Giữ Chặt Tay Anh
-
C36: Mẹ con thai phụ
An Kỳ mơ, trong giấc mơ cô nghe tiếng súng. Cô nhìn thấy rất nhiều máu, máu chảy lai láng khắp nơi. Nhìn Tô Diễn đang nằm trong vũng máu, đôi mắt nhắm nghiền. Cô hoảng loạn, sợ hãi chạy tới nhưng không thể chạm vào anh. Cô khóc nhưng không có nước mắt, cô chạy đi tìm sự giúp đỡ nhưng chỉ là bóng đêm vô vọng. An Kỳ chỉ biết trơ mắt nhìn người đàn ông của mình nằm thoi thóp trong vũng máu.
Tiếng gõ cửa làm An Kỳ tỉnh giấc, tất cả y như thật. Cô cảm thấy sợ, mồ hôi túa ra ướt đẫm áo đang mặc. An Kỳ gọi cho Tô Diễn lần nữa nhưng không có trả lời. Tiếng bà quản gia bên ngoài gọi cô ăn chiều. An Kỳ thay đồ rồi bước ra. Một bàn ăn thịnh soạn được bày biện đẹp mắt. An Kỳ ngồi vào bàn, ngước mặt lên hỏi bà quản gia đang đứng bên cạnh.
- Tô Diễn có liên lạc về không?
Nghe bà ta trả lời, mà An Kỳ lại thêm lo lắng. Từ lúc anh đi đến giờ cũng chưa liên lạc về, trợ lý Mục Sinh và mặt sẹo đi theo cũng không liên lạc được. Giống như họ biến mất luôn ở châu Phi. Theo như thông tin cô được biết, thì họ đến Kenya, một quốc gia ở Đông Phi. An Kỳ bình lặng ăn miếng bánh, mà thấy khó chịu trong lòng. Một cảm giác bất an dâng lên. An Kỳ rất muốn đến đó nhưng vị trí cụ thể như thế nào thì cô không biết, nên chỉ đành chờ đợi. An Kỳ ăn xong, đến kiểm tra lại cho mẹ Tô Diễn một lần nữa. Cô thấy sự sống đang trở về với bà. Cô kê lượt thuốc mới cho bà, dặn dò bà quản gia quan sát kĩ biểu hiện hằng ngày của bà xem tiến triển như thế nào, rồi báo lại với cô để cô tìm phương pháp phù hợp. Ba tháng nữa cô lại về để tiếp tục liệu trình của mình.
An Kỳ trở lại Mỹ, mà không qua thăm bố mẹ. Cô không muốn cho bố mẹ lo lắng cho sức khỏe của mình vì đi lại quá nhiều. An Kỳ mở máy tính tìm kiếm thông tin về vịnh Manda ở Kenya. Cô tìm kiếm thông tin về một chuỗi khách sạn sắp được khởi công xây dựng ở đó. Lần trước anh nói đến đó để kiểm soát tiến độ thi công, nhưng lúc này cô không thể có bất kỳ một thông tin gì. An Kỳ có hỏi qua quản gia trong nhà, nhưng chỉ nhận lại được một cái lắc đầu mà thôi.
An Kỳ vùi đầu vào học tập và nghiên cứu. Thông tin của Tô Diễn càng xa vời đối với cô. Cô nhận thành tích xuất sắc giữa kỳ, và là một trong 50 thành viên của trường được tham gia thực tập khám chữa bệnh ở bệnh viện đa khoa Massachusetts. Đại học havard nằm ở West End của Boston, Massachusetts. Nơi đây là nơi vừa giảng dạy lý thuyết, vừa là nơi cho sinh viên thực hành dễ dàng hơn.
Bước vào bệnh viện với những sinh viên khác, An Kỳ như được trở về với cái thời kỳ tất bật khi tham gia dã chiến. Một xe cứu thương đi tới, mọi người dạt sang một bên. Một anh lính cứu hỏa nằm trên cáng, người đen thui vì bỏng. Máu và quần áo dính sát vào nhau, hô hấp yếu ớt. Tiếng y tá và bác sĩ cứu hộ kêu to tránh ra. Bỗng bác sĩ cứu hộ bỗng ngã khuỵu xuống đất bất tỉnh. Chiếc bóp hô hấp cho bệnh nhân cũng văng ra. Sự hoảng loạn lan ra, không ai kịp phản ứng. An Kỳ chạy tới, cầm lấy bóp hô hấp, miệng kêu người đưa bác sĩ kia vào phòng cấp cứu, bản thân mình thì nhảy lên xe đẩy cứu thương tiếp tục làm thay việc vào vị nam bác sĩ kia. Xe đẩy cứu thương cứ chạy vào phòng mổ cấp cứu, cô thì vẫn miệt mài với việc bóp hô hấp cứu người. An Kỳ bỏ bóp hô hấp sang một bên, dùng tay ấn vào ngực bệnh nhân, để giúp bệnh nhân đẩy khí độc ra ngoài.
An Kỳ bỏ qua cảm giác nhớp nhớp ở tay, rồi lại thực hiện động tác hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân. Khi xe đẩy được đưa gần đến phòng cấp cứu, hai bác sĩ chạy ra thì bất ngờ với hành động của cô gái nhỏ. Trông thấy bác sĩ, An Kỳ kiểm tra mạch cổ của bệnh nhân thấy ổn định hơn thì nhảy xuống xe để hai bác sĩ đưa bệnh nhân vào phòng mổ.
Sự việc diễn ra quá nhanh đến nỗi những người đi cùng chưa định hướng được việc gì đang xảy ra. Khi trông thấy An Kỳ mặt mũi tay chân dính đầy máu và bụi đen ai cũng vỗ tay. Nhưng chưa được mấy phút đồng hồ, bác sĩ hướng dẫn hớt hải chạy đến thông báo có một vụ nổ ở công xưởng gần đây, nhân lực không đủ, cần sự giúp đỡ của mọi người. Ai cũng chưa kịp gật đầu đồng ý, thì rất nhiều xe cứu thương và xe ô tô khác chở rất nhiều người bị thương đến. Một đoàn bác sĩ và y tá chạy ra. Bệnh nhân nặng thì đưa vào phòng cấp cứu, bệnh nhân nhẹ thì băng bó ở các giường bệnh khác. Không ai bảo ai, những thực tập sinh tiến tới phụ những bác sĩ và y tá trong bệnh viện. Họ đều là những sinh viên xuất sắc, nên bắt kịp tiến độ rất nhanh. Người thì khiêng giúp bệnh nhân vào phòng, người thì lau chùi vết thương và băng bó. Dường như guồng quay sự sống khiến ai cũng hết sức nhanh nhạy và cẩn thận. Tiếng kêu đau đớn của mọi người vẫn vang lên. Phòng bệnh đã kín chỗ, một giường 3 người nằm không đủ. Nhiều người nằm la liệt ở hành lang bệnh viện. Nhiều bác sĩ ở bệnh viện lân cận cũng đã tới phụ giúp một tay.
Có một nữ bệnh nhân đang mang bầu bị một mảnh sắt đâm ngang sâu vào ngực được đưa tới. Nhìn trường hợp này nhiều người đã ái ngại mà không cầm được nước mắt. Cô ấy dù chảy máu rất nhiều, nhưng trong miệng vẫn kêu cứu con tôi. Thai nhi đã được khoảng tám tháng. Lúc này các bác sĩ khác đều đã rất bận, không còn ai rảnh tay lúc này. Phòng mổ cũng đã chật người. Nếu đợi bác sĩ của bệnh viện khác đến sợ là không kịp. Các y tá đi kiểm tra thì hầu hết chưa có ai xong cả. Không có một bác sĩ nào có thể mổ cho thai phụ lúc này. Hai người cứu hộ không biết nên đưa bệnh nhân vào phòng nào. An Kỳ chạy tới, kiểm tra thai nhi thì thấy tình trạng thai nhi đang rất suy yếu, cần mổ gấp nếu không cả hai mẹ con sẽ không thể giữ nổi. An Kỳ tìm một y tá kiểm tra xem còn phòng nào trống nhưng điều nhận được cái lắc đầu. Dáo dác nhìn xung quanh, An Kỳ bắt gặp một bóng áo blouse trắng tiến tới là bác sĩ hướng dẫn. Cô hỏi nếu như cô muốn mổ cho trường hợp này thì hậu quả sẽ như thế nào, thì ông ta đã la lên cản lại. Ông ta sợ rằng cô chưa đủ chuyên môn, và cô có thể sẽ đình chỉ vì chưa được cấp chứng nhận hành nghề. Nhưng nhìn vào đôi mắt kiên định của cô gái, và nhìn vào tình hình thực tế hiện nay. Ông đã gọi điện xin ý kiến của giám đốc bệnh viện. Thấy ông gọi điện, không biết có được hay không, An Kỳ vẫn nhờ một ý tá tìm tạm một giường bệnh ở phòng cấp cứu nhanh. Sau đó quây rèm che xung quanh. Những sinh viên và y tá dù rất nghi ngờ, nhưng lúc này nhìn thấy bệnh nhân đã có dấu hiệu bất tỉnh thì đều không còn suy nghĩ nhiều nữa, họ giúp cô chuẩn bị những đồ cần thiết, một cái máy đo nhịp tim được kéo đến. An Kỳ mặc áo khử trùng, đeo bao tay, thay một cái khẩu trang mới. Một mũi tiêm gây tê đã tiêm vào tủy sống của bệnh nhân. An Kỳ dùng ba kim tiêm loại nhỏ thay kim châm châm vào huyệt đạo xung quanh vết thương ở ngực. Cô biết rằng phải cứu sống đứa bé trước. Tình hình người mẹ không thể nói trước điều gì. Cô không kịp suy nghĩ nhiều, giơ tay và hô “ kéo”. Một nam sinh viên hỗ trợ đã đưa cho cô thứ cô cần. An Kỳ cắt áo của bệnh nhân ra, làm sạch vùng cần mổ. Ai cũng toát mồ hôi hột. Khi bác sĩ hướng dẫn bước vào, thì đầu của đứa bé đang được An Kỳ đỡ và mang ra khỏi bụng mẹ. Lời muốn nói ông nuốt vào trong họng. Chắc kiểu này sắp đi tong nghề luôn rồi. Nhìn mặt đứa bé tím tái, không nghe thấy tiếng khóc, An Kỳ bình tĩnh hút sạch sẽ mũi và miệng cho bé. Cô túm chân dốc ngược bé lên vỗ mạnh vào mông của nó, không có phản ứng. An Kỳ lắc mạnh để hơi vào phổi của bé. Ai cũng cầu nguyện để bé bình an. Khi An Kỳ dùng hai ngón tay ấn vào ngực bé những vẫn không thấy động đậy. Cô lại túm chân dốc đứa bé lên vỗ mạnh vào mông nó một lần nữa, lắc tay lắc chân của nó. Vị bác sĩ hướng dẫn tiến lên cũng đeo bao tay mà làm công tác vệ sinh vết thương ở ngực cho cô gái. Ông là bác sĩ, nếu sinh viên còn đang cố gắng thì sao ông lại bỏ cuộc. An Kỳ lại hút dịch trong miệng và mũi của bé lần nữa. Khi thấy ngực đứa bé phập phồng, tiếng é nhỏ phát ra từ họng đứa bé, An Kỳ vẫn không dừng động tác. Cô vẫn vỗ mạnh vào mông bé, khi tiếng oa oa lớn mạnh hẳn cô mới dừng lại. Ai cũng thở phào một cái. Ông bác sĩ cũng nhìn cô bằng ánh mắt tán thưởng. Cô đã bế bé đặt lên ngực người mẹ, vỗ vỗ nhẹ vào mặt người mẹ mà nói rằng.
- Hãy cố gắng mở mắt ra mà cầu nguyện cho con trai của cô đi. Cô phải thật mạnh mẽ để được bế con mình chứ.
Như có linh tính của tình mẫu tử, người mẹ mở mắt nhìn con trai của mình mà chảy nước mắt. Cô ấy miệng lẩm nhẩm cầu nguyện chúa mang đêna bình an cho hai mẹ con.
An Kỳ xử lý cho đứa bé xong, quay sang khâu vết mổ cho bệnh nhân. Thao tác khâu thành thục làm những người xung quanh trầm trồ. Đứa bé vì sinh non nên được đưa vào lòng kính mang đến phòng trẻ sơ sinh.
Tiếp tục, An Kỳ nhìn đến vết thương phần ngực của người mẹ. Bác sĩ hướng dẫn đã làm sạch vết thương xung quanh, máy đo nhịp tim báo lên xuống thất thường. An Kỳ lấy ba kim châm từ ngực của bệnh nhân ra thì máu lại bắt đầu rỉ. Một bên máu và một bên thuốc được cắm kim truyền. Cô kiểm tra vết thương may mắn không vào vùng nguy hiểm. An Kỳ xử lý lại sâu bên trong.rồi dùng kìm kẹp chắc lấy miếng sắt, rút mạnh ra. Máu phun theo tay An Kỳ. Bệnh nhân có dấu hiệu sốc do mất máu và oxi. An Kỳ tiêm một mũi Dilantin vào bình thuốc, mấy giây sau bệnh nhân đã có dấu hiệu ổn định, nhịp tim bình thường, huyết áp bình thường. An Kỳ lại lấy ba đầu kim loại nhỏ đâm vào ba vị trí lúc nãy, thì máu cũng có dấu hiệu ngừng. Bác sĩ hướng dẫn lau mồ hôi cho cô. Lúc này một bác sĩ xong việc chạy đến khi nghe tin. Bà ấy cũng đeo bao tay vào kiểm tra lại vết thương của bệnh nhân. An Kỳ định khâu vết thương cho bệnh nhân thì bà ấy đã ra hiệu để bà ấy làm. An Kỳ gật đầu lùi lại đằng sau. Có một nữ sinh viên tới đỡ cô ngồi lại ghế. Hơn hai tiếng đồng hồ An Kỳ cấp cứu cho bệnh nhân, lúc này cô mới cảm thấy mệt. Có gì hot? Chọt thử t𝒓a𝐧g _ T 𝘙𝑈𝑴T𝘙𝑈𝒴ỆN﹒Ⅴ𝐧 _
Tình hình lúc này của bệnh viện đã ổn định hơn. Những người bị thương nhẹ thì đã có thể về nhà. Còn những người bị thương nặng đã được sắp xếp điều trị ổn thỏa. Mẹ con thai phụ đã được an toàn. Bác sĩ hướng dẫn tập hợp sinh viên thực tập ngày hôm nay lại, gọi họ vào phòng họp. Ở đây có giám đốc bệnh viện và một số bác sĩ có mặt khi An Kỳ phẫu thuật cho thai phụ. Khi ông giám đốc gọi đến tên An Kỳ, cô đã đứng lên chào hỏi lịch sự với ông và những người ở đây. Cô nghĩ chắc kiểu này mình sắp bị đình chỉ học rồi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook