Hoa Tulip Đen
-
Chương 9: Isaac Boxtel bị lột mặt nạ
Khi tạm biệt Cornélius, Rosa thề sẽ tìm trả lại anh cây hoa vừa bị Jacob đánh cắp hoặc không được sẽ không bao giờ gặp lại anh nữa.
Cô gói một ít quần áo cần thiết đem theo, lấy ra ba trăm florins tiết kiệm, lục tìm trong đống quần áo viền đăng ten mềm mại của mình củ mầm giống thứ ba cất trong đó, đem giấu vào yếm ngực cẩn thận, khóa kỹ hai vòng khóa cửa để người ta phát hiện chậm việc cô bỏ trốn, mọi việc chuẩn bị xong, cô xuống cầu thang. Ra khỏi nhà tù, cô đến nhà một người cho thuê ngựa hỏi thuê một xe ngựa nhỏ.
Cô hy vọng đuổi kịp người đưa thư và nếu gặp được chàng trai tử tế và tốt bụng ấy, cô sẽ đi cùng, anh sẽ vừa là người dẫn đường cho cô, vừa là người cô có thể dựa dẫm được..Thật vậy, đi chưa đầy một dặm, cô đã trông thấy anh từ xa đang rảo bước trên một con đường chạy dọc theo bờ sông.
Cô cho ngựa chạy nước kiệu và đuổi kịp anh.
Hai người đi từ năm giờ sáng, đã vượt qua tám dặm đường mà người cha vẫn chưa hề biết rằng con gái mình đã rời khỏi pháo đài.
Trong khi ông bố còn tưởng Rosa run sợ hay nằm dỗi trong buồng, thì cô gái đã đi thêm được một đoạn đường. Và khi Gryphus bắt đầu lo lắng về sự vắng mặt của cô con gái, Rosa đã tới được Rotterdam cùng với người bạn đường.
Buổi tối, cô nghỉ lại ở Delft và hôm sau cô tới Harlem sau Boxtel bốn tiếng.
Cô hỏi thăm ngay đến nhà ông chủ tịch làm vườn tức ngài Van Systens.
Cô xưng danh xin gặp, nhưng tên cô dù rằng rất kêu, ông chủ tịch vẫn không biết cô là ai, ông từ chối không cho cô gặp.
Rosa không nản chí. Cô nói:
- Xin các ông báo giùm với ông chủ tịch tôi đến vì chuyện cây hoa tuylíp đen.
Nhờ những từ đó, cô vào được tận phòng làm việc của ông chủ tịch; ông chủ tịch thật là phong nhã, tiếp đón cô rất lịch sự. ông nói to:
- Thưa cô, cô nói đến đây vì chuyện cây hoa tuylíp đen, có phải thế chăng?
- Thưa vâng, cháu đến ít ra là để thưa với ông về chuyện đó. - Rosa trả lời.
- Cây mọc khỏe khoắn chứ cô? - Van Systens mỉm cười hỏi với một nét mặt kính trọng dễ thương.
- Thưa ông, cháu không biết nói thế nào. -Rosa trả lời.
- Thế nào? Có chuyện gì không hay xảy ra?
- Thưa ông, có đấy ạ. Chuyện không xảy ra đối với hoa, nhưng đối với cháu đấy ạ. Họ đã ăn cắp hoa của cháu.
- Thế nào, cháu gái, cháu nói khó hiểu quá.
Có lẽ cháu muốn nói người ta đã đánh cắp cây hoa của ông chủ cháu là ông Boxtel phải không?
- Thưa ông, không ạ. Cháu không biết ông Box-tel; đây là lần đầu tiên cháu nghe thấy nói.
- à ra thế! Lúc nãy tôi tưởng cháu là người giúp việc cho ông ta. Cháu không quen ông Boxtel và cháu cũng có một cây hoa tuylíp đen hay sao?
- Còn có một cây khác nữa, thưa ông? - Rosa ngạc nhiên hỏi.
- Của ông Boxtel, đúng thế.
- Nó thế nào ạ?.- Đen tuyền, không một màu nào khác, không pha một vết nhỏ tí nào.
- Và ông có nó ở đây, nó được gửi ở đây phải không?
- Không, nhưng nó sẽ được trưng bày ở đây cho hội đồng chấm thi xem trước khi trao giải thưởng.
Rosa kêu lên:
- Thưa ông, cái ông Boxtel ấy tự xưng là chủ sở hữu cây hoa tuylíp đen...
- Đúng như vậy.
- Thưa ông, đó có phải là một người gầy còm?
- Đúng.
- Hói đầu.
- Đúng.
- Có một con mắt ngơ ngác?
- Tôi cho là như thế.
- Vẻ mặt lo lắng, lưng còng, chân khèo, có phải không ạ?
- Đúng như vậy, cháu tả chân dung ông Boxtel đúng từng nét một.
- Thưa ông, đó là hoa của cháu, đó là tài sản của cháu, cây hoa bị đánh cắp. Thưa ông cháu đến đây khiếu nại về việc ấy.
- ồ! ồ! - ông Van Systens nhìn chằm chằm Rosa nói. - Thế nào! Cô đến đây để kiện ông Boxtel về việc cây tuylíp bị mất cắp? Hay đấy! Cô bạo mồm thật. Cô hãy tìm gặp ông Boxtel ở khách sạn Thiên Nga trắng, cô dàn xếp với ông ấy.
- Trời ơi! Thưa ông! Thưa ông! - Rosa rên rỉ.
- Có điều, con ạ, - ông Van Systens nói tiếp.
- con hãy còn trẻ, ta coi con chưa đến nỗi hoàn toàn hư hỏng đâu, con hãy nghe đây lời khuyên của ta: Con hãy thận trọng trong việc này vì chúng ta có tòa án và có nhà tù ở Harlem, hơn nữa chúng ta rất dễ nổi giận với ai động chạm đến danh giá hoa tuylíp của chúng ta. Thôi đi đi, ông Isaac Boxtel nghỉ ở khách sạn Thiên Nga trắng đấy.
Nửa mừng nửa sợ khi đã tìm ra manh mối cây hoa, Rosa cuống cuồng đi đến khách sạn Thiên Nga trắng, theo sau phò tá cô vẫn là anh đưa thư khỏe mạnh tỉnh Frise, mình anh có thể nuốt tươi mười gã Boxtel.
Nhưng khi tới Grote-Markt, Rosa bỗng nhiên đứng lại, một ý nghĩ vừa thoáng qua.
- Trời ơi! - Cô thầm thì nói. - Mình đã phạm phải một sai lầm lớn. Mình đã báo động cho họ biết, họ sẽ nghi ngờ. Mình chỉ là một cô gái, họ.là đàn ông liên kết chống lại mình, thế là mình chỉ có thua, chết mất.
Một lúc sau điềm tĩnh lại cô nghĩ:
- Nếu mình đến chỗ ở của Boxtel và giả dụ là mình không quen biết hắn, nếu Boxtel đó không phải là tên Jacob nhà mình, mà lại là một người chơi hoa khác cũng tìm ra được loại hoa tuylíp đen...
Mặt khác, nếu mình nhận ra tên Boxtel là tên giả Jacob thì chuyện gì sẽ xảy ra? ôi! Xin Đức Mẹ Đồng trinh hãy phù hộ cho con! Đây là số phận của con, là số phận của người tù lúc này đang chết dần vì sầu muộn trong nhà tù, xin đức Mẹ Đồng trinh hãy phù hộ độ trì cho chúng con.
Khi đó có tiếng ầm ầm ở đầu đằng kia phố Grote-Markt. Thiên hạ chạy đến, các cửa nhà mở tung, Rosa, một thân một mình, không nghe thấy gì, không trông thấy gì trong sự chuyển động đó của đám đông.
Cô thầm thì:
- Mình phải quay lại chỗ ông chủ tịch thôi.
Rosa khó khăn lắm mới lọt được vào chỗ ông chủ tịch, lúc này vẫn như lúc trước, ông cảm thấy rất hồi hộp khi nghe cái từ đầy ma thuật: hoa tuylíp đen.
Khi nhìn thấy cô gái, ông nghĩ ngay là một con bé điên, tệ hơn nữa, ông nổi nóng định tống khứ cô ra.
Cô chắp tay lại nói với một giọng rất thành thật làm mủi lòng mọi người nghe:
- Thưa ông, vì Chúa, ông đừng xua đuổi cháu; xin ông hãy nghe cháu giãi bày; nếu ông không làm cho người ta phải công nhận quyền lợi của cháu thì ít ra ông hãy nghe cháu nói để một ngày kia, đứng trước mặt Chúa, ông không phải hối hận vì đã tòng phạm với một việc làm xấu xa.
Ông Van Systens sốt ruột; đó là lần thứ hai ông bị quấy rầy trong lúc đang soạn thảo một diễn văn yêu cầu văn phong phải lưu loát, đàng hoàng xứng danh một ông thị trưởng thành phố kiêm chủ tịch Hội làm vườn Harlem.
- Tôi còn phải viết báo cáo chứ! - ông nói to.
- Báo cáo về hoa tuylíp đen! Các người có biết không?
Rosa nói tiếp vững tâm về tính trung thực và sự vô tội của mình:
- Thưa ông, nếu ông không nghe cháu nói thì báo cáo của ông chỉ dựa trên những sự kiện gian ác hoặc dối trá thôi. Cháu van ông, xin ông cho dẫn ông Boxtel tới đây, xem ông ấy có phải là ông.Jacob đóng giả không. Xin thề trước Chúa, cháu sẽ công nhận quyền sở hữu khám phá ra hoa tuylíp đen là của ông ấy, nếu như hoa tuylíp đen đó không phải là của cháu.
- Hay đấy nhỉ! Đưa việc ra trước hay đấy nhỉ!
- ông nói thế nghĩa là thế nào ạ?
- Tôi hỏi chị nhé, còn chứng tỏ được điều gì nữa khi chị đã thừa nhận hết hai điều trên là của chị rồi?
- Thưa ông, ông là một người chính trực. -Rosa nói. - Nếu ông trao giải cho một người vì một công trình không phải là của người đó, tồi tệ hơn, vì một công trình đi ăn cắp được thì...
Giọng nói của Rosa hình như đã làm rung động trái tim ông Van Systens; ông sắp sửa trả lời cô gái một cách dịu dàng hơn bỗng nghe ở ngoài đường có tiếng động.
Những tiếng hoan hô ầm ĩ làm rung chuyển cả căn nhà.
- Chuyện gì thế? - ông thị trưởng kêu lên. -Chuyện gì thế? Thế có được chăng hay tôi nghe nhầm?
Ông chạy về phía phòng đợi để mặc Rosa ở phòng làm việc của ông.
Vừa tới bậc cửa, ông kêu lên một tiếng ngạc nhiên khi thấy một cảnh tượng ít thấy bày ra trước mặt: cầu thang lên gác nhà ông đông cứng những người.
Đám đông kéo nhau đi theo một người trai trẻ ăn mặc giản dị đang lên cầu thang một cách chậm rãi trông thật quý phái.
Hai sĩ quan đi sau, một thuộc binh chủng hải quân, một thuộc kỵ binh.
Van Systens bảo gia nhân dẹp chỗ rồi ông ra cúi chào người mới đến. ông nói:
- Xin kính chào Hoàng thân! Hoàng thân quá bộ đến thăm!
- ông Van Systens thân mến. - Guillaume d’Orange nói một cách thanh thản, sự thanh thản ở ông là thay cho nụ cười. - ở Leyde tôi nghe nói thành phố Harlem có hoa tuylíp đen; sau khi hỏi lại cho chắc chắn, mặc dầu vẫn còn chưa tin, tôi đến hỏi ông chủ tịch Hội làm vườn Harlem xem thế nào.
- ôi! Thưa Hoàng thân, - Van Systens hể hả nói. - quý hóa quá, sung sướng quá, thật vinh dự lớn cho Hội làm vườn chúng tôi được Hoàng thân để mắt tới..- ông có hoa để ở đây không? - ông Hoàng cắt ngang câu nói của Van Systens, có lẽ ông lấy làm tiếc mình đã nói quá nhiều.
- Dạ, bẩm không, nó không có ở đây.
- Nó ở đâu?
- Dạ! ở nhà chủ nó ạ.
- Chủ nó ở đâu?
- Dạ! ở khách sạn Thiên Nga trắng ạ. Tôi xin cho người đi gọi ạ. Trong khi chờ đợi, xin Hoàng thân sang phòng khách tạm nghỉ; biết Hoàng thân ở đây, thế nào người đó cũng phải mang hoa đến ngay để Hoàng thân thưởng thức ạ.
- Được rồi, gọi anh ta đến.
- Bẩm vâng ạ, thưa Hoàng thân, có điều là...
- Có gì cơ?
- Dạ, bẩm không có gì quan trọng cả ạ.
- Không có gì là không quan trọng, ông Van Systens ạ.
- Dạ, có vấn đề là chủ nó đến kiện đòi lại quyền sở hữu ạ. Đúng là nó có giá một trăm nghìn florins.
- Thế là một trọng tội rồi còn gì, đúng không ông Van Systens?
- Đúng thế đấy ạ.
- ông có bằng chứng gì về sự lừa đảo đó không?
- Bẩm không, kẻ thủ phạm, dạ, tôi muốn nói là cô gái đến kiện hãy còn ngồi đây kia, dạ, ở buồng bên cạnh đó ạ.
- ở buồng bên cạnh? ông nghĩ thế nào về chuyện đó, ông Van Systens?
- Lúc nãy tôi chuẩn bị xét hỏi cô ta thì Hoàng thân đến.
- Hãy nghe cô ta khai, ông Van Systens ạ, hãy nghe cô ta; tôi là viên quan đứng đầu đất nước, tôi sẽ nghe và phân xử nghiêm minh.
- Hoàng thân là vua Salomon phục sinh! -Van Systens vừa nói vừa cúi người xuống và chỉ lối đi cho Hoàng thân.
Hoàng thân định đi trước nhưng nghĩ thế nào đứng lại nói:
- ông đi trước đi và đừng gọi tôi là Hoàng thân nữa.
Họ vào phòng làm việc.
Rosa vẫn đứng nguyên một chỗ, trán tì vào kính cửa sổ và mắt nhìn xuống vườn:
- A! A! Một cô gái tỉnh Frisonne. - ông Hoàng nói khi nhìn thấy cái mũ vàng và bộ váy đỏ của Rosa.
Thấy động, cô gái quay đầu lại và chỉ kịp nhìn ông Hoàng ra ngồi ở góc tối nhất trong buồng.
Van Systens cũng ngồi xuống, sung sướng và hãnh diện về vai trò quan trọng của mình:
- Cháu gái kia! - ông nói. - Cháu hứa là nói đúng sự thực về cây hoa tuylíp, có đúng không nào?
- Thưa ông, đúng.
- Vậy cháu hãy nói trước mặt ông đây; ông cũng là một thành viên của Hội làm vườn.
- Thưa ông, - Rosa nói, - cháu không biết nói gì hơn ngoài những điều cháu đã nói với ông rồi - Nói hết cho chúng tôi.
- Cháu nói lại lời yêu cầu cháu đề đạt với ông.
- Yêu cầu gì?
- Yêu cầu cho ông Boxtel đến đây với cây hoa tuylíp; nếu cháu thấy không đúng là của cháu, cháu sẽ nói thẳng ra; nhưng nếu cháu nhận đúng là của cháu, cháu sẽ đòi lại, dù có phải đi đến Hoàng thân stathouder cháu cũng đi.
Van Systens đưa mắt nhìn ông Hoàng. Khi nghe Rosa thốt ra những tiếng đầu tiên, ông Hoàng đang thử cố nhớ xem có một kỷ niệm gì vì hình như đây không phải lần đầu tiên ông nghe giọng nói êm ái như thế.
Một viên sĩ quan được phái đi tìm Boxtel còn ông Van Systens tiếp tục xét hỏi:
- Cô dựa vào đâu để nói rằng cô là chủ nhân của bông hoa đó? - ông nói.
- Đơn giản là tự tay cháu ươm và trồng ở trong buồng của cháu.
- Trong buồng của chị, buồng của chị ở đâu?
- ở LÂwestein ạ.
- Chị ở LÂwestein?
- Vâng, cháu là con gái ông cai ngục ở pháo đài.
Ông Hoàng cựa quậy như muốn nói:
- A! Thôi đúng rồi, mình nhớ ra rồi.
Rồi một mặt làm ra đang đọc báo, một mặt ông nhìn Rosa chăm chú hơn trước.
- Và chị thích hoa? - ông Van Systens hỏi tiếp.
- Thưa ông, vâng ạ.
- Chị là một nhà bác học về hoa à?
Rosa lưỡng lự một chút rồi bằng một giọng như xuất phát tự đáy lòng, cô nói:
- Thưa các ông, cháu nói ở đây có phải là nói với các ngài có chữ tín, chữ nghĩa không ạ?
Giọng cô rất thật nên Van Systens và ông Hoàng đều gật đầu cùng một lúc công nhận..- Vậy cháu xin nói: không, không phải cháu là một nhà bác học nghiên cứu về hoa, không phải đâu ạ, cháu chỉ là con người bình thường, là một cô gái quê tỉnh Frise trước đây ba tháng còn chưa biết đọc, biết viết. Không, không phải cháu là người tìm tòi, sáng tạo ra hoa tuylíp đen.
- Thế ai tìm ra nó?
- Đó là một người tù khốn khổ ở LÂwestein.
- Một người tù ở LÂwestein. - ông Hoàng nhắc lại.
Nghe giọng nói ấy, lần này đến lượt Rosa thảng thốt.
Ông Hoàng nói tiếp:
- Là một người tù Nhà nước vì ở LÂwestein chỉ giam những tù nhân Nhà nước.
Ông tiếp tục đọc hay đúng hơn, giả vờ đọc báo.
Rosa run bắn người vì sợ, lẩm bẩm nói:
- Vâng, vâng, một người tù Nhà nước tìm ra nó.
Van Systens tái mặt khi nghe thấy một lời thú nhận như vậy trước một nhân chứng vĩ đại nhường kia.
- Theo lời chị nói, hình như chị lợi dụng chị là con gái ông cai ngục và chị liên hệ với tên tù để trồng hoa, có đúng không?
Rosa đầm đìa nước mắt:
- Thưa ông, vâng ạ. Cháu buộc lòng phải thú thực hàng ngày cháu vẫn gặp anh ấy.
- Khốn nạn! - ông Van Systens nói to.
Ông Hoàng ngửng đầu nhìn Rosa đang sợ hãi và mặt ông chủ tịch tái xanh.
Bằng một giọng rõ ràng và nhấn mạnh, ông nói:
- Điều vừa rồi không liên quan đến các thành viên Hội trồng vườn. Nói tiếp đi, cô gái, nói tiếp đi.
Ông Van Systens mạnh dạn nhìn ông thành viên mới của Hội làm vườn và cám ơn ông, nhân danh các bông hoa tuylíp.
Được lời khích lệ của người lạ mặt, Rosa kể lại tất cả những gì đã diễn ra trong ba tháng nay, tất cả những gì cô đã làm, tất cả những gì cô phải chịu đựng. Cô kể những việc làm tàn ác của Gryphus, giày xéo lên mầm củ thứ nhất, về nỗi đau thương của người tù trồng hoa, những chăm sóc thận trọng cho mầm củ thứ hai được nảy mầm và trổ hoa, sự kiên nhẫn của người tù, những lo lắng của anh khi hai người xa nhau; việc anh nhịn ăn.cho chết vì không được tin tức về cây hoa của anh; sự vui mừng khi họ tái hợp sau cùng là sự tuyệt vọng của cả hai người khi bị mất chậu hoa chỉ sau một tiếng đồng hồ hoa nở.
Tất cả những điều đó được nói lên rất thành thực, đúng sự thật, nhưng ông Hoàng vẫn thản nhiên như không, ít ra là bề ngoài, nhưng trái lại có tác động đến ông Van Systens.
- Cô mới quen biết người tù đó chứ? - ông Hoàng hỏi.
Rosa mở to mắt nhìn người lạ mặt nhưng người này thụt vào bóng tối như muốn tránh cái nhìn của cô.
- Thưa ông, sao ông hỏi thế? - Rosa hỏi.
- Bởi ông cai ngục cùng cô con gái mới đến ở LÂwestein có bốn tháng...
- Thưa ông, đúng như vậy.
- ít ra là cô không yêu cầu thuyên chuyển cho cha cô để đi theo một người tù nào đó được chở từ La Haye về LÂwestein...
- ông! - Rosa đỏ mặt kêu lên.
- Cô nói tiếp đi.
- Thú thực cháu có quen người tù đó ở La Haye.
- Diễm phúc thay cho anh ấy! - ông Guillaume mỉm cười nói.
Lúc đó, viên sĩ quan được cử đi gọi Boxtel bước vào báo cáo Hoàng thân là Boxtel đã đến cùng với chậu hoa.
Báo cáo vừa dứt thì Boxtel bước vào phòng khách của ông Van Systens.
Ông Hoàng được báo liền đi vào phòng khách, ngắm nhìn một lúc, không nói năng gì lại trở ra ngồi vào chỗ cũ trong bóng tối trên chiếc ghế bành chính lúc nãy ông đã ngồi.
Trống ngực đánh thình thịch, mặt tái mét, tinh thần đầy khiếp sợ, cô gái chờ đến lượt mình được gọi vào nhận mặt hoa. Đúng lúc ấy cô nghe thấy tiếng nói của Boxtel.
- Chính nó rồi! - Cô kêu lên.
Ông Hoàng ra hiệu cho cô hãy đứng nhìn vào phòng khách qua cánh cửa hé mở.
- Chính hoa của cháu! - Rosa kêu lên. - Hoa của cháu, cháu nhận đúng hoa của cháu.
Cô òa lên khóc.
Ông Hoàng đứng dậy, đi ra cửa rồi đứng một lúc ở chỗ sáng..Rosa để mắt nhìn kỹ. Hơn lúc nào hết cô tin chắc không phải lần đầu tiên cô gặp người xa lạ này.
- ông Boxtel, ông vào đây. - ông Hoàng nói.
Boxtel vội vàng chạy tới, đứng trước mặt Guil-laume d’Orange.
- Lạy Hoàng thân! - Hắn vừa nói vừa lùi.
- Hoàng thân! - Rosa choáng váng nhắc lại.
Nghe tiếng thốt kinh ngạc ở bên tai, Boxtel quay sang thì thấy Rosa.
Hắn giật mình.
Ông Hoàng lẩm bẩm:
- Hắn lúng túng rồi.
Boxtel trấn tĩnh lại được.
- ông Boxtel này, - Guillaume hỏi. - hình như ông tìm ra được bí mật của hoa tuylíp đen đấy nhỉ?
- Thưa Hoàng thân, vâng. - Boxtel trả lời, giọng xem ra hơi lo lắng.
Sự lúng túng có thể là do hắn nhận ra người đứng trước mặt là Guillaume.
Ông Hoàng nói tiếp:
- ờ! Nhưng đây là cô gái cũng nhận mình tìm ra bí mật ấy.
Boxtel nhún vai và mỉm cười khinh bỉ.
Guillaume theo dõi tất cả các cử chỉ của hắn một cách tò mò và quan tâm rõ rệt.
- Như vậy là ông không biết người con gái này phải không?
- Bẩm Hoàng thân, không.
- Còn cô, cô có biết ông Boxtel không?
- Bẩm không, nhưng cháu biết ông Jacob.
- Cô muốn nói gì?
- Cháu muốn nói là ở LÂwestein ông Isaac Boxtel gọi là ông Jacob.
- ông Boxtel, ông trả lời thế nào?
- Bẩm Hoàng thân, cô ấy nói sai.
- ông chối chưa bao giờ ở LÂwestein phải không?
Boxtel ngập ngừng. ông Hoàng xói mắt nhìn hắn khiến hắn không dám nói bậy.
- Con không phủ nhận con đã ở LÂwestein nhưng con không ăn cắp hoa tuylíp.
- Chính ông là đồ ăn cắp! - Rosa tức giận kêu to.
- Tôi không ăn cắp.
- ông nghe đây, ông có không nhận đã theo tôi vào vườn hôm tôi giả vờ ươm củ giống không?
Ông có không nhận đêm hôm ấy ông nhảy vào vườn đến chỗ ông tưởng sẽ tìm thấy củ giống tôi trồng.không? ông có không nhận ông lấy tay bới đất tìm kiếm nó không? ông nói đi, ông nói đi, ông có phủ nhận tất cả những điều đó không?
Boxtel cho là không nên trả lời thẳng vào những câu hỏi đó. Hắn nói:
- Bẩm Hoàng thân, hai mươi năm nay con theo nghề trồng hoa tuylíp ở Dordrecht. Trong nghệ thuật trồng hoa, con đã được một chút danh tiếng.
Cô gái này biết con đã tìm ra giống tuylíp đen liền cùng với anh bạn tù nào đó ở pháo đài LÂwestein...
Tên tù đó, bẩm Hoàng thân, là một tên tội phạm Nhà nước, một lần bị xử án tử hình.
- Tên hắn là gì?
Rosa hai tay ôm đầu tuyệt vọng.
- Hắn tên là Cornélius Van Baerle. - Boxtel đáp. - Hắn là con đỡ đầu của tên khốn kiếp Cor-neille de Witt đấy ạ, bẩm Hoàng thân.
Ông Hoàng giật mình. Con mắt bình thản của ông bỗng nảy lửa, một tử khí lạnh lẽo lan tỏa trên mặt ông.
- Nói tiếp đi! - ông Hoàng nói với Boxtel.
- Con không còn gì nói nữa, Hoàng thân biết rõ cả rồi. Có điều lúc này con không muốn nói là để cô này không phải hổ thẹn vì sự vô ơn của cô.
Con đến LÂwestein là có công việc; ở đấy con quen ông già Gryphus, con yêu con gái ông ta và con xin hỏi cô ấy làm vợ; con nghèo, không có nhiều tiền nhưng con đã dại dột kể với cô gái hy vọng sắp kiếm được món tiền lớn một trăm nghìn florins; muốn chứng minh điều đó, con cho cô ta xem cây hoa tuylíp đen của con. Người tù, bạn trai của cô ấy ở Dordrecht đã từng giả vờ làm người trồng hoa tuylíp để che đậy những âm mưu làm phản của hắn thì ở LÂwestein anh ta cùng cô gái này đã âm mưu làm hại con.
Hoàng thân quay sang Rosa nói:
- Cô làm thế là không tốt và người bạn trai của cô sẽ bị trừng trị vì đã khuyên cô làm điều bậy bạ. Suýt nữa cô phạm một tội ác, tôi không trừng phạt cô nhưng tôi nghiêm trị tên thủ phạm chính, hắn sẽ gánh phạt cho cô. Một người trong cái dòng họ ấy có thể âm mưu này khác, ngay cả phản bội...
nhưng không được ăn cắp.
- Ăn cắp ư! - Rosa kêu lên. - ôi! Thưa Hoàng thân, anh ấy sẽ phẫn uất đến chết khi nghe từ ấy.
Nếu có chuyện ăn cắp thì con xin thề với Hoàng thân chính là anh này.
- Bằng chứng đâu? - Boxtel lạnh lùng nói.
- Được, nhờ ơn Chúa, tôi sẽ chứng minh cho anh thấy.
Rồi quay sang Boxtel, cô gái trực tiếp hỏi:.- Hoa tuylíp kia thật là của anh?
- Phải.
- Anh có bao nhiêu củ giống?
Boxtel ngập ngừng một chút, sau anh hiểu cô gái sẽ không hỏi vậy nếu chỉ có hai củ giống.
- Ba củ. - Boxtel trả lời.
- Chúng nó bây giờ thế nào? - Rosa hỏi.
- Thế nào ấy ư?... Thì một củ hỏng, một củ cho ra hoa màu đen...
- Còn củ thứ ba?
- Củ thứ ba ở nhà tôi. - Boxtel lúng túng trả lời.
- Anh nói bậy rồi! - Rosa kêu lên. - Cô lần ở trong yếm ra củ thứ ba và nói tiếp: - Củ thứ ba đây, cùng bọc trong một tờ giấy với hai củ trước.
Khi anh Cornélius Van Baerle sắp lên đoạn đầu đài, anh đưa cả gói cho con, con đưa trình Hoàng thân xét ạ.
Rosa mở tờ giấy bọc ra đưa củ giống thứ ba cho Hoàng thân. ông cầm lấy ngắm nghía.
- Thưa Hoàng thân, cô gái này không thể cũng ăn cắp nó như cây hoa của con hay sao? - Boxtel lắp bắp nói. Hắn lo lắng khi thấy Hoàng thân chăm chú xem xét củ giống, nhất là khi thấy Rosa chăm chú đọc mấy dòng ghi trên tờ giấy bọc cô còn cầm trong tay.
Mắt cô gái bỗng sáng rực lên. Cô nói:
- Kính thưa Hoàng thân, xin Hoàng thân đọc, xin Hoàng thân đọc ạ!
Guillaume mới đọc lướt, sắc mặt đã đượm một nỗi đau và thương xót vô hạn. Tờ giấy mà Rosa đưa cho ông là trang sách thánh của Corneille de Witt xé ra viết và nhờ Craeke mang đến Dordrecht cho Van Baerle yêu cầu anh đốt ngay tập thư quan hệ với Louvois.
Chúng ta hãy nhớ lại lá thư đó có mấy dòng chữ sau đây:
"Con thân yêu, Con hãy đốt gói bọc cha gửi. Con đốt ngay không mở, không xem để nó luôn luôn là điều không biết đối với con. Những bí mật của nó đủ giết người cất giữ nó. Con hãy đốt đi và như vậy là con cứu cha Corneille và bác Jean của con đấy.
Vĩnh biệt con.
Con hãy thương cha.
Corneille de Witt 22-8-1672"Tờ giấy đó chứng tỏ Van Baerle vừa là người vô tội, vừa là người có của khi nói về ba củ hoa giống kia. Rosa và ông stathouder cũng nhìn nhau vẻ hiểu biết.
Ông Hoàng gạt một giọt mồ hôi lạnh ngắt vừa chảy từ trán ông xuống má. Mặt ông và ý nghĩ của ông đắm sâu nhìn vào cái vực thăm thẳm, cái vực không đáy ấy gọi là sự hối hận và hổ thẹn đối với quá khứ.
Một lúc sau ông mệt nhọc ngẩng đầu lên. ông nói:
- Thôi đi, ông Boxtel, công lý đã được phân giải.
Quay sang ông chủ tịch, ông nói tiếp:
- ông Van Systens thân mến, ông giữ cô gái và bông hoa ở lại đây. Xin chào đồng bào.
Mọi người cúi đầu chào kính cẩn; ông Hoàng đi ra khỏi phòng khách, những tiếng hoan hô của đám đông vang dậy khua động không gian.
Cô gói một ít quần áo cần thiết đem theo, lấy ra ba trăm florins tiết kiệm, lục tìm trong đống quần áo viền đăng ten mềm mại của mình củ mầm giống thứ ba cất trong đó, đem giấu vào yếm ngực cẩn thận, khóa kỹ hai vòng khóa cửa để người ta phát hiện chậm việc cô bỏ trốn, mọi việc chuẩn bị xong, cô xuống cầu thang. Ra khỏi nhà tù, cô đến nhà một người cho thuê ngựa hỏi thuê một xe ngựa nhỏ.
Cô hy vọng đuổi kịp người đưa thư và nếu gặp được chàng trai tử tế và tốt bụng ấy, cô sẽ đi cùng, anh sẽ vừa là người dẫn đường cho cô, vừa là người cô có thể dựa dẫm được..Thật vậy, đi chưa đầy một dặm, cô đã trông thấy anh từ xa đang rảo bước trên một con đường chạy dọc theo bờ sông.
Cô cho ngựa chạy nước kiệu và đuổi kịp anh.
Hai người đi từ năm giờ sáng, đã vượt qua tám dặm đường mà người cha vẫn chưa hề biết rằng con gái mình đã rời khỏi pháo đài.
Trong khi ông bố còn tưởng Rosa run sợ hay nằm dỗi trong buồng, thì cô gái đã đi thêm được một đoạn đường. Và khi Gryphus bắt đầu lo lắng về sự vắng mặt của cô con gái, Rosa đã tới được Rotterdam cùng với người bạn đường.
Buổi tối, cô nghỉ lại ở Delft và hôm sau cô tới Harlem sau Boxtel bốn tiếng.
Cô hỏi thăm ngay đến nhà ông chủ tịch làm vườn tức ngài Van Systens.
Cô xưng danh xin gặp, nhưng tên cô dù rằng rất kêu, ông chủ tịch vẫn không biết cô là ai, ông từ chối không cho cô gặp.
Rosa không nản chí. Cô nói:
- Xin các ông báo giùm với ông chủ tịch tôi đến vì chuyện cây hoa tuylíp đen.
Nhờ những từ đó, cô vào được tận phòng làm việc của ông chủ tịch; ông chủ tịch thật là phong nhã, tiếp đón cô rất lịch sự. ông nói to:
- Thưa cô, cô nói đến đây vì chuyện cây hoa tuylíp đen, có phải thế chăng?
- Thưa vâng, cháu đến ít ra là để thưa với ông về chuyện đó. - Rosa trả lời.
- Cây mọc khỏe khoắn chứ cô? - Van Systens mỉm cười hỏi với một nét mặt kính trọng dễ thương.
- Thưa ông, cháu không biết nói thế nào. -Rosa trả lời.
- Thế nào? Có chuyện gì không hay xảy ra?
- Thưa ông, có đấy ạ. Chuyện không xảy ra đối với hoa, nhưng đối với cháu đấy ạ. Họ đã ăn cắp hoa của cháu.
- Thế nào, cháu gái, cháu nói khó hiểu quá.
Có lẽ cháu muốn nói người ta đã đánh cắp cây hoa của ông chủ cháu là ông Boxtel phải không?
- Thưa ông, không ạ. Cháu không biết ông Box-tel; đây là lần đầu tiên cháu nghe thấy nói.
- à ra thế! Lúc nãy tôi tưởng cháu là người giúp việc cho ông ta. Cháu không quen ông Boxtel và cháu cũng có một cây hoa tuylíp đen hay sao?
- Còn có một cây khác nữa, thưa ông? - Rosa ngạc nhiên hỏi.
- Của ông Boxtel, đúng thế.
- Nó thế nào ạ?.- Đen tuyền, không một màu nào khác, không pha một vết nhỏ tí nào.
- Và ông có nó ở đây, nó được gửi ở đây phải không?
- Không, nhưng nó sẽ được trưng bày ở đây cho hội đồng chấm thi xem trước khi trao giải thưởng.
Rosa kêu lên:
- Thưa ông, cái ông Boxtel ấy tự xưng là chủ sở hữu cây hoa tuylíp đen...
- Đúng như vậy.
- Thưa ông, đó có phải là một người gầy còm?
- Đúng.
- Hói đầu.
- Đúng.
- Có một con mắt ngơ ngác?
- Tôi cho là như thế.
- Vẻ mặt lo lắng, lưng còng, chân khèo, có phải không ạ?
- Đúng như vậy, cháu tả chân dung ông Boxtel đúng từng nét một.
- Thưa ông, đó là hoa của cháu, đó là tài sản của cháu, cây hoa bị đánh cắp. Thưa ông cháu đến đây khiếu nại về việc ấy.
- ồ! ồ! - ông Van Systens nhìn chằm chằm Rosa nói. - Thế nào! Cô đến đây để kiện ông Boxtel về việc cây tuylíp bị mất cắp? Hay đấy! Cô bạo mồm thật. Cô hãy tìm gặp ông Boxtel ở khách sạn Thiên Nga trắng, cô dàn xếp với ông ấy.
- Trời ơi! Thưa ông! Thưa ông! - Rosa rên rỉ.
- Có điều, con ạ, - ông Van Systens nói tiếp.
- con hãy còn trẻ, ta coi con chưa đến nỗi hoàn toàn hư hỏng đâu, con hãy nghe đây lời khuyên của ta: Con hãy thận trọng trong việc này vì chúng ta có tòa án và có nhà tù ở Harlem, hơn nữa chúng ta rất dễ nổi giận với ai động chạm đến danh giá hoa tuylíp của chúng ta. Thôi đi đi, ông Isaac Boxtel nghỉ ở khách sạn Thiên Nga trắng đấy.
Nửa mừng nửa sợ khi đã tìm ra manh mối cây hoa, Rosa cuống cuồng đi đến khách sạn Thiên Nga trắng, theo sau phò tá cô vẫn là anh đưa thư khỏe mạnh tỉnh Frise, mình anh có thể nuốt tươi mười gã Boxtel.
Nhưng khi tới Grote-Markt, Rosa bỗng nhiên đứng lại, một ý nghĩ vừa thoáng qua.
- Trời ơi! - Cô thầm thì nói. - Mình đã phạm phải một sai lầm lớn. Mình đã báo động cho họ biết, họ sẽ nghi ngờ. Mình chỉ là một cô gái, họ.là đàn ông liên kết chống lại mình, thế là mình chỉ có thua, chết mất.
Một lúc sau điềm tĩnh lại cô nghĩ:
- Nếu mình đến chỗ ở của Boxtel và giả dụ là mình không quen biết hắn, nếu Boxtel đó không phải là tên Jacob nhà mình, mà lại là một người chơi hoa khác cũng tìm ra được loại hoa tuylíp đen...
Mặt khác, nếu mình nhận ra tên Boxtel là tên giả Jacob thì chuyện gì sẽ xảy ra? ôi! Xin Đức Mẹ Đồng trinh hãy phù hộ cho con! Đây là số phận của con, là số phận của người tù lúc này đang chết dần vì sầu muộn trong nhà tù, xin đức Mẹ Đồng trinh hãy phù hộ độ trì cho chúng con.
Khi đó có tiếng ầm ầm ở đầu đằng kia phố Grote-Markt. Thiên hạ chạy đến, các cửa nhà mở tung, Rosa, một thân một mình, không nghe thấy gì, không trông thấy gì trong sự chuyển động đó của đám đông.
Cô thầm thì:
- Mình phải quay lại chỗ ông chủ tịch thôi.
Rosa khó khăn lắm mới lọt được vào chỗ ông chủ tịch, lúc này vẫn như lúc trước, ông cảm thấy rất hồi hộp khi nghe cái từ đầy ma thuật: hoa tuylíp đen.
Khi nhìn thấy cô gái, ông nghĩ ngay là một con bé điên, tệ hơn nữa, ông nổi nóng định tống khứ cô ra.
Cô chắp tay lại nói với một giọng rất thành thật làm mủi lòng mọi người nghe:
- Thưa ông, vì Chúa, ông đừng xua đuổi cháu; xin ông hãy nghe cháu giãi bày; nếu ông không làm cho người ta phải công nhận quyền lợi của cháu thì ít ra ông hãy nghe cháu nói để một ngày kia, đứng trước mặt Chúa, ông không phải hối hận vì đã tòng phạm với một việc làm xấu xa.
Ông Van Systens sốt ruột; đó là lần thứ hai ông bị quấy rầy trong lúc đang soạn thảo một diễn văn yêu cầu văn phong phải lưu loát, đàng hoàng xứng danh một ông thị trưởng thành phố kiêm chủ tịch Hội làm vườn Harlem.
- Tôi còn phải viết báo cáo chứ! - ông nói to.
- Báo cáo về hoa tuylíp đen! Các người có biết không?
Rosa nói tiếp vững tâm về tính trung thực và sự vô tội của mình:
- Thưa ông, nếu ông không nghe cháu nói thì báo cáo của ông chỉ dựa trên những sự kiện gian ác hoặc dối trá thôi. Cháu van ông, xin ông cho dẫn ông Boxtel tới đây, xem ông ấy có phải là ông.Jacob đóng giả không. Xin thề trước Chúa, cháu sẽ công nhận quyền sở hữu khám phá ra hoa tuylíp đen là của ông ấy, nếu như hoa tuylíp đen đó không phải là của cháu.
- Hay đấy nhỉ! Đưa việc ra trước hay đấy nhỉ!
- ông nói thế nghĩa là thế nào ạ?
- Tôi hỏi chị nhé, còn chứng tỏ được điều gì nữa khi chị đã thừa nhận hết hai điều trên là của chị rồi?
- Thưa ông, ông là một người chính trực. -Rosa nói. - Nếu ông trao giải cho một người vì một công trình không phải là của người đó, tồi tệ hơn, vì một công trình đi ăn cắp được thì...
Giọng nói của Rosa hình như đã làm rung động trái tim ông Van Systens; ông sắp sửa trả lời cô gái một cách dịu dàng hơn bỗng nghe ở ngoài đường có tiếng động.
Những tiếng hoan hô ầm ĩ làm rung chuyển cả căn nhà.
- Chuyện gì thế? - ông thị trưởng kêu lên. -Chuyện gì thế? Thế có được chăng hay tôi nghe nhầm?
Ông chạy về phía phòng đợi để mặc Rosa ở phòng làm việc của ông.
Vừa tới bậc cửa, ông kêu lên một tiếng ngạc nhiên khi thấy một cảnh tượng ít thấy bày ra trước mặt: cầu thang lên gác nhà ông đông cứng những người.
Đám đông kéo nhau đi theo một người trai trẻ ăn mặc giản dị đang lên cầu thang một cách chậm rãi trông thật quý phái.
Hai sĩ quan đi sau, một thuộc binh chủng hải quân, một thuộc kỵ binh.
Van Systens bảo gia nhân dẹp chỗ rồi ông ra cúi chào người mới đến. ông nói:
- Xin kính chào Hoàng thân! Hoàng thân quá bộ đến thăm!
- ông Van Systens thân mến. - Guillaume d’Orange nói một cách thanh thản, sự thanh thản ở ông là thay cho nụ cười. - ở Leyde tôi nghe nói thành phố Harlem có hoa tuylíp đen; sau khi hỏi lại cho chắc chắn, mặc dầu vẫn còn chưa tin, tôi đến hỏi ông chủ tịch Hội làm vườn Harlem xem thế nào.
- ôi! Thưa Hoàng thân, - Van Systens hể hả nói. - quý hóa quá, sung sướng quá, thật vinh dự lớn cho Hội làm vườn chúng tôi được Hoàng thân để mắt tới..- ông có hoa để ở đây không? - ông Hoàng cắt ngang câu nói của Van Systens, có lẽ ông lấy làm tiếc mình đã nói quá nhiều.
- Dạ, bẩm không, nó không có ở đây.
- Nó ở đâu?
- Dạ! ở nhà chủ nó ạ.
- Chủ nó ở đâu?
- Dạ! ở khách sạn Thiên Nga trắng ạ. Tôi xin cho người đi gọi ạ. Trong khi chờ đợi, xin Hoàng thân sang phòng khách tạm nghỉ; biết Hoàng thân ở đây, thế nào người đó cũng phải mang hoa đến ngay để Hoàng thân thưởng thức ạ.
- Được rồi, gọi anh ta đến.
- Bẩm vâng ạ, thưa Hoàng thân, có điều là...
- Có gì cơ?
- Dạ, bẩm không có gì quan trọng cả ạ.
- Không có gì là không quan trọng, ông Van Systens ạ.
- Dạ, có vấn đề là chủ nó đến kiện đòi lại quyền sở hữu ạ. Đúng là nó có giá một trăm nghìn florins.
- Thế là một trọng tội rồi còn gì, đúng không ông Van Systens?
- Đúng thế đấy ạ.
- ông có bằng chứng gì về sự lừa đảo đó không?
- Bẩm không, kẻ thủ phạm, dạ, tôi muốn nói là cô gái đến kiện hãy còn ngồi đây kia, dạ, ở buồng bên cạnh đó ạ.
- ở buồng bên cạnh? ông nghĩ thế nào về chuyện đó, ông Van Systens?
- Lúc nãy tôi chuẩn bị xét hỏi cô ta thì Hoàng thân đến.
- Hãy nghe cô ta khai, ông Van Systens ạ, hãy nghe cô ta; tôi là viên quan đứng đầu đất nước, tôi sẽ nghe và phân xử nghiêm minh.
- Hoàng thân là vua Salomon phục sinh! -Van Systens vừa nói vừa cúi người xuống và chỉ lối đi cho Hoàng thân.
Hoàng thân định đi trước nhưng nghĩ thế nào đứng lại nói:
- ông đi trước đi và đừng gọi tôi là Hoàng thân nữa.
Họ vào phòng làm việc.
Rosa vẫn đứng nguyên một chỗ, trán tì vào kính cửa sổ và mắt nhìn xuống vườn:
- A! A! Một cô gái tỉnh Frisonne. - ông Hoàng nói khi nhìn thấy cái mũ vàng và bộ váy đỏ của Rosa.
Thấy động, cô gái quay đầu lại và chỉ kịp nhìn ông Hoàng ra ngồi ở góc tối nhất trong buồng.
Van Systens cũng ngồi xuống, sung sướng và hãnh diện về vai trò quan trọng của mình:
- Cháu gái kia! - ông nói. - Cháu hứa là nói đúng sự thực về cây hoa tuylíp, có đúng không nào?
- Thưa ông, đúng.
- Vậy cháu hãy nói trước mặt ông đây; ông cũng là một thành viên của Hội làm vườn.
- Thưa ông, - Rosa nói, - cháu không biết nói gì hơn ngoài những điều cháu đã nói với ông rồi - Nói hết cho chúng tôi.
- Cháu nói lại lời yêu cầu cháu đề đạt với ông.
- Yêu cầu gì?
- Yêu cầu cho ông Boxtel đến đây với cây hoa tuylíp; nếu cháu thấy không đúng là của cháu, cháu sẽ nói thẳng ra; nhưng nếu cháu nhận đúng là của cháu, cháu sẽ đòi lại, dù có phải đi đến Hoàng thân stathouder cháu cũng đi.
Van Systens đưa mắt nhìn ông Hoàng. Khi nghe Rosa thốt ra những tiếng đầu tiên, ông Hoàng đang thử cố nhớ xem có một kỷ niệm gì vì hình như đây không phải lần đầu tiên ông nghe giọng nói êm ái như thế.
Một viên sĩ quan được phái đi tìm Boxtel còn ông Van Systens tiếp tục xét hỏi:
- Cô dựa vào đâu để nói rằng cô là chủ nhân của bông hoa đó? - ông nói.
- Đơn giản là tự tay cháu ươm và trồng ở trong buồng của cháu.
- Trong buồng của chị, buồng của chị ở đâu?
- ở LÂwestein ạ.
- Chị ở LÂwestein?
- Vâng, cháu là con gái ông cai ngục ở pháo đài.
Ông Hoàng cựa quậy như muốn nói:
- A! Thôi đúng rồi, mình nhớ ra rồi.
Rồi một mặt làm ra đang đọc báo, một mặt ông nhìn Rosa chăm chú hơn trước.
- Và chị thích hoa? - ông Van Systens hỏi tiếp.
- Thưa ông, vâng ạ.
- Chị là một nhà bác học về hoa à?
Rosa lưỡng lự một chút rồi bằng một giọng như xuất phát tự đáy lòng, cô nói:
- Thưa các ông, cháu nói ở đây có phải là nói với các ngài có chữ tín, chữ nghĩa không ạ?
Giọng cô rất thật nên Van Systens và ông Hoàng đều gật đầu cùng một lúc công nhận..- Vậy cháu xin nói: không, không phải cháu là một nhà bác học nghiên cứu về hoa, không phải đâu ạ, cháu chỉ là con người bình thường, là một cô gái quê tỉnh Frise trước đây ba tháng còn chưa biết đọc, biết viết. Không, không phải cháu là người tìm tòi, sáng tạo ra hoa tuylíp đen.
- Thế ai tìm ra nó?
- Đó là một người tù khốn khổ ở LÂwestein.
- Một người tù ở LÂwestein. - ông Hoàng nhắc lại.
Nghe giọng nói ấy, lần này đến lượt Rosa thảng thốt.
Ông Hoàng nói tiếp:
- Là một người tù Nhà nước vì ở LÂwestein chỉ giam những tù nhân Nhà nước.
Ông tiếp tục đọc hay đúng hơn, giả vờ đọc báo.
Rosa run bắn người vì sợ, lẩm bẩm nói:
- Vâng, vâng, một người tù Nhà nước tìm ra nó.
Van Systens tái mặt khi nghe thấy một lời thú nhận như vậy trước một nhân chứng vĩ đại nhường kia.
- Theo lời chị nói, hình như chị lợi dụng chị là con gái ông cai ngục và chị liên hệ với tên tù để trồng hoa, có đúng không?
Rosa đầm đìa nước mắt:
- Thưa ông, vâng ạ. Cháu buộc lòng phải thú thực hàng ngày cháu vẫn gặp anh ấy.
- Khốn nạn! - ông Van Systens nói to.
Ông Hoàng ngửng đầu nhìn Rosa đang sợ hãi và mặt ông chủ tịch tái xanh.
Bằng một giọng rõ ràng và nhấn mạnh, ông nói:
- Điều vừa rồi không liên quan đến các thành viên Hội trồng vườn. Nói tiếp đi, cô gái, nói tiếp đi.
Ông Van Systens mạnh dạn nhìn ông thành viên mới của Hội làm vườn và cám ơn ông, nhân danh các bông hoa tuylíp.
Được lời khích lệ của người lạ mặt, Rosa kể lại tất cả những gì đã diễn ra trong ba tháng nay, tất cả những gì cô đã làm, tất cả những gì cô phải chịu đựng. Cô kể những việc làm tàn ác của Gryphus, giày xéo lên mầm củ thứ nhất, về nỗi đau thương của người tù trồng hoa, những chăm sóc thận trọng cho mầm củ thứ hai được nảy mầm và trổ hoa, sự kiên nhẫn của người tù, những lo lắng của anh khi hai người xa nhau; việc anh nhịn ăn.cho chết vì không được tin tức về cây hoa của anh; sự vui mừng khi họ tái hợp sau cùng là sự tuyệt vọng của cả hai người khi bị mất chậu hoa chỉ sau một tiếng đồng hồ hoa nở.
Tất cả những điều đó được nói lên rất thành thực, đúng sự thật, nhưng ông Hoàng vẫn thản nhiên như không, ít ra là bề ngoài, nhưng trái lại có tác động đến ông Van Systens.
- Cô mới quen biết người tù đó chứ? - ông Hoàng hỏi.
Rosa mở to mắt nhìn người lạ mặt nhưng người này thụt vào bóng tối như muốn tránh cái nhìn của cô.
- Thưa ông, sao ông hỏi thế? - Rosa hỏi.
- Bởi ông cai ngục cùng cô con gái mới đến ở LÂwestein có bốn tháng...
- Thưa ông, đúng như vậy.
- ít ra là cô không yêu cầu thuyên chuyển cho cha cô để đi theo một người tù nào đó được chở từ La Haye về LÂwestein...
- ông! - Rosa đỏ mặt kêu lên.
- Cô nói tiếp đi.
- Thú thực cháu có quen người tù đó ở La Haye.
- Diễm phúc thay cho anh ấy! - ông Guillaume mỉm cười nói.
Lúc đó, viên sĩ quan được cử đi gọi Boxtel bước vào báo cáo Hoàng thân là Boxtel đã đến cùng với chậu hoa.
Báo cáo vừa dứt thì Boxtel bước vào phòng khách của ông Van Systens.
Ông Hoàng được báo liền đi vào phòng khách, ngắm nhìn một lúc, không nói năng gì lại trở ra ngồi vào chỗ cũ trong bóng tối trên chiếc ghế bành chính lúc nãy ông đã ngồi.
Trống ngực đánh thình thịch, mặt tái mét, tinh thần đầy khiếp sợ, cô gái chờ đến lượt mình được gọi vào nhận mặt hoa. Đúng lúc ấy cô nghe thấy tiếng nói của Boxtel.
- Chính nó rồi! - Cô kêu lên.
Ông Hoàng ra hiệu cho cô hãy đứng nhìn vào phòng khách qua cánh cửa hé mở.
- Chính hoa của cháu! - Rosa kêu lên. - Hoa của cháu, cháu nhận đúng hoa của cháu.
Cô òa lên khóc.
Ông Hoàng đứng dậy, đi ra cửa rồi đứng một lúc ở chỗ sáng..Rosa để mắt nhìn kỹ. Hơn lúc nào hết cô tin chắc không phải lần đầu tiên cô gặp người xa lạ này.
- ông Boxtel, ông vào đây. - ông Hoàng nói.
Boxtel vội vàng chạy tới, đứng trước mặt Guil-laume d’Orange.
- Lạy Hoàng thân! - Hắn vừa nói vừa lùi.
- Hoàng thân! - Rosa choáng váng nhắc lại.
Nghe tiếng thốt kinh ngạc ở bên tai, Boxtel quay sang thì thấy Rosa.
Hắn giật mình.
Ông Hoàng lẩm bẩm:
- Hắn lúng túng rồi.
Boxtel trấn tĩnh lại được.
- ông Boxtel này, - Guillaume hỏi. - hình như ông tìm ra được bí mật của hoa tuylíp đen đấy nhỉ?
- Thưa Hoàng thân, vâng. - Boxtel trả lời, giọng xem ra hơi lo lắng.
Sự lúng túng có thể là do hắn nhận ra người đứng trước mặt là Guillaume.
Ông Hoàng nói tiếp:
- ờ! Nhưng đây là cô gái cũng nhận mình tìm ra bí mật ấy.
Boxtel nhún vai và mỉm cười khinh bỉ.
Guillaume theo dõi tất cả các cử chỉ của hắn một cách tò mò và quan tâm rõ rệt.
- Như vậy là ông không biết người con gái này phải không?
- Bẩm Hoàng thân, không.
- Còn cô, cô có biết ông Boxtel không?
- Bẩm không, nhưng cháu biết ông Jacob.
- Cô muốn nói gì?
- Cháu muốn nói là ở LÂwestein ông Isaac Boxtel gọi là ông Jacob.
- ông Boxtel, ông trả lời thế nào?
- Bẩm Hoàng thân, cô ấy nói sai.
- ông chối chưa bao giờ ở LÂwestein phải không?
Boxtel ngập ngừng. ông Hoàng xói mắt nhìn hắn khiến hắn không dám nói bậy.
- Con không phủ nhận con đã ở LÂwestein nhưng con không ăn cắp hoa tuylíp.
- Chính ông là đồ ăn cắp! - Rosa tức giận kêu to.
- Tôi không ăn cắp.
- ông nghe đây, ông có không nhận đã theo tôi vào vườn hôm tôi giả vờ ươm củ giống không?
Ông có không nhận đêm hôm ấy ông nhảy vào vườn đến chỗ ông tưởng sẽ tìm thấy củ giống tôi trồng.không? ông có không nhận ông lấy tay bới đất tìm kiếm nó không? ông nói đi, ông nói đi, ông có phủ nhận tất cả những điều đó không?
Boxtel cho là không nên trả lời thẳng vào những câu hỏi đó. Hắn nói:
- Bẩm Hoàng thân, hai mươi năm nay con theo nghề trồng hoa tuylíp ở Dordrecht. Trong nghệ thuật trồng hoa, con đã được một chút danh tiếng.
Cô gái này biết con đã tìm ra giống tuylíp đen liền cùng với anh bạn tù nào đó ở pháo đài LÂwestein...
Tên tù đó, bẩm Hoàng thân, là một tên tội phạm Nhà nước, một lần bị xử án tử hình.
- Tên hắn là gì?
Rosa hai tay ôm đầu tuyệt vọng.
- Hắn tên là Cornélius Van Baerle. - Boxtel đáp. - Hắn là con đỡ đầu của tên khốn kiếp Cor-neille de Witt đấy ạ, bẩm Hoàng thân.
Ông Hoàng giật mình. Con mắt bình thản của ông bỗng nảy lửa, một tử khí lạnh lẽo lan tỏa trên mặt ông.
- Nói tiếp đi! - ông Hoàng nói với Boxtel.
- Con không còn gì nói nữa, Hoàng thân biết rõ cả rồi. Có điều lúc này con không muốn nói là để cô này không phải hổ thẹn vì sự vô ơn của cô.
Con đến LÂwestein là có công việc; ở đấy con quen ông già Gryphus, con yêu con gái ông ta và con xin hỏi cô ấy làm vợ; con nghèo, không có nhiều tiền nhưng con đã dại dột kể với cô gái hy vọng sắp kiếm được món tiền lớn một trăm nghìn florins; muốn chứng minh điều đó, con cho cô ta xem cây hoa tuylíp đen của con. Người tù, bạn trai của cô ấy ở Dordrecht đã từng giả vờ làm người trồng hoa tuylíp để che đậy những âm mưu làm phản của hắn thì ở LÂwestein anh ta cùng cô gái này đã âm mưu làm hại con.
Hoàng thân quay sang Rosa nói:
- Cô làm thế là không tốt và người bạn trai của cô sẽ bị trừng trị vì đã khuyên cô làm điều bậy bạ. Suýt nữa cô phạm một tội ác, tôi không trừng phạt cô nhưng tôi nghiêm trị tên thủ phạm chính, hắn sẽ gánh phạt cho cô. Một người trong cái dòng họ ấy có thể âm mưu này khác, ngay cả phản bội...
nhưng không được ăn cắp.
- Ăn cắp ư! - Rosa kêu lên. - ôi! Thưa Hoàng thân, anh ấy sẽ phẫn uất đến chết khi nghe từ ấy.
Nếu có chuyện ăn cắp thì con xin thề với Hoàng thân chính là anh này.
- Bằng chứng đâu? - Boxtel lạnh lùng nói.
- Được, nhờ ơn Chúa, tôi sẽ chứng minh cho anh thấy.
Rồi quay sang Boxtel, cô gái trực tiếp hỏi:.- Hoa tuylíp kia thật là của anh?
- Phải.
- Anh có bao nhiêu củ giống?
Boxtel ngập ngừng một chút, sau anh hiểu cô gái sẽ không hỏi vậy nếu chỉ có hai củ giống.
- Ba củ. - Boxtel trả lời.
- Chúng nó bây giờ thế nào? - Rosa hỏi.
- Thế nào ấy ư?... Thì một củ hỏng, một củ cho ra hoa màu đen...
- Còn củ thứ ba?
- Củ thứ ba ở nhà tôi. - Boxtel lúng túng trả lời.
- Anh nói bậy rồi! - Rosa kêu lên. - Cô lần ở trong yếm ra củ thứ ba và nói tiếp: - Củ thứ ba đây, cùng bọc trong một tờ giấy với hai củ trước.
Khi anh Cornélius Van Baerle sắp lên đoạn đầu đài, anh đưa cả gói cho con, con đưa trình Hoàng thân xét ạ.
Rosa mở tờ giấy bọc ra đưa củ giống thứ ba cho Hoàng thân. ông cầm lấy ngắm nghía.
- Thưa Hoàng thân, cô gái này không thể cũng ăn cắp nó như cây hoa của con hay sao? - Boxtel lắp bắp nói. Hắn lo lắng khi thấy Hoàng thân chăm chú xem xét củ giống, nhất là khi thấy Rosa chăm chú đọc mấy dòng ghi trên tờ giấy bọc cô còn cầm trong tay.
Mắt cô gái bỗng sáng rực lên. Cô nói:
- Kính thưa Hoàng thân, xin Hoàng thân đọc, xin Hoàng thân đọc ạ!
Guillaume mới đọc lướt, sắc mặt đã đượm một nỗi đau và thương xót vô hạn. Tờ giấy mà Rosa đưa cho ông là trang sách thánh của Corneille de Witt xé ra viết và nhờ Craeke mang đến Dordrecht cho Van Baerle yêu cầu anh đốt ngay tập thư quan hệ với Louvois.
Chúng ta hãy nhớ lại lá thư đó có mấy dòng chữ sau đây:
"Con thân yêu, Con hãy đốt gói bọc cha gửi. Con đốt ngay không mở, không xem để nó luôn luôn là điều không biết đối với con. Những bí mật của nó đủ giết người cất giữ nó. Con hãy đốt đi và như vậy là con cứu cha Corneille và bác Jean của con đấy.
Vĩnh biệt con.
Con hãy thương cha.
Corneille de Witt 22-8-1672"Tờ giấy đó chứng tỏ Van Baerle vừa là người vô tội, vừa là người có của khi nói về ba củ hoa giống kia. Rosa và ông stathouder cũng nhìn nhau vẻ hiểu biết.
Ông Hoàng gạt một giọt mồ hôi lạnh ngắt vừa chảy từ trán ông xuống má. Mặt ông và ý nghĩ của ông đắm sâu nhìn vào cái vực thăm thẳm, cái vực không đáy ấy gọi là sự hối hận và hổ thẹn đối với quá khứ.
Một lúc sau ông mệt nhọc ngẩng đầu lên. ông nói:
- Thôi đi, ông Boxtel, công lý đã được phân giải.
Quay sang ông chủ tịch, ông nói tiếp:
- ông Van Systens thân mến, ông giữ cô gái và bông hoa ở lại đây. Xin chào đồng bào.
Mọi người cúi đầu chào kính cẩn; ông Hoàng đi ra khỏi phòng khách, những tiếng hoan hô của đám đông vang dậy khua động không gian.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook