Hai Số Phận
-
Chương 22
Vào cuối năm 1932, trong lúc cả nước Mỹ đang bị kẹt trong gọng kìm của nạn kinh tế đình đốn, Abel đã hơi lo sợ về tương lai của Công ty Nam tước. Hai năm qua đã có đến 2000 ngân hàng phải đóng cửa, và hiện nay hàng tuần vẫn có thêm nhiều ngân hàng khác tiếp tục đóng. Chín triệu người vẫn thất nghiệp. Các khách sạn của Abel phải cố gắng lắm mới duy trì được một số nhân viên có tay nghề cao. Mặc dầu vậy, năm 1932 công ty Nam Tước cũng bị lỗ 72.000 đô la, mà đây là năm anh dự kiến sẽ cân bằng được thu chi. Anh bắt đầu lấy làm ngại, không biết người ủng hộ anh còn đủ tiền và còn đủ kiên nhẫn để giúp anh xoay chuyển lại tình thế được không đây.
Trước đó, Abel đã bắt đầu tham gia tích cực vào hoạt động chính trị trong quá trình Anton Cermak vận động và trở thành thị trưởng Chicago. Cermak đã thuyết phục Abel gia nhập đảng Dân chủ lúc đó đang tiến hành một chiến dịch dữ đội đòi bỏ lệnh cấm rượu.
Abel ra sức ủng hộ Cermak vì lệnh cấm rượu rất tai hại đối với việc làm ăn của các khách sạn. Cermak vốn là một người Tiệp Khắc nhập cư nên giữa Abel với Cermak đã lập tức có ngay được mối quan hệ chặt chẽ. Abel cũng lấy làm sung sướng được cử ra làm đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ họp ở Chicago năm 1932. ở đây, Cermak đã được cử tọa đứng dậy nhiệt hệt hoan hô với nhau lời anh ta nói:
- Tôi không đến đây cùng với chuyến tàu Maynower nhưng tôi đã cố gắng đến được càng sớm càng tốt.
Ở Đại hội, Cermak đã giới thiệu Abel với Fr. D. Roosevelt và cuộc gặp gỡ ấy làm Abel xúc động nhớ mãi. FDR cứ thế thắng cử Tổng thống một cách dễ dàng và các ứng cử viên Dân chủ theo nhau giành thắng lợi ở khắp nước. Một trong những người mới được bầu vào Hội đồng thành phố Chicago là Henry Osborne. Rồi sau khi Anton Cermak bi giết vào đầu năm 1933 ở Miami do một viên đạn nhằm ám sát FDR nhưng lại trúng vào anh, Abel quyết định đóng góp một phần lớn thời gian và tiền của vào sự nghiệp của những ngươi Dân chủ gốc Ba Lan ở Chicago.
Trong năm 1933, công ty chỉ mất có 23.000 đô la nhưng một trong số những khách sạn, tức khách sạn Nam tước ở St. Louis, lại làm ăn có lãi. Rồi khi Tổng thống Roosevelt phát biểu bài diễn văn đầu tiên của ông vào ngày 12 tháng ba kêu gọi mọi người "hãy một lần nữa tin ở nước Mỹ" thì Abel lại phấn khởi và anh quyết định cho mở lại hai khách sạn trước đây đã đóng cửa.
Zaphia ngày càng kêu ca phàn nàn về việc Abel ở quá lâu tại những nơi Charleston với Mobile để phục hồi lại khách sạn. Zaphia chỉ muốn Abel nhiều lắm là làm phó quản lý ở khách sạn Stevens thôi, vì như vậy khoảng cách giữa hai người không xa ìắm. Nhưng với tình hình này thì mỗi lúc Abel càng đi xa hơn mà Zaphia thì không biết thế nào mà đuổi theo những tham vọng của Abel được. CÔ sợ anh ta bắt đầu không quan tâm đến cô nữa.
Cô cũng cảm thấy lo lắng về chuyện mình không có con. Cô đi thăm bác sĩ thì họ đảm bảo với cô rằng chẳng có gì khiến cô không có chửa được. Một bác sĩ đề nghị phải khám cả Abel nữa, nhưng Zaphia phản đối, vì cô biết rằng nếu nêu chuyện ấy ra sẽ chẳng khác nào như bảo Abel là vô sinh. Cuối cùng, sau khi vấn đề đã trở nên nặng nề khó có thể đem ra bàn được thì may sao Zaphia lại tắt kinh.
Cô hy vọng chờ đợi thêm một tháng nữa mới nói cho Abel biết hoặc lại đi thăm bác sĩ nữa. Bác sĩ khẳng định rằng cuối cùng cô đã có mang. Vào đúng ngày đầu năm 1934, Zaphia đẻ cho Abel một đứa con gái. Abel rất vui mừng. HỌ đặt tên nó là Florentyna, tức là tên của chị Abel trước đây. Trông thấy con bé là Abel đã quấn lấy nó ngay, khiến Zaphia nghĩ bụng từ nay trở đi cô không còn là người đầu tiên được hưởng tình yêu của Abel nữa. George và những bà chị họ của Zaphia đỡ đầu cho đứa bé. Abel tổ chức một bữa tiệc Ba lan mười món vào tối hôm làm lễ rửa tội cho đứa bé. Người ta gửi đến rất nhiều tặng phẩm trong đó có cả một cái nhẫn cổ rất đẹp của một người ủng hộ Abel nhưng giấu tên. Anh cũng có quà biếu tặng lại .
Công ty Nam Tước thu được món lãi 63.000 đô la vào cuối năm. Cả công ty, chỉ còn có khách sạn Nam Tước ở Mobile là thua lỗ.
Mấy tháng sau khi Florentyna ra đời, Abel nghĩ phần lớn thời gian của anh là ở Chicago nên quyết định đã đến lúc xây dựng một khách sạn Nam Tước mới ở đây. Trong thành phố, các khách sạn mọc lên như nấm do kết quả của Hội Chợ Thế Giới tổ chức ở đây Abel có ý định làm cho khách sạn của anh thành lá cờ đầu của công ty để tưởng nhớ đến Davis Leroy.
Công ty vẫn còn làm chủ miếng đất cũ của khách sạn Richmond trên đường Michigan. Đã có nhiều người muốn mua miếng đất ấy nhưng anh vẫn cố giữ, hy vọng một ngày kia có đủ tiền sẽ xây lại khách sạn ở đây Công trình đòi hỏi phải có vốn lớn, Abel quyết định dùng số tiền 750.000 đôla lấy về được của công ty bảo hiểm Great Westem tiến hành việc xây dựng này. Nghĩ xong đâu đấy, anh trình bày với Curtis Fenton ý kiến của mình, tuy nhiên anh vẫn còn đề phòng trường hợp là nếu David Maxton không muốn như vậy vì sợ sẽ có sự cạnh tranh với khách sạn Stevens, thì Abel sẽ sẵn sàng từ bỏ kế hoạch ấy. Dù sao anh vẫn cảm thấy mình có nợ với ông Matxton.
Mấy ngày sau, Curtis Fenton báo lại cho anh biết là người ủng hộ rất vui lòng thấy nói anh định xây lại khách sạn Nam Tước Chicago.
Abel mất mười hai tháng để xây khách sạn Nam Tước mới, với bàn tay giúp đỡ của ủy viên Hội đồng thành phố Henry Osborne vì ông ta thu xếp để có các loại giấy phép của Tòa Thị chính một cách nhanh chóng. Tòa nhà được khánh thành năm 1936, do Thị trưởng thành phố là Edward J. Kelly đến khai mạc, và ông này sau cái chết của Anton Cermark đã trở thành người cầm đầu bộ máy của đảng Dân chủ ở đây. Để tưởng nhớ lại Davis Leroy, khách sạn không có tầng thứ mười bảy, và đây cũng là một truyền thống Abel thực hiện trong việc xây dựng bất cứ một khách sạn mới nào của Công ty Nam Tước. Cả hai thượng nghị sĩ của bang Illinois cũng có mặt và phát biểu với hai ngàn khách đến dự hôm đó.
Khách sạn Nam tước Chicago đẹp cả về thiết kế và xây dựng. Abel đã phải chi đến hơn một triệu đô la cho khách sạn này, và có vẻ như mỗi đồng xu bỏ ra đều đã được tận dụng. Những phòng công cộng đều to rộng thoáng mát với trần nhà được trang trí lộng lẫy và thảm dưới chân đều rất dầy. Màu xanh lá cây có chữ nổi mang tên tắt của khách sạn được trang trí rất kín đáo tưởng như không thấy mà đâu cũng có, từ bộ quần áo của chú nhỏ chạy vặt trong khách sạn cho đến ngọn cờ bay phấp phới trên đỉnh ngôi nhà bốn mươi hai tầng.
- Khách sạn này tự nó đã mang dấu hiệu của thành công rồi, - ông Thượng nghị sĩ lâu năm J. Hamilton Lewis phát biểu, - vì thưa các bạn, chính là do con người, chứ không phải khách sạn, đã được biết là "Nam Tước Chicago".
Abel sung sướng ra mặt thấy cả hai ngàn khách mời đều oà lên tán thưởng. Anh phát biểu cảm ơn và mọi người đứng dậy vỗ tay. Anh bắt đầu cảm thấy mình đã quen thuộc với giới đại kinh doanh và những nhà chính trị đàn anh. Zaphia lởn vởn đi lại ở phía sau trong suốt buổi lễ, đối với cô sự việc này là quá long trọng. Cô không hiểu mà cũng chẳng nghĩ đến thành công của Abel ở mức độ như thế, mà dù có hiểu được và bây giờ cô có thừa tiền mua sắm những quần áo sang nhất, cô vẫn thấy mình cổ lỗ và lạc lõng thế nào ấy. CÔ biết rằng sự xuất hiện của mình chỉ làm cho Abel thêm khó chịu. Trong khi Abel nói chuyện với Henry Osborne, thì cô đứng cách đó một quãng.
- Đây là cao điểm trong cuộc đời của anh đấy nhé,- Henry vỗ vào lưng Abel nói.
- Cao điểm... tôi cũng vừa đúng ba mươi tuổi, - Abel nói. Anh quàng tay qua vai Henry và máy ảnh chụp nhoáng một cái. Abel rạng rỡ, lần đầu tiên trong đời anh sung sướng được coi như một nhân vật được nhiều người biết đến. - Tôi sẽ xây khách sạn Nam Tước ở khắp các nước trên thế giới!
Anh nói đủ to cho nhà báo đứng gần đó nghe thấy. "Tôi muốn làm ở Mỹ như Cesar Ritz đã làm ở Châu Âu. Ông cứ đi với tôi Henry, rồi ông sẽ hưởng hết niềm vui của chuyến đi này"
Trước đó, Abel đã bắt đầu tham gia tích cực vào hoạt động chính trị trong quá trình Anton Cermak vận động và trở thành thị trưởng Chicago. Cermak đã thuyết phục Abel gia nhập đảng Dân chủ lúc đó đang tiến hành một chiến dịch dữ đội đòi bỏ lệnh cấm rượu.
Abel ra sức ủng hộ Cermak vì lệnh cấm rượu rất tai hại đối với việc làm ăn của các khách sạn. Cermak vốn là một người Tiệp Khắc nhập cư nên giữa Abel với Cermak đã lập tức có ngay được mối quan hệ chặt chẽ. Abel cũng lấy làm sung sướng được cử ra làm đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ họp ở Chicago năm 1932. ở đây, Cermak đã được cử tọa đứng dậy nhiệt hệt hoan hô với nhau lời anh ta nói:
- Tôi không đến đây cùng với chuyến tàu Maynower nhưng tôi đã cố gắng đến được càng sớm càng tốt.
Ở Đại hội, Cermak đã giới thiệu Abel với Fr. D. Roosevelt và cuộc gặp gỡ ấy làm Abel xúc động nhớ mãi. FDR cứ thế thắng cử Tổng thống một cách dễ dàng và các ứng cử viên Dân chủ theo nhau giành thắng lợi ở khắp nước. Một trong những người mới được bầu vào Hội đồng thành phố Chicago là Henry Osborne. Rồi sau khi Anton Cermak bi giết vào đầu năm 1933 ở Miami do một viên đạn nhằm ám sát FDR nhưng lại trúng vào anh, Abel quyết định đóng góp một phần lớn thời gian và tiền của vào sự nghiệp của những ngươi Dân chủ gốc Ba Lan ở Chicago.
Trong năm 1933, công ty chỉ mất có 23.000 đô la nhưng một trong số những khách sạn, tức khách sạn Nam tước ở St. Louis, lại làm ăn có lãi. Rồi khi Tổng thống Roosevelt phát biểu bài diễn văn đầu tiên của ông vào ngày 12 tháng ba kêu gọi mọi người "hãy một lần nữa tin ở nước Mỹ" thì Abel lại phấn khởi và anh quyết định cho mở lại hai khách sạn trước đây đã đóng cửa.
Zaphia ngày càng kêu ca phàn nàn về việc Abel ở quá lâu tại những nơi Charleston với Mobile để phục hồi lại khách sạn. Zaphia chỉ muốn Abel nhiều lắm là làm phó quản lý ở khách sạn Stevens thôi, vì như vậy khoảng cách giữa hai người không xa ìắm. Nhưng với tình hình này thì mỗi lúc Abel càng đi xa hơn mà Zaphia thì không biết thế nào mà đuổi theo những tham vọng của Abel được. CÔ sợ anh ta bắt đầu không quan tâm đến cô nữa.
Cô cũng cảm thấy lo lắng về chuyện mình không có con. Cô đi thăm bác sĩ thì họ đảm bảo với cô rằng chẳng có gì khiến cô không có chửa được. Một bác sĩ đề nghị phải khám cả Abel nữa, nhưng Zaphia phản đối, vì cô biết rằng nếu nêu chuyện ấy ra sẽ chẳng khác nào như bảo Abel là vô sinh. Cuối cùng, sau khi vấn đề đã trở nên nặng nề khó có thể đem ra bàn được thì may sao Zaphia lại tắt kinh.
Cô hy vọng chờ đợi thêm một tháng nữa mới nói cho Abel biết hoặc lại đi thăm bác sĩ nữa. Bác sĩ khẳng định rằng cuối cùng cô đã có mang. Vào đúng ngày đầu năm 1934, Zaphia đẻ cho Abel một đứa con gái. Abel rất vui mừng. HỌ đặt tên nó là Florentyna, tức là tên của chị Abel trước đây. Trông thấy con bé là Abel đã quấn lấy nó ngay, khiến Zaphia nghĩ bụng từ nay trở đi cô không còn là người đầu tiên được hưởng tình yêu của Abel nữa. George và những bà chị họ của Zaphia đỡ đầu cho đứa bé. Abel tổ chức một bữa tiệc Ba lan mười món vào tối hôm làm lễ rửa tội cho đứa bé. Người ta gửi đến rất nhiều tặng phẩm trong đó có cả một cái nhẫn cổ rất đẹp của một người ủng hộ Abel nhưng giấu tên. Anh cũng có quà biếu tặng lại .
Công ty Nam Tước thu được món lãi 63.000 đô la vào cuối năm. Cả công ty, chỉ còn có khách sạn Nam Tước ở Mobile là thua lỗ.
Mấy tháng sau khi Florentyna ra đời, Abel nghĩ phần lớn thời gian của anh là ở Chicago nên quyết định đã đến lúc xây dựng một khách sạn Nam Tước mới ở đây. Trong thành phố, các khách sạn mọc lên như nấm do kết quả của Hội Chợ Thế Giới tổ chức ở đây Abel có ý định làm cho khách sạn của anh thành lá cờ đầu của công ty để tưởng nhớ đến Davis Leroy.
Công ty vẫn còn làm chủ miếng đất cũ của khách sạn Richmond trên đường Michigan. Đã có nhiều người muốn mua miếng đất ấy nhưng anh vẫn cố giữ, hy vọng một ngày kia có đủ tiền sẽ xây lại khách sạn ở đây Công trình đòi hỏi phải có vốn lớn, Abel quyết định dùng số tiền 750.000 đôla lấy về được của công ty bảo hiểm Great Westem tiến hành việc xây dựng này. Nghĩ xong đâu đấy, anh trình bày với Curtis Fenton ý kiến của mình, tuy nhiên anh vẫn còn đề phòng trường hợp là nếu David Maxton không muốn như vậy vì sợ sẽ có sự cạnh tranh với khách sạn Stevens, thì Abel sẽ sẵn sàng từ bỏ kế hoạch ấy. Dù sao anh vẫn cảm thấy mình có nợ với ông Matxton.
Mấy ngày sau, Curtis Fenton báo lại cho anh biết là người ủng hộ rất vui lòng thấy nói anh định xây lại khách sạn Nam Tước Chicago.
Abel mất mười hai tháng để xây khách sạn Nam Tước mới, với bàn tay giúp đỡ của ủy viên Hội đồng thành phố Henry Osborne vì ông ta thu xếp để có các loại giấy phép của Tòa Thị chính một cách nhanh chóng. Tòa nhà được khánh thành năm 1936, do Thị trưởng thành phố là Edward J. Kelly đến khai mạc, và ông này sau cái chết của Anton Cermark đã trở thành người cầm đầu bộ máy của đảng Dân chủ ở đây. Để tưởng nhớ lại Davis Leroy, khách sạn không có tầng thứ mười bảy, và đây cũng là một truyền thống Abel thực hiện trong việc xây dựng bất cứ một khách sạn mới nào của Công ty Nam Tước. Cả hai thượng nghị sĩ của bang Illinois cũng có mặt và phát biểu với hai ngàn khách đến dự hôm đó.
Khách sạn Nam tước Chicago đẹp cả về thiết kế và xây dựng. Abel đã phải chi đến hơn một triệu đô la cho khách sạn này, và có vẻ như mỗi đồng xu bỏ ra đều đã được tận dụng. Những phòng công cộng đều to rộng thoáng mát với trần nhà được trang trí lộng lẫy và thảm dưới chân đều rất dầy. Màu xanh lá cây có chữ nổi mang tên tắt của khách sạn được trang trí rất kín đáo tưởng như không thấy mà đâu cũng có, từ bộ quần áo của chú nhỏ chạy vặt trong khách sạn cho đến ngọn cờ bay phấp phới trên đỉnh ngôi nhà bốn mươi hai tầng.
- Khách sạn này tự nó đã mang dấu hiệu của thành công rồi, - ông Thượng nghị sĩ lâu năm J. Hamilton Lewis phát biểu, - vì thưa các bạn, chính là do con người, chứ không phải khách sạn, đã được biết là "Nam Tước Chicago".
Abel sung sướng ra mặt thấy cả hai ngàn khách mời đều oà lên tán thưởng. Anh phát biểu cảm ơn và mọi người đứng dậy vỗ tay. Anh bắt đầu cảm thấy mình đã quen thuộc với giới đại kinh doanh và những nhà chính trị đàn anh. Zaphia lởn vởn đi lại ở phía sau trong suốt buổi lễ, đối với cô sự việc này là quá long trọng. Cô không hiểu mà cũng chẳng nghĩ đến thành công của Abel ở mức độ như thế, mà dù có hiểu được và bây giờ cô có thừa tiền mua sắm những quần áo sang nhất, cô vẫn thấy mình cổ lỗ và lạc lõng thế nào ấy. CÔ biết rằng sự xuất hiện của mình chỉ làm cho Abel thêm khó chịu. Trong khi Abel nói chuyện với Henry Osborne, thì cô đứng cách đó một quãng.
- Đây là cao điểm trong cuộc đời của anh đấy nhé,- Henry vỗ vào lưng Abel nói.
- Cao điểm... tôi cũng vừa đúng ba mươi tuổi, - Abel nói. Anh quàng tay qua vai Henry và máy ảnh chụp nhoáng một cái. Abel rạng rỡ, lần đầu tiên trong đời anh sung sướng được coi như một nhân vật được nhiều người biết đến. - Tôi sẽ xây khách sạn Nam Tước ở khắp các nước trên thế giới!
Anh nói đủ to cho nhà báo đứng gần đó nghe thấy. "Tôi muốn làm ở Mỹ như Cesar Ritz đã làm ở Châu Âu. Ông cứ đi với tôi Henry, rồi ông sẽ hưởng hết niềm vui của chuyến đi này"
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook