Hắc Bạch Long Kiếm
-
Chương 46: Lão tiều tốt bụng
Hạ Đại Dung đáp :
- Tiểu đệ ở tại vùng này, tự nhiên phải biết có ngôi nhà đó và trong nhà có những ai. Theo lẽ thì chúng ta không cần phải đến đó lục soát, nhưng hành sự chu đáo thì bao giờ cũng vẫn hơn. Ít nhất cũng tránh được hối hận về sau, thà đến đó xem qua, để hiểu đích xác sự tình, hơn là phỏng đoán sau lại càng thêm tức!
Mọi tiếng động dứt rất lâu.
Yến Thiên Y lần mò xuống đất.
Suy nghĩ một lúc, chàng dùng thanh kiếm Thái A dò đường men theo hướng bọn Trát Phi thoát đi trước đó, tìm đến ngôi nhà của người mà chúng gọi là lão quái vật.
Nơi đó, bọn Trát Phi có lục soát qua rồi, thì rất ít hy vọng chúng trở lại, trừ trường hợp chúng được ma quỷ đưa tin mà thôi.
Thì dù sao, giả như chủ nhân ngôi nhà bằng lòng chứa chấp chàng, trong một thời gian nào đó, chàng cũng được an toàn.
Hiện tại, chàng hy vọng có thế thôi, dần dần rồi hãy tính sau.
Vả lại, làm sao chàng dám ly khai Hổ Lâm Sơn trong lúc này? Chắc chắn là đối phương có bố trí bên ngoài rừng, chờ đợi chàng. Bên ngoài rừng, đương nhiên phải trống trải, đứng một chỗ, trông thấy được rất xa, chúng không cần lục soát, chàng mà thập thò xuất hiện là chúng phát giác liền.
Như vậy, bằng mọi giá, chàng phải tạm thời ẩn nấp trong rừng, mà ẩn nấp trong rừng thì có nơi nào thuận lợi hơn ngôi nhà gỗ đó?
Chàng cứ liều tới đó xem sao, biết đâu chẳng gặp cơn may, gia chủ khẳng khái cho chàng tá túc?
Mắt không thấy, chỉ còn tai, không tiếng động thì tai cũng trở thành vô dụng.
Tuy nhiên, còn lỗ mũi đó chi?
Ở những chỗ có cây cối rậm rạp, thì hơi đất, hơi lá, hơi cây phát tiết nặng hơn ở chỗ trống trải.
Ngôi nhà ít nhất cũng chiếm một diện tích trống, không cây cối, và nơi đó khí đất phải khô hơn các chỗ khác.
Nếu thính mũi hơn, chàng có thể ngửi được mùi lạ hơn mùi của quanh vùng, đó là mùi khói bếp, bếp nấu sáng, nấu chiều, bếp un ban đêm trừ khử khí đất.
Chàng đoán định là đến gần ngôi nhà.
Chàng mò đến cửa không khó khăn lắm.
Rồi chàng gõ cửa.
Bên trong, có tiếng hỏi vọng ra :
- Ai?
Một âm thanh già, khàn khàn, ẩn ức có vẻ sợ hãi trong tiếng hỏi.
Yến Thiên Y lấy giọng dịu dàng, đáp :
- Một kẻ hiền lành đang cần gia chủ giúp đỡ. Xin gia chủ mở cửa.
Bên trong im lặng một lúc.
Rồi giọng già tiếp nối :
- Hảo hán ơi! Trong nhà già, chẳng có vật chi đáng giá cả. Đồ vật không, y phục không, gạo cũng không. Mới đây có một số hảo hán đến viếng qua rồi, và già đã đáp với họ là nhà rất nghèo, lại không chứa chấp một ai khác. Hảo hán ơi, hãy thương xót thân già này, gần đất xa trời, già sống với nghề đốn củi, nhưng mình tàn tật thì chỉ nội cái việc kiếm đủ ăn ngày hai bữa cũng vất vả lắm rồi, làm sao có thừa, có thải mà tích trữ làm của?
Với giọng dịu, Yến Thiên Y phân trần :
- Lão trượng ơi...
Lão nhân bên trong hỏi :
- Thế ra, tiểu ca không phải cùng bọn với đám người vừa rồi?
Yến Thiên Y đáp :
- Không phải đâu, lão trượng! Vãn bối khác hẳn họ, khác như nước với lửa vậy đó. Có thể bảo là hai đàng đối lập với nhau.
Lão nhân hỏi :
- Thật?
Yến Thiên Y đáp :
- Vãn bối dối lão trượng làm gì?
Lão nhân kêu lên :
- Trời ơi! Thế ra cái người mà bọn đó tìm, chính là tiểu ca rồi chứ gì?
Yến Thiên Y đáp :
- Đúng vậy, lão trượng!
Tiếng chân từ xa đến gần cửa, rồi dừng lại, mường tượng lão nhân do dự.
Sau cùng, lão cũng mở cửa.
Đèn trong nhà, duy nhất có một ngọn, tim lại vặn thấp, ánh sáng mờ mờ, nhưng, đối với Yến Thiên Y, đèn sáng hay mờ cũng như không đèn, chẳng quan hệ gì.
Lão nhân trạc độ ngũ tuần, tóc râu đều bạc, mặt ốm, da khô và vàng, đường nhăn chằng chịt.
Lão lại thọt một chân.
Vào nhà rồi, Yến Thiên Y trang trọng thốt :
- Đa tạ lão trượng!
Lão nhân hỏi :
- Tiểu ca mờ mắt, phải không?
Yến Thiên Y gật đầu :
- Phải, hiện tại vãn bối không trông thấy gì hết.
Lão nhân tiếp :
- Bọn đó vừa rồi đến đây, nói là tìm một người đui... Có phải là họ tìm tiểu ca chăng?
Yến Thiên Y đã xác nhận rồi, mà lão còn hỏi lại, chàng đáp :
- Chính vãn bối là đối tượng của họ.
Lão nhân tặc lưỡi :
- Mấy người đó hung dữ quá! Nếu họ gặp tiểu ca, chắc là họ phân thây tiểu ca ra hàng vạn mảnh!
Yến Thiên Y mỉm cười :
- Muốn là một việc, còn thành hay không, là một việc khác, lão trượng ạ.
Lão nhân tự giới thiệu :
- Lão họ Châu, vì mang tật nơi chân, nên từ nhỏ người ta gọi là Châu Bí Tử, gọi mãi thành quen, lão bỏ luôn tên tộc, chỉ dùng cái tên tật nguyền đến bây giờ.
Yến Thiên Y thốt :
- Vậy thì vãn bối gọi lão trượng là Châu lão trượng.
Châu Bí Tử khoát tay. Nhưng nhớ đối phương chẳng thấy gì, lão bèn lên tiếng :
- Cứ gọi lão phu là Châu lão ca cũng được, lão phu chưa cao niên lắm, gọi lão trượng thì hơi quá đáng.
Đoạn, lão tiếp :
- Vì lý do gì, bọn đó tìm tiểu ca cách hấp tấp thế?
Yến Thiên Y thở dài :
- Sự tình dài dòng lắm, lão ca!
Châu Bí Tử tiếp :
- Lão phu để ý, thấy họ dữ thì có dữ thật, song chừng như họ gờm gờm tiểu ca sao đó. Họ ở bên ngoài, hò hét một lúc lâu, lão phu quả quyết là chẳng có ai ở trong nhà, họ mới dám vào. Lạ thật, đi tìm người mà sợ người ở trong nhà, khi biết được chẳng có ai, thì lại vào. Vào để làm gì chứ?
Yến Thiên Y cười, không nói chi.
Châu Bí Tử tiếp :
- Đêm hôm khuya khoắt, lại chẳng thấy đường, thế mà tiểu ca trốn tránh được bọn họ đông đảo, kể cũng tài nhé. Chắc tiểu ca là một nhân vật hữu danh trên giang hồ? Một đại hiệp?
Yến Thiên Y cười nhẹ :
- Hai tiếng đại hiệp lớn quá, tiểu đệ đâu dám nhận, lão ca! Bất quá, vì sinh kế, phải xuôi ngược đó đây, lâu ngày chầy tháng rồi thành ra một kẻ giang hồ, từ lúc nào tiểu đệ cũng chẳng rõ. Một kẻ giang hồ tầm thường thôi.
Châu Bí Tử lắc đầu :
- Khó tin lắm, lão phu trông tiểu ca có nghi biểu phi phàm thế kia, nhất định phải là một tay hữu danh! Mà là đại hữu danh nữa đấy.
Yến Thiên Y cười khổ :
- Nếu là tay đại hữu danh, thì tiểu đệ đâu đến đỗi phải ra nông nỗi này!
Chàng khiêm nhượng mà thành ra nói sai, chứ từ xưa đến nay nào thiếu chi anh hùng mạt lộ? Và cái cảnh lừa thầy, phản bạn gây nên bi thảm, cũng chẳng phải là ít, ngàn năm trước vẫn dẫy đầy, ngàn năm sau sẽ còn tiếp nối.
Châu Bí Tử muốn nấu cơm cho chàng ăn, song chàng bảo là không đói, chỉ xin một bát nước thôi.
Giải khát xong, Yến Thiên Y hỏi :
- Từ nơi đây, có lối nào khác để ra khỏi núi chăng? Tiểu đệ muốn nói, có lối nào đưa mình ra khỏi vùng này, mà không bị bọn ấy phát hiện chăng?
Châu Bí Tử nhìn sững Yến Thiên Y, một lúc sau, đáp :
- Dĩ nhiên là có, nhưng tiểu ca trong tình trạng đó, làm sao lần mò đi theo được những lối tắt.
Yến Thiên Y cười khổ :
- Không đi được, cũng phải cố mà đi, miễn là có lối cho mình đi thì thôi. Chứ chẳng lẽ ở yên một chỗ mà chờ tai họa đến với mình sao, lão ca?
Châu Bí Tử thở dài :
- Nghĩ cũng khổ thật! Có một lối bí mật, nhưng cực kỳ khó khăn, bởi con đường đó vừa quanh co, hẹp hòi, có chỗ lên cao, có chỗ xuống thấp, có đoạn phải vượt suối, hai bên đường lại chẳng thiếu hố sâu, sẩy chân một chút là tan xương nát thịt, lại còn có đoạn mình phải bò sát mặt đất, vì cành quấn, cỏ dày chằng chịt ngăn chận, chính lão phu đây, có đủ đôi mắt sáng, mà còn đi không dễ, tiểu ca như thế đó, vượt làm sao nổi?
Yến Thiên Y trầm ngâm một lát, cuối cùng chàng thốt :
- Khó khăn gì, tiểu đệ cũng phải đi, lão ca! Bằng mọi giá, tiểu đệ phải ly khai nơi này. Biết đâu mình chẳng gặp may mắn, thoát lọt, lão ca. Thà rằng mình thử thời vận, cứ đi, rủi mà gặp chúng, đánh với chúng một trận, thắng thì sống, bại thì chết, còn hơn là ở đây chờ chúng đến!
Châu Bí Tử lắc đầu :
- Chúng đã lục soát ngôi nhà này rồi, chắc không trở lại nữa đâu!
Yến Thiên Y lắc đầu :
- Việc đó khó biết sao mà nói. Sau khi lục soát khắp nơi, chẳng gặp tiểu đệ, chúng có thể trở lại những nơi cũ, chúng có thể lục đi soát lại như vậy nhiều lần, mà ngôi nhà này trống trước, trống sau, đứng bên ngoài nhìn vào, là thấy rõ, dù chỉ nấp tạm thời, tiểu đệ cũng không biết chui vào đâu!
Châu Bí Tử thở dài :
- Khổ thật! Đi thì khó, mà ở cũng không xong!
Yến Thiên Y trầm giọng :
- Thế nào cũng phải đi, lão ca!
Rồi hai người trầm ngâm một lúc.
Sau đó, Yến Thiên Y thốt :
- Tiểu đệ có điều này, định nhờ đến lão ca!
Châu Bí Tử hỏi gấp :
- Điều chi? Tiểu ca cứ nói đi, nếu lão phu giúp được, dù cho nguy hiểm, lão phu cũng không từ.
Yến Thiên Y rào đón trước :
- Tiểu đệ yêu cầu, nếu lão ca liệu giúp được thì giúp, bằng không thì thôi, chứ tiểu đệ không dám cưỡng bách. Giả như lão ca từ chối, tiểu đệ vẫn tri ân như thường, chứ không hề dám oán trách.
Châu Bí Tử hấp tấp đáp :
- Tiểu ca không nên nói như thế, lão phu nào đã làm gì cho tiểu ca đâu mà gọi là ơn? Nói thật với tiểu ca, tuy lão phu là con người thô lậu, song ít nhất cũng biết phân biệt kẻ xấu, người tốt, vừa trông thấy tiểu ca là lão phu biết ngay tiểu ca thuộc hạng chánh nhân quân tử, giúp được một người như tiểu ca, là lão phu vui lắm chứ, vui vì thấy mình dù già đi rồi, cũng còn có ích cho đời. Giúp tiểu ca, lão phu không hề tính toán, thì làm gì gọi là ơn?
Yến Thiên Y cảm kích, nói :
- Đa tạ lão ca đãi ngộ bằng một tâm tình tương tri! Điều mà tiểu đệ muốn nhờ lão ca đây là...
Châu Bí Tử giục :
- Là sao? Tiểu ca cứ nói, chẳng có gì phải ngại ngùng.
Yến Thiên Y trầm giọng :
- Tiểu đệ muốn nhờ lão ca đóng vai hướng đạo, đưa tiểu đệ đi theo con đường bí mật đó, ly khai Hổ Sơn Lâm này!
Không đợi Châu Bí Tử nói gì, chàng tiếp luôn :
- Tiểu đệ cũng hiểu, đi như vậy là rất nguy hiểm, bởi có nhiều hy vọng mình gặp bọn hung thần ác sát đó dọc đường. Cho nên tiểu đệ xin lão ca hãy suy nghĩ kỹ, liệu được thì giúp, không được thì thôi. Tiểu đệ lập lại một lần nữa, là chẳng bao giờ oán trách lão ca.
Châu Bí Tử không do dự, đáp ngay :
- Được! Được! Bất quá chết là cùng! Sống đến từng tuổi này, cũng là vừa lắm rồi, tiểu ca! Người ta kéo dài sự sống để hưởng thụ mọi hoan lạc, lão phu có hoan lạc quái gì đâu để hưởng thụ mà cần sống dai? Trước sau gì cũng phải chết một lần, chết mà giúp ích cho một người tốt, thì đáng chết lắm chứ!
Yến Thiên Y một lần nữa, thốt lời cảm tạ, rồi hỏi :
- Theo lão ca tưởng, đi theo con đường đó, mình nên nhân lúc nào, mới có an toàn nhiều? Ngày hay đêm?
Châu Bí Tử đáp :
- Dù cho là ban ngày, cũng vắng bóng người trên khoảng đường đó. Tuy nhiên, để đề phòng những cái bất ngờ xui xẻo, mình nên đi lúc ban đêm thì hơn.
Yến Thiên Y đứng lên :
- Vậy mình đi ngay bây giờ, lão ca.
Khẳng khái, Châu Bí Tử đứng lên theo :
- Cũng được. Mình đi ngay, lão phu chẳng có gì phải thu xếp.
Họ đi ngã hậu ra khỏi nhà.
Và con đường bí mật đó, nằm về phía hậu sơn.
Dọc đường, Châu Bí Tử hỏi Yến Thiên Y, từ lúc nào chàng bắt đầu mờ mắt.
Yến Thiên Y cho biết đại khái sự tình, nhưng chàng giấu tên những người trong cuộc. Chàng nghĩ, nói ra cũng chẳng ích gì, nên thôi.
- Tiểu đệ ở tại vùng này, tự nhiên phải biết có ngôi nhà đó và trong nhà có những ai. Theo lẽ thì chúng ta không cần phải đến đó lục soát, nhưng hành sự chu đáo thì bao giờ cũng vẫn hơn. Ít nhất cũng tránh được hối hận về sau, thà đến đó xem qua, để hiểu đích xác sự tình, hơn là phỏng đoán sau lại càng thêm tức!
Mọi tiếng động dứt rất lâu.
Yến Thiên Y lần mò xuống đất.
Suy nghĩ một lúc, chàng dùng thanh kiếm Thái A dò đường men theo hướng bọn Trát Phi thoát đi trước đó, tìm đến ngôi nhà của người mà chúng gọi là lão quái vật.
Nơi đó, bọn Trát Phi có lục soát qua rồi, thì rất ít hy vọng chúng trở lại, trừ trường hợp chúng được ma quỷ đưa tin mà thôi.
Thì dù sao, giả như chủ nhân ngôi nhà bằng lòng chứa chấp chàng, trong một thời gian nào đó, chàng cũng được an toàn.
Hiện tại, chàng hy vọng có thế thôi, dần dần rồi hãy tính sau.
Vả lại, làm sao chàng dám ly khai Hổ Lâm Sơn trong lúc này? Chắc chắn là đối phương có bố trí bên ngoài rừng, chờ đợi chàng. Bên ngoài rừng, đương nhiên phải trống trải, đứng một chỗ, trông thấy được rất xa, chúng không cần lục soát, chàng mà thập thò xuất hiện là chúng phát giác liền.
Như vậy, bằng mọi giá, chàng phải tạm thời ẩn nấp trong rừng, mà ẩn nấp trong rừng thì có nơi nào thuận lợi hơn ngôi nhà gỗ đó?
Chàng cứ liều tới đó xem sao, biết đâu chẳng gặp cơn may, gia chủ khẳng khái cho chàng tá túc?
Mắt không thấy, chỉ còn tai, không tiếng động thì tai cũng trở thành vô dụng.
Tuy nhiên, còn lỗ mũi đó chi?
Ở những chỗ có cây cối rậm rạp, thì hơi đất, hơi lá, hơi cây phát tiết nặng hơn ở chỗ trống trải.
Ngôi nhà ít nhất cũng chiếm một diện tích trống, không cây cối, và nơi đó khí đất phải khô hơn các chỗ khác.
Nếu thính mũi hơn, chàng có thể ngửi được mùi lạ hơn mùi của quanh vùng, đó là mùi khói bếp, bếp nấu sáng, nấu chiều, bếp un ban đêm trừ khử khí đất.
Chàng đoán định là đến gần ngôi nhà.
Chàng mò đến cửa không khó khăn lắm.
Rồi chàng gõ cửa.
Bên trong, có tiếng hỏi vọng ra :
- Ai?
Một âm thanh già, khàn khàn, ẩn ức có vẻ sợ hãi trong tiếng hỏi.
Yến Thiên Y lấy giọng dịu dàng, đáp :
- Một kẻ hiền lành đang cần gia chủ giúp đỡ. Xin gia chủ mở cửa.
Bên trong im lặng một lúc.
Rồi giọng già tiếp nối :
- Hảo hán ơi! Trong nhà già, chẳng có vật chi đáng giá cả. Đồ vật không, y phục không, gạo cũng không. Mới đây có một số hảo hán đến viếng qua rồi, và già đã đáp với họ là nhà rất nghèo, lại không chứa chấp một ai khác. Hảo hán ơi, hãy thương xót thân già này, gần đất xa trời, già sống với nghề đốn củi, nhưng mình tàn tật thì chỉ nội cái việc kiếm đủ ăn ngày hai bữa cũng vất vả lắm rồi, làm sao có thừa, có thải mà tích trữ làm của?
Với giọng dịu, Yến Thiên Y phân trần :
- Lão trượng ơi...
Lão nhân bên trong hỏi :
- Thế ra, tiểu ca không phải cùng bọn với đám người vừa rồi?
Yến Thiên Y đáp :
- Không phải đâu, lão trượng! Vãn bối khác hẳn họ, khác như nước với lửa vậy đó. Có thể bảo là hai đàng đối lập với nhau.
Lão nhân hỏi :
- Thật?
Yến Thiên Y đáp :
- Vãn bối dối lão trượng làm gì?
Lão nhân kêu lên :
- Trời ơi! Thế ra cái người mà bọn đó tìm, chính là tiểu ca rồi chứ gì?
Yến Thiên Y đáp :
- Đúng vậy, lão trượng!
Tiếng chân từ xa đến gần cửa, rồi dừng lại, mường tượng lão nhân do dự.
Sau cùng, lão cũng mở cửa.
Đèn trong nhà, duy nhất có một ngọn, tim lại vặn thấp, ánh sáng mờ mờ, nhưng, đối với Yến Thiên Y, đèn sáng hay mờ cũng như không đèn, chẳng quan hệ gì.
Lão nhân trạc độ ngũ tuần, tóc râu đều bạc, mặt ốm, da khô và vàng, đường nhăn chằng chịt.
Lão lại thọt một chân.
Vào nhà rồi, Yến Thiên Y trang trọng thốt :
- Đa tạ lão trượng!
Lão nhân hỏi :
- Tiểu ca mờ mắt, phải không?
Yến Thiên Y gật đầu :
- Phải, hiện tại vãn bối không trông thấy gì hết.
Lão nhân tiếp :
- Bọn đó vừa rồi đến đây, nói là tìm một người đui... Có phải là họ tìm tiểu ca chăng?
Yến Thiên Y đã xác nhận rồi, mà lão còn hỏi lại, chàng đáp :
- Chính vãn bối là đối tượng của họ.
Lão nhân tặc lưỡi :
- Mấy người đó hung dữ quá! Nếu họ gặp tiểu ca, chắc là họ phân thây tiểu ca ra hàng vạn mảnh!
Yến Thiên Y mỉm cười :
- Muốn là một việc, còn thành hay không, là một việc khác, lão trượng ạ.
Lão nhân tự giới thiệu :
- Lão họ Châu, vì mang tật nơi chân, nên từ nhỏ người ta gọi là Châu Bí Tử, gọi mãi thành quen, lão bỏ luôn tên tộc, chỉ dùng cái tên tật nguyền đến bây giờ.
Yến Thiên Y thốt :
- Vậy thì vãn bối gọi lão trượng là Châu lão trượng.
Châu Bí Tử khoát tay. Nhưng nhớ đối phương chẳng thấy gì, lão bèn lên tiếng :
- Cứ gọi lão phu là Châu lão ca cũng được, lão phu chưa cao niên lắm, gọi lão trượng thì hơi quá đáng.
Đoạn, lão tiếp :
- Vì lý do gì, bọn đó tìm tiểu ca cách hấp tấp thế?
Yến Thiên Y thở dài :
- Sự tình dài dòng lắm, lão ca!
Châu Bí Tử tiếp :
- Lão phu để ý, thấy họ dữ thì có dữ thật, song chừng như họ gờm gờm tiểu ca sao đó. Họ ở bên ngoài, hò hét một lúc lâu, lão phu quả quyết là chẳng có ai ở trong nhà, họ mới dám vào. Lạ thật, đi tìm người mà sợ người ở trong nhà, khi biết được chẳng có ai, thì lại vào. Vào để làm gì chứ?
Yến Thiên Y cười, không nói chi.
Châu Bí Tử tiếp :
- Đêm hôm khuya khoắt, lại chẳng thấy đường, thế mà tiểu ca trốn tránh được bọn họ đông đảo, kể cũng tài nhé. Chắc tiểu ca là một nhân vật hữu danh trên giang hồ? Một đại hiệp?
Yến Thiên Y cười nhẹ :
- Hai tiếng đại hiệp lớn quá, tiểu đệ đâu dám nhận, lão ca! Bất quá, vì sinh kế, phải xuôi ngược đó đây, lâu ngày chầy tháng rồi thành ra một kẻ giang hồ, từ lúc nào tiểu đệ cũng chẳng rõ. Một kẻ giang hồ tầm thường thôi.
Châu Bí Tử lắc đầu :
- Khó tin lắm, lão phu trông tiểu ca có nghi biểu phi phàm thế kia, nhất định phải là một tay hữu danh! Mà là đại hữu danh nữa đấy.
Yến Thiên Y cười khổ :
- Nếu là tay đại hữu danh, thì tiểu đệ đâu đến đỗi phải ra nông nỗi này!
Chàng khiêm nhượng mà thành ra nói sai, chứ từ xưa đến nay nào thiếu chi anh hùng mạt lộ? Và cái cảnh lừa thầy, phản bạn gây nên bi thảm, cũng chẳng phải là ít, ngàn năm trước vẫn dẫy đầy, ngàn năm sau sẽ còn tiếp nối.
Châu Bí Tử muốn nấu cơm cho chàng ăn, song chàng bảo là không đói, chỉ xin một bát nước thôi.
Giải khát xong, Yến Thiên Y hỏi :
- Từ nơi đây, có lối nào khác để ra khỏi núi chăng? Tiểu đệ muốn nói, có lối nào đưa mình ra khỏi vùng này, mà không bị bọn ấy phát hiện chăng?
Châu Bí Tử nhìn sững Yến Thiên Y, một lúc sau, đáp :
- Dĩ nhiên là có, nhưng tiểu ca trong tình trạng đó, làm sao lần mò đi theo được những lối tắt.
Yến Thiên Y cười khổ :
- Không đi được, cũng phải cố mà đi, miễn là có lối cho mình đi thì thôi. Chứ chẳng lẽ ở yên một chỗ mà chờ tai họa đến với mình sao, lão ca?
Châu Bí Tử thở dài :
- Nghĩ cũng khổ thật! Có một lối bí mật, nhưng cực kỳ khó khăn, bởi con đường đó vừa quanh co, hẹp hòi, có chỗ lên cao, có chỗ xuống thấp, có đoạn phải vượt suối, hai bên đường lại chẳng thiếu hố sâu, sẩy chân một chút là tan xương nát thịt, lại còn có đoạn mình phải bò sát mặt đất, vì cành quấn, cỏ dày chằng chịt ngăn chận, chính lão phu đây, có đủ đôi mắt sáng, mà còn đi không dễ, tiểu ca như thế đó, vượt làm sao nổi?
Yến Thiên Y trầm ngâm một lát, cuối cùng chàng thốt :
- Khó khăn gì, tiểu đệ cũng phải đi, lão ca! Bằng mọi giá, tiểu đệ phải ly khai nơi này. Biết đâu mình chẳng gặp may mắn, thoát lọt, lão ca. Thà rằng mình thử thời vận, cứ đi, rủi mà gặp chúng, đánh với chúng một trận, thắng thì sống, bại thì chết, còn hơn là ở đây chờ chúng đến!
Châu Bí Tử lắc đầu :
- Chúng đã lục soát ngôi nhà này rồi, chắc không trở lại nữa đâu!
Yến Thiên Y lắc đầu :
- Việc đó khó biết sao mà nói. Sau khi lục soát khắp nơi, chẳng gặp tiểu đệ, chúng có thể trở lại những nơi cũ, chúng có thể lục đi soát lại như vậy nhiều lần, mà ngôi nhà này trống trước, trống sau, đứng bên ngoài nhìn vào, là thấy rõ, dù chỉ nấp tạm thời, tiểu đệ cũng không biết chui vào đâu!
Châu Bí Tử thở dài :
- Khổ thật! Đi thì khó, mà ở cũng không xong!
Yến Thiên Y trầm giọng :
- Thế nào cũng phải đi, lão ca!
Rồi hai người trầm ngâm một lúc.
Sau đó, Yến Thiên Y thốt :
- Tiểu đệ có điều này, định nhờ đến lão ca!
Châu Bí Tử hỏi gấp :
- Điều chi? Tiểu ca cứ nói đi, nếu lão phu giúp được, dù cho nguy hiểm, lão phu cũng không từ.
Yến Thiên Y rào đón trước :
- Tiểu đệ yêu cầu, nếu lão ca liệu giúp được thì giúp, bằng không thì thôi, chứ tiểu đệ không dám cưỡng bách. Giả như lão ca từ chối, tiểu đệ vẫn tri ân như thường, chứ không hề dám oán trách.
Châu Bí Tử hấp tấp đáp :
- Tiểu ca không nên nói như thế, lão phu nào đã làm gì cho tiểu ca đâu mà gọi là ơn? Nói thật với tiểu ca, tuy lão phu là con người thô lậu, song ít nhất cũng biết phân biệt kẻ xấu, người tốt, vừa trông thấy tiểu ca là lão phu biết ngay tiểu ca thuộc hạng chánh nhân quân tử, giúp được một người như tiểu ca, là lão phu vui lắm chứ, vui vì thấy mình dù già đi rồi, cũng còn có ích cho đời. Giúp tiểu ca, lão phu không hề tính toán, thì làm gì gọi là ơn?
Yến Thiên Y cảm kích, nói :
- Đa tạ lão ca đãi ngộ bằng một tâm tình tương tri! Điều mà tiểu đệ muốn nhờ lão ca đây là...
Châu Bí Tử giục :
- Là sao? Tiểu ca cứ nói, chẳng có gì phải ngại ngùng.
Yến Thiên Y trầm giọng :
- Tiểu đệ muốn nhờ lão ca đóng vai hướng đạo, đưa tiểu đệ đi theo con đường bí mật đó, ly khai Hổ Sơn Lâm này!
Không đợi Châu Bí Tử nói gì, chàng tiếp luôn :
- Tiểu đệ cũng hiểu, đi như vậy là rất nguy hiểm, bởi có nhiều hy vọng mình gặp bọn hung thần ác sát đó dọc đường. Cho nên tiểu đệ xin lão ca hãy suy nghĩ kỹ, liệu được thì giúp, không được thì thôi. Tiểu đệ lập lại một lần nữa, là chẳng bao giờ oán trách lão ca.
Châu Bí Tử không do dự, đáp ngay :
- Được! Được! Bất quá chết là cùng! Sống đến từng tuổi này, cũng là vừa lắm rồi, tiểu ca! Người ta kéo dài sự sống để hưởng thụ mọi hoan lạc, lão phu có hoan lạc quái gì đâu để hưởng thụ mà cần sống dai? Trước sau gì cũng phải chết một lần, chết mà giúp ích cho một người tốt, thì đáng chết lắm chứ!
Yến Thiên Y một lần nữa, thốt lời cảm tạ, rồi hỏi :
- Theo lão ca tưởng, đi theo con đường đó, mình nên nhân lúc nào, mới có an toàn nhiều? Ngày hay đêm?
Châu Bí Tử đáp :
- Dù cho là ban ngày, cũng vắng bóng người trên khoảng đường đó. Tuy nhiên, để đề phòng những cái bất ngờ xui xẻo, mình nên đi lúc ban đêm thì hơn.
Yến Thiên Y đứng lên :
- Vậy mình đi ngay bây giờ, lão ca.
Khẳng khái, Châu Bí Tử đứng lên theo :
- Cũng được. Mình đi ngay, lão phu chẳng có gì phải thu xếp.
Họ đi ngã hậu ra khỏi nhà.
Và con đường bí mật đó, nằm về phía hậu sơn.
Dọc đường, Châu Bí Tử hỏi Yến Thiên Y, từ lúc nào chàng bắt đầu mờ mắt.
Yến Thiên Y cho biết đại khái sự tình, nhưng chàng giấu tên những người trong cuộc. Chàng nghĩ, nói ra cũng chẳng ích gì, nên thôi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook