Giọt Lệ Quỷ
-
Chương 27
Chiếc limo đỗ ngay bên ngoài công viên Mall, gần khu vực pháo đài dành riêng cho quan chức ngoại giao và các thành viên của Nghị viện.
Thị trưởng Kennedy cùng phu nhân bước ra, theo sau là Ardell.
"Anh cứ phải kè kè bên chúng tôi thế à ?", Claire hỏi viên đặc vụ.
"Đó là lệnh", Ardell nói. "Mong bà hiểu cho !"
Claire nhún vai.
Hiểu cho ư ? Kennedy nghĩ. Điều ông hiểu là ông đã bị bắt một cách không chính thức và thậm chí còn chẳng thể thoát được nỗi ô nhục khi xuất hiện trước công chúng trong thành phố của mình mà lại bị kèm cặp.
Bất kỳ hy vọng cứu vãn sự nghiệp nào sau đêm nay cũng đã bị dẹp gọn chỉ bằng vài cái liếc nhìn vào những người đang đứng gần khán đài để theo dõi ông. Bản tin thời sự nhập nhằng của Slade Phillips đã bị bỏ lỡ, hay bị lờ tịt đi, và có vẻ như tất cả những kẻ đang có mặt ở đây đều nghĩ rằng Kenrtedy thực sự là đồng phạm của Digger.
Máy quay phim nhá đèn, ghi lại những hình ảnh sắc nét mà ngày mai sẽ được đăng lên báo với tiêu đề "Thị trưởng Jerry Kennedy và phu nhân". Ông vẫy tay với vài người trên khán đài và khéo léo ứng xử với những lời bình luận thoáng qua như: "Ông đã trốn ở đâu đấy ?", "Ông thế nào rồi, Jerry ?". Không ai thực sự muốn một câu trả lời; họ còn bận giữ khoảng cách tối đa với người chẳng bao lâu nữa sẽ thành cựu thị trưởng thành phố.
Một câu hỏi khác mà Kennedy nghe được là: "Tưởng ông không tới xem pháo hoa đêm nay, Jerry. Điều gì mang ông ra ngoài thế ?".
Chà, Claire chính là người đã mang ông ra ngoài.
Thư ký Hiệp hội giáo viên Mỹ gốc Phi đã gọi điện, với giọng hơi hổ thẹn một cách tương đối, và nói rằng sẽ tốt hơn cho ông nếu ông không tham dự bữa tiệc mà đáng lẽ ra ông sẽ là diễn giả chính. "Có lẽ điều đó là tốt nhất cho tất cả mọi người."
Bản thân ông thì hoàn toàn hài lòng với việc chuồn về nhà. Nhưng lúc ngồi cạnh ông trong văn phòng ở Tòa thị chính, Claire lại có ý tưởng hoàn toàn khác. "Cứ say đi rồi tới xem buổi bắn pháo hoa chết tiệt ấy."
"Tôi không biết", Kennedy nghi ngại nói.
'Tôi thì biết. Ông không phải loại người hay dằn dỗi, cưng ạ. Cứ việc ra ngoài với cái đầu ngẩng cao."
Ông nghĩ ngợi một lát rồi quyết định rằng đấy là điều thông tuệ nhất mình nghe được trong đêm hôm đó. Vợ ông đã tìm thấy một chai Moet và họ đã cùng uống trên đường đến đây.
Trong lúc họ đi qua đám đông trên khán đài, Kennedy bắt tay với Nghị sĩ Lanier, ông ta rõ ràng đã nhận ra đặc vụ Ardell cùng nhiệm vụ chính xác của anh: một cai ngục.
Có lẽ Lanier chẳng thể nghĩ ra điều gì để nói mà không chút hả hê nên ông ta chỉ khẽ nghiêng đầu và thảy ra một câu, chẳng hề có vẻ tán tỉnh, "Claire, tối nay bà đẹp quá!".
"Paul", bà nói rồi gật đầu lặng lẽ với phu nhân Lanier và thêm vào, "Mindy".
"Jerry", Lanier hỏi, "tin mới nhất về những vụ xả súng là thế nào ?".
"Tôi vẫn đang chờ nghe đây."
"Chúng tôi có chỗ cho ngài ở ngay đây, thưa ngài thị trưởng", một phụ tá trẻ tuổi nói, chỉ vào dãy ghế màu cam còn trống đằng sau các khán giả khác. "Cả bạn của ngài nữa ạ." Anh ta liếc nhìn viên đặc vụ to lớn.
"Không, không", Kennedy nói. "Chúng tôi sẽ ngồi trên bậc thôi.
"Không, mời ngài..."
Nhưng ít nhất cho đến giờ, Kennedy vẫn còn vị thế xã hội, dù chẳng còn chút vị thế gì về tài chính, và ông phẩy tay với cả Lanier lẫn tay phụ tá. Ông ngồi xuống cạnh Claire trên bậc thềm cao nhất, thả áo khoác ngoài của mình xuống sàn gỗ cho vợ ngồi lên trên, c. p. Ardell trông cục mịch là thế nhưng rõ ràng anh vẫn khá tế nhị và thừa biết ngài thị trưởng sẽ phải hứng chịu nỗi tủi nhục thế nào trước sự hiện diện của một đặc vụ liên bang, thế nên anh chàng to con chỉ đứng cách ông mấy mét chứ không lù lù ngay đằng sau họ.
"Tôi thường đến đây hồi còn nhỏ", viên đặc vụ nói với ngài thị trưởng. "Chủ nhật nào cũng đến."
Việc này khiến Kennedy thấy ngạc nhiên. Hầu hết đặc vụ FBI đều được thuyên chuyển tới khu vực này. "Anh lớn lên ở đây à ?"
"Chắc chắn rồi. Có cho một triệu đô, tôi cũng chẳng đến sống ở Maryland hay Virginia."
"Nhà anh ở đâu, đặc vụ Ardell ?", Claire hỏi anh.
"Gần sở thú. Ngay bên kia đại lộ."
Kennedy khẽ cười. Ít nhất nếu có bị bắt, ông cũng sẽ thấy mừng vì quản giáo của mình lại là dân đồng hương.
Một cảm giác ấm áp từ ly rượu champagne, ông dịch vào gần vợ và nắm tay bà. Họ cùng nhìn ra công viên Mall. Ngắm hàng trăm ngàn con người đang di chuyển. Kennedy mừng khi thấy không có chiếc micro trên khán đài. Ông không muốn phải nghe bất kỳ bài diễn văn nào. Cũng chẳng muốn bất kỳ ai đưa micro cho mình phát biểu ứng biến cả. Chúa ơi, ông phải nói cái quái gì mới được ? Tất cả những gì ông muốn là được ngồi bên vợ và xem pháo hoa nở rộ trên thành phố của ông. Quên đi những nỗi đau đớn của ngày hôm nay. Trong lời cầu khẩn của mình gửi tới Digger, ông đã nói hôm nay là ngày cuối cùng của một năm. Nhưng rõ ràng nó cũng là điểm kết của rất nhiều thứ khác: cơ hội giúp đỡ thành phố của ông, sinh mạng của rất nhiều người dân đã bị giết hại một cách khủng khiếp.
Cũng là kết thúc nhiệm kỳ của ông trong văn phòng thị trưởng. Lanier và các Nghị sĩ khác, những kẻ muốn giật lấy Đặc khu ra khỏi tay người dân của chính nó, có thể sẽ biến vụ Digger trở thành một cái cớ, chẳng hạn như can thiệp vào nghiệp vụ điều tra của cảnh sát những thứ đại loại thế. Thêm vào đó là vụ bê bối của ủy ban Giáo dục, Kennedy có thể sẽ bị sa thải trong vòng mấy tháng tới. Wendell Jefferies cùng tất cả các phụ tá khác sẽ bị quét ra đường cùng với ông. Đó sẽ là cái kết của Dự án 2000.
Chấm dứt mọi hy vọng của ông dành cho Đặc khu. Thành phố tội nghiệp của ông sẽ bị tụt hậu thêm mười năm nữa. Có lẽ thị trưởng kế nhiệm...
Nhưng rồi Kennedy để ý thấy điều kỳ lạ. Có vẻ như những người đến xem pháo hoa đang di chuyển về phía đông một cách có chủ ý, cứ như họ bị lùa đi vậy. Tại sao ? Ông tự hỏi. Tầm nhìn ở đây mới là rõ nhất.
Ông quay sang Claire định nhắc đến điều này, nhưng đột nhiên, bà căng cứng cả người.
"Gì vậy ?", bà hỏi.
"Cái gì ?"
'Tiếng súng", bà nói. "Tôi nghe thấy tiếng súng".
Kennedy nhìn lên trời, tự hỏi âm thanh ấy có phải tiếng pháo hoa được bắn sớm hay không, Nhưng, không, tất cả những gì ông trông thấy chỉ là bầu trời đầy mây và tối đen, bị xuyên thủng bởi mũi nhọn màu trắng của Đài tưởng niệm Washington.
Rồi họ nghe thấy tiếng hét.
Những phát đạn của Czisman đã làm được điều mà anh ta dự định.
Khi anh ta nhận ra không một ai trông thấy Digger, và rằng chính mình chằng thể ngắm bắn được tên sát thủ, anh ta đã bắn hai phát lên trời để làm mọi người phải tản ra và dọn dường đạn.
Hai tiếng súng làm đám đông hoảng loạn. Tiếng rú rít, gào thét vang lên, tất cả mọi người đều bỏ chạy, làm Digger ngã khuỵu xuống. Chỉ trong vòng vài giây, khu vực ở ngay trước mặt Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam gần như đã trống trải.
Czisman thấy Kincaid cũng nằm rạp xuống đất và lôi một khẩu súng tự động nhỏ ra khỏi túi áo. Anh vẫn không trông thấy Digger bởi một bụi thường xuân đang ngăn cách hai người.
Czisman thấy chẳng sao hết. Anh ta muốn giết tên sát nhân.
Digger từ từ đứng dậy. Khẩu súng tự động đã rơi khỏi áo choàng nên hắn vội nhìn quanh để tìm kiếm nó. Bỗng hắn bắt gặp Czisman và liền đứng bất động, nhìn anh ta bằng đôi mắt kỳ lạ nhất mà Czisman từng trông thấy.
Đôi mắt ấy chứa ít cảm xúc hơn cả mắt của loài vật. Bất kể tên chủ mưu đằng sau các vụ giết người là ai, kẻ hiện đang nằm trong nhà xác kia cũng chẳng phải một ác quỷ thực sự. Gã vẫn còn có cảm xúc, ý nghĩ và khao khát. Gã có thể hoàn lương, có thể nuôi dưỡng một chút ít lương tâm trong khả năng của mình.
Còn Digger thì sao ? Không. Chẳng có chút hối lỗi nào ở cỗ máy này. Chỉ có cái chết.
Ten sát nhân với trí óc con người nhưng lại mang trái tim của quỷ dữ...
Digger liếc nhìn khẩu súng trên tay Czisman. Rồi mắt hắn lại hướng lên và nhìn chằm chằm vào khuôn mặt tay phóng viên.
Kincaid đang đứng dậy và la hét với Czisman "Thả vũ khí xuống, thả vũ khí xuống !".
Czisman lờ anh ta đi, giơ khẩu súng về phía Digger. Bằng giọng nói run rẩy, anh ta bắt đầu, "Mày...".
Nhưng có một tiếng nổ khẽ từ phía Digger. Vạt áo của hắn bị bắn bay ra ngoài. Czisman cảm nhận một cú thúc mạnh vào ngực rồi khuỵu xuống. Anh ta nổ súng nhưng phát đạn đi chệch mục tiêu.
Digger bỏ tay ra khỏi túi áo, vẫn cầm khẩu súng lục nhỏ. Hắn nhắm vào ngực Czisman một lần nữa và bắn hai phát.
Czisman ngã ra sau dưới tác động của loạt đạn.
Và khi anh ta ngã trên nền đất lạnh, nhìn ánh đèn xa xa phản chiếu trên bức tường của Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam, anh ta khẽ lẩm bẩm, "Mày..
Czisman cố lấy súng của mình... Nhưng nó ở đâu ? Nó đã rơi khỏi tay anh ta.
Ở đâu, ở đâu ?...
Kincaid đang chạy tìm chỗ nấp, vừa chạy vừa nhìn quanh một cách khó hiểu. Czisman trông thấy Digger bước từ từ về phía khẩu súng tự động của hắn, nhặt nó lên và bắn một loạt về phía Kincaid đang nấp sau một cái cây. Digger bỏ chạy lom khom qua bụi rậm về phía đám đông đang chạy tán loạn.
Czisman mò mẫm khẩu súng của mình. "Mày... mày... mày.. Nhưng bàn tay của anh ta rơi phịch xuống mặt đất như một viên đá và rồi chỉ còn lại bóng tối.
Chỉ có vài người...
Click, click...
Buồn cười thật...
Vài người ở gần đó, túm tụm trên mặt đất, nhìn quanh. Sợ hãi. Digger có thể bắn họ dễ dàng nhưng nếu thế, cảnh sát sẽ trông thấy hắn.
"Lần cuối cùng, phải giết càng nhiều người càng tốt", người đàn ông chỉ dạy hắn mọi điều đã nói.
Nhưng bao nhiêu mới là càng nhiều càng tốt ?
Một, hai, ba, bốn, năm...
Digger không nghĩ rằng anh ta chỉ có ý nói đến nửa tá người.
Thời khắc cuối cùng của giờ cuối cùng của...
Vì vậy, hắn vội chạy theo họ, làm việc mà hắn phải làm, tỏ ra sợ hãi, chạy như đám đông đang chạy, hai vai so lại. Những thứ đại loại như thế.
Anh là... anh là... anh là người giỏi nhất.
Người đàn ông đằng sau là ai nhỉ ? Hắn tự hỏi. Anh ta không phải cảnh sát. Sao anh ta lại cố bắn tôi ?
Digger đã giấu... click, click... khẩu Uzi dưới áo khoác, chiếc áo khoác yêu thích của hắn, bởi nó là do Pamela tặng.
Gần đó có vài tiếng hét, nhưng dường như họ không nhằm vào hắn, nên hắn chẳng buồn chú tâm. Không ai để ý hắn. Hắn di chuyển qua bãi cỏ, gần những bụi và thân cây, dọc theo con phố rộng lớn ấy, Đại lộ Constitution. Có xe buýt, ô tô và hàng ngàn con người ở đó. Nếu hắn có thể tới chỗ họ, hắn sẽ giết được cả trăm người.
Hắn thấy những bảo tàng, giống như nơi trưng bày bức tranh đường vào địa ngục. Bảo tàng vui lắm, hắn nghĩ. Tye sẽ thích bảo tàng cho xem. Có lẽ họ có thể cùng đi thăm bảo tàng với nhau khi tới California.
Thêm nhiều tiếng thét nữa. Mọi người chạy tứ tung. Có cả đàn ông, đàn bà và trẻ con. Cảnh sát và đặc vụ. Họ được trang bị những khẩu Uzi hoặc Mac-lOs hoặc, click, những khẩu súng lục như khẩu của Digger và khẩu của gã đàn ông vừa cố bắn hắn. Nhưng họ sẽ không bắn vì chẳng biết phải bắn vào đâu. Digger chỉ là một người trong đám đông hỗn loạn.
Click, click.
Hắn phải đi bao xa mới tới được chỗ đông người ?
Vài trăm mét, hắn đoán vậy.
Hắn chạy về phía họ. Nhưng con đường này đang dẫn hắn chạy xa khỏi Tye, khỏi chiếc ô tô đỗ trên phố Twenty-second. Hắn không thích ý nghĩ đó. Hắn muốn làm cho xong vụ này rồi trở lại với thằng bé. Khi tới chỗ đám đông, hắn sẽ xoay vòng như con quay và nhìn người ta gục xuống như lá rụng trong khu rừng ở Connecticut, rồi trở lại với thằng bé.
Khi tôi đi trên đường, tôi càng yêu em nhiều hơn.
Xoay, xoay, xoay...
Họ sẽ gục như Pamela với bông hồng trên ngực cùng hoa vàng trên tay.
Thêm nhiều người cầm súng nữa đang chạy trên bãi cỏ.
Đột nhiên, hắn nghe thấy tiếng nổ, rắc, rầm và bốp ở gần đó. Có người đang bắn hắn chăng ?
Không, không... A, nhìn kìa !
Trên đầu hắn, những bông hoa đang nở rộ trên bầu trời. Khói tỏa ra và những bông hoa sáng rực rỡ, màu vàng và đỏ. Cả màu xanh và trắng nữa.
Pháo hoa.
Đồng hồ của hắn đổ chuông.
Đúng nửa đêm.
Đến lúc bắn rồi.
Nhưng Digger chưa thể bắn được. Chưa có đủ người.
Digger tiếp tục di chuyển về phía đám đông. Hắn có thể bắn vài người, nhưng không đủ để làm vui lòng người chỉ dạy hắn mọi điều.
Rắc...
Một viên đạn sượt qua hắn.
Giờ thì đúng là có ai đang bắn hắn.
Gào thét.
Hai người đàn ông khoác áo FBI ở giữa bãi cỏ bên tay phải Digger đã trông thấy hắn. Họ đang đứng trước cái bục gỗ được trang trí bằng các biểu ngữ đỏ, xanh và trắng xinh đẹp, giống như thứ mà những Em bé Năm mới vẫn đeo.
Hắn quay sang họ và bắn khẩu Uzi qua lớp áo khoác. Hắn không muốn làm thế, vì điều đó sẽ tạo ra nhiều lỗ hơn trên chiếc áo khoác xanh hay đen xinh đẹp mà Pamela tặng, nhưng hắn buộc phải làm. Hắn không được để ai trông thấy khẩu súng.
Hai người đàn ông ôm mặt và cổ cứ như bị ong đốt rồi ngã vật xuống.
Digger xoay người rồi tiếp tục chạy theo đám đông.
Không ai trông thấy hắn bắn hai người kia.
Hắn chỉ phải đi vài trăm mét nữa là quanh hắn sẽ đầy chật người, hắn sẽ ngó nghiêng như mọi người khác, tìm kiếm tên sát nhân, tìm kiếm sự cứu rỗi. Rồi hắn có thể bắn và bắn và bắn.
Xoay tròn như một con quay trong rừng Connecticut.
Thị trưởng Kennedy cùng phu nhân bước ra, theo sau là Ardell.
"Anh cứ phải kè kè bên chúng tôi thế à ?", Claire hỏi viên đặc vụ.
"Đó là lệnh", Ardell nói. "Mong bà hiểu cho !"
Claire nhún vai.
Hiểu cho ư ? Kennedy nghĩ. Điều ông hiểu là ông đã bị bắt một cách không chính thức và thậm chí còn chẳng thể thoát được nỗi ô nhục khi xuất hiện trước công chúng trong thành phố của mình mà lại bị kèm cặp.
Bất kỳ hy vọng cứu vãn sự nghiệp nào sau đêm nay cũng đã bị dẹp gọn chỉ bằng vài cái liếc nhìn vào những người đang đứng gần khán đài để theo dõi ông. Bản tin thời sự nhập nhằng của Slade Phillips đã bị bỏ lỡ, hay bị lờ tịt đi, và có vẻ như tất cả những kẻ đang có mặt ở đây đều nghĩ rằng Kenrtedy thực sự là đồng phạm của Digger.
Máy quay phim nhá đèn, ghi lại những hình ảnh sắc nét mà ngày mai sẽ được đăng lên báo với tiêu đề "Thị trưởng Jerry Kennedy và phu nhân". Ông vẫy tay với vài người trên khán đài và khéo léo ứng xử với những lời bình luận thoáng qua như: "Ông đã trốn ở đâu đấy ?", "Ông thế nào rồi, Jerry ?". Không ai thực sự muốn một câu trả lời; họ còn bận giữ khoảng cách tối đa với người chẳng bao lâu nữa sẽ thành cựu thị trưởng thành phố.
Một câu hỏi khác mà Kennedy nghe được là: "Tưởng ông không tới xem pháo hoa đêm nay, Jerry. Điều gì mang ông ra ngoài thế ?".
Chà, Claire chính là người đã mang ông ra ngoài.
Thư ký Hiệp hội giáo viên Mỹ gốc Phi đã gọi điện, với giọng hơi hổ thẹn một cách tương đối, và nói rằng sẽ tốt hơn cho ông nếu ông không tham dự bữa tiệc mà đáng lẽ ra ông sẽ là diễn giả chính. "Có lẽ điều đó là tốt nhất cho tất cả mọi người."
Bản thân ông thì hoàn toàn hài lòng với việc chuồn về nhà. Nhưng lúc ngồi cạnh ông trong văn phòng ở Tòa thị chính, Claire lại có ý tưởng hoàn toàn khác. "Cứ say đi rồi tới xem buổi bắn pháo hoa chết tiệt ấy."
"Tôi không biết", Kennedy nghi ngại nói.
'Tôi thì biết. Ông không phải loại người hay dằn dỗi, cưng ạ. Cứ việc ra ngoài với cái đầu ngẩng cao."
Ông nghĩ ngợi một lát rồi quyết định rằng đấy là điều thông tuệ nhất mình nghe được trong đêm hôm đó. Vợ ông đã tìm thấy một chai Moet và họ đã cùng uống trên đường đến đây.
Trong lúc họ đi qua đám đông trên khán đài, Kennedy bắt tay với Nghị sĩ Lanier, ông ta rõ ràng đã nhận ra đặc vụ Ardell cùng nhiệm vụ chính xác của anh: một cai ngục.
Có lẽ Lanier chẳng thể nghĩ ra điều gì để nói mà không chút hả hê nên ông ta chỉ khẽ nghiêng đầu và thảy ra một câu, chẳng hề có vẻ tán tỉnh, "Claire, tối nay bà đẹp quá!".
"Paul", bà nói rồi gật đầu lặng lẽ với phu nhân Lanier và thêm vào, "Mindy".
"Jerry", Lanier hỏi, "tin mới nhất về những vụ xả súng là thế nào ?".
"Tôi vẫn đang chờ nghe đây."
"Chúng tôi có chỗ cho ngài ở ngay đây, thưa ngài thị trưởng", một phụ tá trẻ tuổi nói, chỉ vào dãy ghế màu cam còn trống đằng sau các khán giả khác. "Cả bạn của ngài nữa ạ." Anh ta liếc nhìn viên đặc vụ to lớn.
"Không, không", Kennedy nói. "Chúng tôi sẽ ngồi trên bậc thôi.
"Không, mời ngài..."
Nhưng ít nhất cho đến giờ, Kennedy vẫn còn vị thế xã hội, dù chẳng còn chút vị thế gì về tài chính, và ông phẩy tay với cả Lanier lẫn tay phụ tá. Ông ngồi xuống cạnh Claire trên bậc thềm cao nhất, thả áo khoác ngoài của mình xuống sàn gỗ cho vợ ngồi lên trên, c. p. Ardell trông cục mịch là thế nhưng rõ ràng anh vẫn khá tế nhị và thừa biết ngài thị trưởng sẽ phải hứng chịu nỗi tủi nhục thế nào trước sự hiện diện của một đặc vụ liên bang, thế nên anh chàng to con chỉ đứng cách ông mấy mét chứ không lù lù ngay đằng sau họ.
"Tôi thường đến đây hồi còn nhỏ", viên đặc vụ nói với ngài thị trưởng. "Chủ nhật nào cũng đến."
Việc này khiến Kennedy thấy ngạc nhiên. Hầu hết đặc vụ FBI đều được thuyên chuyển tới khu vực này. "Anh lớn lên ở đây à ?"
"Chắc chắn rồi. Có cho một triệu đô, tôi cũng chẳng đến sống ở Maryland hay Virginia."
"Nhà anh ở đâu, đặc vụ Ardell ?", Claire hỏi anh.
"Gần sở thú. Ngay bên kia đại lộ."
Kennedy khẽ cười. Ít nhất nếu có bị bắt, ông cũng sẽ thấy mừng vì quản giáo của mình lại là dân đồng hương.
Một cảm giác ấm áp từ ly rượu champagne, ông dịch vào gần vợ và nắm tay bà. Họ cùng nhìn ra công viên Mall. Ngắm hàng trăm ngàn con người đang di chuyển. Kennedy mừng khi thấy không có chiếc micro trên khán đài. Ông không muốn phải nghe bất kỳ bài diễn văn nào. Cũng chẳng muốn bất kỳ ai đưa micro cho mình phát biểu ứng biến cả. Chúa ơi, ông phải nói cái quái gì mới được ? Tất cả những gì ông muốn là được ngồi bên vợ và xem pháo hoa nở rộ trên thành phố của ông. Quên đi những nỗi đau đớn của ngày hôm nay. Trong lời cầu khẩn của mình gửi tới Digger, ông đã nói hôm nay là ngày cuối cùng của một năm. Nhưng rõ ràng nó cũng là điểm kết của rất nhiều thứ khác: cơ hội giúp đỡ thành phố của ông, sinh mạng của rất nhiều người dân đã bị giết hại một cách khủng khiếp.
Cũng là kết thúc nhiệm kỳ của ông trong văn phòng thị trưởng. Lanier và các Nghị sĩ khác, những kẻ muốn giật lấy Đặc khu ra khỏi tay người dân của chính nó, có thể sẽ biến vụ Digger trở thành một cái cớ, chẳng hạn như can thiệp vào nghiệp vụ điều tra của cảnh sát những thứ đại loại thế. Thêm vào đó là vụ bê bối của ủy ban Giáo dục, Kennedy có thể sẽ bị sa thải trong vòng mấy tháng tới. Wendell Jefferies cùng tất cả các phụ tá khác sẽ bị quét ra đường cùng với ông. Đó sẽ là cái kết của Dự án 2000.
Chấm dứt mọi hy vọng của ông dành cho Đặc khu. Thành phố tội nghiệp của ông sẽ bị tụt hậu thêm mười năm nữa. Có lẽ thị trưởng kế nhiệm...
Nhưng rồi Kennedy để ý thấy điều kỳ lạ. Có vẻ như những người đến xem pháo hoa đang di chuyển về phía đông một cách có chủ ý, cứ như họ bị lùa đi vậy. Tại sao ? Ông tự hỏi. Tầm nhìn ở đây mới là rõ nhất.
Ông quay sang Claire định nhắc đến điều này, nhưng đột nhiên, bà căng cứng cả người.
"Gì vậy ?", bà hỏi.
"Cái gì ?"
'Tiếng súng", bà nói. "Tôi nghe thấy tiếng súng".
Kennedy nhìn lên trời, tự hỏi âm thanh ấy có phải tiếng pháo hoa được bắn sớm hay không, Nhưng, không, tất cả những gì ông trông thấy chỉ là bầu trời đầy mây và tối đen, bị xuyên thủng bởi mũi nhọn màu trắng của Đài tưởng niệm Washington.
Rồi họ nghe thấy tiếng hét.
Những phát đạn của Czisman đã làm được điều mà anh ta dự định.
Khi anh ta nhận ra không một ai trông thấy Digger, và rằng chính mình chằng thể ngắm bắn được tên sát thủ, anh ta đã bắn hai phát lên trời để làm mọi người phải tản ra và dọn dường đạn.
Hai tiếng súng làm đám đông hoảng loạn. Tiếng rú rít, gào thét vang lên, tất cả mọi người đều bỏ chạy, làm Digger ngã khuỵu xuống. Chỉ trong vòng vài giây, khu vực ở ngay trước mặt Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam gần như đã trống trải.
Czisman thấy Kincaid cũng nằm rạp xuống đất và lôi một khẩu súng tự động nhỏ ra khỏi túi áo. Anh vẫn không trông thấy Digger bởi một bụi thường xuân đang ngăn cách hai người.
Czisman thấy chẳng sao hết. Anh ta muốn giết tên sát nhân.
Digger từ từ đứng dậy. Khẩu súng tự động đã rơi khỏi áo choàng nên hắn vội nhìn quanh để tìm kiếm nó. Bỗng hắn bắt gặp Czisman và liền đứng bất động, nhìn anh ta bằng đôi mắt kỳ lạ nhất mà Czisman từng trông thấy.
Đôi mắt ấy chứa ít cảm xúc hơn cả mắt của loài vật. Bất kể tên chủ mưu đằng sau các vụ giết người là ai, kẻ hiện đang nằm trong nhà xác kia cũng chẳng phải một ác quỷ thực sự. Gã vẫn còn có cảm xúc, ý nghĩ và khao khát. Gã có thể hoàn lương, có thể nuôi dưỡng một chút ít lương tâm trong khả năng của mình.
Còn Digger thì sao ? Không. Chẳng có chút hối lỗi nào ở cỗ máy này. Chỉ có cái chết.
Ten sát nhân với trí óc con người nhưng lại mang trái tim của quỷ dữ...
Digger liếc nhìn khẩu súng trên tay Czisman. Rồi mắt hắn lại hướng lên và nhìn chằm chằm vào khuôn mặt tay phóng viên.
Kincaid đang đứng dậy và la hét với Czisman "Thả vũ khí xuống, thả vũ khí xuống !".
Czisman lờ anh ta đi, giơ khẩu súng về phía Digger. Bằng giọng nói run rẩy, anh ta bắt đầu, "Mày...".
Nhưng có một tiếng nổ khẽ từ phía Digger. Vạt áo của hắn bị bắn bay ra ngoài. Czisman cảm nhận một cú thúc mạnh vào ngực rồi khuỵu xuống. Anh ta nổ súng nhưng phát đạn đi chệch mục tiêu.
Digger bỏ tay ra khỏi túi áo, vẫn cầm khẩu súng lục nhỏ. Hắn nhắm vào ngực Czisman một lần nữa và bắn hai phát.
Czisman ngã ra sau dưới tác động của loạt đạn.
Và khi anh ta ngã trên nền đất lạnh, nhìn ánh đèn xa xa phản chiếu trên bức tường của Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam, anh ta khẽ lẩm bẩm, "Mày..
Czisman cố lấy súng của mình... Nhưng nó ở đâu ? Nó đã rơi khỏi tay anh ta.
Ở đâu, ở đâu ?...
Kincaid đang chạy tìm chỗ nấp, vừa chạy vừa nhìn quanh một cách khó hiểu. Czisman trông thấy Digger bước từ từ về phía khẩu súng tự động của hắn, nhặt nó lên và bắn một loạt về phía Kincaid đang nấp sau một cái cây. Digger bỏ chạy lom khom qua bụi rậm về phía đám đông đang chạy tán loạn.
Czisman mò mẫm khẩu súng của mình. "Mày... mày... mày.. Nhưng bàn tay của anh ta rơi phịch xuống mặt đất như một viên đá và rồi chỉ còn lại bóng tối.
Chỉ có vài người...
Click, click...
Buồn cười thật...
Vài người ở gần đó, túm tụm trên mặt đất, nhìn quanh. Sợ hãi. Digger có thể bắn họ dễ dàng nhưng nếu thế, cảnh sát sẽ trông thấy hắn.
"Lần cuối cùng, phải giết càng nhiều người càng tốt", người đàn ông chỉ dạy hắn mọi điều đã nói.
Nhưng bao nhiêu mới là càng nhiều càng tốt ?
Một, hai, ba, bốn, năm...
Digger không nghĩ rằng anh ta chỉ có ý nói đến nửa tá người.
Thời khắc cuối cùng của giờ cuối cùng của...
Vì vậy, hắn vội chạy theo họ, làm việc mà hắn phải làm, tỏ ra sợ hãi, chạy như đám đông đang chạy, hai vai so lại. Những thứ đại loại như thế.
Anh là... anh là... anh là người giỏi nhất.
Người đàn ông đằng sau là ai nhỉ ? Hắn tự hỏi. Anh ta không phải cảnh sát. Sao anh ta lại cố bắn tôi ?
Digger đã giấu... click, click... khẩu Uzi dưới áo khoác, chiếc áo khoác yêu thích của hắn, bởi nó là do Pamela tặng.
Gần đó có vài tiếng hét, nhưng dường như họ không nhằm vào hắn, nên hắn chẳng buồn chú tâm. Không ai để ý hắn. Hắn di chuyển qua bãi cỏ, gần những bụi và thân cây, dọc theo con phố rộng lớn ấy, Đại lộ Constitution. Có xe buýt, ô tô và hàng ngàn con người ở đó. Nếu hắn có thể tới chỗ họ, hắn sẽ giết được cả trăm người.
Hắn thấy những bảo tàng, giống như nơi trưng bày bức tranh đường vào địa ngục. Bảo tàng vui lắm, hắn nghĩ. Tye sẽ thích bảo tàng cho xem. Có lẽ họ có thể cùng đi thăm bảo tàng với nhau khi tới California.
Thêm nhiều tiếng thét nữa. Mọi người chạy tứ tung. Có cả đàn ông, đàn bà và trẻ con. Cảnh sát và đặc vụ. Họ được trang bị những khẩu Uzi hoặc Mac-lOs hoặc, click, những khẩu súng lục như khẩu của Digger và khẩu của gã đàn ông vừa cố bắn hắn. Nhưng họ sẽ không bắn vì chẳng biết phải bắn vào đâu. Digger chỉ là một người trong đám đông hỗn loạn.
Click, click.
Hắn phải đi bao xa mới tới được chỗ đông người ?
Vài trăm mét, hắn đoán vậy.
Hắn chạy về phía họ. Nhưng con đường này đang dẫn hắn chạy xa khỏi Tye, khỏi chiếc ô tô đỗ trên phố Twenty-second. Hắn không thích ý nghĩ đó. Hắn muốn làm cho xong vụ này rồi trở lại với thằng bé. Khi tới chỗ đám đông, hắn sẽ xoay vòng như con quay và nhìn người ta gục xuống như lá rụng trong khu rừng ở Connecticut, rồi trở lại với thằng bé.
Khi tôi đi trên đường, tôi càng yêu em nhiều hơn.
Xoay, xoay, xoay...
Họ sẽ gục như Pamela với bông hồng trên ngực cùng hoa vàng trên tay.
Thêm nhiều người cầm súng nữa đang chạy trên bãi cỏ.
Đột nhiên, hắn nghe thấy tiếng nổ, rắc, rầm và bốp ở gần đó. Có người đang bắn hắn chăng ?
Không, không... A, nhìn kìa !
Trên đầu hắn, những bông hoa đang nở rộ trên bầu trời. Khói tỏa ra và những bông hoa sáng rực rỡ, màu vàng và đỏ. Cả màu xanh và trắng nữa.
Pháo hoa.
Đồng hồ của hắn đổ chuông.
Đúng nửa đêm.
Đến lúc bắn rồi.
Nhưng Digger chưa thể bắn được. Chưa có đủ người.
Digger tiếp tục di chuyển về phía đám đông. Hắn có thể bắn vài người, nhưng không đủ để làm vui lòng người chỉ dạy hắn mọi điều.
Rắc...
Một viên đạn sượt qua hắn.
Giờ thì đúng là có ai đang bắn hắn.
Gào thét.
Hai người đàn ông khoác áo FBI ở giữa bãi cỏ bên tay phải Digger đã trông thấy hắn. Họ đang đứng trước cái bục gỗ được trang trí bằng các biểu ngữ đỏ, xanh và trắng xinh đẹp, giống như thứ mà những Em bé Năm mới vẫn đeo.
Hắn quay sang họ và bắn khẩu Uzi qua lớp áo khoác. Hắn không muốn làm thế, vì điều đó sẽ tạo ra nhiều lỗ hơn trên chiếc áo khoác xanh hay đen xinh đẹp mà Pamela tặng, nhưng hắn buộc phải làm. Hắn không được để ai trông thấy khẩu súng.
Hai người đàn ông ôm mặt và cổ cứ như bị ong đốt rồi ngã vật xuống.
Digger xoay người rồi tiếp tục chạy theo đám đông.
Không ai trông thấy hắn bắn hai người kia.
Hắn chỉ phải đi vài trăm mét nữa là quanh hắn sẽ đầy chật người, hắn sẽ ngó nghiêng như mọi người khác, tìm kiếm tên sát nhân, tìm kiếm sự cứu rỗi. Rồi hắn có thể bắn và bắn và bắn.
Xoay tròn như một con quay trong rừng Connecticut.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook