Ngày xửa ngày xưa, những ngày tháng xa xôi vô cùng, mấy nghìn năm về trước.

Thiên hạ có một quân vương, một kẻ tự xưng là thiên cổ nhất đế, một bậc hoàng đế đầu tiên của toàn cõi Trung Quốc.

Vị hoàng đế này tự gọi mình là Tần Thủy Hoàng.

Bất kể người đời sau có dùng từ ngữ gì đánh giá Tần Thủy Hoàng, bất kể cái nhìn của hậu thế như thế nào với bậc hoàng đế này thì không có ai có tư cách phủ nhận công trạng của ông, cũng chẳng có ai có tư cách để chê bai tài năng của Tần Thủy Hoàng.

Tần Thủy Hoàng ở ngôi vị cửu ngũ chí tôn, là người nắm toàn bộ thiên hạ trong tay, ông cũng là vị hoàng đế đầu tiên áp chế nho giáo, mặc dù nho giáo khi đó cũng mới chỉ trong trạng thái sơ khai, với Tần Thủy Hoàng ông đẩy mạnh pháp gia chứ không phải nho gia.

Với cái nhìn của Tần Thủy Hoàng thật ra ông có thể biết được điểm mạnh cùng điểm yếu của pháp gia, thậm chí còn nhìn ra được điểm mạnh của nho gia tuy nhiên lý do chính mà Tần Thủy Hoàng không chấp nhận nho gia là bởi vì tham vọng của ông, tham vọng về một Thiên Cổ Nhất Đế.

Làm sao để trở thành Thiên Cổ Nhất Đế?, chỉ tính riêng công tích và những thứ Tần Thủy Hoàng để lại cho đời sau thật ra ông có tư cách nhận cái danh hiệu này.

Có tư cách đi tranh cái danh hiệu này nhưng Tần Thủy Hoàng không chỉ muốn dừng lại ở đó, Tần Thủy Hoàng muốn trường sinh bất lão, cai trị Đại Tần ngàn năm, tạo nên một Bất Hủ Đại Tần.

Tần Thủy Hoàng cũng là một Cổ Võ Giả hơn nữa thực lực còn rất mạnh, mạnh kinh khủng nhưng mạnh đến đâu thì cũng có giới hạn, thì cũng sẽ có ngày thọ tận mà chết, không có cách nào chân chính trường sinh cả.

Tần Thủy Hoàng dĩ nhiên không chấp nhận điều này, với ông thì đây như một dạng chấp niệm vậy, trước Tần Thủy Hoàng ai chẳng muốn thống nhất toàn bộ Trung Quốc nhưng mà có ai làm được? Chỉ có duy nhất Tần Thủy Hoàng làm được.

Với sự tự tin tuyệt đối về bản thân mình cùng sức mạnh tuyệt đối của Đại Tần khi đó, Tần Thủy Hoàng tin vào trường sinh, tin vào con đường trường sinh.

Trước ông ai cũng muốn trường sinh nhưng thiên hạ này chỉ có mình ông có tư cách đoạt được trường sinh, chỉ có duy nhất Tần Thủy Hoàng trường sinh.

Mang theo cái suy nghĩ đó, Tần Thủy Hoàng bắt đầu tìm đến đạo gia, những người cũng tin tưởng vào trường sinh.

Như đã nói, Tần Thủy Hoàng siêu mạnh, tại thời điểm mấy ngàn năm trước Tần Thủy Hoàng vốn đã vô địch.

Nắm giữ thực lực như vậy một khi tìm tới đạo gia thì sẽ có hiệu quả gì?.

Đạo gia quan trọng tu tâm, tu thần, tu thể, những liệu pháp dưỡng sinh của đạo gia quan trọng sự hài hòa của đạo, quan trọng âm dương giao tế, âm dương tương hỗ, chính thứ được gọi là dưỡng sinh này khi áp lên người Tần Thủy Hoàng thì quả thật có tác dụng, có siêu cấp tác dụng.

Thuật dưỡng sinh không phải xấu, và với Tần Thủy Hoàng thì từ khi tham ngộ đạo gia, thân thể của Tần Thủy Hoàng càng ngày càng tốt, càng ngày càng cảm thấy như mình trẻ ra.

Việc lúc này còn chưa đến mức không thể quay đầu tuy nhiên thời điểm mấy ngàn năm trước lại có mộ vài việc khiến Tần Thủy Hoàng càng đi càng xa.

Thứ nhất, bằng vào thực lực thông thiên của mình, lại kết hợp lý niệm đạo gia về đạo, về âm dương, Tần Thủy Hoàng sáng tạo ra Hiên Viên Đế Phượng Quyết.

Việc thứ hai... tại cái thời đại đó đạo gia xuất hiện một thiên tài, một siêu cấp thiên tài.

Người này có luyện đan thuật tuy không phải hàng đầu đạo gia nhưng hoàn toàn cũng đủ khả năng lọt vào 10 vị trí đầu tiên.

Người này có tạo nghệ cực cao về nhân thể, về y học, trận pháp và đặc biệt là nghệ thuật dưỡng sinh, đồng thời trong đầu người này thậm chí tin vào con đường tu đạo, con đường trường sinh.

Kẻ này khi đó được gọi là thiên tài ngàn năm có một của đạo gia, hắn gọi Từ Phúc.

Từ Phúc rất nổi tiếng bởi thứ tài năng cùng thiên phú của mình, thời điểm Từ Phúc gần 30 tuổi thì hắn đã trở thành cột trụ của lý niệm tu đạo trong toàn bộ đạo gia.

Từ Phúc cùng Tần Thủy Hoàng là cùng một loại người, cùng một loại người tin vào sự trường sinh bất lão, thọ tựa thiên địa.

Sự xuất hiện của Từ Phúc cùng sự mạnh mẽ đến biến thái của Tần Thủy Hoàng đã mở ra cái lý do thứ ba, bản thân Tần Thủy Hoàng cùng Từ Phúc gặp nhau, để rồi một vua một tôi bắt đầu luận đạo, luận đạo về ý tưởng trường sinh của mỗi người, về con đường trường sinh của mỗi người.

Sau lần luận đạo đó, Từ Phúc xin phép bế quan, hắn một mực bế quan 3 năm.

3 năm sau, Từ Phúc 33 tuổi, hắn lại trở lại triều đình Đại Tần, vì Tần Thủy Hoàng dâng lên một quyển sách, một quyển sách mà hắn dùng toàn bộ thời gian 3 năm để đúc kết thành.

Quyển sách này gọi là Tiên Nhân Thư.

Người tu chân không cần ăn phàm thực, người thu chân hấp thụ nhật nguyệt tinh hoa vào cơ thể, không chịu những vật phàm tục làm dơ bẩn, có thể hấp thu năng lượng tự nhiên mà nuôi dưỡng cơ thể.

Đưa bản thân mình hòa vào thiên đạo, đạt được trường sinh bất lão, trở thành tiên nhân.

Tiên Nhân Thư thật sự như một liều thuốc phiện với Tần Thủy Hoàng, đừng nói là Tần Thủy Hoàng mà ngay cả Từ Phúc cũng say mê với nó vô cùng.

Tiên Nhân Thư được chi làm hai phần, một phần gọi là Tiên, một phần gọi là Nhân.

Tiên Thuật ở đây chính là hấp thu năng lượng tự nhiên nuôi dưỡng cơ thể, chỉ bằng thiên địa linh khí có thể khiến cơ thể 3-4 ngày không cảm thấy đói, cũng không cảm thấy mất sức mệt mỏi.

Nhân Thuật thì là nghệ thuật hít thở cùng điều hòa, đây vốn là phép dưỡng sinh của đạo gia nhưng lại có thêm một thuật gọi là Bế Khí Thuật.

Bế Khí Thuật dạy cách con người không cần thở, nếu người thường mỗi giây cần một lần hô hấp thì với Bế Khi Thuật phải 5 giây, 10 giây mới cần hít thở một lần, thậm chí tu luyện lên cao thì cả phút cũng chưa cần hô hấp.

Tiên Thuật của Từ Phúc tính tới thời điểm này đã thất truyền nhưng Nhân Thuật và đặc biệt là Bế Khí Thuật thì đến giờ vẫn còn lưu truyền chỉ có cái tên nó thay đổi, tên của nó đổi thành Quy Tức Công.

Lại nói, vào thời điểm Từ Phúc dâng lên Tiên Nhân Thư thì cả Từ Phúc cùng Tần Thủy Hoàng đều cảm thấy trường sinh ngay trước mặt, cả hai người bắt đầu tu luyện thuật này.

Tiên Nhân Thư quả thực rất giống tu tiên thậm chí nó bắt đầu tự động bài trừ tạp chất trong người, thanh lọc cơ thể nhưng chung quy thuật này không thể thoát ra khỏi phạm trù con người, tức là nhân thể vẫn cần ăn, vẫn cần uống, vẫn cần hít thở.

Tần Thủy Hoàng cùng Từ Phúc là hai người tu thuật này tới đỉnh cao nhưng cả hai đều nhận ra chỉ bằng một mình thuật này là không đủ.

Việc gì phải đến cũng đến, Từ Phúc xin ra ngoài khơi, muốn đi tìm phương thức trường sinh bất tử.

Từ Phúc tấu lên Tần Thủy Hoàng rằng trường sinh dược nằm ở phương đông, nằm ở phương hướng mặt trời mọc.

Từ Phúc tin rằng ở phương Đông, nơi mặt trời mọc có một nơi gọi là chốn Bồng Lai của các vị thần, là nơi mà Trường Sinh Dược tồn tại.

Theo lệnh của Tần Thủy Hoàng, Từ Phúc mang thuyền ra khơi, Từ Phúc mang theo ba ngàn đồng nam đồng nữ, một đoàn thương thuyền cực lớn, vô số vàng bạc châu báu, hàng trăm thợ thủ công lành nghề cùng năm loại hạt giống còn gọi dưới cái tên – ngũ cốc.

Chặng đường mà Từ Phúc đi rất dài rất dài, rốt cuộc Từ Phúc dừng chân ở vùng đất của những bình nguyên bằng phẳng và những đầm lầy rộng lớn.

Ở đây Từ Phúc chính là người cai trị đồng thời Từ Phúc tại vùng đất này được gọi là Jofuku.

Vấn đề đặt ra trong câu chuyện này chính là, liệu Từ Phúc hay Jofuku có phải là kẻ lừa đảo? Có phải là kẻ dối gạt Tần Thủy Hoàng?, mang theo lòng tin của Tần Thủy Hoàng mà chạy trốn?.

Hắn có phải là kẻ bất tài vô dụng, vì sợ không tìm được biện pháp trường sinh mà chạy đến nơi này và không bao giờ quay lại?.

Đáp án đương nhiên là không.

Từ Phúc sau khi tới Đông Hải, hắn quả thật đi được rất xa rất xa trên con đường trường sinh, khai phá cực hạn sinh mệnh.

Tần Thủy Hoàng... cũng chưa một lần không tin Từ Phúc, thủy chung vẫn tin tưởng Từ Phúc quay lại mang theo phương thuốc trường sinh.

Vì vậy... Tần Hoàng Lăng mới hiện thế, Tần Hoàng Lăng được xây dựng làm nơi an nghỉ của Tần Thủy Hoàng nhưng cũng mang theo mong ước của Tần Thủy Hoàng.

Một thế này, Tần Thủy Hoàng đợi không được Từ Phúc, vậy Tần Thủy Hoàng liền ở trong Tần Hoàng Lăng đợi hắn, đợi Từ Phúc mang Trường Sinh Dược trở về.

Đúng thật, không phụ sự mong đợi của Tần Thủy Hoàng, Từ Phúc ở Phù Tang cũng chính là Nhật Bản thời nay được gọi là Jofuku.

Tuy không tìm được Trường Sinh Dược, nhưng hắn tìm được con đường trường sinh của riêng mình.

Từ Phúc dựa vào thư tịch sưu tập được ở Tần Quốc năm xưa và kiến thức hơn trăm năm ở hải ngoại kết hợp với thuật dưỡng sinh của mình mà sáng tạo ra Hiên Viên Đế Phượng Quyết.

Đúng vậy, đây không những là Hiên Viên Đế Phượng Quyết của Tần Thủy Hoàng, mà cũng là Hiên Viên Đế Phượng Quyết của Từ Phúc.

Chỉ là đáng tiếc, lúc Từ Phú ngộ ra được con đường trường sinh, thì cũng là lúc hắn hắn tròn 200 tuổi liền tạ thế.

Vì không để con đường trương sinh mà mình vất vả tìm được chôn vùi cùng mình, nên trước lúc tạ thế dùng sức cùng lực kiệt đã kịp thời viết Hiên Viên Đế Phượng Quyết truyền lại hậu thế.

Mà Tà Đế Hướng Vũ Điền trong một lần du lịch hải ngoại, không biết trời xui đất kiến phát hiện ra nơi Từ Phúc tìm hiểu sự trường sinh đồng thời cũng là nơi Từ Phúc tạ thế.

Mà đạt được Hiên Viên Đế Phượng Quyết lúc đó hắn mừng như điên coi như trân bảo, muốn chính mình đến tu luyện.

Chẳng qua sau cùng cũng không có tu luyện, bởi vì tu luyện cái Hiên Viên Đế Phượng Quyết này cũng là một chuyện cực kỳ nguy hiểm.

Lúc ấy ở thời điểm được cái Hiên Viên Đế Phượng Quyết này, Tà Đế Hướng Vũ Điền thực lực đã sớm đạt tới cảnh giới cực cao, tự nhiên là sẽ không mạo hiểm đi thử.

Ở thời điểm tìm được công pháp này, Dạ Nguyệt trong lòng lớn tiếng hò hét.

" Trời không phụ ta, trời không phụ ta, ta rốt cuộc có thể tu luyện!”.

Hiên Viên Đế Phượng Quyết ở Dạ Nguyệt trong lòng không ngừng chảy xuôi, Dạ Nguyệt càng đọc càng chú tâm, càng đọc như càng bị hút vào trong từng câu chữ.

Càng đọc...Dạ Nguyệt càng bắt đầu thấy sợ.

Hiên Viên Đế Phượng Quyết do ai tạo ra? Do Tần Thủy Hoàng tạo ra.

Mong ước lớn nhất của Tần Thủy Hoàng là gì? Là trường sinh bất tử.

Cuộc đời của Từ Phúc theo đuổi cũng là cái gì? Cũng là trường sinh bất tử.

Hiên Viên Đế Phượng Quyết luyện đến mức tận cùng... chính là Sinh Sinh Bất Tức- Điên Đảo Âm Dương.

Cái gì gọi là Sinh Sinh Bất Tức – Điên Đảo Âm Dương?.

Hiên Viên Đế Phượng Quyết vốn là một bộ công pháp song tu, trong thời cổ đại thì song tu thuật cũng là một loại học vấn, là một loại đạo.

Người tu luyện Hiên Viên Đế Phượng Quyết nhất định phải trải qua một quá trình song tu hơn nữa quá trình này còn rất dài, mục đích cốt lõi của vấn đề này chính là tu ra Hỏa Chủng, loại hỏa được gọi là Bất Tử Hỏa.

Hỏa Chủng sẽ được tích lại trong đan điền của người tu luyện, mỗi lần song tu thì Hỏa Trủng sẽ mạnh lên một chút, tùy theo "phẩm chất" của đối tượng song tu mà có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm tốc độ tu ra Hỏa Chủng.

Theo lời Từ Phúc nói quá trình tu ra Hỏa Chủng rất dài, đây không phải là việc tu luyện võ công mà nói thẳng ra đây là việc chăn gối, muốn tu ra Hỏa Chủng nhanh thì mất 10 năm, chậm thì có khi lên đến 20-30 năm.

Trong sách thật ra cũng có một số biện pháp đẩy nhanh quá trình luyện ra hỏa trủng, đầu tiên là đồng tu, thứ hai thuần thể cuối cùng là song tu đạo hợp.

Đây không phải là ba bước mà là ba cách khác nhau, đồng tu... đại khái có thể hiểu bằng câu ngày ngự ngàn nữ, dĩ nhiên cái câu này chỉ là biện pháp nói quá...

Và đương nhiên ngày cũng có thể ngự ngàn nam, chung quy của biện pháp này có thể hiểu rằng song tu càng nhiều lần càng tốt, song tu với càng nhiều người một lúc thì càng tốt, đương nhiên lúc này cũng chẳng gọi là song tu nữa mà là loạn tu thì đúng hơn.

Biện pháp thứ hai gọi là thuần thể, cái biện pháp thứ nhất thì Dạ Nguyệt căn bản không muốn nhìn nhưng cái biện pháp thứ hai thì khác.

Thuần thể ở đây là tìm được nữ thể thuần âm hoặc nam thể thể thuần dương, có thể tìm được loại thể chất này mà tiến hành song tu thì sẽ là làm ít công to.

Biện pháp cuối cùng gọi là song tu đạo hợp, biện pháp này cũng không khó hiểu, tìm hai người cùng luyện Hiên Viên Đế Phượng Quyết lại, một nam một nữ rồi song tu với nhau, ấy gọi là đạo hợp.

Nếu có thể làm toàn bộ cả ba biện pháp kia cùng lúc thì có thể rút ngắn thời gian ngưng tụ Hỏa Trủng từ 10 năm thậm chí 30 năm xuống còn từ 5 đến 10 năm.

Dạ Nguyệt đọc đến đây, con ngươi hơi nhíu lại, bất quá rất nhanh liền giãn ra, dù sao bây giờ ma chủng trong cơ thể hắn đang ngủ say, hoàn toàn có thể đợi được.

Lại nói tiếp về Hiên Viên Đế Phượng Quyết, bước đầu tiên là Tụ Hỏa, bước thứ hai gọi là Luyện Mạch.

Bất Tử Hoả thực sự khác rất xa nội lực, ít nhất kinh mạch bình thường không thể nào sử dụng Bất Tử Hoả.

Bất Tử Hoả không thể theo kinh mạch truyền tải, không có kinh mạch, thì dùng như thế nào? Bất Tử Hoả cũng không thể nhập vào xương cốt, bởi nó là khí.

Bất Tử Hoả rốt cuộc phải làm thế nào??

Dạ Nguyệt không thể không bội phục trí tuệ của tiền nhân ngày xưa, có thể sáng tạo ra được bậc này Hiên Viên Đế Phượng Quyết Từ Phúc không hổ là thiên tài đứng đậu Đạo gia mấy ngàn năm trước.

Cơ thể con người có bao nhiêu % là nước? - 75%.

Điều này nói ra cái gì? Nói ra cơ thể con người thật ra toàn bộ không phải là một khối đặc, cũng như toàn bộ cơ thể con người không phải đều là dây thần kinh, là mạch máu, là nội tạng vậy.

Bất Tử Hoả chính là dựa theo một điểm này mà thành, chính là thông qua đặc thù pháp quyết đập nát toàn bộ kinh mạch, rồi tự tạo một hệ thống kinh mạch riêng biệt cho riêng mình, dùng Bất Tử Hoả mà tạo ra.

Như vậy kinh mạch dùng Bất Tử Hoả đúc thành, có thể hoán thai chuyển cốt, cường hóa tốc độ, sức bền, phản ứng và năng lực phục nguyên, được gọi là Thần Mạch.

Dĩ nhiên Hiên Viên Đế Phượng Quyết còn chưa dừng lại ở đó, cảnh giới Luyện Mạch mới tạm coi là có thành tựu, quan trọng là bước tiếp theo được gọi là Lập Thể.

Lập Thể là mang toàn bộ Bất Tử Hoả nhập thể, khiến cho từng phần từng phần trên cơ thể đều ẩn chứa Bất Tử Hoả, lúc này sẽ tạo ra một loại thể chất gọi là Bất Tử Trường Sinh Thể, loại thể chất này có thể được hiểu là Siêu Hồi Phục.

Dĩ nhiên muốn mang toàn bộ thân thể luyện thành Bất Tử Trường Sinh Thể cũng là một quá trình dài đằng đẵng, ít nhất cũng cần từ 20 – 30 năm.

Một khi đạt đến Siêu Hồi Phụ thì cũng chẳng khác bất tử là bao nhiêu, thật sự rất khó để đánh chết vì vậy chỉ cần bỏ ra khoảng 30-50 năm tu luyện Hiên Viên Đế Phượng Quyết... thì có thể đi ngang thiên hạ.

Nếu tính ra tu luyện từ năm 14 tuổi thì khoảng năm 50 tuổi có thể coi như có thành tựu, đương nhiên có thành tựu ở đây không chỉ là Bất Tử Trường Sinh Thể mà còn là thực lực, chỉ cần luyện ra được Bất Tử Trường Sinh Thể thì chắc chắn là Cái Thế Tông Sư.

Hiên Viên Đế Phượng Quyết tu luyện rất lâu rất lâu nhưng mà trên đời có mấy loại võ công dám nói để người luyện trước 50 tuổi đột phá Cái Thế Tông Sư đây?.

Đấy là chưa kể quá trình này hoàn toàn có thể rút ngắn hơn nữa.

Có thể làm được ba bước này thì chính là Sinh Sinh Bất Tức – Điên Đảo Âm Dương, có thể đạt đến sự bất tử trong miệng Từ Phúc.

Đương nhiên Hiên Viên Đế Phượng Quyết theo lý thuyết đạt đến sự bất tử, nhưng cũng không phải bất tử thật sự, vẫn có cách giết chết.

Theo như lời của Từ Phúc thì có hai cách.

Cách thứ nhất là gây ra một thương tổn lớn đến mức Bất Tử Trường Sinh Thể không kịp hồi phục, gần như chết ngay lập tức.

Cách này thì không khả thi cho lắm vì tu luyện Hiên Viên Đế Phượng Quyết tới ba cảnh giới này thực lực đã đạt đến Cái Thế Tông Sư, ai nói trong vòng một chiêu giết chết được một vị Cái Thế Tông Sư.

Cách thứ hai chính là hủy đi Thần Mạch tại trong cơ thể.

Như vậy, Bất Tử Hỏa đương nhiên có thể vẫn tồn tại, nhưng Bất Tử Hoả cũng vĩnh viễn bị giam cầm bên trong Hoả Chủng không thể sử dụng được nữa.

Đến bước này cho dù Bất Tử Trường Sinh Công Sức Hồi Phục có biến thái như thế nào nữa, mà không có Bất Tử Hoả bổ sung năng lượng thì cũng có một cái giới nào đó.

Đến khi vượt qua giới hạn đó thì kể cả Bất Tử Trường Sinh Thể có mạnh mẽ đến đây cũng sẽ bị tiêu hao hết sinh mệnh lực đến chết.

Dĩ nhiên Hiên Viên Đế Phượng Quyết còn có cảnh giới sau Lập Thể, nó gọi là Diễn Sinh

Chỉ là một điều đáng tiếc là cảnh giới Diễn Sinh là phần thâm ảo nhất cũng là con đường dẫn tới Trường Sinh nên Dạ Nguyệt vẫn chưa tìm hiểu được.

Mặc dù như thế, Dạ Nguyệt hiện tại thực sự cảm thấy hưng phấn, hưng phấn vô cùng, không hổ là Đế Đạo Võ Học mạnh mẽ dị thường.

Đế Đạo Võ Học – Hiên Viên Đế Phượng Quyết luyện đến mức tận cùng thì đã như vậy, thế còn các loại Đế Đạo Võ Học khác thì sao?.

Theo trong trí nhớ của Tà Đế Hướng Vũ Điền, Dạ Nguyệt biết trên đời có ít nhất ba đến bốn bộ Đế Đạo Võ Học.

Hiên Viên Đế Phượng Quyết của Tần Thủy Hoàng.

Thái Tổ Trường Quyền của Tống Thái Tổ.

Thiên Tử Quyền Pháp của Hán Cao Tổ.

Thương Lang Chiến Hồn Quyết của Thiết Mộc Chân.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương