Họ Đã Tu Tiên Như Thế Đó
-
Chương 146: Quy khứ lai hề
Trong quá khứ.
Lại là một quá khứ mới!
Ở trên sườn đồi, cội cây bồ đề to lớn vươn cành lá um tùm, che bóng mát cho vị thiền sư già đang nhập định ở đó. Bộ tăng y màu vàng đất của vị thiền sư lại tựa phù sa, đang nuôi dưỡng cho cội bồ đề.
Vị thiền sư trút ra một hơi thở dài, rời khỏi thiền định rồi mở mắt nhìn đám trẻ đang ríu rít xung quanh, gương mặt ngập tràn từ bi.
Một đứa bé chạy đến bên cạnh thiền sư, vừa khóc ròng vừa nói:
- Tổ! Lăng Sơn bôi đất lên áo mới của con.
Tổ lấy ra một cái khăn trong túi vải, lau gương mặt lấm lem của đứa bé rồi nhẹ giọng nhắc nhở:
- Cẩn Dương! Sao lại ham chơi rồi? Chẳng phải con có chuyện quan trọng cần làm sao?
Đứa bé không biết mình có chuyện gì cần phải làm, cứ ngờ nghệch đứng đó, bộ dạng khá lúng túng.
Mặc kệ cành lá xanh tươi đang than thở, vị thiền sư già xoa đầu đứa bé rồi nói:
- Không sao! Quên rồi cũng không sao! Về được là tốt rồi!
Đôi bàn tay nhăn nheo của Tổ lấy ra mười hai chiếc lá bồ đề xanh tươi từ bên trong túi vải của mình rồi nhét vào trong ngực áo của đứa bé.
Giọng nói của lão tăng an ủi đôi mắt ngây thơ:
- Ta lại cho con mười hai lá bồ đề!
Đứa bé ngơ ngác không hiểu Tổ cho hắn những lá bồ đề này để làm gì nên không biết phải phản ứng như thế nào.
Vị thiền sư trầm ngâm nhìn đứa bé một hồi rồi hỏi nó:
- Con có muốn xuống tóc quy y không?
Chẳng biết Cẩn Dương có hiểu xuống tóc quy y là gì hay không mà nó quỳ rạp xuống đất, chấp nhận:
- Con đồng ý!
Thấy đứa trẻ nhận lời nhanh chóng như vậy, Tổ cười nói:
- Xem ra Hàn Cẩn Dương "đã, đang, và sẽ" trả nghiệp của mình rồi. Vậy từ nay pháp danh của con là Tánh Không. Con có thích không?
Đứa bé vui vẻ gật đầu.
Phía sau lưng của Hàn Cẩn Dương một đứa bé khác cũng đang chạy về phía Tổ, vừa chạy vừa kêu:
- Tổ! Tổ! Mạc Nguyệt vẽ bậy lên mặt của con.
So với những đứa trẻ cùng lứa thì thân hình của nó cao hơn và gầy hơn, gương mặt lấm lem than chì, đủ các hình vẽ nguệch ngoạc.
Hàn Cẩn Dương nhìn thấy bộ dạng của đứa bé thì cười ngặt nghẽo.
Đứa bé bị vẽ đầy mặt cũng không chấp nhất với họ Hàn, chỉ mếu máo nói:
- Tổ! Trong lúc con đang ngủ thì Mạc Nguyệt vẽ bậy lên mặt của con.
Vừa nói, vừa chỉ tay về phía một bé gái ở đằng xa.
Thấy mọi người nhìn về phía mình, Mạc Nguyệt vẫy vẫy tay, nở nụ cười tươi, hiển nhiên không có chút ăn năn hối cải nào.
Vị thiền sư lại lấy ra một cái khăn nhỏ trong túi vải. Nhưng rồi nhận ra chiếc khăn đã dính đầy nước mắt nước mũi của Hàn Cẩn Dương nên đành bỏ nó vào lại bên trong.
Tổ thở dài, lấy vạt áo của bộ tăng y cũ kỹ lau mặt cho đứa bé, vừa lau vừa hỏi:
- A Nhất! Chẳng phải con có chuyện quan trọng cần làm sao?
Đúng vậy! Hắn có chuyện cần làm.
Lời nhắc nhở này khiến đôi mắt hồn nhiên của A Nhất thoáng hiện vẻ tang thương, rồi biến mất.
Nó mở miệng hỏi:
- Đại sư nói vậy là có ý gì?
Có lẽ vì mới thức tỉnh, nó không biết rằng giọng điệu và cách xưng hô của nó hoàn toàn không phù hợp với độ tuổi của một đứa bé.
Câu nói của A Nhất làm vị thiền sư có chút bất ngờ nhưng rồi người chỉ cười hiền từ, nhẹ xoa đầu A Nhất:
- Không sao! Quên rồi cũng không sao! Về được là tốt rồi!
A Nhất vẫn tỏ ra ngơ ngác.
Vị thiền sư nhìn vào đôi mắt sáng trong của nó rồi hỏi:
- Con có muốn xuống tóc quy y không?
Dẫu đã biết câu trả lời của A Nhất thế nhưng mà Tổ vẫn muốn hỏi.
Đứa trẻ đáng thương không hề suy xét mà đã xua tay từ chối:
- Con không tu hành đâu, con còn phải phụ mẹ bán há cảo. Chiều chiều lên đây nghe Tổ kể chuyện rất vui, nhưng nếu mà con ở đây luôn, theo Tổ tu hành thì ai sẽ giúp mẹ con làm há cảo cơ chứ?!
Đôi mắt của vị thiền sư có chút tiếc thương, nhưng cũng không cố nài nỉ, chỉ đạm mạc dặn dò A Nhất:
- Tất cả các pháp hữu vi là vô thường! Đừng chấp mê bất ngộ nữa!
A Nhất ngoan ngoãn gật đầu đáp:
- Tất cả các pháp hữu vi là vô thường! Con sẽ ghi nhớ! Con ngủ quên ở đây cũng lâu rồi, phải trở về nhà giúp mẹ đã!
Nhìn bóng lưng gầy của A Nhất, Tổ lắc đầu, than:
- Đứa trẻ đáng thương!
A Nhất vẫy vẫy tay với đám nhóc đang nô đùa gần cội cây cổ thụ rồi chạy xuống sườn đồi nhỏ.
Đường xuống đồi uốn lượn quanh co. Có con suối chảy ngang đổ vào một hồ nước nhỏ, bên cạnh hồ nước có một tảng đá lớn.
Đứa trẻ đáng thương cũng không về nhà giúp mẹ làm há cảo mà lại đến ngồi bên cạnh tảng đá, chờ đợi.
Đôi mắt sáng trong hoàn toàn không còn vẻ ngơ ngác như lúc ở trên đồi mà tràn đầy vẻ trấn định không hợp với độ tuổi.
Nó mở miệng hỏi mặt hồ bằng cổ ngữ:
- Ta trong quá khứ này tặng Thiên Âm chi hồn cho ai?
Có cơn gió lượn trên mặt hồ, cuốn theo hơi nước ấm áp, làm dịu đi mệt nhọc trên gương mặt non nớt của đứa bé.
Từ bên dưới hồ, một con cá chép đen kịt dài chừng một sải tay dần dần nổi lên mặt nước, đôi mắt cá đờ đẫn như mắt người chết.
Tiếng long ngâm vang lên từ miệng cá lại nhỏ như tiếng muỗi kêu:
- Mạc Nguyệt, Hàn Cẩn Dương, Chân Long
Nghe vậy, A Nhất ngập tràn vui mừng. Trong quá khứ này nó đã biến chuyện không thể thành chuyện có thể.
A Nhất nuốt nước bọt, để làm dịu cổ họng khô khốc, rồi nhìn vào mắt cá chép hỏi thêm một câu nữa:
- Ta trong quá khứ này đã vào Mê Trì địa ngục hay chưa?
Cá chép lập tức trả lời nó:
- Ngươi chưa vào!
Nghe đến đây gương mặt non nớt lộ vẻ hưng phấn tột độ, cả người không kìm được mà run rẩy từng cơn.
A Nhất hỏi cá chép một câu sau cùng:
- Bây giờ ta đang tỉnh hay mơ?
Đôi mắt vô cảm của cá chép lộ chút khinh bỉ.
- Điều này ngươi rõ ràng hơn ta!
Nói rồi nó lại lặn xuống dưới hồ nhỏ để tránh bị nhiễm bệnh điên, để lại A Nhất ngồi đó cười mếu máo, nước mắt lăn dài.
- Cuối cùng cũng thành công. Cuối cùng ta cũng thành công.
...
Chuyện quá khứ vẫn luôn nhàm chán như vậy đó! Bởi dòng thời gian rối rắm, chúng ta hãy bỏ qua nó để trở lại với hiện tại tối tăm của nam tử mù lòa.
...
Trong bóng đêm vô tận, A Nhất biết mình đang ở thực tại, không có huyết nhục bì bõm dưới chân, không có thiên âm chi hồn tỏa sáng như ánh trăng ở trên cao.
Mùi hương mộc mạc quen thuộc làm A Nhất chạnh lòng.
- Sư tôn!
Lần này hắn không mấy bất ngờ nữa. Hầu như mỗi lần hắn rơi vào tình cảnh chết đi sống lại, tỉnh dậy sẽ lại nằm bên trong quan tài.
Lúc này, A Nhất chỉ muốn được chạm tay vào lớp nhung lụa mềm mại bên trong quan tài, muốn được co rúm người lại, tựa lưng vào một góc để tìm cái cảm giác được Tịch Diệt đạo tổ che chở.
Nhưng mà thân căn đã bị hủy, A Nhất sẽ không bao giờ cảm nhận được sự ấm áp đó nữa.
Thanh niên mù lòa nhanh chóng điều chỉnh lại tâm tình của mình sau đó mở ra tinh thần lực.
Hắn kiểm tra cẩn thận thân thể của mình, khi đã biết rõ thân thể không có vấn đề gì thì hắn mới để tinh thần lực từng chút, từng chút một, vươn giãn ra bên ngoài.
Cảm nhận được tồn tại đang đứng ngày bên cạnh quan tài, A Nhất cười khổ.
Không muốn để vị tiền bối này phải chờ. Hắn nhanh chóng đẩy nắp quan tài, đứng dậy, khoanh tay, cúi người hành lễ:
- Vãn bối A Nhất, Thiên Nhân tộc, sinh thành ở Lạc Nhạn thôn, thuộc Lưu Ly quốc, Trung Huyền Minh Châu, bái kiến tiền bối!
Trước mặt hắn là một gã khổng lồ cao gấp đôi một người trưởng thành, trên người mặc bộ giáp đen bóng che kín mặt. Mũ giáp có hai chiếc sừng trâu dài đâm ra hai bên. Sừng trâu rất dài và uy vũ.
Những khe hở trên bộ giáp đỏ rực như dung nham, không ngừng tỏa ra hơi nóng hừng hực.
Một tay người khổng lồ cầm một cuốn ngọc giản cũ kỹ, sau lưng vác một chiếc rìu chiến.
Người khổng lồ từ tốn chỉnh sửa lời nói của A Nhất:
- Ngươi sai rồi! Ngươi sinh thành ở Diệu Âm cốc, địa phận Tây Ngưu hóa châu.
Thân phận của A Nhất được ghi chép rất rõ ràng bên trong ngọc giản.
A Nhất sững sờ. Hắn rõ ràng sinh ra tại Lạc Nhạn Thôn, không thể nào nhầm được.
Nhưng rồi chợt nhớ lại bản thân đã tham gia Tử U Minh Táng một lần, thanh niên mù nghĩ thầm:
- Chẳng lẽ sau khi tham gia thí luyện thì thân phận trước kia sẽ bị xóa sạch, được xem như tái sinh sao?
Trong lúc hắn đang tự hỏi thì tiếng nói của người khổng lồ lại vang lên, kéo A Nhất ra khỏi trầm tư.
- Luật lệ vẫn như cũ! Bỏ một phách để vào Mê Trì, ngươi có đồng ý không?
Bầu trời đỏ rực như muốn tưới máu lên hoang mạc cằn cỗi chỉ có đá núi nhấp nhô.
A Nhất không biết vì sao bản thân trở lại Mê Trì địa ngục. Thực lòng mà nói, những gì hắn biết về thí luyện Tử U Minh Táng và cả Tán Linh Quyết rất ít ỏi.
Càng nghĩ A Nhất càng cảm thấy cuộc sống quá bấp bênh. Bản thân còn chưa kịp được các trưởng bối chỉ dạy thì đã phải tham gia thí luyện mà mình không hiểu rõ.
May mắn thoát ra, vừa ngoi lên Nhân giới thì tông môn liền bị diệt vong, phải ngây ngốc ở Dị Cơ cả mấy đời người. Ở đó hầu hết những gì hắn học được đều rất tối nghĩa, viễn vông.
Vừa rời khỏi Dị Cơ không bao lâu, chưa kịp hoàn hồn thì đã lại bị kéo xuống Mê Trì địa ngục.
A Nhất cười khổ:
- Vãn bối còn có sự lựa chọn nào sao?
A Nhất nghĩ mình sẽ ngay lập tức bị túm cổ ném vào Mê Trì địa ngục như trước kia, thế nhưng tưởng tượng của hắn không trở thành sự thật.
Bộ giáp sắt vẫn đứng yên đó, không nhúc nhích, chỉ trầm tư nhìn hắn. Dung nham nóng hực trên người đã nguội đi mấy phần.
Giọng nói oai nghiêm vang lên:
- Ngươi có thể không đồng ý!
Phía sau lưng gã, cánh cổng khổng lồ của Mê Trì địa ngục không ngừng phô trương cảnh tượng non xanh nước biếc ở bên trong, gọi mời A Nhất.
Lại là một quá khứ mới!
Ở trên sườn đồi, cội cây bồ đề to lớn vươn cành lá um tùm, che bóng mát cho vị thiền sư già đang nhập định ở đó. Bộ tăng y màu vàng đất của vị thiền sư lại tựa phù sa, đang nuôi dưỡng cho cội bồ đề.
Vị thiền sư trút ra một hơi thở dài, rời khỏi thiền định rồi mở mắt nhìn đám trẻ đang ríu rít xung quanh, gương mặt ngập tràn từ bi.
Một đứa bé chạy đến bên cạnh thiền sư, vừa khóc ròng vừa nói:
- Tổ! Lăng Sơn bôi đất lên áo mới của con.
Tổ lấy ra một cái khăn trong túi vải, lau gương mặt lấm lem của đứa bé rồi nhẹ giọng nhắc nhở:
- Cẩn Dương! Sao lại ham chơi rồi? Chẳng phải con có chuyện quan trọng cần làm sao?
Đứa bé không biết mình có chuyện gì cần phải làm, cứ ngờ nghệch đứng đó, bộ dạng khá lúng túng.
Mặc kệ cành lá xanh tươi đang than thở, vị thiền sư già xoa đầu đứa bé rồi nói:
- Không sao! Quên rồi cũng không sao! Về được là tốt rồi!
Đôi bàn tay nhăn nheo của Tổ lấy ra mười hai chiếc lá bồ đề xanh tươi từ bên trong túi vải của mình rồi nhét vào trong ngực áo của đứa bé.
Giọng nói của lão tăng an ủi đôi mắt ngây thơ:
- Ta lại cho con mười hai lá bồ đề!
Đứa bé ngơ ngác không hiểu Tổ cho hắn những lá bồ đề này để làm gì nên không biết phải phản ứng như thế nào.
Vị thiền sư trầm ngâm nhìn đứa bé một hồi rồi hỏi nó:
- Con có muốn xuống tóc quy y không?
Chẳng biết Cẩn Dương có hiểu xuống tóc quy y là gì hay không mà nó quỳ rạp xuống đất, chấp nhận:
- Con đồng ý!
Thấy đứa trẻ nhận lời nhanh chóng như vậy, Tổ cười nói:
- Xem ra Hàn Cẩn Dương "đã, đang, và sẽ" trả nghiệp của mình rồi. Vậy từ nay pháp danh của con là Tánh Không. Con có thích không?
Đứa bé vui vẻ gật đầu.
Phía sau lưng của Hàn Cẩn Dương một đứa bé khác cũng đang chạy về phía Tổ, vừa chạy vừa kêu:
- Tổ! Tổ! Mạc Nguyệt vẽ bậy lên mặt của con.
So với những đứa trẻ cùng lứa thì thân hình của nó cao hơn và gầy hơn, gương mặt lấm lem than chì, đủ các hình vẽ nguệch ngoạc.
Hàn Cẩn Dương nhìn thấy bộ dạng của đứa bé thì cười ngặt nghẽo.
Đứa bé bị vẽ đầy mặt cũng không chấp nhất với họ Hàn, chỉ mếu máo nói:
- Tổ! Trong lúc con đang ngủ thì Mạc Nguyệt vẽ bậy lên mặt của con.
Vừa nói, vừa chỉ tay về phía một bé gái ở đằng xa.
Thấy mọi người nhìn về phía mình, Mạc Nguyệt vẫy vẫy tay, nở nụ cười tươi, hiển nhiên không có chút ăn năn hối cải nào.
Vị thiền sư lại lấy ra một cái khăn nhỏ trong túi vải. Nhưng rồi nhận ra chiếc khăn đã dính đầy nước mắt nước mũi của Hàn Cẩn Dương nên đành bỏ nó vào lại bên trong.
Tổ thở dài, lấy vạt áo của bộ tăng y cũ kỹ lau mặt cho đứa bé, vừa lau vừa hỏi:
- A Nhất! Chẳng phải con có chuyện quan trọng cần làm sao?
Đúng vậy! Hắn có chuyện cần làm.
Lời nhắc nhở này khiến đôi mắt hồn nhiên của A Nhất thoáng hiện vẻ tang thương, rồi biến mất.
Nó mở miệng hỏi:
- Đại sư nói vậy là có ý gì?
Có lẽ vì mới thức tỉnh, nó không biết rằng giọng điệu và cách xưng hô của nó hoàn toàn không phù hợp với độ tuổi của một đứa bé.
Câu nói của A Nhất làm vị thiền sư có chút bất ngờ nhưng rồi người chỉ cười hiền từ, nhẹ xoa đầu A Nhất:
- Không sao! Quên rồi cũng không sao! Về được là tốt rồi!
A Nhất vẫn tỏ ra ngơ ngác.
Vị thiền sư nhìn vào đôi mắt sáng trong của nó rồi hỏi:
- Con có muốn xuống tóc quy y không?
Dẫu đã biết câu trả lời của A Nhất thế nhưng mà Tổ vẫn muốn hỏi.
Đứa trẻ đáng thương không hề suy xét mà đã xua tay từ chối:
- Con không tu hành đâu, con còn phải phụ mẹ bán há cảo. Chiều chiều lên đây nghe Tổ kể chuyện rất vui, nhưng nếu mà con ở đây luôn, theo Tổ tu hành thì ai sẽ giúp mẹ con làm há cảo cơ chứ?!
Đôi mắt của vị thiền sư có chút tiếc thương, nhưng cũng không cố nài nỉ, chỉ đạm mạc dặn dò A Nhất:
- Tất cả các pháp hữu vi là vô thường! Đừng chấp mê bất ngộ nữa!
A Nhất ngoan ngoãn gật đầu đáp:
- Tất cả các pháp hữu vi là vô thường! Con sẽ ghi nhớ! Con ngủ quên ở đây cũng lâu rồi, phải trở về nhà giúp mẹ đã!
Nhìn bóng lưng gầy của A Nhất, Tổ lắc đầu, than:
- Đứa trẻ đáng thương!
A Nhất vẫy vẫy tay với đám nhóc đang nô đùa gần cội cây cổ thụ rồi chạy xuống sườn đồi nhỏ.
Đường xuống đồi uốn lượn quanh co. Có con suối chảy ngang đổ vào một hồ nước nhỏ, bên cạnh hồ nước có một tảng đá lớn.
Đứa trẻ đáng thương cũng không về nhà giúp mẹ làm há cảo mà lại đến ngồi bên cạnh tảng đá, chờ đợi.
Đôi mắt sáng trong hoàn toàn không còn vẻ ngơ ngác như lúc ở trên đồi mà tràn đầy vẻ trấn định không hợp với độ tuổi.
Nó mở miệng hỏi mặt hồ bằng cổ ngữ:
- Ta trong quá khứ này tặng Thiên Âm chi hồn cho ai?
Có cơn gió lượn trên mặt hồ, cuốn theo hơi nước ấm áp, làm dịu đi mệt nhọc trên gương mặt non nớt của đứa bé.
Từ bên dưới hồ, một con cá chép đen kịt dài chừng một sải tay dần dần nổi lên mặt nước, đôi mắt cá đờ đẫn như mắt người chết.
Tiếng long ngâm vang lên từ miệng cá lại nhỏ như tiếng muỗi kêu:
- Mạc Nguyệt, Hàn Cẩn Dương, Chân Long
Nghe vậy, A Nhất ngập tràn vui mừng. Trong quá khứ này nó đã biến chuyện không thể thành chuyện có thể.
A Nhất nuốt nước bọt, để làm dịu cổ họng khô khốc, rồi nhìn vào mắt cá chép hỏi thêm một câu nữa:
- Ta trong quá khứ này đã vào Mê Trì địa ngục hay chưa?
Cá chép lập tức trả lời nó:
- Ngươi chưa vào!
Nghe đến đây gương mặt non nớt lộ vẻ hưng phấn tột độ, cả người không kìm được mà run rẩy từng cơn.
A Nhất hỏi cá chép một câu sau cùng:
- Bây giờ ta đang tỉnh hay mơ?
Đôi mắt vô cảm của cá chép lộ chút khinh bỉ.
- Điều này ngươi rõ ràng hơn ta!
Nói rồi nó lại lặn xuống dưới hồ nhỏ để tránh bị nhiễm bệnh điên, để lại A Nhất ngồi đó cười mếu máo, nước mắt lăn dài.
- Cuối cùng cũng thành công. Cuối cùng ta cũng thành công.
...
Chuyện quá khứ vẫn luôn nhàm chán như vậy đó! Bởi dòng thời gian rối rắm, chúng ta hãy bỏ qua nó để trở lại với hiện tại tối tăm của nam tử mù lòa.
...
Trong bóng đêm vô tận, A Nhất biết mình đang ở thực tại, không có huyết nhục bì bõm dưới chân, không có thiên âm chi hồn tỏa sáng như ánh trăng ở trên cao.
Mùi hương mộc mạc quen thuộc làm A Nhất chạnh lòng.
- Sư tôn!
Lần này hắn không mấy bất ngờ nữa. Hầu như mỗi lần hắn rơi vào tình cảnh chết đi sống lại, tỉnh dậy sẽ lại nằm bên trong quan tài.
Lúc này, A Nhất chỉ muốn được chạm tay vào lớp nhung lụa mềm mại bên trong quan tài, muốn được co rúm người lại, tựa lưng vào một góc để tìm cái cảm giác được Tịch Diệt đạo tổ che chở.
Nhưng mà thân căn đã bị hủy, A Nhất sẽ không bao giờ cảm nhận được sự ấm áp đó nữa.
Thanh niên mù lòa nhanh chóng điều chỉnh lại tâm tình của mình sau đó mở ra tinh thần lực.
Hắn kiểm tra cẩn thận thân thể của mình, khi đã biết rõ thân thể không có vấn đề gì thì hắn mới để tinh thần lực từng chút, từng chút một, vươn giãn ra bên ngoài.
Cảm nhận được tồn tại đang đứng ngày bên cạnh quan tài, A Nhất cười khổ.
Không muốn để vị tiền bối này phải chờ. Hắn nhanh chóng đẩy nắp quan tài, đứng dậy, khoanh tay, cúi người hành lễ:
- Vãn bối A Nhất, Thiên Nhân tộc, sinh thành ở Lạc Nhạn thôn, thuộc Lưu Ly quốc, Trung Huyền Minh Châu, bái kiến tiền bối!
Trước mặt hắn là một gã khổng lồ cao gấp đôi một người trưởng thành, trên người mặc bộ giáp đen bóng che kín mặt. Mũ giáp có hai chiếc sừng trâu dài đâm ra hai bên. Sừng trâu rất dài và uy vũ.
Những khe hở trên bộ giáp đỏ rực như dung nham, không ngừng tỏa ra hơi nóng hừng hực.
Một tay người khổng lồ cầm một cuốn ngọc giản cũ kỹ, sau lưng vác một chiếc rìu chiến.
Người khổng lồ từ tốn chỉnh sửa lời nói của A Nhất:
- Ngươi sai rồi! Ngươi sinh thành ở Diệu Âm cốc, địa phận Tây Ngưu hóa châu.
Thân phận của A Nhất được ghi chép rất rõ ràng bên trong ngọc giản.
A Nhất sững sờ. Hắn rõ ràng sinh ra tại Lạc Nhạn Thôn, không thể nào nhầm được.
Nhưng rồi chợt nhớ lại bản thân đã tham gia Tử U Minh Táng một lần, thanh niên mù nghĩ thầm:
- Chẳng lẽ sau khi tham gia thí luyện thì thân phận trước kia sẽ bị xóa sạch, được xem như tái sinh sao?
Trong lúc hắn đang tự hỏi thì tiếng nói của người khổng lồ lại vang lên, kéo A Nhất ra khỏi trầm tư.
- Luật lệ vẫn như cũ! Bỏ một phách để vào Mê Trì, ngươi có đồng ý không?
Bầu trời đỏ rực như muốn tưới máu lên hoang mạc cằn cỗi chỉ có đá núi nhấp nhô.
A Nhất không biết vì sao bản thân trở lại Mê Trì địa ngục. Thực lòng mà nói, những gì hắn biết về thí luyện Tử U Minh Táng và cả Tán Linh Quyết rất ít ỏi.
Càng nghĩ A Nhất càng cảm thấy cuộc sống quá bấp bênh. Bản thân còn chưa kịp được các trưởng bối chỉ dạy thì đã phải tham gia thí luyện mà mình không hiểu rõ.
May mắn thoát ra, vừa ngoi lên Nhân giới thì tông môn liền bị diệt vong, phải ngây ngốc ở Dị Cơ cả mấy đời người. Ở đó hầu hết những gì hắn học được đều rất tối nghĩa, viễn vông.
Vừa rời khỏi Dị Cơ không bao lâu, chưa kịp hoàn hồn thì đã lại bị kéo xuống Mê Trì địa ngục.
A Nhất cười khổ:
- Vãn bối còn có sự lựa chọn nào sao?
A Nhất nghĩ mình sẽ ngay lập tức bị túm cổ ném vào Mê Trì địa ngục như trước kia, thế nhưng tưởng tượng của hắn không trở thành sự thật.
Bộ giáp sắt vẫn đứng yên đó, không nhúc nhích, chỉ trầm tư nhìn hắn. Dung nham nóng hực trên người đã nguội đi mấy phần.
Giọng nói oai nghiêm vang lên:
- Ngươi có thể không đồng ý!
Phía sau lưng gã, cánh cổng khổng lồ của Mê Trì địa ngục không ngừng phô trương cảnh tượng non xanh nước biếc ở bên trong, gọi mời A Nhất.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook