngồi chơi chán đến tối thì nấu cơm cho bọn nó thôi.

- Hiếm có ông bố nào như ông đấy.


Để con Linh nó về nó nấu cho, ôm đồm lắm việc làm gì.

- Để nó nấu thì không nuốt nổi, mình nấu vèo một cái là xong.
Ông Cường đặt cốc nước chè xuống bàn, thở dài một tiếng:
- Không biết đến bao giờ cho tôi với ông được nghỉ ngơi nữa.

- Haha, thôi thì mình vẫn còn khỏe mạnh, làm được cái gì cho con cho cái thì làm thôi.
- Được hai cô con gái với cậu con trai như nhà ông thì tôi đã mát mặt, đây tôi chán hai thằng con trai nhà tôi lắm rồi.

- Thế thằng Luân vẫn chưa chịu tu chí làm ăn à?
- Tu gì cái mặt nó, vừa hôm nọ về báo nợ hơn trăm triệu xong, từ ngày mẹ nó mất, nó phá phách của tôi không biết bao nhiêu tiền rồi.

Ông Hưng im lặng nghe ông bạn láng giềng than thở chuyện con cái, mỗi khi nhắc về người vợ quá cố của mình, ông Cường lại dằn vặt :
- Đều tại tôi, nếu không phải vì sai lầm của tôi năm đó thì mẹ nó cũng không chết, hai đứa nó cũng không thành cái bộ dạng này.

- Thôi, chuyện cũng qua rồi.
- Vì muốn bù đắp cho hai thằng chúng nó, tôi có tiếc cái gì đâu.

Sợ hai thằng thiếu tình thương của mẹ, tôi cũng tìm một người phụ nữ về nhà chăm sóc cho chúng nó, nhưng chúng nó có hiểu đâu, cãi vã rồi người ta chịu không nổi với nó cũng bỏ đi rồi.

- Biết là ông muốn tốt cho chúng nó, nhưng ngoài mẹ nó ra thì dù có người phụ nữ khác thay thế đi nữa thì chúng nó cũng khó chấp nhận, cứ phải từ từ ông ạ.
Hai người đàn ông ngồi uống nước chè và nói chuyện phiếm cùng nhau được một lúc thì hai đứa con cũng vừa hay về đến nhà, Linh cởi mũ bảo hiểm đưa cho Vũ:
- Vào nhà chơi tí.

Vũ gật đầu, dắt xe vào cổng thấy bố mình đang ngồi ở đấy thì tự nhiên thấy không vui:
- Bố, chú.

Ông Hưng gật đầu cười:
- Ừ, hai đứa vừa đi học về đấy à?
- Vâng.

- Cháu chào bác, con chào bố.
Ông Cường cười :
- Chào cháu.

- Linh vào cắm hộ bố nồi cơm.
- Vâng.

Vũ theo Linh vào trong nhà, cậu dựng xe đạp điện gần chuồng con Milu nhà Linh rồi chạy tót lên nhà.

- Đùa chứ, sao mày nhìn thấy bố mày mà cứ như nhìn thấy kẻ thù vậy?
Linh đong gạo trong thùng, cười cười nói với Vũ.


- Nhìn thấy ông ấy tao cười không nổi.
- Ô, thế về nhà ba bố con nhà mày cũng thế à?
- Không, chỉ có tao thôi, còn ông Luân có mấy khi ở nhà đâu.
- Tao cũng đến chịu với anh em nhà mày, chắc bác Cường cũng khổ tâm lắm.
Không thấy Vũ trả lời, sau khi cắm cơm xong thì Linh lôi trong tủ ra quả táo, rửa sạch sẽ rồi đưa cho Vũ, Vũ lắc đầu rồi mới trả lời lại.

- Khổ tâm bây giờ thì đã là quá muộn rồi, tao không ăn táo đâu, nhà tao cũng đầy trong tủ.
- Thế ăn hồng ngâm nhé?
- Ừ, bổ đi.

Trời cũng đã chập choạng tối, như thường lệ, ông Hưng lại ra ngã tư đón con gái rượu.

Ngân vừa xuống xe, thấy bố mặc cái áo cũ đứng đấy thì thấy thương:
- Bố.

- Về thôi con.

- Để bố ngày nào cũng vất vả ra đón con thế này.

Ngân áy náy.
- Cái con bé này, bố đón con gái bố, có gì mà vất vả.
Ngồi sau con xe Cup 82 cũ rích của bố, Ngân im lặng ngắm nhìn thị trấn về đêm.

Ngoài thị trấn phồn hoa hơn xóm cô nhiều, xóm cô ở chỉ là một xóm nghèo, nhỏ xíu, nhiều người cùng huyện hỏi cô ở đâu, nói tên ra họ cũng lắc đầu không biết.

Mùi bắp rang bơ thơm ngậy từ cái xe hàng rong bên vỉa hè xộc vào mũi cô, Ngân bảo bố dừng xe lại cho cô mua một gói cho em gái, con bé thích ăn món này lắm.
Về tới cổng nhà, con Milu đã đứng ở cổng chờ sẵn vẫy đuôi tíu tít, vừa thấy chủ thì suиɠ sướиɠ nhảy cẫng lên:
- Nào, bẩn hết áo của tao rồi.

Linh đang dọn cơm ra mâm, Ngân vừa cởi mũ bảo hiểm vừa ngó vào mâm xem:
- Uầy, đậu nhồi thịt.

- Nhồi gì thì cũng rửa tay đi, đừng có thò cái tay đầy vi khuẩn của chị vào.

- Cái con này, tao còn chưa kịp làm gì đâu.

- Em không nói thì chị cũng bốc vụng lâu rồi.

- Hô hô, kệ tao.


Linh đang đánh tơi cơm trong nồi, Ngân cười tủm tỉm lôi từ trong túi xách ra một gói bắp rang bơ vẫn còn nóng hổi dí vào má Linh, bị hơi nóng từ gói bắp rang bơ lại cho giật mình, Linh lùi lại theo bản năng, quay lại nhìn thấy nó thì suиɠ sướиɠ bỏ ngay cái thìa xuống.

- Mua cho em à?
Ngân gật đầu, Linh cười khanh khách cầm gói bắp rang bơ đi cất ngay, cô rửa tay sạch sẽ rồi giúp em gái đánh nốt nồi cơm.

Cả nhà lại ngồi đợi anh Việt về rồi mới ăn, sau khi ăn cơm xong, Ngân và Linh cùng nhau rửa bát ngoài sân:
- Ngày nào cũng phải ra sớm bắt xe, chị không thấy mệt à?
- Mệt cái gì mà mệt, đây người ta gọi là hết mình vì công việc, hiểu chưa? Giám đốc của tao phải tự hào vì có một nhân viên nhiệt tình như tao đấy.
- Thế thì phải hết mùa hoa chuối may ra ông giám đốc của chị mấy biết được.

- Hừ, nói cho mày biết này, đã đi làm ý, ngoài giỏi giang ra thì nhiệt tình cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng đấy.
- Để em chống mắt lên xem chị nhiệt tình được bao lâu.

- Ừ thì được bao lâu thì được thôi.
Ngân thở dài một tiếng, bỏ chiếc bát Linh vừa rửa vào thau nước sạch kì cọ lại một lần nữa.

- Ngày nào cũng đi đi về về kiểu này, chị không mệt, nhưng mà bố mệt.

Nghe em gái nói vậy, Ngân cười gian gian:
- Sao, giờ biết lo cho bố rồi à?
- Thì ai chả bảo thế, bác Mận cũng nói đấy thôi.

- Gớm, lo bố ngày nào cũng phải đi đi lại lại đón chị mày mệt chứ gì.

Linh không trả lời, rửa nốt cái xoong trong chậu xong thì rửa tay đứng dậy, Ngân lại thở dài một tiếng:
- Chả biết cái mục tiêu kiếm tiền đến năm 30 tuổi để hưởng thụ của tao có thực hiện nổi không nữa, năm nay tao đã 26 tuổi rồi.

- Haha, còn 4 năm nữa.

Em nghĩ á, nếu cứ cái đà này cho dù đến 50 tuổi đi nữa thì cái mục tiêu của chị cũng không thực hiện nổi đâu.

Nghe em gái nói vậy, Ngân càng sầu thêm, cô suy nghĩ một lúc, sau đấy cười cười đưa tay khoắng khoắng dưới nước:
- Nào, giáo sư, thử nói xem bán gì để nhiều tiền bây giờ.

- Bán thân.

- Vãi.

- Haha.

Hai chị em ngồi cười khanh khách, anh Việt tay đang cầm quần áo thấy thế thì ló đầu ra hóng chuyện:
- Hai đứa nói chuyện gì mà vui thế?
- Con Linh bảo em đi bán thân lấy tiền anh ạ.

- Anh thấy ý tưởng cũng sáng tạo mà, em gái anh lại xinh đẹp thế này.

- Xinh đẹp mà 5 năm trước mặt dày theo đuổi một thằng những nửa năm trời mà nó có thèm để ý đâu.


Linh cười khinh bỉ.

- Còn mày nữa, ở đấy mà cười tao.

Việt ngạc nhiên lắm, nhìn Ngân hỏi:
- Ngân theo đuổi ai mà anh không biết nhỉ?
- Anh thì đi làm suốt ngày, biết làm sao được, thôi anh đi tắm đê.
Sau khi úp bát lên tủ cho róc nước, Linh như nhớ ra điều gì, quay lại hỏi Ngân:
- Mai chủ nhật lên phố chơi đê.

- Lên Hà Nội á?
- Ừ, lên phố giải ngố cho chị.

- Được.

Chủ nhật hôm ấy, Ngân lấy xe máy đèo Linh lên trung tâm thành phố chơi.

Vì 5 năm bên Nhật chỉ đi xe đạp, về nước đi xe máy có chút không quen nên Ngân đi với tốc độ rùa bò làm Linh hơi sốt ruột.

- Chị có thể đi nhanh hơn chút được không? Với cái tốc độ này của chị chỉ 30 phút nữa thôi hai đứa sẽ bị nướng thành than mất.

- Lâu rồi tao không đi, cứ phải để tao quen từ từ chứ.

Linh vỗ vai chị hét to.

- Hay chị xuống đi, để em lái xe cho.
- Thôi điên à, mày đã có bằng đâu.

Ngân vòng xe vào chợ sinh viên chơi, thấy quán ăn vặt nào cũng sà vào.

Năm năm bên Nhật vì để tiết kiệm tiền gửi về cho bố nên cô có dám ăn cái gì đâu, ăn vặt với cô khi đó phải gọi là quá xa xỉ rồi, đâu như Việt Nam mình đâu.

- Ăn bánh tráng trộn đi, lâu lắm rồi tao chưa ăn.

- Thì ăn.

Ngân cởϊ áσ chống nắng đặt sang một bên, với tay xem menu trên bàn:
- Chị ơi, cho em 2 đĩa chân gà nướng loại to, 1 chè khúc bạch, 2 bánh tráng trộn, 1 khoai lang kén loại to, 2 bánh đa trộn.

Sau đó Ngân quay sang hỏi Linh:
- Còn mày, ăn gì?
Cảm giác như có người đang nhìn mình, Ngân quay mặt lại, thấy mọi người đang có mặt trong quán nhìn cô với ánh mắt vừa ngạc nhiên pha lẫn kì lạ.

Một cậu sinh viên ngồi bàn bên cạnh cầm cốc trà sữa lên, hút một hơi hết nửa cốc còn lại, sau đấy quay sang bắt chuyện với cô:
- Nhìn chị nhỏ người thế này mà sức ăn dã man thật đấy.
- Hì hì.



Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương