Hảo Nữ Trung Hoa
-
Chương 1-2: Mở đầu
Chín giờ tối ngày 3 tháng Mười một năm 1999, tôi đang trên đường về nhà sau buổi dạy tối ở Khoa Phương Đông và Châu Phi thuộc Đại Học Luân Đôn. Khi ra khỏi ga tàu điện ngầm Stamford Brook bước vào bóng tối của đêm thu, tôi nghe thấy có tiếng động hối hả ở phía sau. Tôi chưa kịp phản ứng thì đã có ai đó đập mạnh vào đầu và đẩy tôi ngã nhào xuống đường. Theo bản năng, tôi nắm chặt lấy chiếc túi xách đang đựng bản duy nhất của bản thảo tôi mới hoàn thành. Nhưng kẻ tấn công kia vẫn không bỏ cuộc.
“Đưa tao cái túi,” hắn liên tục hét lên.
Tôi chống trả với sức mạnh mà tôi chưa từng nghĩ mình lại có. Trong bóng tối, tôi không thấy một ai. Tôi chỉ biết rằng mình đang chiến đấu với hai bàn tay khỏe mạnh và còn vô hình. Tôi gắng tự vệ đồng thời đá vào chỗ mà tôi nghĩ có lẽ là háng của hắn. Hắn đá lại và tôi cảm thấy đau nhói ở lưng và cẳng chân, và vị mằn mặn của máu trong miệng.
Những người đi ngang bắt đầu chạy về phía chúng tôi và hét lên. Một đám đông giận dữ nhanh chóng vây lấy gã đàn ông. Khi loạng choạng đứng lên, tôi thấy hắn cao hơn mét tám.
Sau đó, cảnh sát hỏi tôi tại sao lại liều mạng chống trả chỉ vì một chiếc túi xách.
Run rẩy và đau đớn, tôi giải thích, “Tôi để cuốn sách của mình trong đó.”
“Một cuốn sách?” viên cảnh sát kêu lên. “Chẳng lẽ một cuốn sách còn quan trọng hơn mạng sống của cô sao?”
Đương nhiên là tính mạng quan trọng hơn cuốn sách rồi. Nhưng ở nhiều khía cạnh, cuốn sách đó chính là mạng sống của tôi. Nó là lời chứng về cuộc sống của người phụ nữ Trung Quốc, là kết tinh của nhiều năm làm việc với tư cách nhà báo của tôi. Tôi biết mình đã thật dại dột: Nếu bị mất bản thảo, tôi vẫn có thể cố viết lại được. Tuy nhiên, tôi không dám chắc mình có thể vượt qua được những cảm xúc cực độ trào dâng lên khi tôi viết lại cuốn sách hay không. Trải nghiệm lại câu chuyện của những người phụ nữ tôi từng gặp quả là đau đớn, song sắp xếp các ký ức và tìm ra ngôn từ thích đáng để viết còn khó hơn. Khi chiến đấu để giữ bằng được chiếc túi, tôi đang bảo vệ cho những cảm xúc của mình và của những người phụ nữ Trung Quốc. Cuốn sách là kết quả của quá nhiều điều một khi mất đi sẽ không bao giờ có thể tìm lại. Khi bước vào ký ức của mình, bạn đang mở ra một cánh cửa dẫn tới quá khứ; con đường trong đó có rất nhiều ngã rẽ và mỗi lần đi lại là một lộ trình khác nhau.
“Đưa tao cái túi,” hắn liên tục hét lên.
Tôi chống trả với sức mạnh mà tôi chưa từng nghĩ mình lại có. Trong bóng tối, tôi không thấy một ai. Tôi chỉ biết rằng mình đang chiến đấu với hai bàn tay khỏe mạnh và còn vô hình. Tôi gắng tự vệ đồng thời đá vào chỗ mà tôi nghĩ có lẽ là háng của hắn. Hắn đá lại và tôi cảm thấy đau nhói ở lưng và cẳng chân, và vị mằn mặn của máu trong miệng.
Những người đi ngang bắt đầu chạy về phía chúng tôi và hét lên. Một đám đông giận dữ nhanh chóng vây lấy gã đàn ông. Khi loạng choạng đứng lên, tôi thấy hắn cao hơn mét tám.
Sau đó, cảnh sát hỏi tôi tại sao lại liều mạng chống trả chỉ vì một chiếc túi xách.
Run rẩy và đau đớn, tôi giải thích, “Tôi để cuốn sách của mình trong đó.”
“Một cuốn sách?” viên cảnh sát kêu lên. “Chẳng lẽ một cuốn sách còn quan trọng hơn mạng sống của cô sao?”
Đương nhiên là tính mạng quan trọng hơn cuốn sách rồi. Nhưng ở nhiều khía cạnh, cuốn sách đó chính là mạng sống của tôi. Nó là lời chứng về cuộc sống của người phụ nữ Trung Quốc, là kết tinh của nhiều năm làm việc với tư cách nhà báo của tôi. Tôi biết mình đã thật dại dột: Nếu bị mất bản thảo, tôi vẫn có thể cố viết lại được. Tuy nhiên, tôi không dám chắc mình có thể vượt qua được những cảm xúc cực độ trào dâng lên khi tôi viết lại cuốn sách hay không. Trải nghiệm lại câu chuyện của những người phụ nữ tôi từng gặp quả là đau đớn, song sắp xếp các ký ức và tìm ra ngôn từ thích đáng để viết còn khó hơn. Khi chiến đấu để giữ bằng được chiếc túi, tôi đang bảo vệ cho những cảm xúc của mình và của những người phụ nữ Trung Quốc. Cuốn sách là kết quả của quá nhiều điều một khi mất đi sẽ không bao giờ có thể tìm lại. Khi bước vào ký ức của mình, bạn đang mở ra một cánh cửa dẫn tới quá khứ; con đường trong đó có rất nhiều ngã rẽ và mỗi lần đi lại là một lộ trình khác nhau.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook