Hỏa Thần
-
Chương 3
LUÂN ĐÔN
Việc tìm gặp Gabriel khó khăn không kém gì việc truy tìm thủ phạm vụ thảm sát ở Rome. Anh ta vốn không hay báo cáo việc mình làm và cũng không thích khép mình vào kỷ luật của Văn phòng, vì thế khi anh ta rời Venice mà chẳng buồn báo lấy một tiếng. Chẳng ai thấy ngạc nhiên, kể cả Shamron Anh ta đến Anh để thăm vợ, Leah, vốn đang điều trị tại một bệnh viện tâm thần tư nhân nằm ở một nơi hẻo lánh của vùng Surrey. Tuy nhiên, trạm dừng chân đầu tiên của anh ta lại là con đường New Bond, nơi mà anh đồng ý tham gia cuộc đấu giá Old Master tại Bonhams theo yêu cầu của một nhà buôn nghệ thuật ở Luân Đôn tên Julian Isherwood.
Isherwood đến rất sớm, một tay cắp chiếc cặp da đã mòn gáy, tay kia cầm chiếc áo mưa hiệu Burberry. Một vài nhà buôn khác đang túm tụm trong hành lang. Isherwood lí nhí chào vài tiếng rồi đi ngay vào phòng để mũ áo. Sau khi cởi bỏ chiếc áo mưa Burberry ướt đẫm, ông giơ đồng hồ đến gần cửa sổ. Dáng người ông cao và mảnh khảnh trong bộ comple đấu giá thường lệ - một bộ sọc đứng đắn cùng với chiếc cà-vạt đỏ sẫm vốn được ông coi là thần hộ mệnh của mình. Ông chải nhẹ mái tóc hoa râm bồng bềnh che phủ phần hói và nhìn một lần nữa khuôn mặt mình phản chiếu qua mặt kính. Một người lạ có thể cho rằng ông hơi say. Nhưng Isherwood không phải là loại người như thế. Ông là một tay không hề biết say rượu là gì. Miệng lưỡi lại cực kì sắc sảo. Ông dang hai tay, kéo gấu áo xuống và thoáng liếc nhìn đồng hồ. Đã trễ rồi. Không giống như Gabriel, Isherwood luôn đúng giờ như bản tin lúc chín giờ vậy. Không bao giờ ông bắt khách hàng phải chờ mỏi gối. Càng không bao giờ ông bỏ qua việc chỉnh lại bề ngoài của mình đến từng nếp áo, tất nhiên trừ khi hoàn cảnh không cho phép.
Isherwood chỉnh lại cà-vạt và kéo thấp hai vai áo để hình ảnh đang phản chiếu trong gương có được phong thái ung dung, tự tin của một kẻ xuất thân từ tầng lớp cao quý ở Anh. Ông bước vào các cuộc đấu giá, rao bán những bộ sưu tập cho giới thượng lưu cũng như thay mặt họ giành mua những bộ sưu tập mới, nhưng thực chất ông không bao giờ có thể trở thành một người thuộc tầng lớp của họ được. Thế thì bằng cách nào ông lại làm được điều này? Cái họ chính gốc Anh cùng dáng người cao lêu nghêu đặc trưng đã giúp ông che đậy được sự thật rằng về mặt huyết thống ông không phải là người Anh. Ông có quốc tịch và hộ chiếu Anh, nhưng được sinh ra ở Đức, lớn lên tại Pháp và mang tôn giáo của người Do Thái. Chỉ một số ít bạn bè thân tín mới biết rằng vào năm 1942, đứa trẻ tỵ nạn có tên Isherwood được hai vị linh mục xứ Basque mang đến Luân Đôn sau khi vượt qua dãy núi Pyrenees tuyết phủ trắng xóa. Làm sao ông mang dòng máu người Anh khi cha ông, Samuel Isakowitz, một nhà buôn nghệ thuật tiếng tăm của Berlin, đã kết liễu đời mình tại một góc rừng Ba Lan, một nơi được gọi là Sobibor?
Còn khá nhiều điều mà Julian Isherwood giữ bí mật đối với các đối thủ của mình trong giới nghệ thuật Luân Đôn cũng như những người xung quanh. Đó là trong nhiều năm qua, ông vẫn thỉnh thoảng giúp đỡ một quý ông tên Shamron đến từ Tel Aviv. Theo biệt ngữ dựa trên tiếng Do Thái cổ của đội quân không thường trực của Shamron, Isherwood là một sayan, nghĩa là một người giúp đỡ tình nguyện không công, mặc dù các cuộc gặp gỡ giữa ông và Shamron chủ yếu mang tính bắt buộc hơn là tình nguyện.
Chợt Isherwood thoáng thấy bóng chiếc áo khoác da phủ chiếc quần jeans giữa dòng người co ro trong những chiếc áo mưa trên đường New Bond. Bóng người thoắt ẩn thoắt hiện như thể anh ta đang băng qua những tấm màn để bước ra sân khấu sáng rực ánh đèn. Isherwood vẫn luôn bất ngờ với vẻ ngoài không mấy ấn tượng của anh ta, chiều cao khoảng 1m67, nặng 70kg. Đôi bàn tay lọt thỏm trong chiếc áo khoác đen bằng da dài thườn thượt, vai hơi chúi về phía trước. Anh ta bước đi thoăn thoắt như không hề tiêu tốn chút sức lực nào. Đôi chân hơi cong cong của anh ta khiến Isherwood liên tưởng ngay đến những người có khả năng chạy rất nhanh hay đá bóng giỏi. Anh ta mang đôi giày da lộn đế cao su khá vừa vặn và không mang ô mặc trời mưa rất to. Gương mặt dần hiện rõ với chiếc trán cao, rộng và cái cằm nhọn. Chiếc mũi nhỏ gọn như thể được tạc từ gỗ, xương gò má cao và rộng còn đôi mắt xanh thăm thẳm ấy dường như có chút gốc gác của người Nga. Mái tóc đen được cắt ngắn gọn gàng và có chút hoa râm nơi thái dương. Khuôn mặt anh ta phảng phất sự kết hợp của nhiều nguồn gốc quốc gia khác nhau. Thật ra nếu nói như thế cũng chẳng có ai nghi ngờ điều này, bởi anh ta nói được rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. Isherwood vẫn chưa biết Gabriel chính xác là ai? Không gốc gác, không tung tích. Anh ta là một người Do Thái nay đây mai đó.
Rồi anh xuất hiện ngay bên cạnh Isherwood. Không một lời chào hỏi, đôi bàn tay vẫn áp chặt trong túi áo khoác. Cách thức hoạt động trong thế giới ngầm khi làm việc cho Shamron đã hình thành nơi Gabriel một phong cách không mấy lịch thiệp trong các mối quan hệ xã hội bên ngoài. Chỉ trừ khi anh ta phải đóng vai một người lịch lãm. Isherwood nghĩ vẫn có những khoảnh khắc con người ta hé lộ bản chất thật của mình. Như Gabriel lúc này đây, dưới con mắt người ngoài, anh ta là một người lặng lẽ, buồn bã và khó gần. Gabriel khiến những ai tiếp xúc với anh đều cảm thấy khó chịu tột cùng. Hay đây cũng là một trong những biệt tài của anh?
Họ đi dọc hành lang đến bàn đăng ký. “Hôm nay chúng ta là ai đây?”. Isherwood khẽ hỏi, nhưng Gabriel chỉ cúi người về phía trước và viết nguệch ngoạc vài chữ khó đọc vào cuốn sổ đăng ký. Isherwood quên rằng anh ta là một người thuận tay trái. Ký tên bằng tay trái, cầm cọ vẽ bằng tay phải, dùng dao và nĩa bằng tay nào cũng được. Nhưng việc anh ta sử dụng khẩu Beretta bằng tay nào thì thật sự Isherwood cũng không biết.
Họ bước lên cầu thang, Isherwood bám sát Gabriel, lặng lẽ như một vệ sĩ. Áo khoác không vang lên tiếng sột soạt, quần jean cũng không, và đôi giày dường như đang trôi bồng bềnh trên tấm thảm. Isherwood phải chạm nhẹ vào vai Gabriel để nhắc anh ta về sự hiện diện của mình. Đến đầu cầu thang, một nhân viên an ninh yêu cầu Gabriel mở chiếc ba lô da. Anh mở khóa kéo để nhân viên xem xét đồ đạc bên trong: kính mắt một tròng hiệu Binomag, một đèn tia cực tím, một đèn hồng ngoại và một đèn chiếu halogen mạnh. Tay nhân viên vui vẻ ra hiệu cho họ đi tiếp.
Họ bước vào phòng bán hàng, hàng trăm bức tranh treo trên tường và đặt trên giá có phủ vải len tuyết được chiếu rọi dưới ánh đèn. Xen lẫn giữa các tác phẩm là những nhóm nhà buôn đang dáo dác nhìn quanh. Isherwood nghĩ bọn họ không khác gì những con chó rừng đang sục sạo trong đống rác hòng kiếm được một cục xương thừa. Vài người trong bọn họ cứ dí mặt sát vào bức tranh, còn số khác thì đứng xa quan sát. Nhiều phương án được đề xuất. Tiền đã đặt sẵn trên bàn. Các nhân viên ước tính lợi nhuận tiềm năng. Nó chẳng giống với thế giới nghệ thuật chân chính mà Isherwood hằng yêu mến. Gabriel phớt lờ. Anh đi nhẹ nhàng như thể đã rất quen với cảnh hỗn độn của khu chợ ở các nước Hồi giáo. Isherwood không cần nhắc Gabriel tránh sự chú ý của mọi người. Anh ta thừa biết điều đó.
Jeremy Crabbe, vị Giám đốc có tính cách khá vồn vã của Ban Tác phẩm kinh điển của Bonhams, đang đứng đợi bên cạnh tác phẩm ngoại cảnh trường học Pháp, miệng ngậm chặt chiếc tẩu chưa mồi lửa giữa những chiếc răng cửa đã ố vàng. Ông ta hờ hững bắt tay Isherwood và đưa mắt nhìn người trẻ hơn trong chiếc áo khoác da đứng cạnh bên. Gabriel tự giới thiệu “Tôi là Mario Delvecchio” và Isherwood lại một phen ngạc nhiên bởi giọng Venice được phát âm một cách chuẩn xác.
Crabbe thốt lên. “À, ngài Delvecchio bí ẩn. Tất nhiên tôi đã nghe đến danh ông từ lâu nhưng chúng ta chưa có dịp gặp nhau”. Crabbe liếc nhìn Isherwood đầy ẩn ý rồi nói. “Anh có ý định gì thế, Julian? Có điều gì mà anh chưa nói cho tôi biết chăng?”
“Jeremy, anh ta sẽ giúp tôi. Tôi nghĩ rất đáng đồng tiền bát gạo khi mời anh ấy đến thẩm định tranh trước khi mua”.
“Đi lối này”, Crabbe nói đầy nghi hoặc và dẫn họ đến một gian phòng nhỏ, không cửa sổ, cùng tầng với phòng tranh chính. Sự cạnh tranh khốc liệt trong nghề đã buộc Isherwood phải để mắt đến hầu hết các tác phẩm khác. Nếu không Crabbe sẽ không ngần ngại hét giá những bức tranh mà Isherwood đặc biệt chú ý. Tranh ở đây khá tầm thường - một Đức Mẹ thiếu sức sống bên cạnh Chúa hài đồng của Andre del Sarto, bức họa về cuộc sống tĩnh mịch của Carlo Magini, một lò rèn của Vulcan do Paolo Pagani - nhưng ở góc phía xa có một bức tranh sơn dầu không khung được đặt dựa vào tường. Isherwood nhận ngay ra rằng cặp mắt lão luyện của Gabriel cũng đang hướng về nó. Và anh ta cũng lập tức quay đi giả bộ không chú ý. Thật là đúng với phong cách của một người chơi tranh chuyên nghiệp.
Anh ta xem qua các tác phẩm khác trước và chỉ dừng lại đúng hai phút cho mỗi bức tranh sơn dầu. Khuôn mặt anh ta như chiếc mặt nạ, chẳng hề biểu lộ vẻ thích thú hay không hài lòng. Thái độ này khiến Crabbe phải từ bỏ nỗ lực đọc suy nghĩ của Gabriel mà thay vào đó bập tẩu thuốc để giết thời gian.
Cuối cùng anh dừng lại ở lô số 43, tác phẩm Daniel trong hang sư tử của Erasmus Quellinus, khổ 213cmx325cm, tranh sơn dầu, bề mặt sần sùi và khá là bẩn. Nó bẩn đến mức những chú mèo ở góc bức tranh chỉ còn là những bóng mờ. Anh khom người xuống và nghiêng đầu sang một bên để có chút ánh sáng. Sau đó anh liếm ba ngón tay và chùi chùi dung mạo của Daniel. Crabbe hắng giọng và đảo cặp mắt đỏ ngầu. Phớt lờ hắn ta, Gabriel quan sát bức tranh gần hơn, chỉ cách vài centimet và chăm chú nhìn vào cách Daniel khoanh tay và bắt chéo chân.
“Bức vẽ này từ đâu đến?”
Crabbe rời môi khỏi tẩu và nhìn vào nõ tẩu thuốc. “Một bức phác họa từ thời các vua George được tìm thấy ở Cotswolds”..
“Lần cuối nó được phục chế là khi nào?”
“Chúng tôi không chắc lắm, nhưng nhìn bên ngoài thì có lẽ là từ thời Thủ tướng Disraeli còn đương nhiệm”.
Gabriel ngước mắt nhìn Isherwood, lập tức Isherwood quay qua Crabbe và nói. “Cho chúng tôi vài phút, Jeremy”.
Crabbe bước ra khỏi phòng. Gabriel mở túi lấy chiếc đèn tử ngoại. Isherwood tắt đèn, cả căn phòng chìm trong bóng tối. Gabriel bật chiếc đèn tử ngoại và chiếu tia sáng xanh vào bức vẽ.
“Sao?”. Isherwood hỏi.
“Việc phục chế được làm từ lâu lắm rồi nên dấu vết không hiện ra dưới tia tử ngoại”.
Gabriel rút chiếc đèn hồng ngoại ra khỏi túi. Nó giống khẩu súng lục một cách kỳ lạ, và Isherwood cảm thấy lành lạnh khi Gabriel nắm chuôi đèn để bật tia sáng phát quang màu xanh lá cây. Một quầng chấm đen xuất hiện trên bức tranh - vết tích của lần phục chế cuối cùng. Dù rất bẩn nhưng bức vẽ không có vẻ bị hư hại nhiều.
Anh tắt chiếc đèn hồng ngoại, lướt kính mắt một tròng phóng đại và săm soi dung mạo Daniel bằng tia sáng halogen trắng nóng.
“Cậu nghĩ sao?”. Isherwood liếc hỏi.
“Đẹp thật”, Gabriel hững hờ đáp. “Nhưng Erasmus Quellinus không vẽ nó”.
“Chắc không đó?”
“Đủ chắc để dám cá với ông hai trăm ngàn bảng”.
“Chắc cú rồi”.
Gabriel trờ ngón trỏ tới và miết dọc theo hình dáng vạm vỡ và thanh thoát trên bức tranh. “Anh chàng Daniel ở đây, Julian” anh nói, “Tôi cảm nhận được anh ta”.
Buổi trưa, họ đi đến đường James để ăn mừng tại quán Green, nơi gặp gỡ giữa các nhà buôn và các nhà sưu tầm trên phố Duke, cách phòng trưng bày của Isherwood chỉ vài bước. Một chai rượu vang trắng ướp lạnh đang chờ họ ở góc quán quen thuộc. Isherwood rót đầy hai ly và đẩy một ly về phía Gabriel.
“Của Mazel Tov đấy, Julian “.
“Chắc không?”
“Tôi chưa thể nhận định chính xác nếu chưa xem xét bề mặt bên dưới bằng máy phản chiếu hồng ngoại. Nhưng tác phẩm đó rõ ràng là dựa trên trường phái của Rubens, và chẳng nghi ngờ gì đây là phong cách vẽ của ông ta”.
“Tôi chắc cậu sẽ thấy rất tuyệt khi được phục chế nó”.
“Ai nói là tôi định phục chế nó?”
“Cậu chứ ai”.
“Tôi nói tôi sẽ phục hồi giá trị của nó, nhưng tôi chẳng nói gì đến việc phục chế nó cả. Việc đó cần ít nhất sáu tháng. Tôi e rằng lúc đó mình lại đang bận việc khác mất rồi”.
“Chỉ một người thực hiện được công việc này”, Isherwood nói. “Đó chính là cậu”.
Gabriel khẽ ngẩng đầu lên để đón nhận lời tán dương về khả năng chuyên môn đó rồi tiếp tục thờ ơ xem thực đơn. Isherwood có dụng ý khi nói ra điều đó. Gabriel Allon, nếu được sinh ra dưới một ngôi sao chiếu mệnh khác, có lẽ đã trở thành một trong những nghệ sĩ tài hoa nhất. Isherwood nhớ lại lần gặp gỡ đầu tiên - một chiều tháng Chín rực rỡ năm 1978, trên chiếc ghế dài hướng ra hồ Serpentine ở công viên Hyde. Isherwood vẫn còn nhớ lúc đó Gabriel mang dáng dấp nhỏ bé của một cậu trai mới lớn, nhưng hai bên thái dương đã lốm đốm hoa râm. Shamron từng nói rằng đó là dấu vết cho thấy đứa trẻ đó phải đảm đương công việc của một người lớn.
“Anh ta rời Viện nghệ thuật Bezalel năm 1972. Đến năm 1975, anh ta đến Venice học phục chế dưới sự dẫn dắt của nghệ sĩ vĩ đại Umberto Conti”.
“Umberto là chuyên gia xuất chúng nhất ở đó”.
“Tôi cũng nghe nói vậy. Có vẻ như Gabriel đã gây ấn tượng tốt đối với quý ngài Conti. Ông ta cho rằng đôi tay của Gabriel là đôi tay tài hoa nhất mà ông ta từng thấy. Tôi hoàn toàn đồng ý với điều này”.
Isherwood đã lỡ lời khi hỏi Gabriel đã làm gì từ năm 1972 đến 1975. Gabriel quay mặt sang nhìn một cặp tình nhân đang tay trong tay đi dạo nơi góc hồ. Còn Shamron thì lơ đãng nhặt mảnh gỗ vụn trên chiếc ghế.
“Cứ xem như cậu ta chính là một bức tranh bị đánh cắp nhưng đã lặng lẽ quay về đúng chủ của nó. Người chủ sẽ chẳng hỏi bức tranh đó đã ở đâu. Ông ta chỉ hạnh phúc treo lại bức tranh lên tường mà thôi”.
Sau đó Shamron đặt vấn đề “nhờ cậy” đầu tiên.
“Có một quý ngài Palestine đã được đưa đi định cư ở Oslo. Tôi e rằng ý định của quý ngài đây không hay ho cho lắm. Tôi muốn Gabriel giám sát ông ta, và tôi muốn anh tìm cho cậu ấy công việc nào đó đàng hoàng. Chẳng hạn như một công việc phục chế đơn giản thôi, chỉ cần mất khoảng hai tuần. Anh có thể giúp tôi được không Julian?”
Sự xuất hiện của người bồi bàn kéo Isherwood quay về thực tại. Ông gọi súp và tôm luộc, còn Gabriel thì gọi món rau trộn, cá bơn nướng nhạt và cơm. Dù sống chủ yếu ở châu Âu trong suốt ba mươi năm qua, nhưng anh vẫn giữ được khẩu vị bình dân của một người Israel gốc Do Thái lớn lên tại thung lũng Jezreel. Cao lương mỹ tửu, quần áo đẹp và xe đời mới - những thứ đó không thể làm thay đổi con người anh.
“Tôi ngạc nhiên khi cậu có thể bắt đầu công việc ngay hôm nay”, Isherwood nói.
“Tại sao lại không?”
“Rome”.
Gabriel vẫn không rời mắt khỏi thực đơn”. Đó không phải là nhiệm vụ của tôi, Julian. Hơn nữa, tôi nghỉ hưu rồi. Ông cũng biết vậy mà”.
“Thôi đi”, Isherwood khẽ rì rầm. “Vậy cậu đang làm gì trong mấy ngày này?”
“Tôi đang hoàn tất bức họa trang trí ở nhà thờ San Giovanni Crisostomo”.
“Một tác phẩm Bellini nữa à? Thì ra cậu đang tạo dựng tên tuổi cho chính mình”.
“Tên tuổi thì tôi cũng đã có một chút ít rồi”.
Tác phẩm phục chế gần đây nhất của Gabriel, bức họa Bellini ở nhà thờ San Zaccaria đã gây xôn xao trong giới nghệ thuật và hình thành nên những chuẩn mực cho những tác phẩm phục chế của Bellini trong tương lai.
“Chắc là công ty của Tiepolo đang chịu trách nhiệm dự án nhà thờ Crisostomo phải không?”
Gabriel gật đầu đáp”. Tôi hầu như chỉ làm việc cho Fancesco”.
“Ông ta không trả nổi cho cậu đâu”.
“Tôi thích làm việc ở Venice, Julian à. Chỉ cần vừa đủ sống. Ông đừng lo. Tôi không muốn sống theo cái lối trước đây, khi mà còn học việc với thầy Umberto”.
“Vậy mà tôi nghe rằng gần đây cậu rất bận rộn. Có khá nhiều tin đồn rằng người ta gần như phải tháo bức họa trang trí sau bàn thờ ở San Zaccaria vì cậu bỏ việc ở Venice để lo việc riêng”.
“Julian, ông không nên nghe những tin đồn đó”.
“Ồ, thế hả. Tôi còn nghe là cậu đã qua đêm trong tòa lâu đài ở Cannaregio với một thiếu nữ đáng yêu tên là Chiara”.
Gương mặt anh ta đanh lại bên vành ly rượu đã chứng tỏ cho Isherwood rằng tin đồn về đời sống tình cảm của Gabriel là có thực.
“Con bé cũng danh giá chứ?”
“Họ của cô ấy là Zolli, và cô ấy không phải là một con bé”.
“Có đúng cha cô ta là Trưởng giáo Do Thái ở Venice không?”
“Ông ấy là Trưởng giáo duy nhất ở Venice. Đó không phải là một cộng đồng lớn. Chiến tranh đã đặt dấu chấm hết cho cộng đồng ấy”.
“Cô ta có biết cậu là đặc vụ ngầm không?”
“Cô ấy là người của Văn phòng đấy Julian”.
“Hãy hứa với tôi rằng cậu sẽ không đang tâm làm tan vỡ trái tim cô gái ấy như đối với những người con gái khác”, Isherwood nói. “Chúa ơi, người phụ nữ mà cậu vừa buông ra khỏi tầm tay. Tôi vẫn còn tưởng tượng ra hình ảnh tuyệt diệu của Jacqueline Delacroix”.
Gabriel rướn người về phía trước bàn, sắc mặt đột nhiên nghiêm túc. “Tôi sắp cưới cô ấy, Julian à”.
“Còn Leah?”. Isherwood từ tốn hỏi. “Cậu tính sao với Leah đây?”
“Tôi sẽ nói chuyện với cô ấy. Tôi định gặp cô ấy sáng mai”.
“Cô ấy sẽ hiểu chứ?”
“Thật tình tôi không chắc lắm, nhưng tôi đã mắc nợ cô ấy”.
“Thứ lỗi cho tôi khi phải nói ra điều này, cậu nợ chính bản thân mình thì đúng hơn. Đã đến lúc cậu phải sống cho chính mình. Tôi cũng không cần phải nhắc rằng cậu không còn là chàng trai hai lăm tuổi nữa”.
“Ông không là người phải nhìn vào mắt cô ấy và nói với cô ấy rằng mình đang yêu một người phụ nữ khác”.
“Thứ lỗi cho những lời nói đó của tôi. Rượu vào lời ra mà. Còn những tác phẩm của Rubens. Cậu có cần người đi cùng không? Tôi sẽ đưa cậu xuống đó”.
“Không”, Gabriel nói. “Tôi muốn đi một mình”.
Món đầu tiên được dọn ra. Isherwood húp xụp xoạp một cách ngon lành. Còn Gabriel chỉ xiên lấy một miếng rau diếp.
“Ông định trả công bao nhiêu cho việc làm sạch bức tranh của Rubens?”
“À… khoảng một trăm ngàn bảng là được”.
“Quá ít!”. Gabriel nói. “Hai trăm ngàn, tôi cố”.
“Thôi được, hai trăm ngàn, ông bạn ạ”.
“Tuần sau tôi sẽ gọi cho ông”.
“Điều gì khiến cậu không quyết định ngay bây giờ? Mấy tác phẩm Bellini à?”
Không phải, Gabriel nghĩ. Đó không phải là do các tác phẩm Bellini. Đó là Rome.
Viện Stratford, một trong những bệnh viện tâm thần danh tiếng nhất châu Âu, tọa lạc cách trung tâm Luân Đôn một giờ lái xe trên ngọn đồi vùng Surrey vốn thuộc vùng đất của dòng họ Victoria trước đây. Bệnh nhân đang điều trị lâu dài ở đây có cả những gia đình họ hàng của Hoàng gia Anh và người em họ thứ hai của Thủ tướng đương thời, và nhân viên ở đây đã quen với những yêu cầu bất thường của khách thăm. Gabriel đi qua cửa an ninh phía trước sau khi khai báo mình là “ông Browne”.
Anh đậu chiếc xe thuê hiệu Opel vào bãi đỗ dành cho khách ngay sân trước ngôi nhà gạch đỏ kiểu cũ. Leonard Avery, bác sĩ điều trị cho Leah, đón anh trên lối vào sảnh, với dáng vẻ mỏng manh trong chiếc áo khoác hiệu Barbour và đôi ủng Wellington. “Cứ mỗi tuần một lần tôi phải dẫn một nhóm bệnh nhân đi dạo để hít thở khí trời quanh vùng ngoại ô”, Leonard giải thích cho sự hiện diện của mình. “Đó là cách chữa bệnh rất hiệu quả”. Leonard bắt tay Gabriel mà không tháo găng ra và hỏi thăm về chuyến lái xe từ Luân Đôn nhưng có vẻ như ông ta không thực sự muốn biết câu trả lời. “Cô ấy đang đợi anh trong phòng tắm nắng. Cô ấy vẫn thích phòng tắm nắng nhất”.
Họ bắt đầu đi vào một hành lang có trải thảm lót sàn màu đỏ nhạt, gót giày Avery nện lộp cộp trên sàn cứ như đang đi dạo ở thung lũng Surrey. Ông ta là người duy nhất trong bệnh viện biết sự thật về bệnh nhân Lee Martinson. Ông ta biết họ thật của cô ấy là Allon cũng như biết về nguyên nhân của những vết bỏng khủng khiếp và tình trạng gần như rối loạn tâm thần của Lee Martinson. Đó không phải là hậu quả của vụ tai nạn môtô nào - theo như lời giải thích trong bệnh án của Leah - mà là hậu quả của vụ nổ bom xe hơi ở Venice. Ông ta cũng biết rằng thảm họa ấy đã cướp đi mạng sống đứa con trai của cô. Leonard tin rằng Gabriel là nhà ngoại giao Israel nên ông ta cũng không ưa gì anh.
Trên đường đi, ông ta nói ngắn gọn tiến triển mới nhất của Leah. Chẳng có gì biến đổi - Avery tỏ vẻ không mấy lo lắng. Ông không muốn làm người khác hi vọng hão huyền. Ông ta cũng chưa bao giờ tỏ ra thực sự lạc quan với tiến triển của Leah. Và ông ta đã đúng. Đã mười ba năm trôi qua kể từ vụ nổ bom, Leah vẫn chưa thốt được lời nào với Gabriel.
Cuối hành lang là một cửa đôi với khung cửa sổ hình tròn đầy bụi bẩn. Avery mở một cánh và dẫn Gabriel vào phòng tắm nắng. Hơi ẩm ngột ngạt ập vào người khiến Gabriel lập tức cởi áo khoác. Người làm vườn vừa tưới mấy chậu cam vừa nói chuyện phiếm với một nữ y tá - người phụ nữ khá quyến rũ với mái tóc đen mà trước đây Gabriel chưa gặp bao giờ.
“Giờ cô có thể đi rồi, Amira”. Bác sĩ Avery nói.
Cô y tá bước đi, theo sau là người làm vườn.
“Ai vậy?”. Gabriel hỏi.
“Cô ấy là thực tập sinh của trường Trung cấp y tá King và là một chuyên viên chăm sóc. Rất có tâm huyết với công việc. Vợ anh rất thích cô ấy”.
Avery vỗ nhẹ vai Gabriel, rồi bước ra ngoài. Gabriel quay người lại. Leah ngồi thẳng lưng trên một chiếc ghế sắt, mắt hướng về khung cửa sổ đọng hơi nước của phòng tắëm nắng. Nàng đang mặc chiếc quần trắng mỏng vải cotton của bệnh viện và một chiếc áo len cao cổ giúp giữ ấm cơ thể mỏng manh. Đôi tay đầy sẹo và dúm dó đang mân mê một nhành hoa. Mái tóc dài và đen tuyền ngày xưa đã bị cắt ngắn và bạc gần hết. Gabriel cúi xuống và hôn lên má nàng. Môi anh tê cứng khi chạm phải vết sẹo lồi. Leah dường như không có chút cảm giác nào với cái hôn đó.
Rồi anh ngồi xuống và nắm phần còn lại của bàn tay trái Leah. Anh không cảm thấy chút sự sống nào. Leah chậm rãi xoay đầu sang cho đến khi nàng nhìn thấy Gabriel. Anh trông chờ một chút dấu hiệu cho thấy nàng nhận ra anh, nhưng rồi lại một lần nữa anh bị thất vọng. Nàng đã mất trí nhớ. Trong tâm trí Leah giờ chỉ là vụ nổ bom. Nó tua đi tua lại không ngừng như vòng xoay của cuộn băng video vậy. Tất cả những thứ khác đã bị xóa sạch hoặc bị tống vào một góc khuất không thể chạm đến. Đối với Leah, Gabriel thậm chí còn không quan trọng bằng người y tá đã đem cô ra đây hoặc người làm vườn đến chăm sóc cây cối. Leah chính là sự trừng phạt cho những tội lỗi của Gabriel. Leah là cái giá mà một người đàn ông như anh phải trả khi bước vào con đường giết chóc và khủng bố. Đối với Gabriel, người vốn có khả năng thiên phú về việc phục hồi cái đẹp cho các bức hoạ nổi tiếng thì tình trạng của Leah càng trở nên bi thương gấp bội. Anh ao ước có thể xóa sạch những vết sẹo kia và phục hồi lại vẻ lộng lẫy ngày nào cho nàng. Nhưng Gabriel hoàn toàn bất lực. Không ai có thể nhận ra người đàn bà đang câm lặng ngồi sưởi nắng này đã từng một thời là nàng thiếu nữ mang họ Allon xinh đẹp.
Anh nói chuyện, kể về những ngày anh sống ở Venice cùng công việc phục chế tại nhà thờ. Nhưng anh không kể rằng thỉnh thoảng anh vẫn làm những công việc khác cho Ari Shamron, hoặc như việc hai tháng trước đây anh đã sắp đặt việc bắt giữ một tên tội phạm chiến tranh người Áo tên là Erich Radek và dẫn độ về Israel để chịu tội. Sau cùng, anh cố lấy hết can đảm để nói với nàng rằng anh đang yêu một người con gái khác và muốn cả hai chia tay để anh có thể cưới cô ấy, nhưng anh không thể nào thốt nên lời. Nói với Leah cứ như là nói với một người xa lạ. Bởi nàng có nghe thấy gì đâu. Mắt nàng xa xăm như đang sống trong một thế giới khác vậy.
Nửa giờ trôi qua, anh tạm biệt Leah và lầm lũi đi về hướng hành lang. Nữ y tá đã đợi sẵn ở đó, khoanh tay lại và dựa lưng vào tường.
“Ông xong rồi à?”, cô ta hỏi.
Gabriel gật đầu. Không nói thêm một lời, người phụ nữ đó lướt qua Gabriel và bước vào trong.
Chuyến bay từ sân bay Heathrow hạ cánh xuống Venice lúc cuối giờ chiều. Gabriel lên phà để vào thành phố, anh đứng ngay buồng lái, tựa lưng vào cửa cabin và ngắm nhìn những cột phao dập dềnh trong sương mù như những đoàn quân thất trận trở về. Chẳng mấy chốc quận Cannaregio đã hiện ra. Gabriel cảm thấy thoáng chút bình yên. Một Venice không lộng lẫy và dập dềnh sóng nước luôn mang đến cho anh tâm trạng đó. Đây là một thành phố cần phục chế toàn diện, Umberto Conti từng nói với anh như vậy. Hãy làm đi. Hãy hàn gắn Venice, và anh sẽ thấy được giá trị của việc đó.
Anh xuống phà ở Điện Lezze. Gabriel đi về hướng tây của quận Cannaregio rồi đi dọc theo bờ kênh Rio della Misericordia. Anh băng qua một cây cầu sắt, chiếc cầu duy nhất ở Venice. Vào thời Trung Cổ, từng có một cái cổng giữa cầu, nó luôn được một lính gác đạo Cơ Đốc canh giữ để các tù nhân phía bên kia không trốn thoát được. Gabriel qua cầu và đi băng qua sottoportego (lối đi phía dưới tòa nhà). Cuối lối bộ hành, một quảng trường rộng hiện ra trước mắt anh: quảng trường Campo di Ghetto Nuovo, trung tâm của khu phố Do Thái cổ ở Venice. Qua chiều cao của nó cũng có thể biết được đây từng là khu ổ chuột của hơn năm ngàn dân Do Thái. Ngày nay chỉ còn khoảng hai mươi trong số bốn trăm dân Do Thái của thành phố sống trong khu nhà cổ trên, và hầu hết những người lớn tuổi đã an cư ở khu Casa Israelitica di Riposo.
Gabriel tiến tới phía cửa tiệm có gương treo ngoài trông rất hiện đại đối diện quảng trường và bước vào trong. Bên phải là lối vào một cửa hàng sách nhỏ chuyên bán sách về lịch sử và người Do Thái ở Venice. Cửa hàng ấm lên dưới ánh đèn sáng rực, với các khung cửa sổ cao nhìn xuống dòng kênh bao quanh khu Do Thái cổ. Phía sau quầy thu tiền, một cô gái có mái tóc ngắn màu vàng ngồi trên ghế đẩu dưới ánh đèn. Cô mỉm cười chào khi Gabriel bước vào.
“Cô ấy rời khỏi đây được một tiếng rồi”.
“Thế à? Cô ấy đi đâu?”
Cô gái nhún vai. “Cô ấy không nói”.
Gabriel nhìn đồng hồ đeo tay. Bốn giờ mười lăm. Anh quyết định dành vài giờ cho các tác phẩm của Bellini trước khi ăn tối.
“Nếu gặp cô ấy, phiền cô nhắn giùm là tôi ở nhà thờ”.
“Không thành vấn đề. Chào Mario”.
Anh rảo bộ về phía cầu Rialto. Vừa đi hết con đường qua khỏi dòng kênh, anh rẽ trái đi về phía nhà thờ nhỏ có màu đất nung. Gabriel bỗng dừng lại. Anh nhận ra một nhân viên an ninh của Văn phòng tên Rami đang đứng ngay lối vào nhà thờ, bên dưới vòm cửa hình bán nguyệt. Sự hiện diện của người đàn ông này ở Venice chỉ có thể lý giải một điều. Bắt gặp ánh nhìn của Gabriel, ông vội đưa mắt về phía lối vào. Gabriel lướt qua và bước vào trong.
Nhà thờ đang trong những công đoạn cuối cùng của quá trình phục chế. Những dãy ghế dài được đưa ra khỏi gian giữa giáo đường Greek và tạm thời đặt dựa vào bức tường phía đông. Việc làm sạch bức tranh thờ chính Sebastiano del Piombo đã hoàn tất. Khó mà nhận ra nó dưới bóng chiều tà muộn nếu không thắp sáng đèn. Tác phẩm của Bellini được treo trong nhà nguyện thánh Jerome nằm phía bên phải nhà thờ. Lẽ ra nó phải được che khuất sau giàn giáo phủ vải dầu, nhưng giàn giáo đã bị dời sang một bên khiến bức vẽ nằm phơi dưới ánh đèn huỳnh quang chói sáng. Chiara quay ra nhìn Gabriel đang tiến tới. Shamron vẫn dán mắt vào bức tranh.
“Cậu biết đó, Gabriel, tôi phải thừa nhận là nó đẹp thật”.
Giọng người đàn ông lớn tuổi này không mấy thiện cảm. Shamron, một người Israel gốc, ít khi hào hứng với bất kỳ hình thức nghệ thuật hay trò tiêu khiển nào. Ông ta chỉ tìm thấy vẻ đẹp trong hoạt động thế giới ngầm được che đậy hoàn hảo hoặc trong sự hủy diệt kẻ thù. Nhưng Gabriel chú tâm đến chuyện khác - đó là việc Shamron vừa nói với anh bằng tiếng Do Thái cổ và đã phạm một sai lầm không thể tha thứ là thốt ra tên thật của Gabriel tại một nơi không an toàn như thế này.
“Đẹp thật”, Shamron lặp lại, rồi quay sang Gabriel và cười chua xót. “Tiếc là cậu sẽ chẳng bao giờ có thể hoàn tất nó”.
Việc tìm gặp Gabriel khó khăn không kém gì việc truy tìm thủ phạm vụ thảm sát ở Rome. Anh ta vốn không hay báo cáo việc mình làm và cũng không thích khép mình vào kỷ luật của Văn phòng, vì thế khi anh ta rời Venice mà chẳng buồn báo lấy một tiếng. Chẳng ai thấy ngạc nhiên, kể cả Shamron Anh ta đến Anh để thăm vợ, Leah, vốn đang điều trị tại một bệnh viện tâm thần tư nhân nằm ở một nơi hẻo lánh của vùng Surrey. Tuy nhiên, trạm dừng chân đầu tiên của anh ta lại là con đường New Bond, nơi mà anh đồng ý tham gia cuộc đấu giá Old Master tại Bonhams theo yêu cầu của một nhà buôn nghệ thuật ở Luân Đôn tên Julian Isherwood.
Isherwood đến rất sớm, một tay cắp chiếc cặp da đã mòn gáy, tay kia cầm chiếc áo mưa hiệu Burberry. Một vài nhà buôn khác đang túm tụm trong hành lang. Isherwood lí nhí chào vài tiếng rồi đi ngay vào phòng để mũ áo. Sau khi cởi bỏ chiếc áo mưa Burberry ướt đẫm, ông giơ đồng hồ đến gần cửa sổ. Dáng người ông cao và mảnh khảnh trong bộ comple đấu giá thường lệ - một bộ sọc đứng đắn cùng với chiếc cà-vạt đỏ sẫm vốn được ông coi là thần hộ mệnh của mình. Ông chải nhẹ mái tóc hoa râm bồng bềnh che phủ phần hói và nhìn một lần nữa khuôn mặt mình phản chiếu qua mặt kính. Một người lạ có thể cho rằng ông hơi say. Nhưng Isherwood không phải là loại người như thế. Ông là một tay không hề biết say rượu là gì. Miệng lưỡi lại cực kì sắc sảo. Ông dang hai tay, kéo gấu áo xuống và thoáng liếc nhìn đồng hồ. Đã trễ rồi. Không giống như Gabriel, Isherwood luôn đúng giờ như bản tin lúc chín giờ vậy. Không bao giờ ông bắt khách hàng phải chờ mỏi gối. Càng không bao giờ ông bỏ qua việc chỉnh lại bề ngoài của mình đến từng nếp áo, tất nhiên trừ khi hoàn cảnh không cho phép.
Isherwood chỉnh lại cà-vạt và kéo thấp hai vai áo để hình ảnh đang phản chiếu trong gương có được phong thái ung dung, tự tin của một kẻ xuất thân từ tầng lớp cao quý ở Anh. Ông bước vào các cuộc đấu giá, rao bán những bộ sưu tập cho giới thượng lưu cũng như thay mặt họ giành mua những bộ sưu tập mới, nhưng thực chất ông không bao giờ có thể trở thành một người thuộc tầng lớp của họ được. Thế thì bằng cách nào ông lại làm được điều này? Cái họ chính gốc Anh cùng dáng người cao lêu nghêu đặc trưng đã giúp ông che đậy được sự thật rằng về mặt huyết thống ông không phải là người Anh. Ông có quốc tịch và hộ chiếu Anh, nhưng được sinh ra ở Đức, lớn lên tại Pháp và mang tôn giáo của người Do Thái. Chỉ một số ít bạn bè thân tín mới biết rằng vào năm 1942, đứa trẻ tỵ nạn có tên Isherwood được hai vị linh mục xứ Basque mang đến Luân Đôn sau khi vượt qua dãy núi Pyrenees tuyết phủ trắng xóa. Làm sao ông mang dòng máu người Anh khi cha ông, Samuel Isakowitz, một nhà buôn nghệ thuật tiếng tăm của Berlin, đã kết liễu đời mình tại một góc rừng Ba Lan, một nơi được gọi là Sobibor?
Còn khá nhiều điều mà Julian Isherwood giữ bí mật đối với các đối thủ của mình trong giới nghệ thuật Luân Đôn cũng như những người xung quanh. Đó là trong nhiều năm qua, ông vẫn thỉnh thoảng giúp đỡ một quý ông tên Shamron đến từ Tel Aviv. Theo biệt ngữ dựa trên tiếng Do Thái cổ của đội quân không thường trực của Shamron, Isherwood là một sayan, nghĩa là một người giúp đỡ tình nguyện không công, mặc dù các cuộc gặp gỡ giữa ông và Shamron chủ yếu mang tính bắt buộc hơn là tình nguyện.
Chợt Isherwood thoáng thấy bóng chiếc áo khoác da phủ chiếc quần jeans giữa dòng người co ro trong những chiếc áo mưa trên đường New Bond. Bóng người thoắt ẩn thoắt hiện như thể anh ta đang băng qua những tấm màn để bước ra sân khấu sáng rực ánh đèn. Isherwood vẫn luôn bất ngờ với vẻ ngoài không mấy ấn tượng của anh ta, chiều cao khoảng 1m67, nặng 70kg. Đôi bàn tay lọt thỏm trong chiếc áo khoác đen bằng da dài thườn thượt, vai hơi chúi về phía trước. Anh ta bước đi thoăn thoắt như không hề tiêu tốn chút sức lực nào. Đôi chân hơi cong cong của anh ta khiến Isherwood liên tưởng ngay đến những người có khả năng chạy rất nhanh hay đá bóng giỏi. Anh ta mang đôi giày da lộn đế cao su khá vừa vặn và không mang ô mặc trời mưa rất to. Gương mặt dần hiện rõ với chiếc trán cao, rộng và cái cằm nhọn. Chiếc mũi nhỏ gọn như thể được tạc từ gỗ, xương gò má cao và rộng còn đôi mắt xanh thăm thẳm ấy dường như có chút gốc gác của người Nga. Mái tóc đen được cắt ngắn gọn gàng và có chút hoa râm nơi thái dương. Khuôn mặt anh ta phảng phất sự kết hợp của nhiều nguồn gốc quốc gia khác nhau. Thật ra nếu nói như thế cũng chẳng có ai nghi ngờ điều này, bởi anh ta nói được rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. Isherwood vẫn chưa biết Gabriel chính xác là ai? Không gốc gác, không tung tích. Anh ta là một người Do Thái nay đây mai đó.
Rồi anh xuất hiện ngay bên cạnh Isherwood. Không một lời chào hỏi, đôi bàn tay vẫn áp chặt trong túi áo khoác. Cách thức hoạt động trong thế giới ngầm khi làm việc cho Shamron đã hình thành nơi Gabriel một phong cách không mấy lịch thiệp trong các mối quan hệ xã hội bên ngoài. Chỉ trừ khi anh ta phải đóng vai một người lịch lãm. Isherwood nghĩ vẫn có những khoảnh khắc con người ta hé lộ bản chất thật của mình. Như Gabriel lúc này đây, dưới con mắt người ngoài, anh ta là một người lặng lẽ, buồn bã và khó gần. Gabriel khiến những ai tiếp xúc với anh đều cảm thấy khó chịu tột cùng. Hay đây cũng là một trong những biệt tài của anh?
Họ đi dọc hành lang đến bàn đăng ký. “Hôm nay chúng ta là ai đây?”. Isherwood khẽ hỏi, nhưng Gabriel chỉ cúi người về phía trước và viết nguệch ngoạc vài chữ khó đọc vào cuốn sổ đăng ký. Isherwood quên rằng anh ta là một người thuận tay trái. Ký tên bằng tay trái, cầm cọ vẽ bằng tay phải, dùng dao và nĩa bằng tay nào cũng được. Nhưng việc anh ta sử dụng khẩu Beretta bằng tay nào thì thật sự Isherwood cũng không biết.
Họ bước lên cầu thang, Isherwood bám sát Gabriel, lặng lẽ như một vệ sĩ. Áo khoác không vang lên tiếng sột soạt, quần jean cũng không, và đôi giày dường như đang trôi bồng bềnh trên tấm thảm. Isherwood phải chạm nhẹ vào vai Gabriel để nhắc anh ta về sự hiện diện của mình. Đến đầu cầu thang, một nhân viên an ninh yêu cầu Gabriel mở chiếc ba lô da. Anh mở khóa kéo để nhân viên xem xét đồ đạc bên trong: kính mắt một tròng hiệu Binomag, một đèn tia cực tím, một đèn hồng ngoại và một đèn chiếu halogen mạnh. Tay nhân viên vui vẻ ra hiệu cho họ đi tiếp.
Họ bước vào phòng bán hàng, hàng trăm bức tranh treo trên tường và đặt trên giá có phủ vải len tuyết được chiếu rọi dưới ánh đèn. Xen lẫn giữa các tác phẩm là những nhóm nhà buôn đang dáo dác nhìn quanh. Isherwood nghĩ bọn họ không khác gì những con chó rừng đang sục sạo trong đống rác hòng kiếm được một cục xương thừa. Vài người trong bọn họ cứ dí mặt sát vào bức tranh, còn số khác thì đứng xa quan sát. Nhiều phương án được đề xuất. Tiền đã đặt sẵn trên bàn. Các nhân viên ước tính lợi nhuận tiềm năng. Nó chẳng giống với thế giới nghệ thuật chân chính mà Isherwood hằng yêu mến. Gabriel phớt lờ. Anh đi nhẹ nhàng như thể đã rất quen với cảnh hỗn độn của khu chợ ở các nước Hồi giáo. Isherwood không cần nhắc Gabriel tránh sự chú ý của mọi người. Anh ta thừa biết điều đó.
Jeremy Crabbe, vị Giám đốc có tính cách khá vồn vã của Ban Tác phẩm kinh điển của Bonhams, đang đứng đợi bên cạnh tác phẩm ngoại cảnh trường học Pháp, miệng ngậm chặt chiếc tẩu chưa mồi lửa giữa những chiếc răng cửa đã ố vàng. Ông ta hờ hững bắt tay Isherwood và đưa mắt nhìn người trẻ hơn trong chiếc áo khoác da đứng cạnh bên. Gabriel tự giới thiệu “Tôi là Mario Delvecchio” và Isherwood lại một phen ngạc nhiên bởi giọng Venice được phát âm một cách chuẩn xác.
Crabbe thốt lên. “À, ngài Delvecchio bí ẩn. Tất nhiên tôi đã nghe đến danh ông từ lâu nhưng chúng ta chưa có dịp gặp nhau”. Crabbe liếc nhìn Isherwood đầy ẩn ý rồi nói. “Anh có ý định gì thế, Julian? Có điều gì mà anh chưa nói cho tôi biết chăng?”
“Jeremy, anh ta sẽ giúp tôi. Tôi nghĩ rất đáng đồng tiền bát gạo khi mời anh ấy đến thẩm định tranh trước khi mua”.
“Đi lối này”, Crabbe nói đầy nghi hoặc và dẫn họ đến một gian phòng nhỏ, không cửa sổ, cùng tầng với phòng tranh chính. Sự cạnh tranh khốc liệt trong nghề đã buộc Isherwood phải để mắt đến hầu hết các tác phẩm khác. Nếu không Crabbe sẽ không ngần ngại hét giá những bức tranh mà Isherwood đặc biệt chú ý. Tranh ở đây khá tầm thường - một Đức Mẹ thiếu sức sống bên cạnh Chúa hài đồng của Andre del Sarto, bức họa về cuộc sống tĩnh mịch của Carlo Magini, một lò rèn của Vulcan do Paolo Pagani - nhưng ở góc phía xa có một bức tranh sơn dầu không khung được đặt dựa vào tường. Isherwood nhận ngay ra rằng cặp mắt lão luyện của Gabriel cũng đang hướng về nó. Và anh ta cũng lập tức quay đi giả bộ không chú ý. Thật là đúng với phong cách của một người chơi tranh chuyên nghiệp.
Anh ta xem qua các tác phẩm khác trước và chỉ dừng lại đúng hai phút cho mỗi bức tranh sơn dầu. Khuôn mặt anh ta như chiếc mặt nạ, chẳng hề biểu lộ vẻ thích thú hay không hài lòng. Thái độ này khiến Crabbe phải từ bỏ nỗ lực đọc suy nghĩ của Gabriel mà thay vào đó bập tẩu thuốc để giết thời gian.
Cuối cùng anh dừng lại ở lô số 43, tác phẩm Daniel trong hang sư tử của Erasmus Quellinus, khổ 213cmx325cm, tranh sơn dầu, bề mặt sần sùi và khá là bẩn. Nó bẩn đến mức những chú mèo ở góc bức tranh chỉ còn là những bóng mờ. Anh khom người xuống và nghiêng đầu sang một bên để có chút ánh sáng. Sau đó anh liếm ba ngón tay và chùi chùi dung mạo của Daniel. Crabbe hắng giọng và đảo cặp mắt đỏ ngầu. Phớt lờ hắn ta, Gabriel quan sát bức tranh gần hơn, chỉ cách vài centimet và chăm chú nhìn vào cách Daniel khoanh tay và bắt chéo chân.
“Bức vẽ này từ đâu đến?”
Crabbe rời môi khỏi tẩu và nhìn vào nõ tẩu thuốc. “Một bức phác họa từ thời các vua George được tìm thấy ở Cotswolds”..
“Lần cuối nó được phục chế là khi nào?”
“Chúng tôi không chắc lắm, nhưng nhìn bên ngoài thì có lẽ là từ thời Thủ tướng Disraeli còn đương nhiệm”.
Gabriel ngước mắt nhìn Isherwood, lập tức Isherwood quay qua Crabbe và nói. “Cho chúng tôi vài phút, Jeremy”.
Crabbe bước ra khỏi phòng. Gabriel mở túi lấy chiếc đèn tử ngoại. Isherwood tắt đèn, cả căn phòng chìm trong bóng tối. Gabriel bật chiếc đèn tử ngoại và chiếu tia sáng xanh vào bức vẽ.
“Sao?”. Isherwood hỏi.
“Việc phục chế được làm từ lâu lắm rồi nên dấu vết không hiện ra dưới tia tử ngoại”.
Gabriel rút chiếc đèn hồng ngoại ra khỏi túi. Nó giống khẩu súng lục một cách kỳ lạ, và Isherwood cảm thấy lành lạnh khi Gabriel nắm chuôi đèn để bật tia sáng phát quang màu xanh lá cây. Một quầng chấm đen xuất hiện trên bức tranh - vết tích của lần phục chế cuối cùng. Dù rất bẩn nhưng bức vẽ không có vẻ bị hư hại nhiều.
Anh tắt chiếc đèn hồng ngoại, lướt kính mắt một tròng phóng đại và săm soi dung mạo Daniel bằng tia sáng halogen trắng nóng.
“Cậu nghĩ sao?”. Isherwood liếc hỏi.
“Đẹp thật”, Gabriel hững hờ đáp. “Nhưng Erasmus Quellinus không vẽ nó”.
“Chắc không đó?”
“Đủ chắc để dám cá với ông hai trăm ngàn bảng”.
“Chắc cú rồi”.
Gabriel trờ ngón trỏ tới và miết dọc theo hình dáng vạm vỡ và thanh thoát trên bức tranh. “Anh chàng Daniel ở đây, Julian” anh nói, “Tôi cảm nhận được anh ta”.
Buổi trưa, họ đi đến đường James để ăn mừng tại quán Green, nơi gặp gỡ giữa các nhà buôn và các nhà sưu tầm trên phố Duke, cách phòng trưng bày của Isherwood chỉ vài bước. Một chai rượu vang trắng ướp lạnh đang chờ họ ở góc quán quen thuộc. Isherwood rót đầy hai ly và đẩy một ly về phía Gabriel.
“Của Mazel Tov đấy, Julian “.
“Chắc không?”
“Tôi chưa thể nhận định chính xác nếu chưa xem xét bề mặt bên dưới bằng máy phản chiếu hồng ngoại. Nhưng tác phẩm đó rõ ràng là dựa trên trường phái của Rubens, và chẳng nghi ngờ gì đây là phong cách vẽ của ông ta”.
“Tôi chắc cậu sẽ thấy rất tuyệt khi được phục chế nó”.
“Ai nói là tôi định phục chế nó?”
“Cậu chứ ai”.
“Tôi nói tôi sẽ phục hồi giá trị của nó, nhưng tôi chẳng nói gì đến việc phục chế nó cả. Việc đó cần ít nhất sáu tháng. Tôi e rằng lúc đó mình lại đang bận việc khác mất rồi”.
“Chỉ một người thực hiện được công việc này”, Isherwood nói. “Đó chính là cậu”.
Gabriel khẽ ngẩng đầu lên để đón nhận lời tán dương về khả năng chuyên môn đó rồi tiếp tục thờ ơ xem thực đơn. Isherwood có dụng ý khi nói ra điều đó. Gabriel Allon, nếu được sinh ra dưới một ngôi sao chiếu mệnh khác, có lẽ đã trở thành một trong những nghệ sĩ tài hoa nhất. Isherwood nhớ lại lần gặp gỡ đầu tiên - một chiều tháng Chín rực rỡ năm 1978, trên chiếc ghế dài hướng ra hồ Serpentine ở công viên Hyde. Isherwood vẫn còn nhớ lúc đó Gabriel mang dáng dấp nhỏ bé của một cậu trai mới lớn, nhưng hai bên thái dương đã lốm đốm hoa râm. Shamron từng nói rằng đó là dấu vết cho thấy đứa trẻ đó phải đảm đương công việc của một người lớn.
“Anh ta rời Viện nghệ thuật Bezalel năm 1972. Đến năm 1975, anh ta đến Venice học phục chế dưới sự dẫn dắt của nghệ sĩ vĩ đại Umberto Conti”.
“Umberto là chuyên gia xuất chúng nhất ở đó”.
“Tôi cũng nghe nói vậy. Có vẻ như Gabriel đã gây ấn tượng tốt đối với quý ngài Conti. Ông ta cho rằng đôi tay của Gabriel là đôi tay tài hoa nhất mà ông ta từng thấy. Tôi hoàn toàn đồng ý với điều này”.
Isherwood đã lỡ lời khi hỏi Gabriel đã làm gì từ năm 1972 đến 1975. Gabriel quay mặt sang nhìn một cặp tình nhân đang tay trong tay đi dạo nơi góc hồ. Còn Shamron thì lơ đãng nhặt mảnh gỗ vụn trên chiếc ghế.
“Cứ xem như cậu ta chính là một bức tranh bị đánh cắp nhưng đã lặng lẽ quay về đúng chủ của nó. Người chủ sẽ chẳng hỏi bức tranh đó đã ở đâu. Ông ta chỉ hạnh phúc treo lại bức tranh lên tường mà thôi”.
Sau đó Shamron đặt vấn đề “nhờ cậy” đầu tiên.
“Có một quý ngài Palestine đã được đưa đi định cư ở Oslo. Tôi e rằng ý định của quý ngài đây không hay ho cho lắm. Tôi muốn Gabriel giám sát ông ta, và tôi muốn anh tìm cho cậu ấy công việc nào đó đàng hoàng. Chẳng hạn như một công việc phục chế đơn giản thôi, chỉ cần mất khoảng hai tuần. Anh có thể giúp tôi được không Julian?”
Sự xuất hiện của người bồi bàn kéo Isherwood quay về thực tại. Ông gọi súp và tôm luộc, còn Gabriel thì gọi món rau trộn, cá bơn nướng nhạt và cơm. Dù sống chủ yếu ở châu Âu trong suốt ba mươi năm qua, nhưng anh vẫn giữ được khẩu vị bình dân của một người Israel gốc Do Thái lớn lên tại thung lũng Jezreel. Cao lương mỹ tửu, quần áo đẹp và xe đời mới - những thứ đó không thể làm thay đổi con người anh.
“Tôi ngạc nhiên khi cậu có thể bắt đầu công việc ngay hôm nay”, Isherwood nói.
“Tại sao lại không?”
“Rome”.
Gabriel vẫn không rời mắt khỏi thực đơn”. Đó không phải là nhiệm vụ của tôi, Julian. Hơn nữa, tôi nghỉ hưu rồi. Ông cũng biết vậy mà”.
“Thôi đi”, Isherwood khẽ rì rầm. “Vậy cậu đang làm gì trong mấy ngày này?”
“Tôi đang hoàn tất bức họa trang trí ở nhà thờ San Giovanni Crisostomo”.
“Một tác phẩm Bellini nữa à? Thì ra cậu đang tạo dựng tên tuổi cho chính mình”.
“Tên tuổi thì tôi cũng đã có một chút ít rồi”.
Tác phẩm phục chế gần đây nhất của Gabriel, bức họa Bellini ở nhà thờ San Zaccaria đã gây xôn xao trong giới nghệ thuật và hình thành nên những chuẩn mực cho những tác phẩm phục chế của Bellini trong tương lai.
“Chắc là công ty của Tiepolo đang chịu trách nhiệm dự án nhà thờ Crisostomo phải không?”
Gabriel gật đầu đáp”. Tôi hầu như chỉ làm việc cho Fancesco”.
“Ông ta không trả nổi cho cậu đâu”.
“Tôi thích làm việc ở Venice, Julian à. Chỉ cần vừa đủ sống. Ông đừng lo. Tôi không muốn sống theo cái lối trước đây, khi mà còn học việc với thầy Umberto”.
“Vậy mà tôi nghe rằng gần đây cậu rất bận rộn. Có khá nhiều tin đồn rằng người ta gần như phải tháo bức họa trang trí sau bàn thờ ở San Zaccaria vì cậu bỏ việc ở Venice để lo việc riêng”.
“Julian, ông không nên nghe những tin đồn đó”.
“Ồ, thế hả. Tôi còn nghe là cậu đã qua đêm trong tòa lâu đài ở Cannaregio với một thiếu nữ đáng yêu tên là Chiara”.
Gương mặt anh ta đanh lại bên vành ly rượu đã chứng tỏ cho Isherwood rằng tin đồn về đời sống tình cảm của Gabriel là có thực.
“Con bé cũng danh giá chứ?”
“Họ của cô ấy là Zolli, và cô ấy không phải là một con bé”.
“Có đúng cha cô ta là Trưởng giáo Do Thái ở Venice không?”
“Ông ấy là Trưởng giáo duy nhất ở Venice. Đó không phải là một cộng đồng lớn. Chiến tranh đã đặt dấu chấm hết cho cộng đồng ấy”.
“Cô ta có biết cậu là đặc vụ ngầm không?”
“Cô ấy là người của Văn phòng đấy Julian”.
“Hãy hứa với tôi rằng cậu sẽ không đang tâm làm tan vỡ trái tim cô gái ấy như đối với những người con gái khác”, Isherwood nói. “Chúa ơi, người phụ nữ mà cậu vừa buông ra khỏi tầm tay. Tôi vẫn còn tưởng tượng ra hình ảnh tuyệt diệu của Jacqueline Delacroix”.
Gabriel rướn người về phía trước bàn, sắc mặt đột nhiên nghiêm túc. “Tôi sắp cưới cô ấy, Julian à”.
“Còn Leah?”. Isherwood từ tốn hỏi. “Cậu tính sao với Leah đây?”
“Tôi sẽ nói chuyện với cô ấy. Tôi định gặp cô ấy sáng mai”.
“Cô ấy sẽ hiểu chứ?”
“Thật tình tôi không chắc lắm, nhưng tôi đã mắc nợ cô ấy”.
“Thứ lỗi cho tôi khi phải nói ra điều này, cậu nợ chính bản thân mình thì đúng hơn. Đã đến lúc cậu phải sống cho chính mình. Tôi cũng không cần phải nhắc rằng cậu không còn là chàng trai hai lăm tuổi nữa”.
“Ông không là người phải nhìn vào mắt cô ấy và nói với cô ấy rằng mình đang yêu một người phụ nữ khác”.
“Thứ lỗi cho những lời nói đó của tôi. Rượu vào lời ra mà. Còn những tác phẩm của Rubens. Cậu có cần người đi cùng không? Tôi sẽ đưa cậu xuống đó”.
“Không”, Gabriel nói. “Tôi muốn đi một mình”.
Món đầu tiên được dọn ra. Isherwood húp xụp xoạp một cách ngon lành. Còn Gabriel chỉ xiên lấy một miếng rau diếp.
“Ông định trả công bao nhiêu cho việc làm sạch bức tranh của Rubens?”
“À… khoảng một trăm ngàn bảng là được”.
“Quá ít!”. Gabriel nói. “Hai trăm ngàn, tôi cố”.
“Thôi được, hai trăm ngàn, ông bạn ạ”.
“Tuần sau tôi sẽ gọi cho ông”.
“Điều gì khiến cậu không quyết định ngay bây giờ? Mấy tác phẩm Bellini à?”
Không phải, Gabriel nghĩ. Đó không phải là do các tác phẩm Bellini. Đó là Rome.
Viện Stratford, một trong những bệnh viện tâm thần danh tiếng nhất châu Âu, tọa lạc cách trung tâm Luân Đôn một giờ lái xe trên ngọn đồi vùng Surrey vốn thuộc vùng đất của dòng họ Victoria trước đây. Bệnh nhân đang điều trị lâu dài ở đây có cả những gia đình họ hàng của Hoàng gia Anh và người em họ thứ hai của Thủ tướng đương thời, và nhân viên ở đây đã quen với những yêu cầu bất thường của khách thăm. Gabriel đi qua cửa an ninh phía trước sau khi khai báo mình là “ông Browne”.
Anh đậu chiếc xe thuê hiệu Opel vào bãi đỗ dành cho khách ngay sân trước ngôi nhà gạch đỏ kiểu cũ. Leonard Avery, bác sĩ điều trị cho Leah, đón anh trên lối vào sảnh, với dáng vẻ mỏng manh trong chiếc áo khoác hiệu Barbour và đôi ủng Wellington. “Cứ mỗi tuần một lần tôi phải dẫn một nhóm bệnh nhân đi dạo để hít thở khí trời quanh vùng ngoại ô”, Leonard giải thích cho sự hiện diện của mình. “Đó là cách chữa bệnh rất hiệu quả”. Leonard bắt tay Gabriel mà không tháo găng ra và hỏi thăm về chuyến lái xe từ Luân Đôn nhưng có vẻ như ông ta không thực sự muốn biết câu trả lời. “Cô ấy đang đợi anh trong phòng tắm nắng. Cô ấy vẫn thích phòng tắm nắng nhất”.
Họ bắt đầu đi vào một hành lang có trải thảm lót sàn màu đỏ nhạt, gót giày Avery nện lộp cộp trên sàn cứ như đang đi dạo ở thung lũng Surrey. Ông ta là người duy nhất trong bệnh viện biết sự thật về bệnh nhân Lee Martinson. Ông ta biết họ thật của cô ấy là Allon cũng như biết về nguyên nhân của những vết bỏng khủng khiếp và tình trạng gần như rối loạn tâm thần của Lee Martinson. Đó không phải là hậu quả của vụ tai nạn môtô nào - theo như lời giải thích trong bệnh án của Leah - mà là hậu quả của vụ nổ bom xe hơi ở Venice. Ông ta cũng biết rằng thảm họa ấy đã cướp đi mạng sống đứa con trai của cô. Leonard tin rằng Gabriel là nhà ngoại giao Israel nên ông ta cũng không ưa gì anh.
Trên đường đi, ông ta nói ngắn gọn tiến triển mới nhất của Leah. Chẳng có gì biến đổi - Avery tỏ vẻ không mấy lo lắng. Ông không muốn làm người khác hi vọng hão huyền. Ông ta cũng chưa bao giờ tỏ ra thực sự lạc quan với tiến triển của Leah. Và ông ta đã đúng. Đã mười ba năm trôi qua kể từ vụ nổ bom, Leah vẫn chưa thốt được lời nào với Gabriel.
Cuối hành lang là một cửa đôi với khung cửa sổ hình tròn đầy bụi bẩn. Avery mở một cánh và dẫn Gabriel vào phòng tắm nắng. Hơi ẩm ngột ngạt ập vào người khiến Gabriel lập tức cởi áo khoác. Người làm vườn vừa tưới mấy chậu cam vừa nói chuyện phiếm với một nữ y tá - người phụ nữ khá quyến rũ với mái tóc đen mà trước đây Gabriel chưa gặp bao giờ.
“Giờ cô có thể đi rồi, Amira”. Bác sĩ Avery nói.
Cô y tá bước đi, theo sau là người làm vườn.
“Ai vậy?”. Gabriel hỏi.
“Cô ấy là thực tập sinh của trường Trung cấp y tá King và là một chuyên viên chăm sóc. Rất có tâm huyết với công việc. Vợ anh rất thích cô ấy”.
Avery vỗ nhẹ vai Gabriel, rồi bước ra ngoài. Gabriel quay người lại. Leah ngồi thẳng lưng trên một chiếc ghế sắt, mắt hướng về khung cửa sổ đọng hơi nước của phòng tắëm nắng. Nàng đang mặc chiếc quần trắng mỏng vải cotton của bệnh viện và một chiếc áo len cao cổ giúp giữ ấm cơ thể mỏng manh. Đôi tay đầy sẹo và dúm dó đang mân mê một nhành hoa. Mái tóc dài và đen tuyền ngày xưa đã bị cắt ngắn và bạc gần hết. Gabriel cúi xuống và hôn lên má nàng. Môi anh tê cứng khi chạm phải vết sẹo lồi. Leah dường như không có chút cảm giác nào với cái hôn đó.
Rồi anh ngồi xuống và nắm phần còn lại của bàn tay trái Leah. Anh không cảm thấy chút sự sống nào. Leah chậm rãi xoay đầu sang cho đến khi nàng nhìn thấy Gabriel. Anh trông chờ một chút dấu hiệu cho thấy nàng nhận ra anh, nhưng rồi lại một lần nữa anh bị thất vọng. Nàng đã mất trí nhớ. Trong tâm trí Leah giờ chỉ là vụ nổ bom. Nó tua đi tua lại không ngừng như vòng xoay của cuộn băng video vậy. Tất cả những thứ khác đã bị xóa sạch hoặc bị tống vào một góc khuất không thể chạm đến. Đối với Leah, Gabriel thậm chí còn không quan trọng bằng người y tá đã đem cô ra đây hoặc người làm vườn đến chăm sóc cây cối. Leah chính là sự trừng phạt cho những tội lỗi của Gabriel. Leah là cái giá mà một người đàn ông như anh phải trả khi bước vào con đường giết chóc và khủng bố. Đối với Gabriel, người vốn có khả năng thiên phú về việc phục hồi cái đẹp cho các bức hoạ nổi tiếng thì tình trạng của Leah càng trở nên bi thương gấp bội. Anh ao ước có thể xóa sạch những vết sẹo kia và phục hồi lại vẻ lộng lẫy ngày nào cho nàng. Nhưng Gabriel hoàn toàn bất lực. Không ai có thể nhận ra người đàn bà đang câm lặng ngồi sưởi nắng này đã từng một thời là nàng thiếu nữ mang họ Allon xinh đẹp.
Anh nói chuyện, kể về những ngày anh sống ở Venice cùng công việc phục chế tại nhà thờ. Nhưng anh không kể rằng thỉnh thoảng anh vẫn làm những công việc khác cho Ari Shamron, hoặc như việc hai tháng trước đây anh đã sắp đặt việc bắt giữ một tên tội phạm chiến tranh người Áo tên là Erich Radek và dẫn độ về Israel để chịu tội. Sau cùng, anh cố lấy hết can đảm để nói với nàng rằng anh đang yêu một người con gái khác và muốn cả hai chia tay để anh có thể cưới cô ấy, nhưng anh không thể nào thốt nên lời. Nói với Leah cứ như là nói với một người xa lạ. Bởi nàng có nghe thấy gì đâu. Mắt nàng xa xăm như đang sống trong một thế giới khác vậy.
Nửa giờ trôi qua, anh tạm biệt Leah và lầm lũi đi về hướng hành lang. Nữ y tá đã đợi sẵn ở đó, khoanh tay lại và dựa lưng vào tường.
“Ông xong rồi à?”, cô ta hỏi.
Gabriel gật đầu. Không nói thêm một lời, người phụ nữ đó lướt qua Gabriel và bước vào trong.
Chuyến bay từ sân bay Heathrow hạ cánh xuống Venice lúc cuối giờ chiều. Gabriel lên phà để vào thành phố, anh đứng ngay buồng lái, tựa lưng vào cửa cabin và ngắm nhìn những cột phao dập dềnh trong sương mù như những đoàn quân thất trận trở về. Chẳng mấy chốc quận Cannaregio đã hiện ra. Gabriel cảm thấy thoáng chút bình yên. Một Venice không lộng lẫy và dập dềnh sóng nước luôn mang đến cho anh tâm trạng đó. Đây là một thành phố cần phục chế toàn diện, Umberto Conti từng nói với anh như vậy. Hãy làm đi. Hãy hàn gắn Venice, và anh sẽ thấy được giá trị của việc đó.
Anh xuống phà ở Điện Lezze. Gabriel đi về hướng tây của quận Cannaregio rồi đi dọc theo bờ kênh Rio della Misericordia. Anh băng qua một cây cầu sắt, chiếc cầu duy nhất ở Venice. Vào thời Trung Cổ, từng có một cái cổng giữa cầu, nó luôn được một lính gác đạo Cơ Đốc canh giữ để các tù nhân phía bên kia không trốn thoát được. Gabriel qua cầu và đi băng qua sottoportego (lối đi phía dưới tòa nhà). Cuối lối bộ hành, một quảng trường rộng hiện ra trước mắt anh: quảng trường Campo di Ghetto Nuovo, trung tâm của khu phố Do Thái cổ ở Venice. Qua chiều cao của nó cũng có thể biết được đây từng là khu ổ chuột của hơn năm ngàn dân Do Thái. Ngày nay chỉ còn khoảng hai mươi trong số bốn trăm dân Do Thái của thành phố sống trong khu nhà cổ trên, và hầu hết những người lớn tuổi đã an cư ở khu Casa Israelitica di Riposo.
Gabriel tiến tới phía cửa tiệm có gương treo ngoài trông rất hiện đại đối diện quảng trường và bước vào trong. Bên phải là lối vào một cửa hàng sách nhỏ chuyên bán sách về lịch sử và người Do Thái ở Venice. Cửa hàng ấm lên dưới ánh đèn sáng rực, với các khung cửa sổ cao nhìn xuống dòng kênh bao quanh khu Do Thái cổ. Phía sau quầy thu tiền, một cô gái có mái tóc ngắn màu vàng ngồi trên ghế đẩu dưới ánh đèn. Cô mỉm cười chào khi Gabriel bước vào.
“Cô ấy rời khỏi đây được một tiếng rồi”.
“Thế à? Cô ấy đi đâu?”
Cô gái nhún vai. “Cô ấy không nói”.
Gabriel nhìn đồng hồ đeo tay. Bốn giờ mười lăm. Anh quyết định dành vài giờ cho các tác phẩm của Bellini trước khi ăn tối.
“Nếu gặp cô ấy, phiền cô nhắn giùm là tôi ở nhà thờ”.
“Không thành vấn đề. Chào Mario”.
Anh rảo bộ về phía cầu Rialto. Vừa đi hết con đường qua khỏi dòng kênh, anh rẽ trái đi về phía nhà thờ nhỏ có màu đất nung. Gabriel bỗng dừng lại. Anh nhận ra một nhân viên an ninh của Văn phòng tên Rami đang đứng ngay lối vào nhà thờ, bên dưới vòm cửa hình bán nguyệt. Sự hiện diện của người đàn ông này ở Venice chỉ có thể lý giải một điều. Bắt gặp ánh nhìn của Gabriel, ông vội đưa mắt về phía lối vào. Gabriel lướt qua và bước vào trong.
Nhà thờ đang trong những công đoạn cuối cùng của quá trình phục chế. Những dãy ghế dài được đưa ra khỏi gian giữa giáo đường Greek và tạm thời đặt dựa vào bức tường phía đông. Việc làm sạch bức tranh thờ chính Sebastiano del Piombo đã hoàn tất. Khó mà nhận ra nó dưới bóng chiều tà muộn nếu không thắp sáng đèn. Tác phẩm của Bellini được treo trong nhà nguyện thánh Jerome nằm phía bên phải nhà thờ. Lẽ ra nó phải được che khuất sau giàn giáo phủ vải dầu, nhưng giàn giáo đã bị dời sang một bên khiến bức vẽ nằm phơi dưới ánh đèn huỳnh quang chói sáng. Chiara quay ra nhìn Gabriel đang tiến tới. Shamron vẫn dán mắt vào bức tranh.
“Cậu biết đó, Gabriel, tôi phải thừa nhận là nó đẹp thật”.
Giọng người đàn ông lớn tuổi này không mấy thiện cảm. Shamron, một người Israel gốc, ít khi hào hứng với bất kỳ hình thức nghệ thuật hay trò tiêu khiển nào. Ông ta chỉ tìm thấy vẻ đẹp trong hoạt động thế giới ngầm được che đậy hoàn hảo hoặc trong sự hủy diệt kẻ thù. Nhưng Gabriel chú tâm đến chuyện khác - đó là việc Shamron vừa nói với anh bằng tiếng Do Thái cổ và đã phạm một sai lầm không thể tha thứ là thốt ra tên thật của Gabriel tại một nơi không an toàn như thế này.
“Đẹp thật”, Shamron lặp lại, rồi quay sang Gabriel và cười chua xót. “Tiếc là cậu sẽ chẳng bao giờ có thể hoàn tất nó”.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook