Giường Đàn Bà
Chương 44: Không ngờ anh ta quỳ xuống

Hình như ông Derrida còn nói gì đó phía sau tôi. Tiếng Pháp của ông đặc giọng Algerie, cách uốn lưỡi của người Do Thái, cái thứ ngôn ngữ hoà trộn tinh dịch còn sót lại trong người tôi.

Tôi cảm nhận được ánh nắng trong không khí, nắng vờn tóc tôi, đưa tay lên sờ tóc, phát hiện tóc giả và chỉ có nắng là thật.

Bob 56

Tàu điện ngầm rít lên gống như tiếng nước lũ xô vào hẻm núi.

Bob chợt trông thấy khuôn mặt Mạch nổi lên cao trong toa tàu bên cạnh, được ánh sang đèn soi sang. Đôi mắt Mạch nhìn vu vơ nóc toa tàu, trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy Bob rơi vào tuyệt vọng. Anh không ngờ trên chuyến tàu điện cuồi cùng trong đêm đầu mùa hè năm 2002 của Bắc Kinh, anh lại được gặp Mạch.

Tim Bob bỗng xao động. Anh chợt cảm thấy ký ức mình trở nên trống rỗng, người con gái mới và hơi ấm cơ thể của các cô gái giống như một liều thuốc làm sạch, cứ đêm đêm lại xoá sạch những con người quen biết trước kia, xoá sạch từ đầu tóc, khuôn mặt, dáng hình hiện lện trước mắt, thậm chí cả tiếng cười vang trong không trung. Nhưng giọng nói của Mạch vào những đêm quên lãng lại như con rắn cứ chập chờn chuyển động. Bob không biết con rắn bò nhanh hay quên lãng nhanh hơn, có lúc không còn gì, chỉ một màu đen,.Anh không nhớ Mạch. Có lúc cảm thấy trước đây thật sự buồn cười. Lúc bấy giờ mình cho rằng cơ thể Mạch không có cửa ra vào, chỉ có cửa sổ, cái cửa sổ ấy vào được mà không ra được. Nhưng chỉ mấy tháng mình đã có nhận thức mới, cho rằng không một người con gái nào lại không có cửa ra vào, chỉ có cửa đó vào được mà không ra được.

Bob ngước lên nhìn Mạch ở toa bên cạnh. Mạch cũng đang nhìn Bob, nhưng vẻ mặt Bob rất bình tĩnh. Anh biết Mạch cận thị, không đeo kính cô trở nên mù.

Muộn thế này rồi Mạch còn đi đâu? Bob thấy cô gày hơn xưa, cao hơn xưa, tóc rối, trông rất lạ. Chỉ có cái áo đỏ Mạch mặc trên người là Bob cảm thấy quen, phù hợp với thói quen của cô trước kia. Trước kia, dù là đôi tất cô cũng cần có thêm màu sắc

Ga phía trước sắp đến, Bob quan sát xem Mạch có xuống toa không. Mạch vẫn đứng yên, không nhìn quanh. Ánh mắt lạnh lùng và chơi vơi của Mạch anh cũng rất quen. Mạch đi đâu nhỉ? Muộn thế này có đến nhà anh nào không?

Nghĩ đến đây,, Bob thấy đêm nay dù thế nào mình cũng phải theo dõi. Anh cảm nhận đêm nay sẽ xảy ra chuyện gì đó. Nếu không, tại sao Thượng đế lại để anh gặp Mạch.

Mạch 66

Tiếng tàu điện rít lên. Bob nhìn tôi rồi quay mặt nhìn lên nóc toa tàu, có thể anh ta cho rằng tôi không đeo kính thì không trông thấy gì. Anh biết tôi đeo được kính áp tròng.

Tôi yên tâm mở cái túi xách màu đỏ, con dao vẫn nằm yên trong túi. Nó nằm rất ngoan ngoãn, rất lương thiện. Lúc này bên tai tôi không còn nghe thấy âm thanh nào khác.Tôi chỉ thấy mình đang đối thoại với con dao. Bọn đàn ông khó mà tưởng tượng nổi một người con gái bị thương lại có thể ngày nào cũng đem theo con dao bên người. Mọi người nghĩ Mạch đòi giết Bob chẳng qua chỉ là thêm một lần làm nũng, nhưng tuyệt nhiên tôi không phải thế. Tôi để các người phải sợ, để các người thay đổi thái độ miệt thị và nhạo báng phụ nữ.

Con dao này đã từng là thứ thuốc bôi trơn trong tình yêu giữa tôi và người đàn ông ấy, cho dù từ sau ngày Bob bỏ đi tôi luôn luôn để nó trong túi xách, tuy chưa một lần dùng đến nó. Nhưng tại sao khi tôi đã quên Bob, tôi cho rằng anh ta đã chết, hôm nay trong tiếng sáo tôi lại nhớ đến anh ta, cái anh chàng Bob lại xuất hiện? Có phải Thượng đế đã cho tôi cơ hội phục thù tốt nhất?Tim tôi bắt đầu đập mạnh, thậm chí căng thẳng, cảm thấy trán lấm tấm mồ hôi. Bất chợt tôi nhìn quanh toa tàu. Được lắm, vẫn không có nhiều người lên. Tôi nhận ra rằng, lần đầu tiên tôi sắm vai nữ chính. Tôi phải theo dõi cái anh chàng Bob chết tiệt. Tôi nhìn đồng hồ, đã gần mười một giờ bốn mươi phút.

Bob 57

Chuyến tàu cuối cùng đã đến ga cuối cùng. Bob chầm rãi đứng lên. Lúc ấy anh đã trông thấy Mạch, phát hiện Mạch đang đứng lên, Anh do dự, nếu theo dõi, Mạch phát hiện, vậy kết cục của tối nay sẽ thế nào? Có như lần đầu đi theo sau đấy ngủ với Mạch?

Lòng Bob bỗng thương cảm và hoang mang không biết phải làm thế nào. Vào lúc ấy, Mạch đã rời cả toa tàu đi ra cửa ga, từng bước lên bậc thang. Anh thấy Mạch đi có vẻ nặng nề hơn trước, trông giống như một bà già. Bob nhanh chóng nhẩm tính tuổi của Mạch. Năm nay, cô phải hai mươi bảy rồi, nhưng dáng đi Bob có cảm giác như đấy là người bảy mươi hai.

Mạch đi trước, Bob từ từ theo theo sau, cho đến khi cả hai rời khỏi ga tàu điện ngầm. Bob không nhận ra đây là đâu, anh nghĩ, nếu không phải đi theo Mạch, anh sẽ không đến cái chốn hoang vắng lạnh lẽo này. Anh cảm thấy Mạch đi cái chốn hoang vắng lạnh lẽo này. Anh cảm thấy Mạch đi trước như ánh sao dẫn đường vẫy gọi. Bob ngước đầu lên, mây đen vừa che khuất mặt trăng, đèn đường ảm đạm  nhạt nhoà. Cơ hồ không còn người qua lại, thỉnh thoảng mới có một chiếc xe vụt qua.

Bob đi, cảm thấy tiếng ma xát của đôi giày anh đi trên mặt đường rất to. Anh sợ âm thanh ấy, Mạch nghe thấy, vậy là anh đứng lại. Lúc này, điều kỳ lạ là, anh đứng lại thì Mạch đi trước cũng đứng lại, tưởng như cô có mắt đằng sau. Bob chợt sợ, anh nghĩ người con gái kia có phải là Mạch không? Phải chăng là ảo giác? Anh do dự rồi đi tiếp, phát hiện Mạch cũng đi tiếp. Bob cấu vào thịt mình, thấy đau, anh tự nhủ. Không, mi không ngủ, người con gái đi phía trước kia là người thật, không phải ảo giác.

Anh nghĩ, có nên gọi cho Mạch không?Mình có cần phải hỏi tối nay cô đi đâu không?Bob do dự rồi dừng bước, tưởng như có một công tắc cảm ứng điện. Anh đứng lại, người con gái đi phía           trước kia là “mgười con gái ấy”. Cô ta không phải ai khác mà chính là Mạch. Mắt mình không nhìn nhầm. Người con gái đã từng ghi đậm dấu ấn trong cảm giác của mi, liệu mi có thể nhìn nhầm không? Có phải đang nằm mơ? Nằm mơ con người cũng biết đau, cũng biết buồn, người phạm tội lúc nằm mơ đều nghĩ đến xám hối, nghĩ đến tư thế quỳ, nghĩ đến rơi nước mắt.

Bob lại đi. Anh định làm chuyện bất ngờ để xem Mạch có đi không? Mạch không quay đầu lại, chừng như cô chờ cho người đàn ông có tên Bob đến trước mặt. Bob cảm thấy tim đập mạnh hơn, mồ hôi vã ra, mặt lạnh toát, không đầy một phút sau Bob đã đến bên Mạch.

Bỗng Mạch quay đầu lại, nói với Bob, Anh biết không, tôi vẫn theo dõi anh.

Bob giật mình hỏi: Em theo dõi anh à?

Anh lạ lắm à?

Bob nghĩ, buổi nói chuyện này sẽ rất thanh thản, với cách cười đùa đã để lộ trạng thái than thiện. Anh nói, tôi cứ nghĩ mình theo dõi em đấy, tất nhiên vì hiếu kỳ.

Mạch hỏi, Anh đi đâu đấy?

Bob hầu như không có phản ứng, vì khẩu khí của Mạch giống như hai người chưa chia tay nhau. Tưởng như buổi tối nào đấy cãi nhau trong công viên, Bob hút thuốc rồi mở cửa vào thang máy, ngồi dưới nhà, đi một vòng quay về. Lúc ấy, Mạch hỏi, Anh đi đâu đấy?Bob lắp bắp không biết trả lời thế nào.

Bỗng Mạch gào to, Anh đi đâu đấy?

Bob im lặng, anh chỉ dám nhìn Mạch bằng ánh mắt của kẻ ăn mày hoặc của người gặp nạn. Anh phát hiện mặt Mạch như có một lớp băng mỏng, trắng nhợt, lạnh lung, hơn nữa có lúc chỉ có cảm giác hung dữ của một xác chết chỉ có thể thấy trong giấc mơ.

Tôi không đi đâu, chỉ đi theo em, chợt hiếu kỳ muốn biết em tối nay đi đâu.

Tôi hỏi anh, Thời gian gần đây anh làm gì?

Bob ngớ ra, rồi đáp, tôi không làm gì, không làm gì. Tôi vẫn như trước, có lúc đọc Foucault, tôi đã chán ghét Derrida.

Tôi hỏi anh, anh làm gì? Nói cho tôi nghe.

Trước mắt Bob hiện lên cặp mắt Trần Tả. Khoảnh khắc ấy tiền Trần Tả cho anh và cả người đụng xe đạp với anh giống như hoa tuyết bay trước mặt, chừng như anh trông thấy cái tai của người đi xe đạp đụng vào anh.

Anh phát hiện cái tai ấy bé hơn hơn tai người bình thường, tóc bên vành tai hình như màu xám. Đồng thời anh cảm thấy Trần Tả đang xoa đầu anh, nói với anh, Bob, anh tên là Bob à? Tại sao anh lại tên là Bob? Ai đặt cho anh tên ấy? Tên của anh có ý nghĩa gì? Mục đích của anh khi đặt tên Bob?

Đầu  óc Bob rối bời, anh căng thẳng đến nỗi toàn than run lên, bỗng Mạch hỏi. Sô tiền ấy xài hết rồi à?

Bob không tự chủ, lùi lại phía sau. Luác này anh mong có ai đó quấy rối dòng suy tư của Mạch. Mạch nói tiếp, Anh đứng đấy, tôi hỏi tiền anh tiêu hết chưa? Anh tiêu những gì?

Bob suy nghĩ rồi nói, Tiền tôi đã tiêu hết.

Anh tiêu những gì?

Tôi quên mất rồi.

Anh có biết cái sai của mình  không?

Bob gật đầu, Tôi biết.

Anh sai ở đâu?

Tôi đã lấy tiền.

Không đúng.

Tôi sai vì đã bỏ đi, bỏ đi mà không nói gì.

Cũng không đúng.

Lúc này Bob hỏi, Tại sao em theo dõi tôi? Theo dõi để trả thù à?

Mạch gật đầu.

Bob nói, Vậy là tối nay em theo dõi tôi không phải vì hiều kù mà là để trả thù tôi?

Còn hơn cả trả thù. Anh chưa trả lời tôi, anh biết mình sai ở đâu không?

Tôi không biết.

Để tôi nói với anh, là vì mỗi lần tôi nói chia tay với anh, anh đều khóc.

Bob nhìn Mạch, ánh mắt của anh ta đầy vẻ yếu đuối và mong được tha thứ. Khi anh ấy ý thức được ánh mắt của mình, long bỗng cảm thấy tủi hổ, anh giận mình. Mình có còn chút tự hào cuối cùng về tuổi xuân nữa không? Hai tiếng tuổi xuân làm cho lòng anh sung mãn, vậy là ánh mắt anh trở lên dịu dàng, có sức mạnh. Anh nhìn Mạch, nói: Em định làm gì?

Tôi giết anh.

Bob thấy Mạch từ từ lấy con dao trong túi xách ra. Trông thấy con dao, mắt Bob sang lên, bỗng lòng chua xót, nhớ lại hôm sinh nhật Mạch anh mua bánh kem, con dao này cùng với sinh nhật và chiếc bánh kem.

Mạch cầm con dao tiến đến chỗ Bob đứng.

Bob nói: Em nghĩ em có thể giết tôi à? Anh quỳ xuống.

Em nghĩ em có đủ sức mạnh để buộc tôi phải phục tùng à?

Bob ý thức được khi anh nói câu ấy, ánh mắt anh trở nên hung dữ, cảm thấy Mạch như một con thú dữ, mà anh càng giống thú dữ hơn Mạch. Mạch nói, Anh quỳ xuống.

Nếu tôi không quỳ?

Tôi sẽ đâm con dao này vào bụng anh.

Tôi sợ cô không làm nổi.

Nói xong anh phát hiện mắt Mạch có nước mắt, tay cầm con dao không kiên cường như lúc đầu, tay cô run run. Bob hiểu Mạch, như hiểu và biết bản thân mình không phải là con người kiên cường, không phải là con người dũng cảm. Ạnh cũng biết Mạch là con người không cầm nổi dao, dù hận thù đến đâu Mạch cũng không đủ khả năng cầm con dao đâm vào người anh.

Mạch lại nói: Anh quỳ xuống.

Bob nói: Tôi không quỳ.

Bỗng Mạch đến sát Bob, một lần nữa thét to, Quỳ xuống?

Bob không hé răng, chỉ nhìn Mạch.

Mạch chĩa mũi dao vào ngực mình, Bob hoảng quá, anh không thể ngờ. Mạch nói, Anh có thể không quỳ, anh biết tôi không có sức lực. Anh biết con dao này trong tay tôi không có ích gì, cho nên anh không quỳ. Nhưng tôi không giết được anh, tôi sẽ tự giết tôi.

Mạch nhắm mắt, đâm mũi dao vào người mình, Bob xông tới, nắm lấy tay Mạch, anh quỳ xuống ngay trước mặt Mạch.

Anh ta nói, Em đừng làm thế.

Mạch không nói gì, bàn tay cầm dao của Mạch và bàn tay Bob nắm lấy tay Mạch bỗng cứng lại.

Bob ngước lên nhìn Mạch, anh nói, Mạch xin lỗi em!

Đầu Mạch đang ngửa lên trời từ từ hạ thấp, từ từ mở mắt nhìn Bob. Cô phát hiện Bob tiều tuỵ hơn trước, ánh mắt thanh xuân của anh trông già đi. Tóc anh vẫn dài, tóc rối không chịu chải. Mạch nhận ra phải đến một tuần lễ Bob chưa tắm, cô ngửi thấy trên người Bob có mùi mồ hôi và mùi nước bẩn. Cô nói, Tôi không ngờ anh quỳ xuống.

Nói xong, cô vứt con dao trong tay, quay người chạy về phía vừa rồi. Cô vừa chạy vừa khóc, trời đêm vọng lại tiếng khóc buồn thương của Mạch.

Bob chỉ còn nghe thấy tiếng khóc và tiếng chân của Mạch, anh không ngước lên. Khi âm thanh kia xa dần và biến mất anh vẫn cúi đầu, tự nhủ, không phải mi không có dũng khí mà là mi không nên ngước đầu lên.

Mạch 67

Tôi vội vã và bỏ đi trong lức tôi luôn thay đổi bước chân, đến chỗ ở của Pilison. Pilison vừa ngủ dậy, anh rất bất ngờ kêu lên, nói với tôi, Cô đến rất đúng lúc, tôi vừa hút hết một điếu xì gà. Cô không ngửi thấy mùi xì gà trong phòng này à.?

Tôi nói, Em mệt lắm, muốn tìm một chỗ để nằm nghỉ.

Cô đến thật đúng lúc, tôi cảm thấy giữa chúng ta ở bên nhau, tôi là một người tốt. Chỉ một lần tôi lỡ lời đã khoác lác rằng Derrida sẽ đến, nhưng hôm ấy ông ta không đến. Hôm nay tôi sẽ đưa cô đi gặp ông Derrida.

Ông ấy ở cách xa đây không? Nhưng em mệt lắm.

Pilison đưa từ trong nhà ra một cái xe đạp mà Mạch chưa bao giờ thấy. Pilison nói, chúng ta không đi đường lớn mà đi trong ngõ, tôi có thể đèo cô, chỉ một lát là đến nơi ông ấy ở.

Vậy là tôi ngồi lên phía sau chiếc xe đạp run rẩy của Pilison.

Tôi nói, anh cũng biết đi xe đạp cơ à?

Ở Pháp, thời gian tôi đi xe đạp nhiều hơn thời gian tôi ngồi ô tô, cô nên biết một chiếc xe đạp thật tốt còn đắt hơn một chiếc ô tô.

Tiếng Pilison ồm ồm, tôi nghe không rõ. Chúng tôi cứ mải miết đi, chẳng mấy chốc bước vào phòng khách của Derrida.

Derrida mặc đồ ngủ ngồi ở phòng khách, bên trong cái áo ngủ rộng thùng thình là tấm than gầy nhỏ bé. Tóc ông màu tro, giống như trên đó dính đất, tưởng chừng cả đời ông không tắm, mắt ông cũng phủ một lớp đất, không, giống như lớp rêu toả ánh xanh đục. Ông ta già hơn tưởng tượng của tôi, tôi nhớ nhiều lần hình ảnh và nghe người khác nói về ông, ông còn trẻ hoặc giống như Hemingway.

Tôi quay đầu lại nói với Pilison, vậy ra ông Derrida là thế này, nhưng lúc tôi quay lại thì không thấy anh ta đâu nữa.

Trước ánh mắt ngạc nhiên của tôi, ông Derrida nở nụ cười khoan dung. Ông nói, Tôi nghe nói từ lâu cô đã đọc sách của tôi, đúng không?

Tôi gật đầu.

Cô có thích không?

Tôi suy nghĩ rồi nói, Câu chữ của ông quá trúc trắc, những khái niệm của ông sáng tạo nên hoàn toàn không cần thiết. Thật ra có thể d ùng những từ ngữ đơn giản hơn để diễn đạt.

Nếu tôi dùng phương thức đơn giản hoặc biểu đạt không tối nghĩa, vâỵ thì còn gọi tên tôi là Derrida làm gì? Các người có thể gọi tôi bằng cái tên khác, ví dụ như Pilison chẳng hạn.

Nói xong, ông cười khà khà. Ông lại nói, Không thích một chút nào những điều tôi viết ra à?

Những vấn đề ấy ông không nên hỏi tôi, ông nên hỏi những người giống như học giả.

Tại sao?

Vì tôi là con gái.

Khi tôi nói “con gái” hai tiếng ấy khiến mặt tôi đỏ lên. Tôi thầm hỏi, mi là con gái ư? Trước mặt Derrida, mi là con gái ư?

Derrida rất phấn khởi, nói, Chưa bao giờ tôi được gặp một học giả nhanh trí như cô, khi hỏi, cô trả lời ngay cô là con gái.

Derrida lại cười khà. Ông vừa cười vừa đứng dậy đi tới, ôm tôi. Tôi cảm thấy cái cơ thể ngày càng già yếu của ông. Mắt tôi đúng tầm chỗ lõm xương quai xanh của ông, trong đó còn có vài giọt nước. Tôi đoán, trước khi tôi đến ông vừa tắm xong. Ông ghé sát mặt tôi, hỏi, Chúng ta vào giường nhé? Hay là cô muốn thử tôi còn bao nhiêu sức lực? Tôi có thể bế cô vào giường.

Tôi suy nghĩ rồi nói, Ông bế tôi vào giường.

Tôi lại thấy đôi cánh tay vừa già vừa xấu của ông, những khớp xương nhô ra, đầy long, nhưng rất có sức mạnh, tôi rất ngạc nhiên.

Derrida nói, Cô Mạch, cô có thấy người Pháp nói năng có giống với người Trung Quốc không?

Không giống.

Tại sao?

Đừng nói gì người Pháp với người Trung Quốc, người Pháp với người Pháp các ông nói chuyện có giống nhau không?

Ông ta nhìn tôi rồi cúi đầu, chừng như nhớ ra chuyện gì và đang suy nghĩ. Lát sau ông nói, hôm nay tại sao cô đến đây, là bởi muốn ra nước ngoài à?

Tôi lắc đầu.

Vậy thì tại sao?

Tôi muốn ông giải cấu trúc tình yêu và tội ác.

Derrida ngớ ra, rồi ông giơ hai tay lên, nói, để tôi nói ngay nhé.

Lúc Derrida va tôi hoà làm một khối, bỗng tôi cảm giác được cưỡi mây lướt gió, tôi như đang bay trên mặt biển, lại như đang đi trên sa mạc, một cảm giác giống như vậy. Tôi vốn nghĩ cùng với Derrida sẽ có cảm giác đặc biệt khác thường nhưng kết quả lúc tôi tường thuật quá trình ấy cho lòng mình, ngoại trừ biển cả, ngoại trừ song xô, ngoại trừ sắc mây, ngoại trừ bay lượn, ngoại trừ sa mạc, ngoại trừ mặt trời lặn, còn nữa không có bất cứ một câu chữ bất ngờ nào khác.

Lúc tôi chuẩn bị rời khỏi nhà ông Derrida, ông bảo sẽ tiễn tôi, tôi đồng ý. Ông ta hỏi, Cô sẽ ra cửa nào?

Tôi chỉ ô cửa phía sau bức rido nói, Tôi sẽ ra bằng cửa này.

Derrida ngạc nhiên, nói, Đấy là cửa ra ban công.

Cô chớ quên đây là tầng thứ 10.

Tưởng như không nghe thấy ông nói gì, tôi đẩy cửa bước ra ban công, lúc ấy nắng đã chiếu lên người tôi, gió thổi lên người tôi. Như được nắng và gió cổ vũ, tôi quyết định tiếp tục bước về phía trước. Hình như ông Derrida còn nói gì đó ở phía sau tôi. Tiếng Pháp của ông đặc giọng Algeria, cách uốn lưỡi của người Do Thái, cái thứ ngôn ngữ hoà trộn tinh dịch còn sót lại trong người tôi, gợi lại nội hàm văn hoá tôi đọc được sách từ nhiều năm trước.

Từ trên ban công tôi bước ra khoảng không.

Giữa không khí, nắng vờn tóc tôi, tôi đưa tay lên sờ tóc, phát hiện tóc giả và chỉ có nắng là thật.

Viết xong tại Bắc Kinh ngày 1/5/2002

Cửu Đan.

_________________

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương