Giống Rồng
-
Chương 9-4: Cái chết của viên công tử Châu Phong
Giống Rồng
Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ chín:
Chí Trinh hai lần đánh đuổi cố nhân.
Sĩ Giao liên hoàn dùng mưu khích tướng.
Chương 9.4 Cái chết của viên công tử Châu Phong
Sĩ Giao phủi áo, ngồi xuống cạnh Chung Đạt, mặt mày không biến sắc, giọng nói không lay động nói với Chung Đạt:
- Lời nói mạo phạm mong đại nhân thứ tội. Vãn bối không có ý đó. Chỉ là trông thấy gia cảnh của đại nhân mà cảm thấy phiền lòng thay. Các nữ nhi trong nhà lại chẳng thể tiếp nối gia nghiệp của đại nhân. Kiều công tử lại đang trong tay họ Lý kia, chỉ e…
- Ta thách ba đời chúng nó. Đứa nào đụng đến móng tay của con trai ta đứa ấy đừng hòng thoát tội.
Sĩ Giao cười nhạt:
- Họ Lý là đô hộ sứ, cai quản cả vùng đất phía nam Ngũ Lĩnh. Ngài chỉ là phó thứ sử Phong Châu lệ thuộc vào quan đô hộ. Hắn chỉ hắt hơi thì không phải cả nghìn người đâu mà cả vạn người sẵn sàng thay chết cho hắn. Mà phải đâu nên nỗi, thiếu gia chỉ là chút ngà ngà say cùng đám người nho hủ của Vương Thăng Đức mới thành ra như thế. Xin đại nhân hãy xét cho kỹ. Chí Liệt thiếu chủ luôn sẵn sàng mang quân phò giúp đại nhân rửa mối nhục ấy hễ khi họ Lý kia trở mặt sát hại thiếu gia.
- Anh chớ có xàm ngôn, nói điều xúi hại. Vương Thăng Triều mà biết được chuyện ấy ông ta cũng chẳng nghe ta mà đánh Tống Bình đâu.
- Vãn bối có nghe binh quyền Thăng Triều giao phó cho viên tướng họ Toán dưới trướng ngài đó sao.
Chung Đạt nghe mà dựng tóc gáy, mắt lịm hăm dọa Sĩ Giao:
- Nhà anh. Nhà anh làm sao mà biết được hết những chuyện của ta.
- Đại nhân chớ có nóng giận. Tất cả mọi chuyện Phong Châu, từ lớn tới nhỏ chủ công ta biết rõ mà chưa có dịp diện kiến với Vương thứ sử. Nay chuyện đã ra như vậy, chi bằng đại nhân hãy dẫn ta tới chỗ của Thăng Triều để dò ý của ông ta.
- Anh có tin một khắc sau, đầu anh cho hổ ăn hay không?
Sĩ Giao bước hiên ngang, tay đấm nhẹ lưng, vươn vai giãn cơ bắp, chàng nói:
- Vãn bối tới đây đã chẳng sợ rơi đầu. Nay nghe đại nhân nói lời như vậy thật chua xót thay. Phong Châu đất linh thiêng, anh hùng đầy rẫy, hùng cứ một phương, lại chỉ như đám ba ba rụt cổ. Nỡ lòng nào nhìn bọn gian ác Tống Bình tác oai tác quái, vơ vét của chúng dân, tàn sát người vô tội. Máu nào có chảy xuôi ra biển lớn mà chảy ngược về châu Phong, mà thủ lĩnh xứ ấy chẳng khác kẻ ngu muội. Thật là đau xót lắm.
Chung Đạt ngồi lặng lẽ, đăm chiêu. Sĩ Giao than khóc thảm thương:
- Trời cao có biết nỗi lòng cha mẹ. Cả cuộc đời vun vén cho con cho cái, vậy mà măng non mới bung bẹ, lá vừa đơm từ thân mềm yếu đã bị đào xới. Thân tre già mà đau đớn lắm thay.
Chung Đạt lấy tay mà bịt miệng Sĩ Giao đẩy chàng ra bức vách. Tay nắm chặt đấm mạnh vào bức vách vỡ vụn, máu rỉ nơi gò xương, gân xanh nổi trên khuôn mặt nhẵn nhụi mày râu, Chung Đạt thét lớn vào tai Sĩ Giao:
- Giết. Giết đám ác bá cường hào Tống Bình đó. Năm nào bọn chúng cũng vênh vênh váo váo moi tiền của của ta đến cả chục nghìn lạng bạc, thịt hổ, sừng hươu, gấm vóc sản vật biết bao nhiêu là thứ. Nay lại còn cả gan bắt con trai ta. Thật không coi ta ra gì nữa mà. Nhà anh đêm nay ngủ tại đây bàn chuyện với ta. Sớm ngày mai ta sẽ đưa anh tới gặp Thăng Triều.
Sĩ Giao sắc mặt không đổi nét, đôi mắt rạng rỡ mà không cười nói một lời. Chẳng chút nao núng, tay chàng đỡ lấy Chung Đạt ngồi xuống chiếc ghế đẩu, vội vàng xé manh áo trên người mà lau đi vết máu trên tay của Chung Đạt. Chàng xé lấy chiếc voan mỏng trong ngực áo bó lại vết thương. Sĩ Giao thủ thỉ vào tai Đạt:
- Lão đại nhân sao lại nóng tính như vậy. Giận đám ấy người chớ chút lên thân thể mà khiến thân cao quý này đau đớn. Đại nhân hãy hết sức bình tĩnh, bàn bạc với tướng quân Hoa Tài, rồi bẩm báo cho thứ sử Thăng Triều. Bấy giờ đường đường chính chính đánh Tống Bình, dẹp gian ác, cứu lấy hai vị công tử.
Chung Đạt cảm thấy lòng nhẹ nhõm, đầu óc thông suốt sai đám gia nhân nấu lấy niêu canh hổ để tầm bổ. Chung Đạt còn tự tay lấy rượu ngâm cao hổ, cao bạch mã giới thiệu cho Sĩ Giao, đón tiếp chàng hết sức thân tình. Canh ba, Hoa Tài được gọi vào phủ bàn với Chung Đạt cũng thuận ý nghe theo ngay mà không một lời phân trần.
Ngay trong đêm, Hoa Tài giả cho người báo với quân của Thi Nguyên rằng đang chuẩn bị đánh vào huyện Thái Bình, lấy lại huyện thành Vũ Bình. Thi Nguyên mừng báo tin cho Long Trạch cùng Lý Nguyên Hỷ. Hai người đó mừng rỡ, liền sai người cho thả hai công tử họ Vương và họ Kiều, viết một lá thư cảm tạ tấm thịnh tình của châu Phong với Tống Bình.
Hai vị công tử mặt nghênh ngang bước từ trong nhà lao đi ra ngoài, đoạn qua một phòng giam có tên mặt mũi đầm đìa máu, chân tay run run vì đói lả, đeo chiếc gông gỗ đặc màu đen nặng cỡ bảy mươi cân đang gật gù, miệng liên tục lảm nhảm những lời chửi bới. Có bóng người đi qua, tên ấy trừng trừng mở to hai con mắt, gào thét:
- Quân phản trắc, lòng lang dạ sói.
Hai vị công tử giật mình nhìn nhau, gật đầu mà nghĩ rằng chắc hắn nó nói kẻ khác, chứ chẳng phải mình. Cổ hắn hằn lên chữ tù nhân vừa in sắt nung đỏ còn dính dớp đầy máu, gân cổ tím ngắt do chiếc gông quá nặng đè lên cổ hắn. Mắt hắn liếc láo ra hiệu cho Thăng Đức, Thăng Đức nói không ra tiếng hỏi hắn:
- Anh nói với ta sao?
Thấy có viên cai ngục đến giục hai người đó đi mau ra, tên tù nhân giả vờ gật gù, rên rỉ. Tên cai ngục đi ra, Chung Tiềm nhìn vào hỏi khẽ:
- Nhà anh quen hai bọn ta sao.
Tên đó gật gật, mặt láo liêng nhìn xung quanh, gọi hai người lại gần. Hắn thì thào vào tai:
- Ta là Chí Trinh đây. Bình Nguyên đô đốc đây. Hai người mau mau nghĩ kế để cho ta thoát ra ngoài.
Chung Tiềm cười ê hê nói với Trinh:
- Là Dương Chí Trinh đúng không. Nhà anh không chịu theo phục Vương đại nhân, lại liên tục dẫn binh đi đánh châu Ung. Cái tội không chịu nghe lời. Bị bắt cũng đáng lắm.
Chí Trinh cáu gắt nhưng không dám nói to:
- Cái đồ công tử giấy bọn mày. Chúng mày không biết Vương thứ sử có ý làm phản nên mới giả vờ đoạn tuyệt với ta nhưng thực chất là ông ta sai ta đi đánh châu Ung đó. Sau đó lại cho đám người Man cướp Trường Châu, phá Tống Bình. Tất cả đều là một tay Thăng Triều đó dựng lên. Bọn mày, đúng bọn chẳng hiểu rõ sự tình, suốt ngày trà tửu, thi văn, sách giấy, nghiên mực làm sao mà biết được thứ đó. Mau mau báo cho lão già họ Vương đó tìm cách cứu ta. Sau này, thứ sử Thăng Triều thống lĩnh đất Lĩnh Nam các ngươi chẳng phải là…
Hai tay công tử nhìn Trinh rồi quay ra nhìn nhau cười lớn. Thăng Đức dặn dò Trinh mà nói như ra lệnh cho Chung Tiềm:
- Cha của Chung Tiềm là Chung Đạt có qua lại với bọn quan Tống Bình, năm nào cũng dâng cống châu báu, gấm vóc, sừng ngà nên cũng được bọn ấy nể mặt. Chi bằng Tiềm huynh nói khó với cha anh để ông ấy ra tay. Đến như hai chúng ta cũng được thả ra rồi đây.
Tiềm nghĩ hồi lâu thì tên cai ngục vào quát mắng:
- Hai anh kia. Còn không đi ra ngoài. Còn ở đó xì xào to nhỏ gì với gã đó.
Chung Tiềm giật mình nói lớn:
- Được rồi. Để ta trở vể nói cha ta.
Chí Trinh nằm ngửa ra phía sau, ánh mắt thất vọng tràn trề, anh thở hổn hển rồi rên rỉ theo từng cơn đau nhức trên người. Đám cai ngục nhìn hai tay công tử rì rầm cười:
- Thân còn chưa lo nổi, nói chi đến giúp tên phản tặc đó.
Thăng Đức mặt mũi lầm lỳ bước qua chỗ đám cai ngục đứng. Có tên sai nha dậm chân thật mạnh, Chung Tiềm giật mình ngã vào Đức. Thăng Đức đỡ Tiềm dậy, bước ra ngoài nhà lao. Có hai chiếc xe ngựa rèm đỏ giống hệt nhau chờ sẵn ở phía ngoài, Thăng Đức và Chung Tiềm mỗi người chọn lấy một xe hẹn gặp nhau ở ngã ba Tam Đái.
Tiếng xe ngựa dần xa, bỗng trong ngục có tiếng kêu la ầm ĩ. Bọn sai nha chạy vào trong, chạy đến gian nhà lao chỗ Chí Trinh đang ngồi dựa vào tường đất phủ đầy rơm rạ, nền đất đen thối như chuồng lợn. Tay phạm nhân cùng gian với Chí Trinh là một trong những kẻ đi theo hai tay công tử Phong Châu co giật, mắt trắng giã, miệng méo xệch cấm khẩu, ú ớ vài câu rồi tay chân cứng đờ. Chí Trinh giả như đang ngủ, tên sai nha vút roi vào chỗ áo rách còn vương máu của Trinh. Trinh giật mình tỉnh dậy, gào thét:
- Tôi đang ngủ, các anh sao lại đánh tôi.
Tay sai nha râu dài từ cằm quá cổ, giọng khàn khàn mắng Trinh:
- Ngủ, ngủ cái con chết tiệt nhà mày. Mày vừa giết nó chết đúng không?
Mặt Trinh tỉnh bơ, miệng ngáp ngắn ngáp dài:
- Các anh nghĩ tôi giết hắn ta bằng cách nào. Chân đeo xích, tay mang gông cùm cổ đến cả tạ. Các anh thử đeo vào xem có đứng nổi không mà đánh với giết.
Tên nha đầu v*t mạnh roi vào mặt Trinh:
- Mày lại còn dám cãi lời.
Trinh lê về phía tường đá lạnh lẽo, máu tiếp tục chảy trên khuôn mặt anh. Anh chỉ ngồi lặng yên, đầu tóc bù xù như tổ quạ, mắt liếc trộm nhìn đám sai nha kéo xác tên đó ra ngoài. Mùi thổi quyện với thứ mốc trắng dưới đất bốc lên khó chịu, ngột ngạt khiến Trinh không thể thở nổi, nôn ọe trước mặt bọn chúng. Bọn sai nha cho gọi người trong nha phủ tới khám xét, tay lang y lấy tay che vạt áo, miệng nói lớn:
- Mùi mốc khó chịu, lại thêm ẩm nồm khiến cho mùi hôi nồng nặc, dưới đất có một vài lá xanh, trong miệng phạm nhân lại ngậm cánh hoa màu hồng. Xét qua thì đây là độc dược của loại cây trúc đào. Đoạn thành Đại La mới bị phá, có rất nhiều loại cây này.
Viên sai nha báo lên cho quan huyện Từ Hãn Xương, Hãn Xương bẩm lại với Lý Nguyên Hỷ. Lúc đó, Long Trạch đang ở trong La Thành, bàn chuyện với Nguyên Hỷ. Nguyên Hỷ gọi tên bổ đầu Tiến Hậu đến hỏi:
- Các ngươi cho đám phạm nhân ăn gì? Nay có mấy người đã chết là cớ làm sao?
Tiến Hậu bẩm với Hỷ:
- Chúng tiểu nhân đã cho dò xét, điều tra kỹ lưỡng. Đám quản cơm tù không có kẻ nào nấu loại lá đó cho tù nhân ăn.
- Vậy sao lá lại có trong miệng của mấy tên đã chết. Ai phụ trách bữa cơm cho đám tù nhân?
- Bẩm quan lớn. Là lão Tô Hiền, thúc phụ của tiểu nhân.
- Vậy cho gọi lão ấy lên cho ta. Các ngươi đi tìm xem chiếc xe ngựa chở hai tên công tử châu Phong có chuyện gì xảy ra không. Báo lại ngay cho ta để giải quyết cho gọn gàng.
Long Trạch tấu lại với Nguyên Hỷ:
- Nếu hai tên đó đã chết chi bằng ta hãy đổ thừa lên cho cái tên Chí Trinh kia. Vì thế mà ta cũng chẳng phải lo đám người châu ấy thù ghét ta.
Nguyên Hỷ ưng lời, cho gọi lão Tô Hiền tới. Lão râu tóc phất phơ vài sợi, cúi lụp sụp dưới điện khấn vái Nguyên Hỷ. Nguyên Hỷ hỏi lão:
- Ta miễn lễ cho lão. Lão hãy đứng dậy trả lời cho ta. Mấy bữa nay, lão nấu cơm cho đám tù nhân, có thấy điều gì khác lạ hay không?
Lão chống tay xuống đất, gồng mình bật người dậy. Giọng nói lão to, rõ ràng, rành mạch:
- Xưa nay nhà bếp, rau cỏ đều tinh tươm, đầy đủ. Mỗi suất cơm tù đều đủ hai hộc gạo, ba lạng rau xanh củ quả, năm phân muối. Bữa cơm cuối cùng của tử tù sẽ có ba lạng thịt lợn hoặc một cánh gà, và thêm một ly rượu. Lão đã quản ba mươi năm nay, không hơn kém một ti, một hốt.
Nguyên Hỷ mở lời khen lão:
- Lão Tô Hiền xưa nay tính toán chi ly, cẩn thận từng chén bữa. Quả nhiên không ai có thể làm tốt hơn lão. Nhưng có kẻ phạm nhân bị chết trong ngục do ăn rau của lão nấu cho. Lão có nghe hay không?
Lão đáp ngay:
- Lão chẳng thù, cũng không oán những kẻ tội ác đó. Phận làm cái điều phúc đức cuối cùng của đồng loại cho những kẻ ngục tù, há vì điều gì mà gây ra cái điều tàn ác không bằng súc vật đó.
- Lão có chắc chắn điều đó chứ?
- Lão sống đã bảy mươi mùa xuân hạ. Há lại không biết những thứ mình nấu ra, những điều mình đã làm. Nếu nói sai một lời, đại nhân cứ xử ta theo pháp trị.
Hãn Xương thầm thì với Nguyên Hỷ. Nguyên Hỷ quay ra nhìn lão một lượt, ánh mắt giương giương không chút sợ hãi, dáng người còng thấp nhưng không vì lời lẽ dọa nạt mà run rẩy. Nguyên Hỷ nhìn Long Trạch, Trạch hiểu ý cho lão lui. Có tên lính hớt hải chạy vào thành báo tin Chung Tiềm đã bị chết, cả người lẫn xe đều bị rơi xuống sông Tô Lịch. Thấy có ngựa giãy giụa trên sông, dân chài đi qua liền vớt được xác của Tiềm cùng tay phu xe. Còn tên Chung Đức không thấy đâu cả. Xóm chài cạnh đó nghe nói có hai người trên xe ngựa nên đã cho người lặn dưới đáy sông sâu mà tìm xác đã hơn nửa canh giờ mà chưa thấy xác viên công tử họ Vương đó.
Lý Nguyên Hỷ nghe tin, mặt mày tím ngắt, vò đầu bứt tai, đôi bàn tay xoa xoa vào nhau đỏ rực. Mồ hồi mướt mát, Nguyên Hỷ bồn chồn, đứng ngồi không yên gọi Thi Nguyên đến. Long Trạch phi ngựa tới trại lính, gọi Thi Nguyên đến bàn chuyện.
Nguyên bấy giờ chưa hề biết tin, nghe Nguyên Hỷ kể lại mà ngã ngửa, thảng thốt hỏi:
- Đất châu Phong, người trọng nghĩa khí, xưa nay luôn tỏ rõ tấm lòng thuần phục các quan đô hộ, chưa có tâm dạ gây phản loạn. Nay hai viên công tử của hai họ Vương, Kiều tới Tống Bình, bị bắt nhốt, lại gặp nạn tử biệt. Lời ra lời vào không tránh khỏi thị phi. Chi bằng đô hộ Đại nhân hay viết một lá thư ngỏ. Kể cho hết thảy sự tình, tỏ ra tiếc thương, sai sứ đến xứ đó mà vỗ về bọn chúng. Đợi khi cơn tang thương qua đi, quan đô hộ hãy phong thêm chức tước, đất đai cho châu Phong để bọn chúng yên lòng, không đổi tâm dạ làm phản.
Triệu Hoằng biết tin châu Phong có kẻ xàm ngôn nhục mạ quan đô hộ, hai tên công tử họ Vương, Kiều bị chết ở bên sông, Hoằng cho là đấy cái kết đích đáng của kẻ cuồng ngôn phản loạn. Hoằng dẫn hai con trai Cam, Túc tới diện kiến quan đô hộ, vốn không ưa họ Vương châu Phong nên bàn với Nguyên Hỷ:
- Xưa Dương Thanh có dã tâm phản loạn, triều đình giết bỏ mà đe được các châu quận khác nên đất Lĩnh Nam mới yên. Nay có kẻ giữa phố huyện dám bôi nhọ quan đô hộ, dựng chuyện nói xấu các quan trên, dẫu có là con cái bậc vương giả cũng phải xử cho ra lẽ để làm gương. Nếu chúng có ý đồ khác thì hãy cứ thẳng tay mà trừng trị cho những kẻ khác thấy đó mà không dám làm điều trái đạo.
Ba cha con họ Triệu xin lui, Thi Nguyên ở phía ngoài nghe được liền buông lời trách móc:
- Ngày qua, tiểu nhân nhận được thư từ Toán tướng quân mà lấy làm tin mừng. Nay không lẽ đại nhân nghe lời lão già tặc tử họ Triệu đó. Nhớ khi trước, lão theo họ Dương, lúc cùng đường phản trắc dẫn binh lính của họ Quế giết chết họ Dương. Đó chính là kẻ tiểu nhân. Mà khi đại nhân gặp khó, ba cha con hắn ở đâu, chúng chối lệnh đi đánh châu Lục để cho đám Nam Chiếu, Hoàn Vương chiếm được đất ấy. Chẳng phải tướng quân Trương Sang dùng kế đuổi được quân Nam Chiếu, quân Hoàn Vương thiếu tiếp tế nên mới lui, chúng mới dùng mưu hèn bắt được Chí Trinh, con trai phản tặc Dương Thanh. Quân phản chủ nay lại cả gan dám bàn chuyện trái nghịch như vậy. Chẳng phải là muốn đẩy đại nhân từ chỗ ánh sáng vào chỗ bóng tối hay sao.
Long Trạch đứng ở cửa phủ hồi lâu, thấy cha con họ Triệu đi ra cũng chạy vào bàn với Lý đô hộ:
- Tên Chí Trinh suốt từ ban trưa đến giờ liên tục gào thét trong nhà lao. Hắn luôn miệng chửi rủa đám người châu Phong là đám giặc cỏ, mưu đồ tiếm hết đất An Nam, tâm địa xấu xa trong cái vỏ bọc giả nhân giả nghĩa, đối đáp tử tế với quan lại Tống Bình. Mạt tướng tới nhà lao hỏi cho ra lẽ thì hắn nói rằng đất châu Phong nuôi binh đến hai vạn, chưa kể dân Man Hoàng ba vạn dân phòng đều hết thảy nghe lời châu Phong. Những vụ đánh châu Trường, phá Tống Bình của quân binh động khê đều có bàn tay của họ Vương. Thế cho nên châu Phong vẫn cứ bình an vô sự trong suốt thời gian mà quân Man cướp phá các châu huyện của ta, thi thoảng châu Phong mới động binh giả như tiếp viện cho quân Tống Bình nhưng thực ra chỉ là để chúng do thám thực lực của ta. Khi quân triều đình mạnh lên thì chúng lại lấy lý do tình hình đã ổn xin rút binh về. Những lời Trinh kể đó, cũng đáng để suy ngẫm. Chi bằng đại nhân hãy cứ gửi xác tên công tử đó tới châu Phong, dẫn theo Chí Trinh cùng các tướng họ Triệu, Giả Thanh, Giả Không, áo trắng, cờ rủ, một mặt để tỏ lòng tiếc thương với họ Kiều, họ Vương. Mặt khác cho chúng thấy việc bắt tên những tên phản loạn như Chí Trinh dễ như trở bàn tay. Nếu chúng cùng ruộc với Trinh, ắt sẽ có đề phòng, bấy giờ các dũng tướng của ta tùy cơ mà hành động. Nếu chúng thuận ý thì bớt được đi mối lo châu Phong, còn không thì ra tay hành xử để làm gương.
Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ chín:
Chí Trinh hai lần đánh đuổi cố nhân.
Sĩ Giao liên hoàn dùng mưu khích tướng.
Chương 9.4 Cái chết của viên công tử Châu Phong
Sĩ Giao phủi áo, ngồi xuống cạnh Chung Đạt, mặt mày không biến sắc, giọng nói không lay động nói với Chung Đạt:
- Lời nói mạo phạm mong đại nhân thứ tội. Vãn bối không có ý đó. Chỉ là trông thấy gia cảnh của đại nhân mà cảm thấy phiền lòng thay. Các nữ nhi trong nhà lại chẳng thể tiếp nối gia nghiệp của đại nhân. Kiều công tử lại đang trong tay họ Lý kia, chỉ e…
- Ta thách ba đời chúng nó. Đứa nào đụng đến móng tay của con trai ta đứa ấy đừng hòng thoát tội.
Sĩ Giao cười nhạt:
- Họ Lý là đô hộ sứ, cai quản cả vùng đất phía nam Ngũ Lĩnh. Ngài chỉ là phó thứ sử Phong Châu lệ thuộc vào quan đô hộ. Hắn chỉ hắt hơi thì không phải cả nghìn người đâu mà cả vạn người sẵn sàng thay chết cho hắn. Mà phải đâu nên nỗi, thiếu gia chỉ là chút ngà ngà say cùng đám người nho hủ của Vương Thăng Đức mới thành ra như thế. Xin đại nhân hãy xét cho kỹ. Chí Liệt thiếu chủ luôn sẵn sàng mang quân phò giúp đại nhân rửa mối nhục ấy hễ khi họ Lý kia trở mặt sát hại thiếu gia.
- Anh chớ có xàm ngôn, nói điều xúi hại. Vương Thăng Triều mà biết được chuyện ấy ông ta cũng chẳng nghe ta mà đánh Tống Bình đâu.
- Vãn bối có nghe binh quyền Thăng Triều giao phó cho viên tướng họ Toán dưới trướng ngài đó sao.
Chung Đạt nghe mà dựng tóc gáy, mắt lịm hăm dọa Sĩ Giao:
- Nhà anh. Nhà anh làm sao mà biết được hết những chuyện của ta.
- Đại nhân chớ có nóng giận. Tất cả mọi chuyện Phong Châu, từ lớn tới nhỏ chủ công ta biết rõ mà chưa có dịp diện kiến với Vương thứ sử. Nay chuyện đã ra như vậy, chi bằng đại nhân hãy dẫn ta tới chỗ của Thăng Triều để dò ý của ông ta.
- Anh có tin một khắc sau, đầu anh cho hổ ăn hay không?
Sĩ Giao bước hiên ngang, tay đấm nhẹ lưng, vươn vai giãn cơ bắp, chàng nói:
- Vãn bối tới đây đã chẳng sợ rơi đầu. Nay nghe đại nhân nói lời như vậy thật chua xót thay. Phong Châu đất linh thiêng, anh hùng đầy rẫy, hùng cứ một phương, lại chỉ như đám ba ba rụt cổ. Nỡ lòng nào nhìn bọn gian ác Tống Bình tác oai tác quái, vơ vét của chúng dân, tàn sát người vô tội. Máu nào có chảy xuôi ra biển lớn mà chảy ngược về châu Phong, mà thủ lĩnh xứ ấy chẳng khác kẻ ngu muội. Thật là đau xót lắm.
Chung Đạt ngồi lặng lẽ, đăm chiêu. Sĩ Giao than khóc thảm thương:
- Trời cao có biết nỗi lòng cha mẹ. Cả cuộc đời vun vén cho con cho cái, vậy mà măng non mới bung bẹ, lá vừa đơm từ thân mềm yếu đã bị đào xới. Thân tre già mà đau đớn lắm thay.
Chung Đạt lấy tay mà bịt miệng Sĩ Giao đẩy chàng ra bức vách. Tay nắm chặt đấm mạnh vào bức vách vỡ vụn, máu rỉ nơi gò xương, gân xanh nổi trên khuôn mặt nhẵn nhụi mày râu, Chung Đạt thét lớn vào tai Sĩ Giao:
- Giết. Giết đám ác bá cường hào Tống Bình đó. Năm nào bọn chúng cũng vênh vênh váo váo moi tiền của của ta đến cả chục nghìn lạng bạc, thịt hổ, sừng hươu, gấm vóc sản vật biết bao nhiêu là thứ. Nay lại còn cả gan bắt con trai ta. Thật không coi ta ra gì nữa mà. Nhà anh đêm nay ngủ tại đây bàn chuyện với ta. Sớm ngày mai ta sẽ đưa anh tới gặp Thăng Triều.
Sĩ Giao sắc mặt không đổi nét, đôi mắt rạng rỡ mà không cười nói một lời. Chẳng chút nao núng, tay chàng đỡ lấy Chung Đạt ngồi xuống chiếc ghế đẩu, vội vàng xé manh áo trên người mà lau đi vết máu trên tay của Chung Đạt. Chàng xé lấy chiếc voan mỏng trong ngực áo bó lại vết thương. Sĩ Giao thủ thỉ vào tai Đạt:
- Lão đại nhân sao lại nóng tính như vậy. Giận đám ấy người chớ chút lên thân thể mà khiến thân cao quý này đau đớn. Đại nhân hãy hết sức bình tĩnh, bàn bạc với tướng quân Hoa Tài, rồi bẩm báo cho thứ sử Thăng Triều. Bấy giờ đường đường chính chính đánh Tống Bình, dẹp gian ác, cứu lấy hai vị công tử.
Chung Đạt cảm thấy lòng nhẹ nhõm, đầu óc thông suốt sai đám gia nhân nấu lấy niêu canh hổ để tầm bổ. Chung Đạt còn tự tay lấy rượu ngâm cao hổ, cao bạch mã giới thiệu cho Sĩ Giao, đón tiếp chàng hết sức thân tình. Canh ba, Hoa Tài được gọi vào phủ bàn với Chung Đạt cũng thuận ý nghe theo ngay mà không một lời phân trần.
Ngay trong đêm, Hoa Tài giả cho người báo với quân của Thi Nguyên rằng đang chuẩn bị đánh vào huyện Thái Bình, lấy lại huyện thành Vũ Bình. Thi Nguyên mừng báo tin cho Long Trạch cùng Lý Nguyên Hỷ. Hai người đó mừng rỡ, liền sai người cho thả hai công tử họ Vương và họ Kiều, viết một lá thư cảm tạ tấm thịnh tình của châu Phong với Tống Bình.
Hai vị công tử mặt nghênh ngang bước từ trong nhà lao đi ra ngoài, đoạn qua một phòng giam có tên mặt mũi đầm đìa máu, chân tay run run vì đói lả, đeo chiếc gông gỗ đặc màu đen nặng cỡ bảy mươi cân đang gật gù, miệng liên tục lảm nhảm những lời chửi bới. Có bóng người đi qua, tên ấy trừng trừng mở to hai con mắt, gào thét:
- Quân phản trắc, lòng lang dạ sói.
Hai vị công tử giật mình nhìn nhau, gật đầu mà nghĩ rằng chắc hắn nó nói kẻ khác, chứ chẳng phải mình. Cổ hắn hằn lên chữ tù nhân vừa in sắt nung đỏ còn dính dớp đầy máu, gân cổ tím ngắt do chiếc gông quá nặng đè lên cổ hắn. Mắt hắn liếc láo ra hiệu cho Thăng Đức, Thăng Đức nói không ra tiếng hỏi hắn:
- Anh nói với ta sao?
Thấy có viên cai ngục đến giục hai người đó đi mau ra, tên tù nhân giả vờ gật gù, rên rỉ. Tên cai ngục đi ra, Chung Tiềm nhìn vào hỏi khẽ:
- Nhà anh quen hai bọn ta sao.
Tên đó gật gật, mặt láo liêng nhìn xung quanh, gọi hai người lại gần. Hắn thì thào vào tai:
- Ta là Chí Trinh đây. Bình Nguyên đô đốc đây. Hai người mau mau nghĩ kế để cho ta thoát ra ngoài.
Chung Tiềm cười ê hê nói với Trinh:
- Là Dương Chí Trinh đúng không. Nhà anh không chịu theo phục Vương đại nhân, lại liên tục dẫn binh đi đánh châu Ung. Cái tội không chịu nghe lời. Bị bắt cũng đáng lắm.
Chí Trinh cáu gắt nhưng không dám nói to:
- Cái đồ công tử giấy bọn mày. Chúng mày không biết Vương thứ sử có ý làm phản nên mới giả vờ đoạn tuyệt với ta nhưng thực chất là ông ta sai ta đi đánh châu Ung đó. Sau đó lại cho đám người Man cướp Trường Châu, phá Tống Bình. Tất cả đều là một tay Thăng Triều đó dựng lên. Bọn mày, đúng bọn chẳng hiểu rõ sự tình, suốt ngày trà tửu, thi văn, sách giấy, nghiên mực làm sao mà biết được thứ đó. Mau mau báo cho lão già họ Vương đó tìm cách cứu ta. Sau này, thứ sử Thăng Triều thống lĩnh đất Lĩnh Nam các ngươi chẳng phải là…
Hai tay công tử nhìn Trinh rồi quay ra nhìn nhau cười lớn. Thăng Đức dặn dò Trinh mà nói như ra lệnh cho Chung Tiềm:
- Cha của Chung Tiềm là Chung Đạt có qua lại với bọn quan Tống Bình, năm nào cũng dâng cống châu báu, gấm vóc, sừng ngà nên cũng được bọn ấy nể mặt. Chi bằng Tiềm huynh nói khó với cha anh để ông ấy ra tay. Đến như hai chúng ta cũng được thả ra rồi đây.
Tiềm nghĩ hồi lâu thì tên cai ngục vào quát mắng:
- Hai anh kia. Còn không đi ra ngoài. Còn ở đó xì xào to nhỏ gì với gã đó.
Chung Tiềm giật mình nói lớn:
- Được rồi. Để ta trở vể nói cha ta.
Chí Trinh nằm ngửa ra phía sau, ánh mắt thất vọng tràn trề, anh thở hổn hển rồi rên rỉ theo từng cơn đau nhức trên người. Đám cai ngục nhìn hai tay công tử rì rầm cười:
- Thân còn chưa lo nổi, nói chi đến giúp tên phản tặc đó.
Thăng Đức mặt mũi lầm lỳ bước qua chỗ đám cai ngục đứng. Có tên sai nha dậm chân thật mạnh, Chung Tiềm giật mình ngã vào Đức. Thăng Đức đỡ Tiềm dậy, bước ra ngoài nhà lao. Có hai chiếc xe ngựa rèm đỏ giống hệt nhau chờ sẵn ở phía ngoài, Thăng Đức và Chung Tiềm mỗi người chọn lấy một xe hẹn gặp nhau ở ngã ba Tam Đái.
Tiếng xe ngựa dần xa, bỗng trong ngục có tiếng kêu la ầm ĩ. Bọn sai nha chạy vào trong, chạy đến gian nhà lao chỗ Chí Trinh đang ngồi dựa vào tường đất phủ đầy rơm rạ, nền đất đen thối như chuồng lợn. Tay phạm nhân cùng gian với Chí Trinh là một trong những kẻ đi theo hai tay công tử Phong Châu co giật, mắt trắng giã, miệng méo xệch cấm khẩu, ú ớ vài câu rồi tay chân cứng đờ. Chí Trinh giả như đang ngủ, tên sai nha vút roi vào chỗ áo rách còn vương máu của Trinh. Trinh giật mình tỉnh dậy, gào thét:
- Tôi đang ngủ, các anh sao lại đánh tôi.
Tay sai nha râu dài từ cằm quá cổ, giọng khàn khàn mắng Trinh:
- Ngủ, ngủ cái con chết tiệt nhà mày. Mày vừa giết nó chết đúng không?
Mặt Trinh tỉnh bơ, miệng ngáp ngắn ngáp dài:
- Các anh nghĩ tôi giết hắn ta bằng cách nào. Chân đeo xích, tay mang gông cùm cổ đến cả tạ. Các anh thử đeo vào xem có đứng nổi không mà đánh với giết.
Tên nha đầu v*t mạnh roi vào mặt Trinh:
- Mày lại còn dám cãi lời.
Trinh lê về phía tường đá lạnh lẽo, máu tiếp tục chảy trên khuôn mặt anh. Anh chỉ ngồi lặng yên, đầu tóc bù xù như tổ quạ, mắt liếc trộm nhìn đám sai nha kéo xác tên đó ra ngoài. Mùi thổi quyện với thứ mốc trắng dưới đất bốc lên khó chịu, ngột ngạt khiến Trinh không thể thở nổi, nôn ọe trước mặt bọn chúng. Bọn sai nha cho gọi người trong nha phủ tới khám xét, tay lang y lấy tay che vạt áo, miệng nói lớn:
- Mùi mốc khó chịu, lại thêm ẩm nồm khiến cho mùi hôi nồng nặc, dưới đất có một vài lá xanh, trong miệng phạm nhân lại ngậm cánh hoa màu hồng. Xét qua thì đây là độc dược của loại cây trúc đào. Đoạn thành Đại La mới bị phá, có rất nhiều loại cây này.
Viên sai nha báo lên cho quan huyện Từ Hãn Xương, Hãn Xương bẩm lại với Lý Nguyên Hỷ. Lúc đó, Long Trạch đang ở trong La Thành, bàn chuyện với Nguyên Hỷ. Nguyên Hỷ gọi tên bổ đầu Tiến Hậu đến hỏi:
- Các ngươi cho đám phạm nhân ăn gì? Nay có mấy người đã chết là cớ làm sao?
Tiến Hậu bẩm với Hỷ:
- Chúng tiểu nhân đã cho dò xét, điều tra kỹ lưỡng. Đám quản cơm tù không có kẻ nào nấu loại lá đó cho tù nhân ăn.
- Vậy sao lá lại có trong miệng của mấy tên đã chết. Ai phụ trách bữa cơm cho đám tù nhân?
- Bẩm quan lớn. Là lão Tô Hiền, thúc phụ của tiểu nhân.
- Vậy cho gọi lão ấy lên cho ta. Các ngươi đi tìm xem chiếc xe ngựa chở hai tên công tử châu Phong có chuyện gì xảy ra không. Báo lại ngay cho ta để giải quyết cho gọn gàng.
Long Trạch tấu lại với Nguyên Hỷ:
- Nếu hai tên đó đã chết chi bằng ta hãy đổ thừa lên cho cái tên Chí Trinh kia. Vì thế mà ta cũng chẳng phải lo đám người châu ấy thù ghét ta.
Nguyên Hỷ ưng lời, cho gọi lão Tô Hiền tới. Lão râu tóc phất phơ vài sợi, cúi lụp sụp dưới điện khấn vái Nguyên Hỷ. Nguyên Hỷ hỏi lão:
- Ta miễn lễ cho lão. Lão hãy đứng dậy trả lời cho ta. Mấy bữa nay, lão nấu cơm cho đám tù nhân, có thấy điều gì khác lạ hay không?
Lão chống tay xuống đất, gồng mình bật người dậy. Giọng nói lão to, rõ ràng, rành mạch:
- Xưa nay nhà bếp, rau cỏ đều tinh tươm, đầy đủ. Mỗi suất cơm tù đều đủ hai hộc gạo, ba lạng rau xanh củ quả, năm phân muối. Bữa cơm cuối cùng của tử tù sẽ có ba lạng thịt lợn hoặc một cánh gà, và thêm một ly rượu. Lão đã quản ba mươi năm nay, không hơn kém một ti, một hốt.
Nguyên Hỷ mở lời khen lão:
- Lão Tô Hiền xưa nay tính toán chi ly, cẩn thận từng chén bữa. Quả nhiên không ai có thể làm tốt hơn lão. Nhưng có kẻ phạm nhân bị chết trong ngục do ăn rau của lão nấu cho. Lão có nghe hay không?
Lão đáp ngay:
- Lão chẳng thù, cũng không oán những kẻ tội ác đó. Phận làm cái điều phúc đức cuối cùng của đồng loại cho những kẻ ngục tù, há vì điều gì mà gây ra cái điều tàn ác không bằng súc vật đó.
- Lão có chắc chắn điều đó chứ?
- Lão sống đã bảy mươi mùa xuân hạ. Há lại không biết những thứ mình nấu ra, những điều mình đã làm. Nếu nói sai một lời, đại nhân cứ xử ta theo pháp trị.
Hãn Xương thầm thì với Nguyên Hỷ. Nguyên Hỷ quay ra nhìn lão một lượt, ánh mắt giương giương không chút sợ hãi, dáng người còng thấp nhưng không vì lời lẽ dọa nạt mà run rẩy. Nguyên Hỷ nhìn Long Trạch, Trạch hiểu ý cho lão lui. Có tên lính hớt hải chạy vào thành báo tin Chung Tiềm đã bị chết, cả người lẫn xe đều bị rơi xuống sông Tô Lịch. Thấy có ngựa giãy giụa trên sông, dân chài đi qua liền vớt được xác của Tiềm cùng tay phu xe. Còn tên Chung Đức không thấy đâu cả. Xóm chài cạnh đó nghe nói có hai người trên xe ngựa nên đã cho người lặn dưới đáy sông sâu mà tìm xác đã hơn nửa canh giờ mà chưa thấy xác viên công tử họ Vương đó.
Lý Nguyên Hỷ nghe tin, mặt mày tím ngắt, vò đầu bứt tai, đôi bàn tay xoa xoa vào nhau đỏ rực. Mồ hồi mướt mát, Nguyên Hỷ bồn chồn, đứng ngồi không yên gọi Thi Nguyên đến. Long Trạch phi ngựa tới trại lính, gọi Thi Nguyên đến bàn chuyện.
Nguyên bấy giờ chưa hề biết tin, nghe Nguyên Hỷ kể lại mà ngã ngửa, thảng thốt hỏi:
- Đất châu Phong, người trọng nghĩa khí, xưa nay luôn tỏ rõ tấm lòng thuần phục các quan đô hộ, chưa có tâm dạ gây phản loạn. Nay hai viên công tử của hai họ Vương, Kiều tới Tống Bình, bị bắt nhốt, lại gặp nạn tử biệt. Lời ra lời vào không tránh khỏi thị phi. Chi bằng đô hộ Đại nhân hay viết một lá thư ngỏ. Kể cho hết thảy sự tình, tỏ ra tiếc thương, sai sứ đến xứ đó mà vỗ về bọn chúng. Đợi khi cơn tang thương qua đi, quan đô hộ hãy phong thêm chức tước, đất đai cho châu Phong để bọn chúng yên lòng, không đổi tâm dạ làm phản.
Triệu Hoằng biết tin châu Phong có kẻ xàm ngôn nhục mạ quan đô hộ, hai tên công tử họ Vương, Kiều bị chết ở bên sông, Hoằng cho là đấy cái kết đích đáng của kẻ cuồng ngôn phản loạn. Hoằng dẫn hai con trai Cam, Túc tới diện kiến quan đô hộ, vốn không ưa họ Vương châu Phong nên bàn với Nguyên Hỷ:
- Xưa Dương Thanh có dã tâm phản loạn, triều đình giết bỏ mà đe được các châu quận khác nên đất Lĩnh Nam mới yên. Nay có kẻ giữa phố huyện dám bôi nhọ quan đô hộ, dựng chuyện nói xấu các quan trên, dẫu có là con cái bậc vương giả cũng phải xử cho ra lẽ để làm gương. Nếu chúng có ý đồ khác thì hãy cứ thẳng tay mà trừng trị cho những kẻ khác thấy đó mà không dám làm điều trái đạo.
Ba cha con họ Triệu xin lui, Thi Nguyên ở phía ngoài nghe được liền buông lời trách móc:
- Ngày qua, tiểu nhân nhận được thư từ Toán tướng quân mà lấy làm tin mừng. Nay không lẽ đại nhân nghe lời lão già tặc tử họ Triệu đó. Nhớ khi trước, lão theo họ Dương, lúc cùng đường phản trắc dẫn binh lính của họ Quế giết chết họ Dương. Đó chính là kẻ tiểu nhân. Mà khi đại nhân gặp khó, ba cha con hắn ở đâu, chúng chối lệnh đi đánh châu Lục để cho đám Nam Chiếu, Hoàn Vương chiếm được đất ấy. Chẳng phải tướng quân Trương Sang dùng kế đuổi được quân Nam Chiếu, quân Hoàn Vương thiếu tiếp tế nên mới lui, chúng mới dùng mưu hèn bắt được Chí Trinh, con trai phản tặc Dương Thanh. Quân phản chủ nay lại cả gan dám bàn chuyện trái nghịch như vậy. Chẳng phải là muốn đẩy đại nhân từ chỗ ánh sáng vào chỗ bóng tối hay sao.
Long Trạch đứng ở cửa phủ hồi lâu, thấy cha con họ Triệu đi ra cũng chạy vào bàn với Lý đô hộ:
- Tên Chí Trinh suốt từ ban trưa đến giờ liên tục gào thét trong nhà lao. Hắn luôn miệng chửi rủa đám người châu Phong là đám giặc cỏ, mưu đồ tiếm hết đất An Nam, tâm địa xấu xa trong cái vỏ bọc giả nhân giả nghĩa, đối đáp tử tế với quan lại Tống Bình. Mạt tướng tới nhà lao hỏi cho ra lẽ thì hắn nói rằng đất châu Phong nuôi binh đến hai vạn, chưa kể dân Man Hoàng ba vạn dân phòng đều hết thảy nghe lời châu Phong. Những vụ đánh châu Trường, phá Tống Bình của quân binh động khê đều có bàn tay của họ Vương. Thế cho nên châu Phong vẫn cứ bình an vô sự trong suốt thời gian mà quân Man cướp phá các châu huyện của ta, thi thoảng châu Phong mới động binh giả như tiếp viện cho quân Tống Bình nhưng thực ra chỉ là để chúng do thám thực lực của ta. Khi quân triều đình mạnh lên thì chúng lại lấy lý do tình hình đã ổn xin rút binh về. Những lời Trinh kể đó, cũng đáng để suy ngẫm. Chi bằng đại nhân hãy cứ gửi xác tên công tử đó tới châu Phong, dẫn theo Chí Trinh cùng các tướng họ Triệu, Giả Thanh, Giả Không, áo trắng, cờ rủ, một mặt để tỏ lòng tiếc thương với họ Kiều, họ Vương. Mặt khác cho chúng thấy việc bắt tên những tên phản loạn như Chí Trinh dễ như trở bàn tay. Nếu chúng cùng ruộc với Trinh, ắt sẽ có đề phòng, bấy giờ các dũng tướng của ta tùy cơ mà hành động. Nếu chúng thuận ý thì bớt được đi mối lo châu Phong, còn không thì ra tay hành xử để làm gương.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook