Hình Đồ
Chương 563: Giang sơn chỉnh thể (19)

Trương Lương nói:

- Lúc trước Võ An hầu suất lĩnh nhân mã đánh vào Quan Trung, giữ lại cựu tướng Trương Sở là Lữ Thần đóng giữ ở Nam Dương.

Mặc dù quân của Trương Sở không đáng để lo, nhưng Lữ Thần đúng là tướng tài… Người này ở trong quân Trương Sở đầu óc bình tĩnh, có thể xem xét thời thế.

Thương đầu quândưới trướng hắn rất tinh nhuệ, ở trong quân Trương Sở ít có. Chỉ tiếc là Trần Thắng Ngô Quảng không biết nhìn người, Hạng Lương lại cho rằng hắn là hàng tướng, mặc dù tiếp nhận nhưng không chịu trọng dụng. Đại Vương chỉ cần phái một thích hợp người, thấu tình đạt lý, có thể khuyên Lữ Thần quy hàng.

Lữ Thần, Thương đầu quân?

Lưu Khám cũng không có quá nhiều ấn tượng, nhưng nếu Trương Lương đã cật lực đề cử như vậy, chắc hẳn hắn cũng không phải là người bình thường đâu.

Trầm ngâm chốc lát, hỏi hắn:

- Nhưng không biết Tử Phòng cho rằng người nào có thể khuyên Lữ Thần quy hàng?

- Thần có một người, nhưng không biết Đại Vương có dám dùng hay không.

- Ai?

- Lư Quán!

Lưu Khám nghĩ tới nghĩ lui, cũng không ngờ rằng Trương Lương lại có thể biết đề cử cho hắn một người như vậy, nhất thời đứng sững người.

Trương Lương cười nói:

- Đại Vương cảm thấy Lư Quán là người không đáng trọng dụng sao?

Lưu Khám gật gù,

- Từ khi ta biết Lư Quán đến nay đã hơn mười năm… Hắn quả thật có thể khuyên bảo Lữ Thần đầu hàng sao? Ta thực sự không nghĩ như vậy.

-vHa ha, Lư Quán quả thật là người vô học.

Trương Lương cười ha ha nói:

-vNhưng người này có một điểm đặc biệt, đó chính là khéo giao tiếp. Từ một điểm này mà nói, Lư Quán đúng là người đứng đầu dưới trướng Võ An hầu. Lúc trước thời điểm Lữ Thần bất đắc chí, chính là do Lư Quán trợ giúp hắn, nhiều lần từ trong bóng tối tiếp tế cho Thương đầu quân, mới làm cho Thương đầu quân có thể bảo tồn. Khi Võ An hầu đã chết, Sở vương thậm chí đã quên Lữ Thần y, mà Hạng Tịch bận bịu chinh chiến, càng không thèm để ý tới. Thời gian gần đây Lữ Thần tâm thần luôn bất ổn, Đại Vương chỉ cần phái Lư Quán đi, chỉ ra lợi hại, nhất định có thể khiến hắn quy hàng.

- A…

Lưu Khám thở dài một cái, nhíu mày suy nghĩ hồi lâu.

- Nếu Tử Phòng cho là Lư Quán có thể đảm nhận trọng trách này, vậy sau khi ta quay lại Hàm Dương, sẽ bắt tay sắp xếp việc này.

Cứ như vậy, sang ngày thứ hai, Lưu Khám đã rời khỏi Thằng Trì, quay lại Hàm Dương.

Cùng lúc đó, một phong thư quan lệnh từ phủ Thừa tướng trong thành Hàm Dương phủ phát ra, xuôi sau khi Mông Khắc bàn giao công việc ở Bồ Phản cho Lữ Thích Chi xong, liền lên đường đi tới Thằng Trì.

Tin tức Bồ tướng quân Sài Vũ đã chiếm được Hà Bắc, Hàn Tín, Long Thả chết trận, Trương Nhĩ đầu hàng Bành Việt nhanh chóng truyền ra.

Sài Vũ mặc dù dũng mãnh, nhưng cũng không phải một người không có đầu óc. Hắn biết rõ, khi đám người Hàn Tín chết trận, hắn ở Hà Bắc đã biến thành một mình. Mà Tam Tề nổi loạn, cũng làm cho Hạng Vũ trong khoảng thời gian ngắn, không cách nào bận tâm tới Hà Bắc được, hắn ở lại Tả ấp, không sớm thì muộn cũng sẽ bị chiếm đánh. Đặc biệt khi quân Tần dư nghiệt Hàm Đan lẩn trốn ở trong núi Thái Hành bắt đầu nổi dậy cướp đoạt khắp nơi, Sài Vũ biết tình thế đã không thể cứu vãn.

Thừa dịp Lữ Thích Chi mới chấp chưởng binh quyền, chưa kịp hành động gì, Sài Vũ quyết đoán buông tha cho Tả ấp, suất lĩnh quân đội xuôi theo Thiếu Thủy lui lại, từ quận Hà Nội lùi vào Hà Lạc, cùng hội hợp với Hạng Vũ. Đối với việc Sài Vũ không đánh mà lui, Hạng Vũ cũng tỏ vẻ không cần lý giải. Hơn nữa mặc dù Sài Vũ chạy trốn, nhưng 20 ngàn quân tốt dưới trướng, cũng không thiếu một người, đối với Hạng Vũ mà nói, không thể nghi ngờ đó là một sự trợ giúp rất lớn.

Từ khi rét đậm kéo đến, Hạng Vũ suất lĩnh quân mã đã tới được Đông A, bắt đầu một hồi tranh cướp cùng Tề Vương Điền Vinh ở vùng đất Tam Tề.

Điền Vinh lấy tộc đệ Điền Hoành làm chủ soái, con trai Điền Vinh Điền Quảng làm phó soái, cùng đọ sức với quân Sở.

Đại chiến cấp tốc lan tràn khắp nơi ở Tam Tề, mà khu vực Hà Bắc, Quán Anh cũng hoả tốc công chiếm quận Thái Nguyên, sau khi chém được thủ cấp của Tư Mã Ngang, thừa thế cướp đoạt Thượng Đảng.

Lữ Thích Chi xua binh tiến vào miền đông, chiếm lĩnh Hà Đông, cùng Quán Anh hợp binh một chỗ.

Sau ba ngày, tướng Tần Vương Quỳnh quân Hàm Đan phái người liên hệ với Quán Anh, biểu thị nguyện ý sẵn sàng nghe quân Đường chỉ huy. Đến đây, quân Đường xuất binh từ Bắc Cương từ tháng mười đến khi đại chiến kết thúc, chung qui đã diễn ra trong hai mươi ba ngày, chiếm lĩnh toàn bộ Hà Bắc ngoại trừ hai quận Cự Lộc và Hà Nội, hết thảy đều nằm trong lòng bàn tay.

Vào ngày mùng 5 tháng 11, Triệu vương Hiết đến Hàm Dương, được phong làm Triệu quốc công, ở lại trong Hàm Dương, mười năm sau thì qua đời.

Cuộc chiến ở Thằng Trì, Hà Bắc đại thắng!

Theo đó Lưu Khám liên tiếp giành những chiến thắng quan trọng, khiến vùng đất Quan Trung vốn đang bạo loạn triệt để bình ổn lại.

Giữa tháng mười , Đại tướng Đường quốc Nhâm Ngao, ở Trung Vệ xuất kích, sau mười lăm ngày đã tiến vào vùng đất cách đó hơn cả ngàn dặm, bắt người Khương làm tù binh lên đến vạn người, chiếm được vô số dê bò chiến mã.

Sau khi Lưu Khám biết được tin tức này, hắn hạ lệnh cho Nhâm Ngao ở lại đó khai thác tài nguyên vật tư, xây dựng mười một tòa thành trì, có thể coi vùng đất này chính là hành lang của quận Hà Tây, vì vậy nên đặt tên là quận Hà Tây. Sau khi chiến sự kết thúc, tất cả người Tần trước đây vẫn luôn phản đối nước Lưu Đường, cũng đã hoàn toàn qui thuận.

Đại chiến thắng lợi, lại mở được lãnh thổ.

Công lao như vậy, so với các đời Tần vương trước đây, tựa hồ cũng không kém bao nhiêu.

Ở tận trong xương tủy người Tần, luôn chảy dòng máu hiếu chiến. Bằng không, cũng không thể từ một vùng đất nhỏ ở phía Tây, sau năm trăm năm đã hùng bá Quan Trung, khiến cho sáu nước còn lại không dám nhòm ngó. Sau khi kết thúc ba trận đại chiến, cũng giống như là chính thức xác nhận vị trí chủ đạo của Lưu Khám. Tuy rằng Lưu Khám vẫn cứ không chịu làm chủ Hàm Dương cung như trước, nhưng ở trong lòng rất nhiều người, Lưu Khám đã trở thành Quan Trung chi chủ, triệt để thay thế vị trí của Doanh thị.

Đại chiến đã dừng lại, bay giờ chỉ còn lo liệu vùng Quan Đông mà thôi.

Ngay khi tất cả mọi người đều cho rằng Quan Trung sắp sửa bước vào thời điểm nghỉ ngơi để lấy sức thì một tin tức từ Bắc Cương truyền đến.

Ngày mùng 10 tháng 11, Hữu hộ quân Ưng Lang tướng Thiệp Gian, thừa dịp mặt sông ở Bắc Hà đóng băng, đã qua sông tác chiến.

Nguyệt Thị quốc vội vàng nghênh chiến, thì bị đánh cho đại bại.

Nguyệt Thị Vương vội vàng triệu tập binh mã của các bộ lạc Nguyệt Thị quốc, tập kết được hơn năm vạn người, nhưng lại loan tin là có ba mươi vạn cung sĩ, thề phải báo thù.

Nguyệt Thị Vương tự mình đốc soái đại quân, cùng quân Đường quyết chiến dưới chân núi Sơn dương.

Ở trong mắt Nguyệt Thị Vương, bây giờ quân Đường nội chiến còn chưa bình, sở dĩ tấn công Nguyệt Thị, chẳng qua là muốn cướp bóc tài vật mà thôi, tuyệt không dám dễ dàng khai chiến. Hơn nữa chẳng qua Hữu hộ quân cũng chỉ có ba vạn nhân mã, về mặt binh lực, từ khi vừa mới bắt đầu Nguyệt Thị quốc đã chiếm được thượng phong.

Nhưng ngoài dự đoán của mọi người chính là ý chí chiến đấu và quyết tâm của quân Đường cực kỳ mãnh liệt.

Ngày xưa đại tướng Thiệp Gian của quân Tần, suất lĩnh ba vạn kỵ quân ở dưới núi Sơn Dương, đánh cho đại quân của Nguyệt Thị quốc tan rã. Thậm chí ngay cả Nguyệt Thị Vương cũng bị bắt trong trận chiến, Thiệp Gian tiếp tục chỉ huy quân lính tiến lên phía bắc, đến đầu tháng hai đã bên dưới chân Vương thành Nguyệt Thị. Mà chờ đợi bọn họ, lại là cửa thành mở rộng… Nguyệt Thị Vương Hậu, đem người ra đầu hàng, tuyên cáo Nguyệt Thị quốc đến đây đã bị diệt vong!

Cuối tháng mười một, Nguyệt Thị vương tử đóng giữ Lưu Sa nhận được tin tức, vội vã xua binh cứu viện.

Nhưng vào lúc này, Ô Tôn vương tử Liệp Kiều Mị vẫn cùng Nguyệt Thị quốc kết minh lại đột nhiên trở mặt, đánh lén Nguyệt Thị quân, khiến Nguyệt Thị vương tử chết trận.

Liệp Kiều Mị vì vậy mà lấy làm kiêu ngạo không thôi, lập tức xua binh lao thẳng tới Nguyệt Thị quốc.

Bởi vì căn cứ vào tin tức của Nguyệt Thị Vương Hậu Mạt Lỵ, quân Đường cũng không cố ý chiếm giữ Nguyệt Thị.

Vì lẽ đó, Liệp Kiều Mị không hề phòng bị, kéo theo đại quân mười mấy vạn người tến thẳng đến Vương thành của Nguyệt Thị quốc. Nhưng nghênh tiếp lại là mấy vạn quân tinh nhuệ đã được nghỉ ngơi dưỡng sức của Nguyệt Thị quốc. Chủ soái Thiệp Gian của Quân Đường lại tập kích từ phía sau, dưới tình huống không hề chuẩn bị, đại quân Ô Tôn trong vòng nửa canh giờ đã bị đánh cho thảm bại, quân lính thi nhay chạy về bốn phía, tử thương vô số, cũng rất nhiều người Ô Tôn bị bắt làm tù binh, nói chung hầu như toàn quân bị diệt.

Nguyệt Thị Vương Hậu nhân cơ hội này chiếm luôn Lưu Sa tạo thành thế đối lập với Ô Tôn Vương.

Để bảo vệ tính mạng cho nhi tử Liệp Kiều Mỹ, Ô Tôn Vương bị Mạt Lỵ ép phải ký kết minh ước, đồng ý để cho Mạt Lỵ kiến lập vương quốc khác, tên là Đông Ô Tôn, Nguyệt Thị Vương Hậu leo lên Vương vị, hiệu xưng Đông Ô Tôn Vương. Về chính sách đối ngọai thì thần phục Đường quốc, trở thành nước phụ thuộc của Đường quốc.

Mà Ô Tôn quốc trước đây thì bị đổi thành Tây Ô Tôn, Ô Tôn Vương Nan Đâu Mị phái Vương tử Liệp Kiều Mị đến Hàm Dương làm con tin.

Chẳng qua, bởi trước đó Ô Tôn quốc thường gây xích mích với Nguyệt Thị quốc và xung đột với các nước khác, khiến cho ba mươi sáu nước ở vùng Tây Vực cực kỳ cừu hận Tây Ô Tôn quốc.

Sau lần đó khoảng mấy chục năm, Tây Ô Tôn luôn bị đột kích, gây rối không ngừng và cuối cùng cũng bị Đông Ô Tôn chiếm đoạt, rồi biến mất trong dòng chảy lịch sử.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương