Hoa Trong Gió Mây
-
Chương 4
Lúc nhân viên dọn thức ăn lên, gia đình dượng Jack vẫn đang hăng say trong cuộc trò chuyện. Chủ đề của họ xoay quanh cái mẩu bánh mì ất ơ nào đó bị lũ chim bồ câu mổ tả tơi vào buổi sớm mai. Nhật Lệ nói về chuyện đó vô cùng hăng say, Vũ ở bên cạnh cô ấy cười khẽ. Có điều, ánh mắt anh không rời khỏi cô. Cái nhìn của Vũ từng là của tôi.
Đột nhiên Lệ dừng lại, chao mày nhìn đĩa thức ăn trước mặt, mấy giây sau cô hắng giọng: “Gọi quản lý lên đây!”
Người bạn của tôi cuốn quýt: “Có chuyện gì vậy chị.”
- Anh nhìn đĩa này đi, đây là gì? Nhà hàng năm sao mà như thế này à? – Lệ vừa nói, cô vừa gắp sợi tóc từ trong đĩa cá. Đôi mắt xinh đẹp ấy gợn lên vài nét tức giận. Tôi không vội đứng ra nói chuyện vì tôi tin rằng Lệ sẽ gây khó dễ cho tôi. Tự nhiên tôi cảm thấy lạnh người.
Cuối cùng thì anh bạn kia cũng gọi người quản lý lên. Lúc đó còn có bà chủ nhà hàng. Có lẽ vụ này sẽ sớm xong ngay thôi.
- Xin lỗi, đây là sơ xuất của nhà hàng chúng tôi. Hay là để tôi đổi phần khác cho quý khách. Bữa ăn này xem như nhà hàng chúng tôi mời.
- Chúng tôi có tiền để trả bữa ăn này, vấn đề là ở uy tín và chất lượng của các người mà dám gắn mác năm sao. Hôm nay gỡ xuống là được rồi. – Mẹ tôi phụ họa. Họ như những con người đứng trên gác son của xã hội, sẳn sàng gây khó dễ cho những kẻ thấp cổ như chúng tôi.
- Xin lỗi quý khách, chúng tôi sẳn sàng chịu trách nhiệm về chuyện này. – Anna (chủ nhà hàng) đưa mắt ra hiệu cho tôi dọn chổ phần thức ăn bị hỏng kia xuống. Tôi lập tức tiến lên chổ Vũ, bê đĩa thức ăn đi.
Vũ gạt tay tôi xuống. Trong lúc không để ý, đĩa thức ăn trên tay tôi chệch choạng rơi xuống bàn. Thức ăn bắn lên người Lệ và Vũ. Thôi xong rồi. Tôi than thầm như thế. Thế này thì mọi chuyện sẽ rắc rối hơn nhiều.
- Cô cố tình hả? – Lệ xô ngã tôi xuống đất. Trong khi mẹ chỉ nhìn tôi như một người xa lạ.
Lệ tức giận, cả nhà họ cũng tức giận theo. Nếu tôi khôn gđứng ra chịu trách nhiệm thì họ sẽ không để Anna yên. Suy cho cùng thì Anna cũng là người ơn của tôi. Tôi không thể đứng yên trước việc này như thế.
- Được rồi, chuyện hôm nay là trách nhiệm của tôi. Nếu các vị không thể bỏ qua thì tôi có thể bồi thường bữa ăn cho các vị. – Tôi cuối đầu xin lỗi.
- Vậy sao được, em đâu có lỗi trong chuyện này, cậu đưa Quyên ra ngoài đi.
Đối với tôi, Anna thật sự rất ưu ái. Cô ấy giúp đỡ tôi rất nhiều từ việc duy trì phòng tranh đến công việc hiện tại của tôi. Thế nên tôi phải chấm dứt chuyện này sớm nhất có thể.
- Được rồi Anna, tôi không thể phủ nhận lỗi của mình được. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về chuyện này.
- Không cần cô phải bồi thường đâu, mình đi thôi ba mẹ.
Cô khoát tay Vũ quay mặt rời khỏi nhà hàng. Mẹ cũng không nhìn tôi thêm một lần nào nữa. Họ đi rồi không khí càng thêm nặng nề. Trong suốt quãng đời tuổi trẻ của tôi đã chịu không ít lần tủi nhục, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác đau đớn như thế này. Bạn có thể hình dung được họ chính là một phe đối lập với tôi. Và tôi chỉ có một mình.
- Em quen họ hả Quyên. – Anna hỏi tôi.
- Cũng không hẳn, Anna. Tôi muốn xin chị dừng công việc ở đây, tôi không muốn họ gây khó dễ cho chị.
Công việc của tôi kết thúc kể từ ngày hôm đó. Cuộc sống của tôi lại trở nên bế tắc. Thời điểm ấy, công việc duy nhất mà tôi có thể làm là vẽ tranh. Nhờ nó mà tôi được sống. Giống như những năm tôi 16 tuổi, tôi chỉ vẽ tranh để kiếm tiền. Còn hiện tại có lẽ khá khẩm hơn bởi vì tôi cũng có chút tiếng tâm. Nếu như tôi có thể vươn xa hơn thì có lẽ cuộc sống của tôi sẽ tốt hơn. Đột nhiên tôi nhớ đến lời đề nghị của Vũ.
Tôi yêu thích những ngày hè nắng chói, yêu tiếng gió vi vu giữa lòng thành phố. Ở đó, tôi đã vẽ bao nhiêu bức tranh cho người qua đường? Tôi cũng chẳng nhớ nữa. Có một ngày, tôi ngồi ở góc vỉa hè sắp bút vẽ ra. Có một người đàn bà quảy gánh hàng rong đi ngang qua tôi. Lúc ấy, tôi xúc động. Tâm hồn con người rất lạ. Đặc biệt là tâm hồn người yêu nghệ thuật. Có thể tôi đã gặp hàng trăm thứ, nhưng tôi rất ít khi xúc động vì một điều gì. Hôm nay đột nhiên thế. Và rồi tôi vẽ người đàn bà ấy bằng trí nhớ của mình.
Hoàng hôn bắt đầu buông xuống, phố thị cũng nhộn nhịp hơn hẳn. Tôi vẽ xong bức tranh, bắt đầu thu dọn. Rồi con bé hôm nào lại xuất hiện. Nó ôm lấy bắp chân tôi cười tươi như đóa hoa của buổi ban mai.
- Cô không nhớ con hả?
- Không nhớ, tránh ra! – Tôi gằng giọng.
- Cô đói không? Con vừa trộm được tiền của ba nè, con dẫn cô đi ăn nha.
Tôi túm cổ áo con bé kéo ra xa. Tôi không biết vì sao một đứa trẻ tầm 4, 5 tuổi suốt ngày đi khoe khoang với người ngoài rằng nó trộm được tiền của ba nó. Tôi dám cá ba nó chẳng phải người tử tế gì. Trong đầu tôi bắt đầu hiện lên mọt gã đàn ông nát rượu be bét.
- Văn!
- Ba!
Con bé hét lên rồi trốn ra sau lưng tôi, cái giá vẽ ngã xuống đất kêu một tiếng lớn. Con bé láo cá ôm chặt lấy hông tôi như một con gà nhỏ đang cần che chở. Có lẽ tôi lại chuốt rắc rối vào người rồi.
- Văn, mau qua đây.
Ba của con bé không phải là một người đàn ông nát rượu với khuôn mặt đỏ ngầu lúc nào cũng lè nhè mấy lời thô tục. Anh là một người chững chạc và ra dáng một ông bố đến bất ngờ. Tôi đoán thầm có lẽ anh trạc tuổi của tôi. Người kia kiên nhẫn cách xa tôi hơn nữa mét trong khi bé con của anh vẫn ôm chặt lấy tôi không rời. Tôi xách cổ áo con bé kéo ra phía trước. Bé con liền kháng nghị với tôi: “Con không về đâu!”
- Ba không bắt con về, con muốn đi đâu thì đi, trả tiền lại cho ba.
Tôi thấy người đàn ông chao mày định tóm bé con. Nhưng bé con nhanh nhẹn liền ôm chặt lấy tôi không buông. Giờ thì tôi đã hiểu vì sao nó ranh ma như thế. Bởi vì ông bố của nó khá là điên rồ.
- Ba nói tiền gì? Con không biết. Mình đi thôi mẹ…
Con bé gọi tôi bằng mẹ một cách hồn nhiên. Ừ! Tôi cũng chả biết phải phản ứng với nó như thế nào nữa. Trái tim tôi vô thức co lại. Năm đó… có lẽ là năm tôi 19 tuổi tôi đã bỏ đi đứa trẻ đầu lòng của mình.
- Cô ơi, sao cô khóc vậy?
- Con làm cho cô khóc rồi đấy! Mau xin lỗi cô rồi về thôi…
- Ba Tú, con không có lấy tiền…
Tôi chẳng còn nghe thấy họ nó gì nữa. Bởi vì trong trí nhớ của tôi, hình ảnh của những năm ấy hiện lên một các rõ rệt như những thước phim dài chân thật. Tôi không biết bản thân đã ở đó bao lâu. Đến khi những ngọn đèn đường rực sáng giữa đêm tối cô quạnh. Tôi mới thửng thờ ra về
Đột nhiên Lệ dừng lại, chao mày nhìn đĩa thức ăn trước mặt, mấy giây sau cô hắng giọng: “Gọi quản lý lên đây!”
Người bạn của tôi cuốn quýt: “Có chuyện gì vậy chị.”
- Anh nhìn đĩa này đi, đây là gì? Nhà hàng năm sao mà như thế này à? – Lệ vừa nói, cô vừa gắp sợi tóc từ trong đĩa cá. Đôi mắt xinh đẹp ấy gợn lên vài nét tức giận. Tôi không vội đứng ra nói chuyện vì tôi tin rằng Lệ sẽ gây khó dễ cho tôi. Tự nhiên tôi cảm thấy lạnh người.
Cuối cùng thì anh bạn kia cũng gọi người quản lý lên. Lúc đó còn có bà chủ nhà hàng. Có lẽ vụ này sẽ sớm xong ngay thôi.
- Xin lỗi, đây là sơ xuất của nhà hàng chúng tôi. Hay là để tôi đổi phần khác cho quý khách. Bữa ăn này xem như nhà hàng chúng tôi mời.
- Chúng tôi có tiền để trả bữa ăn này, vấn đề là ở uy tín và chất lượng của các người mà dám gắn mác năm sao. Hôm nay gỡ xuống là được rồi. – Mẹ tôi phụ họa. Họ như những con người đứng trên gác son của xã hội, sẳn sàng gây khó dễ cho những kẻ thấp cổ như chúng tôi.
- Xin lỗi quý khách, chúng tôi sẳn sàng chịu trách nhiệm về chuyện này. – Anna (chủ nhà hàng) đưa mắt ra hiệu cho tôi dọn chổ phần thức ăn bị hỏng kia xuống. Tôi lập tức tiến lên chổ Vũ, bê đĩa thức ăn đi.
Vũ gạt tay tôi xuống. Trong lúc không để ý, đĩa thức ăn trên tay tôi chệch choạng rơi xuống bàn. Thức ăn bắn lên người Lệ và Vũ. Thôi xong rồi. Tôi than thầm như thế. Thế này thì mọi chuyện sẽ rắc rối hơn nhiều.
- Cô cố tình hả? – Lệ xô ngã tôi xuống đất. Trong khi mẹ chỉ nhìn tôi như một người xa lạ.
Lệ tức giận, cả nhà họ cũng tức giận theo. Nếu tôi khôn gđứng ra chịu trách nhiệm thì họ sẽ không để Anna yên. Suy cho cùng thì Anna cũng là người ơn của tôi. Tôi không thể đứng yên trước việc này như thế.
- Được rồi, chuyện hôm nay là trách nhiệm của tôi. Nếu các vị không thể bỏ qua thì tôi có thể bồi thường bữa ăn cho các vị. – Tôi cuối đầu xin lỗi.
- Vậy sao được, em đâu có lỗi trong chuyện này, cậu đưa Quyên ra ngoài đi.
Đối với tôi, Anna thật sự rất ưu ái. Cô ấy giúp đỡ tôi rất nhiều từ việc duy trì phòng tranh đến công việc hiện tại của tôi. Thế nên tôi phải chấm dứt chuyện này sớm nhất có thể.
- Được rồi Anna, tôi không thể phủ nhận lỗi của mình được. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về chuyện này.
- Không cần cô phải bồi thường đâu, mình đi thôi ba mẹ.
Cô khoát tay Vũ quay mặt rời khỏi nhà hàng. Mẹ cũng không nhìn tôi thêm một lần nào nữa. Họ đi rồi không khí càng thêm nặng nề. Trong suốt quãng đời tuổi trẻ của tôi đã chịu không ít lần tủi nhục, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác đau đớn như thế này. Bạn có thể hình dung được họ chính là một phe đối lập với tôi. Và tôi chỉ có một mình.
- Em quen họ hả Quyên. – Anna hỏi tôi.
- Cũng không hẳn, Anna. Tôi muốn xin chị dừng công việc ở đây, tôi không muốn họ gây khó dễ cho chị.
Công việc của tôi kết thúc kể từ ngày hôm đó. Cuộc sống của tôi lại trở nên bế tắc. Thời điểm ấy, công việc duy nhất mà tôi có thể làm là vẽ tranh. Nhờ nó mà tôi được sống. Giống như những năm tôi 16 tuổi, tôi chỉ vẽ tranh để kiếm tiền. Còn hiện tại có lẽ khá khẩm hơn bởi vì tôi cũng có chút tiếng tâm. Nếu như tôi có thể vươn xa hơn thì có lẽ cuộc sống của tôi sẽ tốt hơn. Đột nhiên tôi nhớ đến lời đề nghị của Vũ.
Tôi yêu thích những ngày hè nắng chói, yêu tiếng gió vi vu giữa lòng thành phố. Ở đó, tôi đã vẽ bao nhiêu bức tranh cho người qua đường? Tôi cũng chẳng nhớ nữa. Có một ngày, tôi ngồi ở góc vỉa hè sắp bút vẽ ra. Có một người đàn bà quảy gánh hàng rong đi ngang qua tôi. Lúc ấy, tôi xúc động. Tâm hồn con người rất lạ. Đặc biệt là tâm hồn người yêu nghệ thuật. Có thể tôi đã gặp hàng trăm thứ, nhưng tôi rất ít khi xúc động vì một điều gì. Hôm nay đột nhiên thế. Và rồi tôi vẽ người đàn bà ấy bằng trí nhớ của mình.
Hoàng hôn bắt đầu buông xuống, phố thị cũng nhộn nhịp hơn hẳn. Tôi vẽ xong bức tranh, bắt đầu thu dọn. Rồi con bé hôm nào lại xuất hiện. Nó ôm lấy bắp chân tôi cười tươi như đóa hoa của buổi ban mai.
- Cô không nhớ con hả?
- Không nhớ, tránh ra! – Tôi gằng giọng.
- Cô đói không? Con vừa trộm được tiền của ba nè, con dẫn cô đi ăn nha.
Tôi túm cổ áo con bé kéo ra xa. Tôi không biết vì sao một đứa trẻ tầm 4, 5 tuổi suốt ngày đi khoe khoang với người ngoài rằng nó trộm được tiền của ba nó. Tôi dám cá ba nó chẳng phải người tử tế gì. Trong đầu tôi bắt đầu hiện lên mọt gã đàn ông nát rượu be bét.
- Văn!
- Ba!
Con bé hét lên rồi trốn ra sau lưng tôi, cái giá vẽ ngã xuống đất kêu một tiếng lớn. Con bé láo cá ôm chặt lấy hông tôi như một con gà nhỏ đang cần che chở. Có lẽ tôi lại chuốt rắc rối vào người rồi.
- Văn, mau qua đây.
Ba của con bé không phải là một người đàn ông nát rượu với khuôn mặt đỏ ngầu lúc nào cũng lè nhè mấy lời thô tục. Anh là một người chững chạc và ra dáng một ông bố đến bất ngờ. Tôi đoán thầm có lẽ anh trạc tuổi của tôi. Người kia kiên nhẫn cách xa tôi hơn nữa mét trong khi bé con của anh vẫn ôm chặt lấy tôi không rời. Tôi xách cổ áo con bé kéo ra phía trước. Bé con liền kháng nghị với tôi: “Con không về đâu!”
- Ba không bắt con về, con muốn đi đâu thì đi, trả tiền lại cho ba.
Tôi thấy người đàn ông chao mày định tóm bé con. Nhưng bé con nhanh nhẹn liền ôm chặt lấy tôi không buông. Giờ thì tôi đã hiểu vì sao nó ranh ma như thế. Bởi vì ông bố của nó khá là điên rồ.
- Ba nói tiền gì? Con không biết. Mình đi thôi mẹ…
Con bé gọi tôi bằng mẹ một cách hồn nhiên. Ừ! Tôi cũng chả biết phải phản ứng với nó như thế nào nữa. Trái tim tôi vô thức co lại. Năm đó… có lẽ là năm tôi 19 tuổi tôi đã bỏ đi đứa trẻ đầu lòng của mình.
- Cô ơi, sao cô khóc vậy?
- Con làm cho cô khóc rồi đấy! Mau xin lỗi cô rồi về thôi…
- Ba Tú, con không có lấy tiền…
Tôi chẳng còn nghe thấy họ nó gì nữa. Bởi vì trong trí nhớ của tôi, hình ảnh của những năm ấy hiện lên một các rõ rệt như những thước phim dài chân thật. Tôi không biết bản thân đã ở đó bao lâu. Đến khi những ngọn đèn đường rực sáng giữa đêm tối cô quạnh. Tôi mới thửng thờ ra về
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook