Giống Rồng
-
Chương 9-1: Chí Trinh bổ đầu lâu kẻ giả đức, kiêu hãnh mắng kẻ tâm dạ sói lang
Giống Rồng
Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ chín:
Chí Trinh hai lần đánh đuổi cố nhân.
Sĩ Giao liên hoàn dùng mưu khích tướng.
Chương 9.1 Chí Trinh bổ đầu lâu kẻ giả đức, kiêu hãnh mắng kẻ tâm dạ sói lang
Tồn Thành khước từ lời mời của Sĩ Giao trở về đất châu Ái khiến Bá Nam không khỏi muộn phiền. Bấy giờ, quân lính Tống Bình được triều đình dồn toàn lực tiếp viện từ Giang Nam liên tục bẽ gãy các đợt tấn công từ phía quân đội nổi dậy đất huyện Vũ Bình càng khiến Sĩ Giao lo lắng. Quân sĩ phía nam Tống Bình không giữ vững được phòng tuyến vừa mới thiết lập khi Dương Thanh chiếm được đất Trường Châu. Quân nổi dậy buộc phải lui về nam áp sát Trường Châu. Sĩ Giao bàn với Dương Thanh:
- Giá như có Tồn Thành, chủ tướng sẽ nhanh chóng chiếm lấy được Giao Châu. Nay tình thế đã nguy cấp, chi bằng chủ tướng hãy gửi thư khuyên Thăng Triều dẫn quân đánh huyện Bình Đạo, phá thành Cổ Loa. Khi đó quân phòng ngự của địch bị tấn công bất ngờ, Tống Bình không đánh cũng tự tan. Về phía Ái Châu, họ Đoàn rục rịch binh mã nhưng không có Tồn Thành, chỉ cần Phụng Quán tướng quân trấn giữ quan ải phía nam châu Trường, Đoàn Uyển sẽ chẳng dám đụng đến ta.
Dương Thanh liền đáp:
- Ý của Sĩ Giao quân sư quả hợp với ý ta. Ta sẽ sai Lý Toàn đốc thêm binh mã Man Hoàng cùng với Chí Trinh tiếp tục đánh vào Ung Châu hòng chia rẽ lực lượng của quân triều đình. Ngày qua, tiểu vương Đà Bạt Ma xứ Hoàn Vương nghe tin ta ở Trường Châu, hắn cho sứ đến phủ viết thư thăm, lại cho năm mươi chiến thuyền ngược bắc sẽ đánh vào Lục Châu. Vua Nam Chiếu lá Mông Phong Hữu mới lên, cũng ngỏ ý đánh đất Quảng, Ung giành đất với triều đình nhà Đường. Chẳng hay ý của Sĩ Giao thế nào.
Sĩ Giao mở cửa đón ánh nắng hắt vào trong phủ, Sĩ Giao bước chậm rãi nói với họ Dương:
- Hiện nay, vua Mục Tông mới chết, triều đình chia rẽ bè phái, việc đánh hay không đánh, bỏ hay giữ đất Giao Châu còn để ngỏ. Đám quân tăng viện từ Giang Nam đánh nhau liên miên, sức quân cũng đã mỏi, tinh thần rệu rã. Chúng muốn vượt Ngũ Lĩnh đến đất nam ta chỉ e không quen thủy thổ, quân ta dễ lòng mà đánh dẹp được bọn ấy. Hoàn Vương với chủ tướng, ngày trước có tâm giao, nay quân ấy muốn giúp ta đoạt đất cũng là thể hiện cái nể trọng với chủ tướng, phần cũng vì bọn chúng lo sợ ta. Tể tướng đầu triều nước ấy vừa dẫn binh bình định các cao nguyên đất Phù Nam, muốn giữ hảo hữu với ta mà tỏ ý như vậy. Chi bằng ta cứ cho quân đó đánh Lục Châu, dẫu có thất bại cũng sẽ khiến tinh thần của đám lính triều đình bị lung lạc, ta cũng không vì đó mà hao tổn binh lực. Nước Nam Chiếu mới chiếm được Ích Châu, Ba Thục, phen này muốn chiếm đất Ung, Quảng mà dò hỏi quân ta ở Man Hoàng. Chi bằng cho hai xứ đó cùng dẫn binh tới Lục Châu, cửa ngõ Giao Châu. Ba bên đánh nhau, bấy giờ ta sẽ sai lính Man Hoàng rút khỏi Ung Châu, quân Nam Chiếu sẽ vì thế mà có chỗ lui về, quân triều đình sẽ tăng quân phòng bị chỗ đất ấy. Nam Chiếu và quân triều Đình cũng vì vậy mà không phá đất Man Hoàng của ta. Khi chiến trường tập trung về Ung Châu, Quảng Châu, Chủ tướng cùng với quân của Thăng Triều chiếm lấy Tống Bình, nắm binh quyền Giao Châu mà chẳng tổn hao lấy một binh mã. Đó cũng là kế hay vậy.
Dương Thanh mặt nhàu nghi ngại:
- Xưa ta với Thăng Triều vốn chẳng phải chỗ thân tình. Ba năm trước, chạy trốn khỏi Tống Bình, ta nương nhờ chỗ hắn mà hắn không chịu nghe. Hắn sai Do Độc dẫn ta tới đất động khê khỉ ho cò gáy. Nay ta dưỡng binh mà chiếm được đất châu thổ. Hắn chắc hẳn sẽ nóng mắt, sôi máu. Há nào hắn chịu nghe lời ta, khi mà Chí Trinh còn đang ở đất Ung Châu, nhăm nhe lui về chiếm đất châu Bình Nguyên của hắn.
Sĩ Giao cười:
- Chuyện Thăng Triều xin chủ tướng cứ để cho tại hạ lo liệu. Sĩ Giao nguyện tới Phong Châu dùng ba tấc lưỡi khuyên hắn đánh La Thành. Xin chủ tướng hãy an lòng.
Dương Thanh thuận ý Sĩ Giao cho viết một lá thư khuyên nhủ Thăng Triều. Để giữ Trường Châu tránh khỏi sự dòm ngó của các châu quận phía nam và phía tây, Dương Thanh phong Đỗ Phụng Quán làm Trường Châu trung lang tướng, giữ binh lính Trường Châu để hắn toàn tâm toàn ý với họ Dương. Đội quân của Triệu Cường, Dương Diện gã quỷ cùng thủy quân lang tướng Phạm Đan sẽ hợp binh với Chí Liệt thiếu chủ đánh phá các thành trì phía nam Tống Bình, chiếm lại đất đồng bằng Giao Châu, thu thập thêm lương thảo quyết trận này phá được La Thành, chiếm toàn bộ Giao Châu thu về một mối.
Nghe tin quân đội của Dương Thanh, Man Hoàng động kéo binh đánh chiếm khắp các quận huyện phía tây nam. Ngày ngày lại có đám người vào La Thành đốt phá, quấy nhiễu, Lý Nguyên Hỷ sai đám sai nha vây bắt nhốt vào ngục lao, nhưng cứ hễ bắt được một tên, ngày sau lại có năm sáu tên khác vào thành đánh cai ngục, đập phá trị sở. Lý Nguyên Gia đành phải bỏ thành lớn chạy sang đất Long Biên.
Vượt sông Cái chạy tới thành Long Biên, tướng giữ thành Long Trạch lại dọa dẫm Nguyên Hỷ như khi lần trước hắn có ý định chạy sang. Trạch sai quân lính ra khỏi thành hạ trại cạnh bờ sông Cái hướng về La Thành. Một viên quan mách với Nguyên Gia cho gọi Long Trạch cùng đám hương lão trong huyện đến, trước mặt các văn võ quan tướng, cùng các hương lão trong thành, Lý Nguyên Gia tỏ vẻ thất vọng mà nói với y:
- Ta vốn là quan đô hộ An Nam, nay quân phản loạn nổi lên, các ngươi chỉ muốn bo bo vị kỷ mà giữ lấy thành trì của mình, thấy quan tới thì sai quân lính ra khỏi thành như khinh miệt ta với loài dị hợm. Vậy có phải người tôi trung, nghĩa khí của đấng nam nhi hay không. Nếu các ngươi cảm thấy không còn đủ năng lực cầm binh, giữ thành thì hãy nhường cho người khác. Ta thấy có nhiều người cũng mong muốn lập thân, tạo nên sự nghiệp mà chưa có dịp để thể hiện. Nay ta thấy các ngươi đã có ý nhường cái nghiệp bảo vệ uy danh của triều đình cho kẻ khác, thôi thì cũng thuận ý đó mà làm.
Long Trạch nghe vậy nín lặng cả buổi, khi tàn cuộc nghị sự, Long Trạch lẳng lặng ra về. Hai ngày sau, hắn cho toàn bộ binh mã về giữ trong thành mà không dám tỏ một lời. Lý Nguyên Gia đến tận phủ hắn mà vỗ về:
- Tướng quân là dũng tướng của Giao Châu, mọi hành sự của tướng quân đều cho thấy tướng quân một mực lòng trung với triều đình, không ưa những kẻ kiếm thời cơ mà nổi loạn. Ta ở đây cũng đã gần hai năm, ta đã tâu với triều đình mà phong thưởng cho tướng quân. Binh mã sứ sẽ không do tên Giả hòa thượng kia nắm giữ mà là của tướng quân. Mong tướng quân hết lòng vì triều đình, vì Giao Châu này.
Long Trạch nghe vậy mà như cởi bỏ những nghi ngại từ trước, dốc toàn tâm toàn ý ủng Lý quyết dẹp quân phản loạn. Lý Nguyên Gia nói lại với viên quan ngày trước bày kế phục tâm Long Trạch. Viên quan ấy chỉ cười nhạt mà cho rằng đó chỉ là cái bằng mặt chứ tâm dạ phải khi trên chiến trận mới thể hiện ra hết.
Ba ngày sau, Long Trạch nhận lệnh vượt sông Cái, dẫn binh cứu huyện Vũ Bình, đám Giả hòa thượng dẫn binh vượt sông Thiên Đức tiếp viện cho quân lính trong thành Cổ Loa phản công lại quân đội người Man. Trong khi Long Trạch bắt giết được hàng trăm quân tướng của Chí Liệt, đám Giả hòa thượng lại cố thủ trong thành quyết không ra đánh quân Man.
Cùng lúc đó, nhận tin báo từ Lục Châu, quân triều đình bị thuyền giặc Hoàn Vương từ biển đi vào đánh phá dữ dội, quân triều đình bị đốt cháy hơn trăm trại lính. Thành Chi Phong bị quân Nam Chiếu chiếm đánh đã hai ngày, thứ sử châu ấy bị bắt giết treo đầu thị chúng. Hai bên giặc bắt tay nhau đánh chiếm rộng ra khắp vùng trung du, gặt lúa đang vụ chín ở các vùng nông nghiệp của Châu, thu được hơn hai nghìn thạch lương.
Nguyên Hỷ ở trong thành Long Biên nghe tin thất kinh thổ ra máu, cho triệu tướng quân Cam vào thành mà hỏi ý. Triệu Cam dẫn tùy tùng cùng người chú Triệu Túc tới bái kiến Hỷ. Hỷ kể ra hết sự tình, Cam vuốt râu cười:
- Hai chó giành nhau miếng mồi, ắt sẽ cắn nhau bị thương. Đô hộ đại nhân hãy yên tâm. Nam Chiếu và Hoàn Vương đều ở cách xa, đường tiếp tế lương thảo đều rất kỵ cho người dùng binh. Kẻ trên núi xuống cách xa nghìn dặm, kẻ phải đi đường biển sóng gió nghìn trùng khơi. Để xem bọn chúng khi giành được đất ấy chúng hết lương sẽ tự bỏ đi hay sẽ giành giật của nhau mà sống. Ta không cần quá bận tâm tới đám quân ô hợp ở Lục châu.
Hỷ nghe lời Cam, cho rút binh mã từ Lục Châu về đất đồng bằng phía đông nam. Giả Thường khi đó tự ý cầm binh đi giúp Lục Châu để giương võ. Đi đến bờ bắc sông Vân Cừ giao với sông Thầy bị thủy quân của Hoàn Vương từ dưới sông bắn tên chết như ngả dạ. Giả Thường đành cho quân tháo chạy về phía Tây. Đi đoạn hơn mười dặm thì gặp quân Nam Chiếu phục kích, bắn nỏ như mưa, Giả Thường trúng tên, cho quân chạy trốn vào động núi. Đang đêm, quân lính của Chí Trinh dẫn binh đi qua thấy trong động núi có quân lính liền vào chém giết, hơn năm nghìn lính bị chết, những kẻ sống sót đầu hàng hết loạt.
Giả Thường trốn trong hang tối, hắn mò mẫm gặp được tượng phật trong động. Cho là có điềm may mắn, Giả Thường dùng mồi lửa châm nhang bỗng cả hang cháy bùng, Giả Thường la hét lao xuống dòng nước trong động. Ngày sau có người nhìn thấy xác một nhà sư mặc giáp áo, mặt mũi cháy xẹm, chân tay rộp phổng không còn hình dạng nguyên vẹn.
Người dân mang xác ấy chôn ở chân núi, ba ngày sau mộ bị đào lên, đầu chiếc đầu lâu bị cắt, tim gan bị moi ra vứt xung quanh mộ. Đám quân lính của Chí Trinh truyền tai nhau, tin đồn tới đám dân trong vùng rằng người này theo Phật mà tâm không phật, thờ chủ mà chí hướng vị kỷ. Nhiều lần chống đối các quan lại Giao Châu dẫu người đó là mệnh quan triều đình hay là kẻ tự lập nên mới có kết cục ra như vậy.
Nha tướng dưới trướng của Chí Trinh là Bồ Đà Nhang cầm thủ cấp của Giả Thường đến trước trại mà khoe với họ Dương. Họ Dương nhìn ánh mắt còn giương giương không chịu nhắm trên đầu lâu liền lấy dao moi đôi mắt đó ném cho quạ ăn. Chí Trinh cầm gươm bổ đôi đầu lâu, có nước trắng đục như bã đậu hôi thối chảy ra.
Chí Trinh ngửi phải khí ấy mà ho suyễn hơn một tuần lễ. Chí Trinh sai quân lính rời trại về phía bắc. Trong vòng hai ngày chỗ Chí Trinh bổ đầu lâu xuất hiện nhiều rắn hổ dài cả trượng, rết độc dài bằng cả cánh tay thường hay bò vào trong nhà sàn của dân vùng ấy. Người dân vùng đấy từ đó bỏ hết ruộng nương mà rời đi chỗ khác, không dám quay lại.
Quân Man Hoàng do Chí Trinh cầm đánh phá Ung Châu suốt hai tháng không được, đành phải rút về châu Bình Nguyên. Tới bắc sông Lô, đoạn phía tây núi Hiếu Sơn, Chí Trinh cho đóng quân tại chỗ có nước sâu, núi nghiêng như sắp đổ. Quân lính mệt mỏi do hành quân đường núi, lại bị quân triều đình phản công ác liệt, truy đuổi đến đường giao với khe thung đi vào đất Nam Chiếu. Chí Trinh sai người vào trong các bản tìm vị tù trưởng năm nào đã giúp Trinh thoát khỏi tay quân lính Quế Trọng Vũ. Có vị cô dân nữ bị đám lính bắt được khai với Chí Trinh rằng:
- Hai năm trước, quân lính triều đình đánh quân Nam Chiếu ở bờ sông Nam Bình. Quân Nam Chiếu chạy đến chỗ này bị quân triều đình bắt được giết mấy trăm người. Viên tù trưởng Giàng A Kha mổ trâu, giết lợn, thổi nếp nương đãi khao quân lính triều đình. Cơn say Giàng Kha kể lại chuyện Kha giúp một viên tướng trẻ tuổi tên là Chí Trinh lạc đường đi qua bản. Tên tướng người Hoa tên là Trương Sang cầm đao chặt đầu Kha lúc còn đang ngậm cần uống rượu. Cả nhà A Kha bị giết từ già đến trẻ, gái trai không tha một người nào. Từ bấy giờ, dân bản này đã tản mát đi khắp châu Bình Nguyên, tránh cái tai ương của người Giao Châu mang đến cho người Mèo chúng tôi.
Chí Trinh cúi mình trước núi như sắp đổ, đôi mắt nhắm chặt miệng lẩm nhẩm vài lời tiếng Mán thầm tạ ơn viên tù trưởng năm nào. Ánh mắt xa xăm nhìn về những cây rừng hiên ngang giữa chập chùng đá mây. Chàng lên ngựa, bỏ lại sau lưng núi non hùng vĩ. Trinh đi về phía đông, gặp đoạn có sông nhỏ chảy từ tây sang đông Trinh cho đóng quân ở chỗ ấy.
Chí Trinh nhận được thư từ Phong Châu muốn Trinh đánh vào các huyện thành phía bắc huyện Bình Đạo, dẫn binh người Man đánh vào các hang động phía đông, mở lối cho quân Nam Chiếu lui về đất Ung Châu, quân của Trinh cũng sẽ được viện lương kịp thời. Trinh nghe tin Trương Sang đang trấn thủ thành Nã Lữ nên không nghe lời Phong Châu nhất quyết cho quân tập kích thành Nà Lữ. Trinh đánh ba ngày không hạ được thành, quân lương đã cạn, lại nghe đám mật thám báo về phía đông nam có kho lương trên núi cao mà không ai để ý đến nên Trinh cầm hai nghìn quân cướp núi. Cướp núi lấy lương, Trinh biết được đây là kho trữ lương của quân Nam Chiếu đành vội vàng chở lương về phía tây nam.
Trương Sang nghe tin sai người mang vàng bạc đút lót cho viên tướng của Nam Chiếu đang đánh Lục Châu quay trở về dẹp Trinh. Chạy về đến núi Độc Tôn, Trinh cho hạ trại trên núi, ban đêm bị Trương Sang đốt núi nhưng hễ lửa cứ bén lên đến chừng núi thì mây khói phủ kín, mưa rào dập tắt lửa, Sang đành phải bỏ về thành Nà Lữ tránh tai họa quân Nam Chiếu.
Tướng Nam Chiếu là Mông Lợi Lạc Hoan biết quân bị cướp lương cho quân lui khỏi Lục Châu, đánh vào Nà Lữ nhưng Sang dùng châu báu, lụa là gái đẹp khôn khéo đuổi được Mông Hoan đi khỏi. Chí Trinh cho quân cố thủ trên núi hai tuần thì dần dần rút về miền bắc huyện Bình Đạo.
Trương Sang giữ thành Nà Lữ cũng không dám động binh truy theo, Sang bí mật báo cho Nguyên Hỷ ở Long Biên: “Giả hòa thượng đã bị giết, quân Nam Chiếu cũng đã lui, quân lính Man Hoàng đang theo sông Như Nguyệt đi về đến phía bắc đất huyện Bình Đạo.”
Nguyên Hỷ nhận tin nghe không rõ lời của tên lính báo tin hỏi lại hắn:
- Sông Như Nguyệt là đoạn sông nào? Chẳng hay giặc Man đó có nhiều hay ít, kẻ cầm đầu là ai?
Thấy tên mật thám ấp a ấp úng, Triệu Cam đứng ra bẩm lại với Nguyên Hỷ:
- Dòng Như Nguyệt chính là hào tuyến mà ngày trước tên họ Đỗ phò giúp Dương Thanh đã cậy đó mà chống lại sức quân triều đình. Nước sông chảy từ đất châu Bình Nguyên về đến nam Luy Lâu hợp với sông Nam Bình tạo thành thế phòng thủ vững chãi. Thế giặc tàn binh không đáng để lo. Dù có là tướng giỏi như Triệu Tử Long sống lại e rằng cũng chẳng thể giữ nổi mạng.
- Vậy sao quân ta không phòng thủ theo sông ấy để đảm bảo cho ta khỏi sức tấn công của giặc?
Triệu Túc rút kiếm, ánh sáng chói lòa khiến Nguyên Hỷ giật mình. Túc tiến tới tấm bản đồ treo trên vách, mũi kiếm chĩa vào chỗ bờ bắc sông Thiên Đức mà nói:
- Nếu ta ở phía trong này, địch ở phía bắc tràn xuống thì thủ bằng phòng tuyến ấy sẽ có lợi cho ta. Nay ta ở phía trong lũy hào ấy, địch lại ở phía sau lưng phía tây nam, không phải phía trước mặt mà có thể dùng phòng tuyến đó để cự địch. Nay Lục Châu đã bị dân Man chiếm, nước Nam Chiếu cho gọi quân đội trở về đánh Ung Châu. Đã như vậy, thay vì đợi đại quân Kinh Nam tới cứu viện, đại nhân hãy cử tên Thi Nguyên cùng Long Trạch bỏ trống thành các huyện Vũ Bình, Thái Bình mà lui quân về Tống Bình, còn ta sẽ cùng Triệu Cam cầm binh đi đến sông Như Nguyệt khiêu chiến với quân Man, lại dẫn một đạo binh nhỏ hợp với quân của Trương Sang ở Nà Lữ đánh vào Lục Châu vờ như muốn chiếm lại đất ấy nhưng kỳ thực để cho quân Man Hoàng lơi là phòng bị, khinh suất mà quay lại phá giặc ở phía tây nam.
Nguyên Hỷ nghe theo, liền chia quân ra làm ba đạo. Một đạo nhỏ chỉ chừng hơn một nghìn người trống chiêng cờ xí, quân mã hừng hực khí thế đi theo hướng đông tới châu Lục. Một đạo hai nghìn binh dùng thuyền chiến đi ngược dòng Như Nguyệt dẫn dụ quân Chí Trinh ra đánh. Lý Nguyên Gia vờ ốm giữ một đám quân lính già yếu ở lại trong thành Long Biên.
Triệu Cam dẫn quân ra khỏi thành Cổ Loa đi theo sông Như Nguyệt khiêu chiến với Chí Trinh, Chí Trinh trên bờ nhìn thấy cờ hiệu họ “Triệu”, liền mang giấy vàng ra rắc dải dọc bờ sông, cho ba quân đeo khăn vàng chít đầu mà khóc lóc. Triệu Cam thấy vậy liền hét lớn:
- Đám bọn bay chưa đánh mà đứa nào đứa đấy khóc như cha chết mẹ chết. Đứa nào đầu hàng tao tha tội chết. Còn không thì vàng mã sẵn đấy, cúng tế bọn bay luôn thể. Đứa nào cầm đầu bọn giặc cỏ bọn bay, còn không giơ tay chịu trói.
Chí Trinh giương cung bắn một tiễn hạ cờ thêu chữ Triệu rơi xuống mặt sông, đầu mũi tên có quả cam vàng rực chín mọng, nước phun ra như máu chảy. Trinh cầm trên tay một quả cam xạm vỏ bóp nát rồi ném thẳng vào mặt tên lính tiên phong của Triệu. Chí Trinh tung vàng mã lên mà khóc như con dâu khóc mẹ chồng mới mất:
- Ớ cam ơi là cam. Sao mày lại cay xè, đắng ngắt như vậy chứ. Bọn tao đã dầy công chăm chút bón phân đủ đầy, chọn đất tốt mà trồng lên cây. Cớ sao cam ra nông nỗi ấy. Phải chăng cành thân mục rỗng, rễ tham nước phân mà quả thành như thế. Tao rắc vàng này mong mày hóa kiếp loài cây khác để vị đắng ngắt, cay nồng của mày hữu ích hơn với đời.
Triệu Cam tức tối, chửi bới dưới sông hòng dụ Chí Trinh xuống thuyền đánh nhau với Cam một trận sống mái. Trinh đủng đỉnh cầm một đĩa quả từ tốn bóc vỏ, bỏ hạt ăn lần lượt cho hết. Chí Trinh cầm giáo xông xuống bãi sông hô lớn, hai bên bờ sông ùa ra thuyền lớn thuyền nhỏ hơn bốn mươi chiếc khiến Triệu Cam hoảng hốt giục giã quân lính chèo thuyền quay trở lại.
Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ chín:
Chí Trinh hai lần đánh đuổi cố nhân.
Sĩ Giao liên hoàn dùng mưu khích tướng.
Chương 9.1 Chí Trinh bổ đầu lâu kẻ giả đức, kiêu hãnh mắng kẻ tâm dạ sói lang
Tồn Thành khước từ lời mời của Sĩ Giao trở về đất châu Ái khiến Bá Nam không khỏi muộn phiền. Bấy giờ, quân lính Tống Bình được triều đình dồn toàn lực tiếp viện từ Giang Nam liên tục bẽ gãy các đợt tấn công từ phía quân đội nổi dậy đất huyện Vũ Bình càng khiến Sĩ Giao lo lắng. Quân sĩ phía nam Tống Bình không giữ vững được phòng tuyến vừa mới thiết lập khi Dương Thanh chiếm được đất Trường Châu. Quân nổi dậy buộc phải lui về nam áp sát Trường Châu. Sĩ Giao bàn với Dương Thanh:
- Giá như có Tồn Thành, chủ tướng sẽ nhanh chóng chiếm lấy được Giao Châu. Nay tình thế đã nguy cấp, chi bằng chủ tướng hãy gửi thư khuyên Thăng Triều dẫn quân đánh huyện Bình Đạo, phá thành Cổ Loa. Khi đó quân phòng ngự của địch bị tấn công bất ngờ, Tống Bình không đánh cũng tự tan. Về phía Ái Châu, họ Đoàn rục rịch binh mã nhưng không có Tồn Thành, chỉ cần Phụng Quán tướng quân trấn giữ quan ải phía nam châu Trường, Đoàn Uyển sẽ chẳng dám đụng đến ta.
Dương Thanh liền đáp:
- Ý của Sĩ Giao quân sư quả hợp với ý ta. Ta sẽ sai Lý Toàn đốc thêm binh mã Man Hoàng cùng với Chí Trinh tiếp tục đánh vào Ung Châu hòng chia rẽ lực lượng của quân triều đình. Ngày qua, tiểu vương Đà Bạt Ma xứ Hoàn Vương nghe tin ta ở Trường Châu, hắn cho sứ đến phủ viết thư thăm, lại cho năm mươi chiến thuyền ngược bắc sẽ đánh vào Lục Châu. Vua Nam Chiếu lá Mông Phong Hữu mới lên, cũng ngỏ ý đánh đất Quảng, Ung giành đất với triều đình nhà Đường. Chẳng hay ý của Sĩ Giao thế nào.
Sĩ Giao mở cửa đón ánh nắng hắt vào trong phủ, Sĩ Giao bước chậm rãi nói với họ Dương:
- Hiện nay, vua Mục Tông mới chết, triều đình chia rẽ bè phái, việc đánh hay không đánh, bỏ hay giữ đất Giao Châu còn để ngỏ. Đám quân tăng viện từ Giang Nam đánh nhau liên miên, sức quân cũng đã mỏi, tinh thần rệu rã. Chúng muốn vượt Ngũ Lĩnh đến đất nam ta chỉ e không quen thủy thổ, quân ta dễ lòng mà đánh dẹp được bọn ấy. Hoàn Vương với chủ tướng, ngày trước có tâm giao, nay quân ấy muốn giúp ta đoạt đất cũng là thể hiện cái nể trọng với chủ tướng, phần cũng vì bọn chúng lo sợ ta. Tể tướng đầu triều nước ấy vừa dẫn binh bình định các cao nguyên đất Phù Nam, muốn giữ hảo hữu với ta mà tỏ ý như vậy. Chi bằng ta cứ cho quân đó đánh Lục Châu, dẫu có thất bại cũng sẽ khiến tinh thần của đám lính triều đình bị lung lạc, ta cũng không vì đó mà hao tổn binh lực. Nước Nam Chiếu mới chiếm được Ích Châu, Ba Thục, phen này muốn chiếm đất Ung, Quảng mà dò hỏi quân ta ở Man Hoàng. Chi bằng cho hai xứ đó cùng dẫn binh tới Lục Châu, cửa ngõ Giao Châu. Ba bên đánh nhau, bấy giờ ta sẽ sai lính Man Hoàng rút khỏi Ung Châu, quân Nam Chiếu sẽ vì thế mà có chỗ lui về, quân triều đình sẽ tăng quân phòng bị chỗ đất ấy. Nam Chiếu và quân triều Đình cũng vì vậy mà không phá đất Man Hoàng của ta. Khi chiến trường tập trung về Ung Châu, Quảng Châu, Chủ tướng cùng với quân của Thăng Triều chiếm lấy Tống Bình, nắm binh quyền Giao Châu mà chẳng tổn hao lấy một binh mã. Đó cũng là kế hay vậy.
Dương Thanh mặt nhàu nghi ngại:
- Xưa ta với Thăng Triều vốn chẳng phải chỗ thân tình. Ba năm trước, chạy trốn khỏi Tống Bình, ta nương nhờ chỗ hắn mà hắn không chịu nghe. Hắn sai Do Độc dẫn ta tới đất động khê khỉ ho cò gáy. Nay ta dưỡng binh mà chiếm được đất châu thổ. Hắn chắc hẳn sẽ nóng mắt, sôi máu. Há nào hắn chịu nghe lời ta, khi mà Chí Trinh còn đang ở đất Ung Châu, nhăm nhe lui về chiếm đất châu Bình Nguyên của hắn.
Sĩ Giao cười:
- Chuyện Thăng Triều xin chủ tướng cứ để cho tại hạ lo liệu. Sĩ Giao nguyện tới Phong Châu dùng ba tấc lưỡi khuyên hắn đánh La Thành. Xin chủ tướng hãy an lòng.
Dương Thanh thuận ý Sĩ Giao cho viết một lá thư khuyên nhủ Thăng Triều. Để giữ Trường Châu tránh khỏi sự dòm ngó của các châu quận phía nam và phía tây, Dương Thanh phong Đỗ Phụng Quán làm Trường Châu trung lang tướng, giữ binh lính Trường Châu để hắn toàn tâm toàn ý với họ Dương. Đội quân của Triệu Cường, Dương Diện gã quỷ cùng thủy quân lang tướng Phạm Đan sẽ hợp binh với Chí Liệt thiếu chủ đánh phá các thành trì phía nam Tống Bình, chiếm lại đất đồng bằng Giao Châu, thu thập thêm lương thảo quyết trận này phá được La Thành, chiếm toàn bộ Giao Châu thu về một mối.
Nghe tin quân đội của Dương Thanh, Man Hoàng động kéo binh đánh chiếm khắp các quận huyện phía tây nam. Ngày ngày lại có đám người vào La Thành đốt phá, quấy nhiễu, Lý Nguyên Hỷ sai đám sai nha vây bắt nhốt vào ngục lao, nhưng cứ hễ bắt được một tên, ngày sau lại có năm sáu tên khác vào thành đánh cai ngục, đập phá trị sở. Lý Nguyên Gia đành phải bỏ thành lớn chạy sang đất Long Biên.
Vượt sông Cái chạy tới thành Long Biên, tướng giữ thành Long Trạch lại dọa dẫm Nguyên Hỷ như khi lần trước hắn có ý định chạy sang. Trạch sai quân lính ra khỏi thành hạ trại cạnh bờ sông Cái hướng về La Thành. Một viên quan mách với Nguyên Gia cho gọi Long Trạch cùng đám hương lão trong huyện đến, trước mặt các văn võ quan tướng, cùng các hương lão trong thành, Lý Nguyên Gia tỏ vẻ thất vọng mà nói với y:
- Ta vốn là quan đô hộ An Nam, nay quân phản loạn nổi lên, các ngươi chỉ muốn bo bo vị kỷ mà giữ lấy thành trì của mình, thấy quan tới thì sai quân lính ra khỏi thành như khinh miệt ta với loài dị hợm. Vậy có phải người tôi trung, nghĩa khí của đấng nam nhi hay không. Nếu các ngươi cảm thấy không còn đủ năng lực cầm binh, giữ thành thì hãy nhường cho người khác. Ta thấy có nhiều người cũng mong muốn lập thân, tạo nên sự nghiệp mà chưa có dịp để thể hiện. Nay ta thấy các ngươi đã có ý nhường cái nghiệp bảo vệ uy danh của triều đình cho kẻ khác, thôi thì cũng thuận ý đó mà làm.
Long Trạch nghe vậy nín lặng cả buổi, khi tàn cuộc nghị sự, Long Trạch lẳng lặng ra về. Hai ngày sau, hắn cho toàn bộ binh mã về giữ trong thành mà không dám tỏ một lời. Lý Nguyên Gia đến tận phủ hắn mà vỗ về:
- Tướng quân là dũng tướng của Giao Châu, mọi hành sự của tướng quân đều cho thấy tướng quân một mực lòng trung với triều đình, không ưa những kẻ kiếm thời cơ mà nổi loạn. Ta ở đây cũng đã gần hai năm, ta đã tâu với triều đình mà phong thưởng cho tướng quân. Binh mã sứ sẽ không do tên Giả hòa thượng kia nắm giữ mà là của tướng quân. Mong tướng quân hết lòng vì triều đình, vì Giao Châu này.
Long Trạch nghe vậy mà như cởi bỏ những nghi ngại từ trước, dốc toàn tâm toàn ý ủng Lý quyết dẹp quân phản loạn. Lý Nguyên Gia nói lại với viên quan ngày trước bày kế phục tâm Long Trạch. Viên quan ấy chỉ cười nhạt mà cho rằng đó chỉ là cái bằng mặt chứ tâm dạ phải khi trên chiến trận mới thể hiện ra hết.
Ba ngày sau, Long Trạch nhận lệnh vượt sông Cái, dẫn binh cứu huyện Vũ Bình, đám Giả hòa thượng dẫn binh vượt sông Thiên Đức tiếp viện cho quân lính trong thành Cổ Loa phản công lại quân đội người Man. Trong khi Long Trạch bắt giết được hàng trăm quân tướng của Chí Liệt, đám Giả hòa thượng lại cố thủ trong thành quyết không ra đánh quân Man.
Cùng lúc đó, nhận tin báo từ Lục Châu, quân triều đình bị thuyền giặc Hoàn Vương từ biển đi vào đánh phá dữ dội, quân triều đình bị đốt cháy hơn trăm trại lính. Thành Chi Phong bị quân Nam Chiếu chiếm đánh đã hai ngày, thứ sử châu ấy bị bắt giết treo đầu thị chúng. Hai bên giặc bắt tay nhau đánh chiếm rộng ra khắp vùng trung du, gặt lúa đang vụ chín ở các vùng nông nghiệp của Châu, thu được hơn hai nghìn thạch lương.
Nguyên Hỷ ở trong thành Long Biên nghe tin thất kinh thổ ra máu, cho triệu tướng quân Cam vào thành mà hỏi ý. Triệu Cam dẫn tùy tùng cùng người chú Triệu Túc tới bái kiến Hỷ. Hỷ kể ra hết sự tình, Cam vuốt râu cười:
- Hai chó giành nhau miếng mồi, ắt sẽ cắn nhau bị thương. Đô hộ đại nhân hãy yên tâm. Nam Chiếu và Hoàn Vương đều ở cách xa, đường tiếp tế lương thảo đều rất kỵ cho người dùng binh. Kẻ trên núi xuống cách xa nghìn dặm, kẻ phải đi đường biển sóng gió nghìn trùng khơi. Để xem bọn chúng khi giành được đất ấy chúng hết lương sẽ tự bỏ đi hay sẽ giành giật của nhau mà sống. Ta không cần quá bận tâm tới đám quân ô hợp ở Lục châu.
Hỷ nghe lời Cam, cho rút binh mã từ Lục Châu về đất đồng bằng phía đông nam. Giả Thường khi đó tự ý cầm binh đi giúp Lục Châu để giương võ. Đi đến bờ bắc sông Vân Cừ giao với sông Thầy bị thủy quân của Hoàn Vương từ dưới sông bắn tên chết như ngả dạ. Giả Thường đành cho quân tháo chạy về phía Tây. Đi đoạn hơn mười dặm thì gặp quân Nam Chiếu phục kích, bắn nỏ như mưa, Giả Thường trúng tên, cho quân chạy trốn vào động núi. Đang đêm, quân lính của Chí Trinh dẫn binh đi qua thấy trong động núi có quân lính liền vào chém giết, hơn năm nghìn lính bị chết, những kẻ sống sót đầu hàng hết loạt.
Giả Thường trốn trong hang tối, hắn mò mẫm gặp được tượng phật trong động. Cho là có điềm may mắn, Giả Thường dùng mồi lửa châm nhang bỗng cả hang cháy bùng, Giả Thường la hét lao xuống dòng nước trong động. Ngày sau có người nhìn thấy xác một nhà sư mặc giáp áo, mặt mũi cháy xẹm, chân tay rộp phổng không còn hình dạng nguyên vẹn.
Người dân mang xác ấy chôn ở chân núi, ba ngày sau mộ bị đào lên, đầu chiếc đầu lâu bị cắt, tim gan bị moi ra vứt xung quanh mộ. Đám quân lính của Chí Trinh truyền tai nhau, tin đồn tới đám dân trong vùng rằng người này theo Phật mà tâm không phật, thờ chủ mà chí hướng vị kỷ. Nhiều lần chống đối các quan lại Giao Châu dẫu người đó là mệnh quan triều đình hay là kẻ tự lập nên mới có kết cục ra như vậy.
Nha tướng dưới trướng của Chí Trinh là Bồ Đà Nhang cầm thủ cấp của Giả Thường đến trước trại mà khoe với họ Dương. Họ Dương nhìn ánh mắt còn giương giương không chịu nhắm trên đầu lâu liền lấy dao moi đôi mắt đó ném cho quạ ăn. Chí Trinh cầm gươm bổ đôi đầu lâu, có nước trắng đục như bã đậu hôi thối chảy ra.
Chí Trinh ngửi phải khí ấy mà ho suyễn hơn một tuần lễ. Chí Trinh sai quân lính rời trại về phía bắc. Trong vòng hai ngày chỗ Chí Trinh bổ đầu lâu xuất hiện nhiều rắn hổ dài cả trượng, rết độc dài bằng cả cánh tay thường hay bò vào trong nhà sàn của dân vùng ấy. Người dân vùng đấy từ đó bỏ hết ruộng nương mà rời đi chỗ khác, không dám quay lại.
Quân Man Hoàng do Chí Trinh cầm đánh phá Ung Châu suốt hai tháng không được, đành phải rút về châu Bình Nguyên. Tới bắc sông Lô, đoạn phía tây núi Hiếu Sơn, Chí Trinh cho đóng quân tại chỗ có nước sâu, núi nghiêng như sắp đổ. Quân lính mệt mỏi do hành quân đường núi, lại bị quân triều đình phản công ác liệt, truy đuổi đến đường giao với khe thung đi vào đất Nam Chiếu. Chí Trinh sai người vào trong các bản tìm vị tù trưởng năm nào đã giúp Trinh thoát khỏi tay quân lính Quế Trọng Vũ. Có vị cô dân nữ bị đám lính bắt được khai với Chí Trinh rằng:
- Hai năm trước, quân lính triều đình đánh quân Nam Chiếu ở bờ sông Nam Bình. Quân Nam Chiếu chạy đến chỗ này bị quân triều đình bắt được giết mấy trăm người. Viên tù trưởng Giàng A Kha mổ trâu, giết lợn, thổi nếp nương đãi khao quân lính triều đình. Cơn say Giàng Kha kể lại chuyện Kha giúp một viên tướng trẻ tuổi tên là Chí Trinh lạc đường đi qua bản. Tên tướng người Hoa tên là Trương Sang cầm đao chặt đầu Kha lúc còn đang ngậm cần uống rượu. Cả nhà A Kha bị giết từ già đến trẻ, gái trai không tha một người nào. Từ bấy giờ, dân bản này đã tản mát đi khắp châu Bình Nguyên, tránh cái tai ương của người Giao Châu mang đến cho người Mèo chúng tôi.
Chí Trinh cúi mình trước núi như sắp đổ, đôi mắt nhắm chặt miệng lẩm nhẩm vài lời tiếng Mán thầm tạ ơn viên tù trưởng năm nào. Ánh mắt xa xăm nhìn về những cây rừng hiên ngang giữa chập chùng đá mây. Chàng lên ngựa, bỏ lại sau lưng núi non hùng vĩ. Trinh đi về phía đông, gặp đoạn có sông nhỏ chảy từ tây sang đông Trinh cho đóng quân ở chỗ ấy.
Chí Trinh nhận được thư từ Phong Châu muốn Trinh đánh vào các huyện thành phía bắc huyện Bình Đạo, dẫn binh người Man đánh vào các hang động phía đông, mở lối cho quân Nam Chiếu lui về đất Ung Châu, quân của Trinh cũng sẽ được viện lương kịp thời. Trinh nghe tin Trương Sang đang trấn thủ thành Nã Lữ nên không nghe lời Phong Châu nhất quyết cho quân tập kích thành Nà Lữ. Trinh đánh ba ngày không hạ được thành, quân lương đã cạn, lại nghe đám mật thám báo về phía đông nam có kho lương trên núi cao mà không ai để ý đến nên Trinh cầm hai nghìn quân cướp núi. Cướp núi lấy lương, Trinh biết được đây là kho trữ lương của quân Nam Chiếu đành vội vàng chở lương về phía tây nam.
Trương Sang nghe tin sai người mang vàng bạc đút lót cho viên tướng của Nam Chiếu đang đánh Lục Châu quay trở về dẹp Trinh. Chạy về đến núi Độc Tôn, Trinh cho hạ trại trên núi, ban đêm bị Trương Sang đốt núi nhưng hễ lửa cứ bén lên đến chừng núi thì mây khói phủ kín, mưa rào dập tắt lửa, Sang đành phải bỏ về thành Nà Lữ tránh tai họa quân Nam Chiếu.
Tướng Nam Chiếu là Mông Lợi Lạc Hoan biết quân bị cướp lương cho quân lui khỏi Lục Châu, đánh vào Nà Lữ nhưng Sang dùng châu báu, lụa là gái đẹp khôn khéo đuổi được Mông Hoan đi khỏi. Chí Trinh cho quân cố thủ trên núi hai tuần thì dần dần rút về miền bắc huyện Bình Đạo.
Trương Sang giữ thành Nà Lữ cũng không dám động binh truy theo, Sang bí mật báo cho Nguyên Hỷ ở Long Biên: “Giả hòa thượng đã bị giết, quân Nam Chiếu cũng đã lui, quân lính Man Hoàng đang theo sông Như Nguyệt đi về đến phía bắc đất huyện Bình Đạo.”
Nguyên Hỷ nhận tin nghe không rõ lời của tên lính báo tin hỏi lại hắn:
- Sông Như Nguyệt là đoạn sông nào? Chẳng hay giặc Man đó có nhiều hay ít, kẻ cầm đầu là ai?
Thấy tên mật thám ấp a ấp úng, Triệu Cam đứng ra bẩm lại với Nguyên Hỷ:
- Dòng Như Nguyệt chính là hào tuyến mà ngày trước tên họ Đỗ phò giúp Dương Thanh đã cậy đó mà chống lại sức quân triều đình. Nước sông chảy từ đất châu Bình Nguyên về đến nam Luy Lâu hợp với sông Nam Bình tạo thành thế phòng thủ vững chãi. Thế giặc tàn binh không đáng để lo. Dù có là tướng giỏi như Triệu Tử Long sống lại e rằng cũng chẳng thể giữ nổi mạng.
- Vậy sao quân ta không phòng thủ theo sông ấy để đảm bảo cho ta khỏi sức tấn công của giặc?
Triệu Túc rút kiếm, ánh sáng chói lòa khiến Nguyên Hỷ giật mình. Túc tiến tới tấm bản đồ treo trên vách, mũi kiếm chĩa vào chỗ bờ bắc sông Thiên Đức mà nói:
- Nếu ta ở phía trong này, địch ở phía bắc tràn xuống thì thủ bằng phòng tuyến ấy sẽ có lợi cho ta. Nay ta ở phía trong lũy hào ấy, địch lại ở phía sau lưng phía tây nam, không phải phía trước mặt mà có thể dùng phòng tuyến đó để cự địch. Nay Lục Châu đã bị dân Man chiếm, nước Nam Chiếu cho gọi quân đội trở về đánh Ung Châu. Đã như vậy, thay vì đợi đại quân Kinh Nam tới cứu viện, đại nhân hãy cử tên Thi Nguyên cùng Long Trạch bỏ trống thành các huyện Vũ Bình, Thái Bình mà lui quân về Tống Bình, còn ta sẽ cùng Triệu Cam cầm binh đi đến sông Như Nguyệt khiêu chiến với quân Man, lại dẫn một đạo binh nhỏ hợp với quân của Trương Sang ở Nà Lữ đánh vào Lục Châu vờ như muốn chiếm lại đất ấy nhưng kỳ thực để cho quân Man Hoàng lơi là phòng bị, khinh suất mà quay lại phá giặc ở phía tây nam.
Nguyên Hỷ nghe theo, liền chia quân ra làm ba đạo. Một đạo nhỏ chỉ chừng hơn một nghìn người trống chiêng cờ xí, quân mã hừng hực khí thế đi theo hướng đông tới châu Lục. Một đạo hai nghìn binh dùng thuyền chiến đi ngược dòng Như Nguyệt dẫn dụ quân Chí Trinh ra đánh. Lý Nguyên Gia vờ ốm giữ một đám quân lính già yếu ở lại trong thành Long Biên.
Triệu Cam dẫn quân ra khỏi thành Cổ Loa đi theo sông Như Nguyệt khiêu chiến với Chí Trinh, Chí Trinh trên bờ nhìn thấy cờ hiệu họ “Triệu”, liền mang giấy vàng ra rắc dải dọc bờ sông, cho ba quân đeo khăn vàng chít đầu mà khóc lóc. Triệu Cam thấy vậy liền hét lớn:
- Đám bọn bay chưa đánh mà đứa nào đứa đấy khóc như cha chết mẹ chết. Đứa nào đầu hàng tao tha tội chết. Còn không thì vàng mã sẵn đấy, cúng tế bọn bay luôn thể. Đứa nào cầm đầu bọn giặc cỏ bọn bay, còn không giơ tay chịu trói.
Chí Trinh giương cung bắn một tiễn hạ cờ thêu chữ Triệu rơi xuống mặt sông, đầu mũi tên có quả cam vàng rực chín mọng, nước phun ra như máu chảy. Trinh cầm trên tay một quả cam xạm vỏ bóp nát rồi ném thẳng vào mặt tên lính tiên phong của Triệu. Chí Trinh tung vàng mã lên mà khóc như con dâu khóc mẹ chồng mới mất:
- Ớ cam ơi là cam. Sao mày lại cay xè, đắng ngắt như vậy chứ. Bọn tao đã dầy công chăm chút bón phân đủ đầy, chọn đất tốt mà trồng lên cây. Cớ sao cam ra nông nỗi ấy. Phải chăng cành thân mục rỗng, rễ tham nước phân mà quả thành như thế. Tao rắc vàng này mong mày hóa kiếp loài cây khác để vị đắng ngắt, cay nồng của mày hữu ích hơn với đời.
Triệu Cam tức tối, chửi bới dưới sông hòng dụ Chí Trinh xuống thuyền đánh nhau với Cam một trận sống mái. Trinh đủng đỉnh cầm một đĩa quả từ tốn bóc vỏ, bỏ hạt ăn lần lượt cho hết. Chí Trinh cầm giáo xông xuống bãi sông hô lớn, hai bên bờ sông ùa ra thuyền lớn thuyền nhỏ hơn bốn mươi chiếc khiến Triệu Cam hoảng hốt giục giã quân lính chèo thuyền quay trở lại.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook