Giống Rồng
-
Chương 18-4: Nhất Dạ Trạch thủy tướng phóng hỏa thiêu vạn binh
Bọn bộ hầu thấy thấy Mã Tước phản ứng trước thế địch mà lấy làm lạ. Mã Tước tắt nụ cười rồi lắp bắp giải thích:
- Ý ta là quân địch không biết Phạm Đan vẫn còn ở đây. Bọn chúng sẽ càng dễ bại.
Tước sai người đóng chặt cổng thành, sai bọn lính tinh nhuệ trốn nấp trên những kèo nhà dân và các mái dạ trọng thành. Còn đám quân già yếu đứng trên thành và giữ cửa thành để chuẩn bị thực hiện kế sách đã định từ trước.
Đặng Hoài chạy tới phía chân cổng thành cùng với hơn bốn nghìn quân xin được vào thành. Quân của Từ Huyền và Trình Thảo Cứu áp sát ngay phía sau đứng cách xa chừng một dặm hô hào. Mã Tước trên thành nói vọng xuống chối lời của họ Đặng. Hoài dưới thành phân trần:
- Mã Tước chớ có lo, với hai nghìn quân trong thành chi bằng mở cổng thành cho quân ta vào hợp thành sáu nghìn binh mã sẽ giữ được chắc thành.
Đặng Hoài ra dấu cho họ Mã, họ Mã hiểu ý càng nói lời kiên quyết:
- Thôi khỏi. Mở cổng thành quân địch phía sau áp sát sẽ rước họa vào thân. Chi bằng tướng quân chạy về phía tây, có viện quân từ Man Hoàng và Trường Châu tới sẽ cứu được. Thành huyện Thái Bình này cứ để tôi lo. Sức địch vạn quân không phá nổi thành huống chi địch chỉ có hơn nửa vạn.
Đặng Hoài tỏ ra hậm hực đành cho quân chay men theo chiếc hào đi vòng qua phía nam. Quân vừa rút về phía tây thì quân đội Tống Bình cũng vừa cập tới. Từ Huyền phía dưới thành cười lớn, chỉ mũi giáo lên thành nói:
- Bọn giặc cỏ người Nam các ngươi xem ra cũng chỉ là một lũ ham sống sợ chết. Thành lớn như vậy mà lại bo bo giữ quân mình, đuổi quân đồng minh đi không cần biết sống chết.
Mã Tước từ trên thành nói vọng xuống:
- Mặc xác quân bay chửi bới. Ông không màng đến. Có giỏi thì xông lên đây.
Dáng người tầm thước vừa phải, giọng nói đặc sệt xứ Thang Châu, một người từ trong đội binh mã Tống Bình bước lên nói vọng lên:
- Mã tiền bối. Lâu ngày không gặp anh. Hóa ra anh vẫn còn sống, lại là tướng cho giặc man.
Mã Tước nheo mắt dưới ánh nắng chiều đông, gió heo may thổi khiến nhòe cay con mắt. Tước sực nhớ ra viên tiểu đồ theo Tước học việc ở Tống Bình. Tước bối rối, lắp bắp giữa ba quân:
- Nhà… nhà ngươi là kẻ nào?
- Đại ca quên tôi rồi sao. Thằng tiểu đồ Thảo Cứu, mà đại ca vẫn gọi là thằng Đồ Tre đây.
Tước toát mồ hôi giữa ngày đông, cả người ngứa ngáy. Tước cố gắng định thần lại rồi nói xuống:
- Ra là Đồ Tre, Thảo Cứu. Ngươi theo ta học điều hay lẽ phải, cớ sao lại đi theo đám tham quan?
- Kẻ khiến dân oán thán ở Tống Bình là họ Dương. Đâu đâu đám dân ấy cũng nói vì họ Dương mà Đại La tàn tạ. Nếu không phải triều đình Trường An thì đám dân Tống Bình đã bị họ Dương đó giết sạch vì nghi ngờ bọn chúng.
Họ Mã lui vào phía trong, không đối đáp với những người quen cũ. Viên hộ tướng nghe lệnh sai quân bắn nỏ xuống dưới thành. Quân đội Tống Bình lùi ra xa.
Từ Huyền bàn với Trình Thảo Cứu định đuổi theo Đặng Hoài thì Đồ Tre cản lại:
- Bọn giặc ấy không có gì đáng ngại. Dẹp châu Phong, dẹp Đỗ Động rồi thì ắt sẽ tự tan. Nay ta được giao phó huyện Thái Bình, cứ hạ trại ở đây. Nội sớm mai sẽ chiếm được huyện thành. Thành này tuy không phải là thành bé nhưng lương thảo ở đây phải chờ cấp viện từ châu La Phục. Mà La Phục lại bị quân Quách Thôi đánh phá cả tuần nay. Lương trong thành chắc chắn sẽ chỉ đủ hết ngày mai.
Từ Huyền nghe theo, sai quân hạ trại bao vây tứ phía thành huyện Thái Bình. Chập choạng tối, Thảo Cứu cho gọi hai người Hoành Trinh và Quản Đồ tới trại. Đồ Tre nói:
- Hai anh trước cùng với Mã Tước được quan đô hộ tin cậy cũng là chỗ thân quen. Nay ở trên thành nghe sắc mặt anh ấy không tốt khi gặp những người từng thân quen với anh ấy như tôi. Giờ hai anh có thể giúp Đồ Tre tôi vào trong thành thuyết phục anh ấy hàng quân ta để tránh khỏi tội phản nghịch, cũng là tránh cái tội chết.
Hoành Trinh nhìn Quản Đồ rồi nói:
- Là chúng tôi sao?
- Chẳng nhẽ lại là Đồ Tre. Ở trước ba quân, bọn chúng thấy rõ cái mặt của Thảo Cứu rồi, bọn gác thành trông thấy có khi đã giương nỏ mà bắn chết ta rồi. Hoành Trinh và Quản Đồ hai anh hãy cố nói cho khéo mà vào trong thành khuyên nhủ anh ấy.
Hai người đó gật đầu nhưng trong lòng không khỏi bồn chồn. Đoạn đi ra khỏi trại, Đồ Tre chạy tới đưa cho hai người đó một lá thư. Đồ Tre dặn dò:
- Thảo Cứu đưa cho hai anh lá thư này. Hai anh đi về phía tây, ở đó có cổng thành nhỏ, chỗ ấy không có quân của ta bao vây nên sẽ bớt bị bọn lính ở chỗ ấy nghi ngờ.
Quản Đồ gật đầu rồi ghẹm lá thư vào trong tay áo. Hoành Trinh cũng dắt ngựa đi theo. Đi được nửa canh giờ, hai người đã tới được cổng thành phía tây. Hai người đập cổng thành xin vào. Dù nghe thấy giọng Giao Châu nhưng quân của Mã Tước vẫn dò xét rất kỹ. Một tên lính lệ trên cổng thành ném đuốc xuống.
Trinh nhặt soi từ trên xuống dưới, hai người lếch thếch mũ áo, miệng lắp bắp:
- Bọn chúng tôi là người quen cũ của Mã đại nhân. Mong các anh thưa với đại nhân cho chúng tôi vào trong thành trú nhờ. Ngoài kia hai bên đánh nhau bọn chúng tôi chẳng còn chỗ trú thân.
Tên lính gác thành nói nhỏ với một tên lính đang đi tuần ở phía bên trong thành đi báo họ Mã. Hai người kia vẫn đứng dưới co ro, hơ lửa trên đuốc cho khỏi tê tái thi thoảng lại liếc lên nhìn bọn lính đang trợn trừng nhìn hai người.
Thêm nửa canh giờ nữa trôi qua, có giọng nói đã từ rất lâu mới được nghe lại từ phía trên cổng thành đang đứng giữa hai tên lính cầm khiên gỗ nói vọng xuống:
- Hai người phía dưới đó là ai? Có việc gì cần gặp ta?
- Là bọn tôi đây. Hoành Trinh và Quản Đồ đây.
Mã Tước trong thoáng lát chưa nhớ ra nhưng rồi nhìn hai khuôn mặt phía dưới Tước đã nhớ ra. Tước sai người ném đuốc bắn nỏ ra xung quanh, không có động tĩnh gì Tước mới sai người mở cổng thành cho vào.
Ba người hàn huyên hồi lâu, kể lại chuyện cũ từ thời quan đô hộ Tượng Cổ. Sau đó loạn loạc họ Hoành và họ Quản đến Đại Nam tự, Mã Tước trốn được ra ngoài còn hai người kia ở bên trong tự ấy. Dẫu biết kế của bọn Long Trạch, Giả Thường tiếp tay cho họ Quế vào Tống Bình nhưng hai người ấy cũng buộc phải đi theo.
Trong lúc ngà say câu chuyện, Quản Đồ lấy lá thư trong tay áo ra đọc qua một lượt rồi cười phá lên. Mã Tước hỏi Đồ cười có ý gì. Đồ đọc lớn lá thư:
"Đại ca Mã Tước – đô đốc Thang Châu!
Năm xưa, kẻ học trò có đức hiếu học mà được đại ca nâng đỡ, tình cảm thắm thiết suốt cả một quãng đời. Nhớ có lúc kẻ học trò này trái tính trái nết mà đại ca khuyên răn chỉ bảo nhiều điều hay lẽ phải ấy thế mà tránh được thị phi.
Thuở đại ca về Tống Bình phục dịch cho quan đô hộ, kẻ học trò non kém lẽo đẽo khắp mặt nước sông Cái theo quan huyện Tống Bình đi thu tô, vào núi Nùng tìm bọn nợ sưu. Sau giặc nam nổi dậy, anh em ta thoát được cái tội chết. Nhờ anh khôn khéo mà được bọn ấy tin dùng tới Đại Đường Nam tự làm mật thám. Bấy giờ gian nan biết nhường nào.
Trăm trận đòn roi, suốt cả tuần bị bỏ đói, nhờ phúc đức dày mà em tìm được lối vào trong ấy bón cơm cho anh. Anh thoát ra được cũng là lúc anh em ta mất sợi dây liên lạc bởi trước đó em đã bị đày về Phúc Lộc.
Mấy năm sau có cơ hội về đất Tống Bình, em nghe người ta nói anh tìm thằng Đồ Tre nhưng đã chẳng còn ở chỗ quán rượu cũ anh vẫn hay ghé tới, khi đến Tống Bình anh nhờ người quen gửi em ở đó. Nghe tin ấy mà cổ họng sao nghẹn ngào, nước mắt chẳng thể cầm được.
Ấy vậy mà đã gần chục năm rồi, em cố gắng dò hỏi tin tức về anh. Người ta chỉ nói anh theo giặc phản loạn. Nay đứng trên thành trông anh thật oai dũng, dáng người chẳng khác ngày anh làm đô đốc ở Thang Châu. Chỉ có điều mái tóc anh chấm bạc, đôi mắt nhăn nhìn thằng Đồ Tre ở dưới. Chắc anh cũng thấy như em vậy, nghẹn đắng trong cổ họng này mà chẳng thể nói ra.
Đồ Tre rút gan rút ruột, nói lời chân tình với đại ca. Mong anh hiểu cho nỗi tâm tình của ngu đệ. Hay quay đầu, Cứu em không muốn trông thấy người anh cả rơi đầu trước toàn quân.
Hai người Hoành Trinh và Quản Đồ cũng tâm can ấy mà tới khuyên nhủ anh. Anh có giận cũng đừng trách mắng họ. Mong tin đại ca như ngày xưa ngóng ngu đệ ở Tống Bình.
Ngu đệ, Đồ Tre Trình Thảo Cứu."
Mã Tước mắt mở mắt nhắm, rượu òng ọc từ vò rượu đổ ra. Ba người rượu ôm nhau cười khanh khách, nói vu vơ ngâm thơ rồi nói tục vang vang.
Nghe thấy huyên náo, Phạm Đan choàng tỉnh giấc, cầm kiếm sắc xông thẳng tới điện phủ. Thấy hai người lạ mặt Đan quắc mắt mắng:
- Hai tên kia các người là kẻ nào? Dám chuốc say chủ tướng của quân ta?
Hai người mở mắt xua tay nói:
- Anh chàng kia râu rậm trông thật kỳ lạ. Lại bó vải trắng ở quanh vai?
Mã Tước gàn tay, mắt lờ đờ đứng dậy trong hơi men. Người chếnh choáng, họ Mã chỉ thẳng mặt Phạm Đan:
- Cái tên dân chài đáng ghét. Ngươi ăn gan hùm gan hổ à? Dám vào phủ của ta nói lớn.
Chẳng cần đôi co thêm một lời, Phạm Đan liền lấy thừng trói hai tên kia vào cột nhà. Đan sai bọn lính lệ kéo Mã Tước vào phía trong điện. Người Tước mềm nhũn như bún, chẳng có chút sức lực nào. Phạm Đan lẩm nhẩm "Cái tên họ Mã này, đang chiến trận căng thẳng, địch trước mặt vây chặt tứ phía ấy vậy mà uống say với kẻ lạ mặt đến độ như thế này. Thật chẳng đáng mặt kẻ làm tướng."
Phạm Đan ngồi chiếc ghế chủ tọa trên điện chỉn chu lại vết thương ở vai. Đan nhìn quanh thấy có mảnh vải dưới sàn liền nhặt lên. Đọc từng nét chữ thanh thoát, Đan hoảng hốt sai quân trói cả ba người lại.
Viên phó tướng dưới quyền họ Mã là Chu Hồng được Phạm Đan cho đọc lá thư lại thấy Mã Tước say mèm cùng hai tên mật thám kia nên đành tuân theo lời Phạm Đan. Đan nói với Hồng:
- Giặc ngay trước mắt, giặc ở trong thành. Nay nhà anh hãy cắt đầu một đứa, sai một tên lính tráng ra khỏi thành ném vào doanh trại quân Tống Bình để cho cái thằng Đồ Tre ấy biết quân ta không ngu muội như bọn chúng nghĩ.
Chu Hồng nghe theo sai lính cắt đầu Hoành Trinh đang ngái ngủ rồi sai một tên lính dũng cảm ra ngoài thành ném vào doanh trại họ Trình. Quân Tống Bình nhặt được đầu lâu, đứa nào đứa nấy thất kinh.
Từ Huyền bàn với Thảo Cứu, Cứu hay tin giận lắm liền sai toàn quân tập kích công thành ngay trong đêm. Cứu nói trước toàn quân:
- Giặc man gian ác, ta sai sứ giảng hòa, chúng cho giết chết lại còn mang đầu lâu ném vào doanh trại quân ta. Coi quân ta không ra gì. Ta đã có ý khuyên bọn chúng đầu hàng nhưng bọn chúng ngu muội làm ra cái tội ác đáng căm giận ấy.
Đoạn nói tới đó, toàn quân hừng hực hô vang:
- Quyết dẹp giặc nam, phá huyện Thái Bình. Giết.
Gần một vạn quân khí thế xông lên. Từ trên thành, quân đội người Nam bắn nỏ như mưa xuống dưới thành, chỉ trong nửa canh giờ, mũi tên đã hết mà đội quân Tống Bình không tổn hao là bao. Phạm Đan buộc phải sai quân lính đổ dầu xuống chân thành phóng lửa thiêu cháy quân Tống Bình. Từ Huyền sai lính chạy từ cổng đông sang cổng nam, đi tới đâu dầu đổ, lửa bắt theo đến đấy.
Được thêm nửa canh giờ, quân Tống Bình vẫn tiếp tục xông lên dẫu cho dầu liên tiếp đổ xuống. Dầu cũng đã cạn, Phạm Đan buộc phải lệnh toàn quân trong thành chống cự quyết liệt trước sức công phá liên tục từ hai phía cổng thành.
Hai cây gỗ lớn, đầu bọc sắt nhọn được quân Tống Bình liên tiếp nhồi vào hai phía cổng thành. Trong vòng một canh giờ từ canh ba tới canh tư, quân Tống Bình phá được cả hai cửa thành ồ ạt xông vào trong thành.
Phạm Đan sai lính chống trả được thêm nửa canh giờ thì thế yếu hơn rõ rệt sai quân rút lui về cổng phía tây và phía bắc phá vòng vây của quân Tống Bình mà tháo chạy. Chẳng mấy chốc cả thành huyện Thái Bình tan hoang.
Từ Huyền sai lính lùng sục khắp thành, quyết không kẻ nào sót lại trong thành còn sống sót. Trình Thảo Cứu trong trận đánh không thấy Mã Tước và Quản Đồ nên đã nghĩ hai người đó bị Phạm Đan trừ khử mà trong lòng giận dữ khôn ta xiết.
Đồ Tre gào thét trong đêm, tìm khắp ngõ ngách, từng gian nhà không thấy một bóng người. Cơn giận dữ khiến Đồ Tre không còn sáng suốt, sai lính phá nát toàn bộ những gì còn sót lại, từ mái nhà tranh cho đến từng vách đất đã xiêu ngả từ bao giờ.
Mùi dầu cháy khét vẫn còn nồng nặc, quân Tống Bình không hề hay biết Phạm Đan kia có mưu đồ gì. Từ Huyền sai quân nghỉ ngơi, lệnh đóng chặt cửa thành chờ tin chiến thắng từ các mặt trận khác.
Rạng sáng canh năm ba khắc, tiếng gà gáy vang khiến Đồ Tre chợt tỉnh giấc, họ Trình nghĩ tới Mã Tước vẫn còn canh cánh trong lòng. Trình tiến vào điện phủ với hy vọng có chút manh mối về họ Mã nhưng chẳng thấy. Đồ Tre nhặt được lá thư mà mình viết cho Mã Tước vẫn còn nồng nặc mùi rượu.
Thoáng chốc, Thảo Cứu cũng kiếm cho mình vò rượu uống cho ấm trong tiết trời đông giá. Từ trên nóc nhà có tiếng lách cách, họ Trình đi ra ngoài dò xét. Từ phía tây, quân chạy tới báo:
- Bẩm tướng quân. Góc thành phía tây bỗng nhiên có lửa bốc lên. Gió heo may thổi cháy lan sang cả phía nam rồi ạ.
Trình Thảo Cứu giận dữ quát tháo:
- Bọn chúng bay đứa nào bất cẩn gây hỏa hoạn, còn không mau dập lửa?
Tin liên tiếp báo về, các nhà phía bắc, phía đông từ đâu lửa bốc cháy dữ dội. Phía nam thành rất nhiều củi khô dạ nỏ bắt lửa rất nhanh, quân không sao dập tắt kịp do nước trong thành không đủ. Bấy giờ Trình Thảo Cứu mới giật mình nhìn lên nóc nhà.
Trên mái nhà phủ điện họ Trình nghỉ ngơi có đến năm tên lính chỉ mặc áo tơi bằng dạ, đóng khố đang cố châm lửa. Từ Huyền chạy tới báo lại cho Thảo Cứu rằng trong thành mỗi nóc nhà có hai đến ba quân lính người Nam châm lửa cháy rồi gây láo loạn trong thành.
Gió heo may thổi mỗi ngày một lớn, cả thành huyện Thái Bình như một chiếc lò thiêu cả nghìn quân lính Tống Bình. Bọn lính tha hồ giẫm đạp lên nhau, cố dội ướt cả thân mình để thoát khỏi chiếc lò thiêu ấy.
Từ Huyền cố gắng sắp xếp đội hình đội ngũ trong khi đó Trình Thảo Cứu lầm lũi đi từ phủ điện đi ra chém lấy đầu năm tên lính người Nam. Hai tên hộ tướng ôm lấy Cứu tháo chạy ra khỏi thành.
Chạy thoát khỏi bão lửa, Cứu bị cháy mất một cánh tay. Thảo Cứu dặn bọn bộ tướng phế đi, đứa nào đứa nấy không dám. Từ Huyền đành phải rút kiếm chặt rời cánh tay bị cháy của Đồ Tre. Đồ Tre kêu gào thảm thiết, nước mắt chảy ròng nhìn đám quân sĩ đang cố sống cố chết thoát khỏi bão lửa.
Ở phía ngoài, quân của Đặng Hoài đã chờ sẵn hai cổng phía bắc và phía đông. Quân lính Tống Bình chín phần thương vong đến tám. Còn lại đám tàn binh theo Từ Huyền chạy về phía nam. Một đám người ngựa khoảng ba mười người theo Thảo Cứu chạy về bắc hòng chờ viện binh từ châu La Phục và châu Phong.
Phạm Đan sai quân mai phục suốt dọc đường đi. Hơn chín trăm tàn binh còn lại hơn nửa chạy thoát khỏi vòng vây của nghĩa quân người Nam. Từ Huyền cắm đầu cắm cổ chạy vẫn ngoái đầu lại hỏi bọn bộ tướng:
- Quân Nam còn đuổi theo nữa hay không? Hai bên còn mai phục nữa không?
Sau trận Thái Bình, Từ Huyền bị ám ảnh bởi lửa. Hễ ngửi thấy mùi dầu hay đám quân châm lửa Huyền lập tức sai dập đi. Từ Huyền bị bọn bộ tướng Hàn Ước đuổi khỏi quân ngũ về đất Chu Diên sống thêm được vài năm. Nghe dân chúng huyện ấy kể lại, vợ Huyền đốt rơm trong nhà đun cháo cho chồng ăn, Huyền thấy lửa kinh hãi vội chạy ra bờ sông Luộc, hương Đa Cương dìm mình dưới sông rồi chết đuối.
Trình Thảo Cứu sau trận thua trước quân đội người Nam cố đi tìm viện quân, trong vô vọng đã bỏ trốn vào rừng sâu. Theo vết máu, người ta tìm thấy một cái xác chỉ còn một cánh tay ở bìa rừng núi Tản.
Nghe dân vùng ấy kháo nhau rằng bọn chúng đi qua chỗ ấy hay trông thấy một người thấp nhỏ đang lúi húi chặt cây cứ thấy người là biến mất. Sau đó dân ở núi ấy dựng bia mà thờ thì mới hết.
Sau này nhắc đến trận đánh ở huyện Thái Bình mùa đông năm Mậu Tuất, dân Nam vẫn thường hồ hởi đọc mấy vần thơ:
"Gió heo phương bắc thổi về nam
Trám trắng đầy sân, sen úa tàn
Đông đã đi qua hay mới đến?
Lá thời xanh mướt ngả vàng cam
"Kiêu binh tất bại" xưa nay đúng
"Thấu ngã tri thù" phá giặc tan
Vạn kiếp thiên thu chẳng gột hết
Thái Bình ngọn lửa giết gian tham
---
Văn Lang đất thuở hồng hoang
Vạn Xuân, Âu Lạc, Lĩnh Nam oai hùng
Ngàn năm đói khổ bần cùng
Bao nhiêu trận đánh lẫy lừng sử xanh
Mê Linh nữ tướng tung hoành
Liên Châu Hợp Phố ghi danh anh tài
Hùng Sơn Hắc Đế giương oai
Đường Lâm Bố Cái nào ai sánh bằng
Giặc kia tham ác hung hăng
Vạn quân kéo tới cuốn phăng đất trời
Bạo gian chẳng được lòng người
Trời xanh thấu tỏ, đất thời chẳng dung
Một đêm sương gió mịt mùng
Thành cao lũy đất bỏ không cho thù
Canh năm gà gáy âm u
Tiếng kêu thảng thiết hỏa thiêu Thái Bình
Vạn quân hùng mạnh kiêu binh
Lưỡi khua ba tấc họ Trình trá gian
Nào ngờ nghĩa tướng Phạm Đan
Dùng mưu họ Đặng quân Hàn thua to
Đại quân triều Bắc lắng lo
Nghĩa quân Nam Việt chẳng cho lối về…"
Liệu rằng cánh quân phía tây thất bại ê trề có làm cho đám quân Tống Bình sợ hãi? Chuyện còn đang bỏ ngỏ, chương sau sẽ tỏ.
- Ý ta là quân địch không biết Phạm Đan vẫn còn ở đây. Bọn chúng sẽ càng dễ bại.
Tước sai người đóng chặt cổng thành, sai bọn lính tinh nhuệ trốn nấp trên những kèo nhà dân và các mái dạ trọng thành. Còn đám quân già yếu đứng trên thành và giữ cửa thành để chuẩn bị thực hiện kế sách đã định từ trước.
Đặng Hoài chạy tới phía chân cổng thành cùng với hơn bốn nghìn quân xin được vào thành. Quân của Từ Huyền và Trình Thảo Cứu áp sát ngay phía sau đứng cách xa chừng một dặm hô hào. Mã Tước trên thành nói vọng xuống chối lời của họ Đặng. Hoài dưới thành phân trần:
- Mã Tước chớ có lo, với hai nghìn quân trong thành chi bằng mở cổng thành cho quân ta vào hợp thành sáu nghìn binh mã sẽ giữ được chắc thành.
Đặng Hoài ra dấu cho họ Mã, họ Mã hiểu ý càng nói lời kiên quyết:
- Thôi khỏi. Mở cổng thành quân địch phía sau áp sát sẽ rước họa vào thân. Chi bằng tướng quân chạy về phía tây, có viện quân từ Man Hoàng và Trường Châu tới sẽ cứu được. Thành huyện Thái Bình này cứ để tôi lo. Sức địch vạn quân không phá nổi thành huống chi địch chỉ có hơn nửa vạn.
Đặng Hoài tỏ ra hậm hực đành cho quân chay men theo chiếc hào đi vòng qua phía nam. Quân vừa rút về phía tây thì quân đội Tống Bình cũng vừa cập tới. Từ Huyền phía dưới thành cười lớn, chỉ mũi giáo lên thành nói:
- Bọn giặc cỏ người Nam các ngươi xem ra cũng chỉ là một lũ ham sống sợ chết. Thành lớn như vậy mà lại bo bo giữ quân mình, đuổi quân đồng minh đi không cần biết sống chết.
Mã Tước từ trên thành nói vọng xuống:
- Mặc xác quân bay chửi bới. Ông không màng đến. Có giỏi thì xông lên đây.
Dáng người tầm thước vừa phải, giọng nói đặc sệt xứ Thang Châu, một người từ trong đội binh mã Tống Bình bước lên nói vọng lên:
- Mã tiền bối. Lâu ngày không gặp anh. Hóa ra anh vẫn còn sống, lại là tướng cho giặc man.
Mã Tước nheo mắt dưới ánh nắng chiều đông, gió heo may thổi khiến nhòe cay con mắt. Tước sực nhớ ra viên tiểu đồ theo Tước học việc ở Tống Bình. Tước bối rối, lắp bắp giữa ba quân:
- Nhà… nhà ngươi là kẻ nào?
- Đại ca quên tôi rồi sao. Thằng tiểu đồ Thảo Cứu, mà đại ca vẫn gọi là thằng Đồ Tre đây.
Tước toát mồ hôi giữa ngày đông, cả người ngứa ngáy. Tước cố gắng định thần lại rồi nói xuống:
- Ra là Đồ Tre, Thảo Cứu. Ngươi theo ta học điều hay lẽ phải, cớ sao lại đi theo đám tham quan?
- Kẻ khiến dân oán thán ở Tống Bình là họ Dương. Đâu đâu đám dân ấy cũng nói vì họ Dương mà Đại La tàn tạ. Nếu không phải triều đình Trường An thì đám dân Tống Bình đã bị họ Dương đó giết sạch vì nghi ngờ bọn chúng.
Họ Mã lui vào phía trong, không đối đáp với những người quen cũ. Viên hộ tướng nghe lệnh sai quân bắn nỏ xuống dưới thành. Quân đội Tống Bình lùi ra xa.
Từ Huyền bàn với Trình Thảo Cứu định đuổi theo Đặng Hoài thì Đồ Tre cản lại:
- Bọn giặc ấy không có gì đáng ngại. Dẹp châu Phong, dẹp Đỗ Động rồi thì ắt sẽ tự tan. Nay ta được giao phó huyện Thái Bình, cứ hạ trại ở đây. Nội sớm mai sẽ chiếm được huyện thành. Thành này tuy không phải là thành bé nhưng lương thảo ở đây phải chờ cấp viện từ châu La Phục. Mà La Phục lại bị quân Quách Thôi đánh phá cả tuần nay. Lương trong thành chắc chắn sẽ chỉ đủ hết ngày mai.
Từ Huyền nghe theo, sai quân hạ trại bao vây tứ phía thành huyện Thái Bình. Chập choạng tối, Thảo Cứu cho gọi hai người Hoành Trinh và Quản Đồ tới trại. Đồ Tre nói:
- Hai anh trước cùng với Mã Tước được quan đô hộ tin cậy cũng là chỗ thân quen. Nay ở trên thành nghe sắc mặt anh ấy không tốt khi gặp những người từng thân quen với anh ấy như tôi. Giờ hai anh có thể giúp Đồ Tre tôi vào trong thành thuyết phục anh ấy hàng quân ta để tránh khỏi tội phản nghịch, cũng là tránh cái tội chết.
Hoành Trinh nhìn Quản Đồ rồi nói:
- Là chúng tôi sao?
- Chẳng nhẽ lại là Đồ Tre. Ở trước ba quân, bọn chúng thấy rõ cái mặt của Thảo Cứu rồi, bọn gác thành trông thấy có khi đã giương nỏ mà bắn chết ta rồi. Hoành Trinh và Quản Đồ hai anh hãy cố nói cho khéo mà vào trong thành khuyên nhủ anh ấy.
Hai người đó gật đầu nhưng trong lòng không khỏi bồn chồn. Đoạn đi ra khỏi trại, Đồ Tre chạy tới đưa cho hai người đó một lá thư. Đồ Tre dặn dò:
- Thảo Cứu đưa cho hai anh lá thư này. Hai anh đi về phía tây, ở đó có cổng thành nhỏ, chỗ ấy không có quân của ta bao vây nên sẽ bớt bị bọn lính ở chỗ ấy nghi ngờ.
Quản Đồ gật đầu rồi ghẹm lá thư vào trong tay áo. Hoành Trinh cũng dắt ngựa đi theo. Đi được nửa canh giờ, hai người đã tới được cổng thành phía tây. Hai người đập cổng thành xin vào. Dù nghe thấy giọng Giao Châu nhưng quân của Mã Tước vẫn dò xét rất kỹ. Một tên lính lệ trên cổng thành ném đuốc xuống.
Trinh nhặt soi từ trên xuống dưới, hai người lếch thếch mũ áo, miệng lắp bắp:
- Bọn chúng tôi là người quen cũ của Mã đại nhân. Mong các anh thưa với đại nhân cho chúng tôi vào trong thành trú nhờ. Ngoài kia hai bên đánh nhau bọn chúng tôi chẳng còn chỗ trú thân.
Tên lính gác thành nói nhỏ với một tên lính đang đi tuần ở phía bên trong thành đi báo họ Mã. Hai người kia vẫn đứng dưới co ro, hơ lửa trên đuốc cho khỏi tê tái thi thoảng lại liếc lên nhìn bọn lính đang trợn trừng nhìn hai người.
Thêm nửa canh giờ nữa trôi qua, có giọng nói đã từ rất lâu mới được nghe lại từ phía trên cổng thành đang đứng giữa hai tên lính cầm khiên gỗ nói vọng xuống:
- Hai người phía dưới đó là ai? Có việc gì cần gặp ta?
- Là bọn tôi đây. Hoành Trinh và Quản Đồ đây.
Mã Tước trong thoáng lát chưa nhớ ra nhưng rồi nhìn hai khuôn mặt phía dưới Tước đã nhớ ra. Tước sai người ném đuốc bắn nỏ ra xung quanh, không có động tĩnh gì Tước mới sai người mở cổng thành cho vào.
Ba người hàn huyên hồi lâu, kể lại chuyện cũ từ thời quan đô hộ Tượng Cổ. Sau đó loạn loạc họ Hoành và họ Quản đến Đại Nam tự, Mã Tước trốn được ra ngoài còn hai người kia ở bên trong tự ấy. Dẫu biết kế của bọn Long Trạch, Giả Thường tiếp tay cho họ Quế vào Tống Bình nhưng hai người ấy cũng buộc phải đi theo.
Trong lúc ngà say câu chuyện, Quản Đồ lấy lá thư trong tay áo ra đọc qua một lượt rồi cười phá lên. Mã Tước hỏi Đồ cười có ý gì. Đồ đọc lớn lá thư:
"Đại ca Mã Tước – đô đốc Thang Châu!
Năm xưa, kẻ học trò có đức hiếu học mà được đại ca nâng đỡ, tình cảm thắm thiết suốt cả một quãng đời. Nhớ có lúc kẻ học trò này trái tính trái nết mà đại ca khuyên răn chỉ bảo nhiều điều hay lẽ phải ấy thế mà tránh được thị phi.
Thuở đại ca về Tống Bình phục dịch cho quan đô hộ, kẻ học trò non kém lẽo đẽo khắp mặt nước sông Cái theo quan huyện Tống Bình đi thu tô, vào núi Nùng tìm bọn nợ sưu. Sau giặc nam nổi dậy, anh em ta thoát được cái tội chết. Nhờ anh khôn khéo mà được bọn ấy tin dùng tới Đại Đường Nam tự làm mật thám. Bấy giờ gian nan biết nhường nào.
Trăm trận đòn roi, suốt cả tuần bị bỏ đói, nhờ phúc đức dày mà em tìm được lối vào trong ấy bón cơm cho anh. Anh thoát ra được cũng là lúc anh em ta mất sợi dây liên lạc bởi trước đó em đã bị đày về Phúc Lộc.
Mấy năm sau có cơ hội về đất Tống Bình, em nghe người ta nói anh tìm thằng Đồ Tre nhưng đã chẳng còn ở chỗ quán rượu cũ anh vẫn hay ghé tới, khi đến Tống Bình anh nhờ người quen gửi em ở đó. Nghe tin ấy mà cổ họng sao nghẹn ngào, nước mắt chẳng thể cầm được.
Ấy vậy mà đã gần chục năm rồi, em cố gắng dò hỏi tin tức về anh. Người ta chỉ nói anh theo giặc phản loạn. Nay đứng trên thành trông anh thật oai dũng, dáng người chẳng khác ngày anh làm đô đốc ở Thang Châu. Chỉ có điều mái tóc anh chấm bạc, đôi mắt nhăn nhìn thằng Đồ Tre ở dưới. Chắc anh cũng thấy như em vậy, nghẹn đắng trong cổ họng này mà chẳng thể nói ra.
Đồ Tre rút gan rút ruột, nói lời chân tình với đại ca. Mong anh hiểu cho nỗi tâm tình của ngu đệ. Hay quay đầu, Cứu em không muốn trông thấy người anh cả rơi đầu trước toàn quân.
Hai người Hoành Trinh và Quản Đồ cũng tâm can ấy mà tới khuyên nhủ anh. Anh có giận cũng đừng trách mắng họ. Mong tin đại ca như ngày xưa ngóng ngu đệ ở Tống Bình.
Ngu đệ, Đồ Tre Trình Thảo Cứu."
Mã Tước mắt mở mắt nhắm, rượu òng ọc từ vò rượu đổ ra. Ba người rượu ôm nhau cười khanh khách, nói vu vơ ngâm thơ rồi nói tục vang vang.
Nghe thấy huyên náo, Phạm Đan choàng tỉnh giấc, cầm kiếm sắc xông thẳng tới điện phủ. Thấy hai người lạ mặt Đan quắc mắt mắng:
- Hai tên kia các người là kẻ nào? Dám chuốc say chủ tướng của quân ta?
Hai người mở mắt xua tay nói:
- Anh chàng kia râu rậm trông thật kỳ lạ. Lại bó vải trắng ở quanh vai?
Mã Tước gàn tay, mắt lờ đờ đứng dậy trong hơi men. Người chếnh choáng, họ Mã chỉ thẳng mặt Phạm Đan:
- Cái tên dân chài đáng ghét. Ngươi ăn gan hùm gan hổ à? Dám vào phủ của ta nói lớn.
Chẳng cần đôi co thêm một lời, Phạm Đan liền lấy thừng trói hai tên kia vào cột nhà. Đan sai bọn lính lệ kéo Mã Tước vào phía trong điện. Người Tước mềm nhũn như bún, chẳng có chút sức lực nào. Phạm Đan lẩm nhẩm "Cái tên họ Mã này, đang chiến trận căng thẳng, địch trước mặt vây chặt tứ phía ấy vậy mà uống say với kẻ lạ mặt đến độ như thế này. Thật chẳng đáng mặt kẻ làm tướng."
Phạm Đan ngồi chiếc ghế chủ tọa trên điện chỉn chu lại vết thương ở vai. Đan nhìn quanh thấy có mảnh vải dưới sàn liền nhặt lên. Đọc từng nét chữ thanh thoát, Đan hoảng hốt sai quân trói cả ba người lại.
Viên phó tướng dưới quyền họ Mã là Chu Hồng được Phạm Đan cho đọc lá thư lại thấy Mã Tước say mèm cùng hai tên mật thám kia nên đành tuân theo lời Phạm Đan. Đan nói với Hồng:
- Giặc ngay trước mắt, giặc ở trong thành. Nay nhà anh hãy cắt đầu một đứa, sai một tên lính tráng ra khỏi thành ném vào doanh trại quân Tống Bình để cho cái thằng Đồ Tre ấy biết quân ta không ngu muội như bọn chúng nghĩ.
Chu Hồng nghe theo sai lính cắt đầu Hoành Trinh đang ngái ngủ rồi sai một tên lính dũng cảm ra ngoài thành ném vào doanh trại họ Trình. Quân Tống Bình nhặt được đầu lâu, đứa nào đứa nấy thất kinh.
Từ Huyền bàn với Thảo Cứu, Cứu hay tin giận lắm liền sai toàn quân tập kích công thành ngay trong đêm. Cứu nói trước toàn quân:
- Giặc man gian ác, ta sai sứ giảng hòa, chúng cho giết chết lại còn mang đầu lâu ném vào doanh trại quân ta. Coi quân ta không ra gì. Ta đã có ý khuyên bọn chúng đầu hàng nhưng bọn chúng ngu muội làm ra cái tội ác đáng căm giận ấy.
Đoạn nói tới đó, toàn quân hừng hực hô vang:
- Quyết dẹp giặc nam, phá huyện Thái Bình. Giết.
Gần một vạn quân khí thế xông lên. Từ trên thành, quân đội người Nam bắn nỏ như mưa xuống dưới thành, chỉ trong nửa canh giờ, mũi tên đã hết mà đội quân Tống Bình không tổn hao là bao. Phạm Đan buộc phải sai quân lính đổ dầu xuống chân thành phóng lửa thiêu cháy quân Tống Bình. Từ Huyền sai lính chạy từ cổng đông sang cổng nam, đi tới đâu dầu đổ, lửa bắt theo đến đấy.
Được thêm nửa canh giờ, quân Tống Bình vẫn tiếp tục xông lên dẫu cho dầu liên tiếp đổ xuống. Dầu cũng đã cạn, Phạm Đan buộc phải lệnh toàn quân trong thành chống cự quyết liệt trước sức công phá liên tục từ hai phía cổng thành.
Hai cây gỗ lớn, đầu bọc sắt nhọn được quân Tống Bình liên tiếp nhồi vào hai phía cổng thành. Trong vòng một canh giờ từ canh ba tới canh tư, quân Tống Bình phá được cả hai cửa thành ồ ạt xông vào trong thành.
Phạm Đan sai lính chống trả được thêm nửa canh giờ thì thế yếu hơn rõ rệt sai quân rút lui về cổng phía tây và phía bắc phá vòng vây của quân Tống Bình mà tháo chạy. Chẳng mấy chốc cả thành huyện Thái Bình tan hoang.
Từ Huyền sai lính lùng sục khắp thành, quyết không kẻ nào sót lại trong thành còn sống sót. Trình Thảo Cứu trong trận đánh không thấy Mã Tước và Quản Đồ nên đã nghĩ hai người đó bị Phạm Đan trừ khử mà trong lòng giận dữ khôn ta xiết.
Đồ Tre gào thét trong đêm, tìm khắp ngõ ngách, từng gian nhà không thấy một bóng người. Cơn giận dữ khiến Đồ Tre không còn sáng suốt, sai lính phá nát toàn bộ những gì còn sót lại, từ mái nhà tranh cho đến từng vách đất đã xiêu ngả từ bao giờ.
Mùi dầu cháy khét vẫn còn nồng nặc, quân Tống Bình không hề hay biết Phạm Đan kia có mưu đồ gì. Từ Huyền sai quân nghỉ ngơi, lệnh đóng chặt cửa thành chờ tin chiến thắng từ các mặt trận khác.
Rạng sáng canh năm ba khắc, tiếng gà gáy vang khiến Đồ Tre chợt tỉnh giấc, họ Trình nghĩ tới Mã Tước vẫn còn canh cánh trong lòng. Trình tiến vào điện phủ với hy vọng có chút manh mối về họ Mã nhưng chẳng thấy. Đồ Tre nhặt được lá thư mà mình viết cho Mã Tước vẫn còn nồng nặc mùi rượu.
Thoáng chốc, Thảo Cứu cũng kiếm cho mình vò rượu uống cho ấm trong tiết trời đông giá. Từ trên nóc nhà có tiếng lách cách, họ Trình đi ra ngoài dò xét. Từ phía tây, quân chạy tới báo:
- Bẩm tướng quân. Góc thành phía tây bỗng nhiên có lửa bốc lên. Gió heo may thổi cháy lan sang cả phía nam rồi ạ.
Trình Thảo Cứu giận dữ quát tháo:
- Bọn chúng bay đứa nào bất cẩn gây hỏa hoạn, còn không mau dập lửa?
Tin liên tiếp báo về, các nhà phía bắc, phía đông từ đâu lửa bốc cháy dữ dội. Phía nam thành rất nhiều củi khô dạ nỏ bắt lửa rất nhanh, quân không sao dập tắt kịp do nước trong thành không đủ. Bấy giờ Trình Thảo Cứu mới giật mình nhìn lên nóc nhà.
Trên mái nhà phủ điện họ Trình nghỉ ngơi có đến năm tên lính chỉ mặc áo tơi bằng dạ, đóng khố đang cố châm lửa. Từ Huyền chạy tới báo lại cho Thảo Cứu rằng trong thành mỗi nóc nhà có hai đến ba quân lính người Nam châm lửa cháy rồi gây láo loạn trong thành.
Gió heo may thổi mỗi ngày một lớn, cả thành huyện Thái Bình như một chiếc lò thiêu cả nghìn quân lính Tống Bình. Bọn lính tha hồ giẫm đạp lên nhau, cố dội ướt cả thân mình để thoát khỏi chiếc lò thiêu ấy.
Từ Huyền cố gắng sắp xếp đội hình đội ngũ trong khi đó Trình Thảo Cứu lầm lũi đi từ phủ điện đi ra chém lấy đầu năm tên lính người Nam. Hai tên hộ tướng ôm lấy Cứu tháo chạy ra khỏi thành.
Chạy thoát khỏi bão lửa, Cứu bị cháy mất một cánh tay. Thảo Cứu dặn bọn bộ tướng phế đi, đứa nào đứa nấy không dám. Từ Huyền đành phải rút kiếm chặt rời cánh tay bị cháy của Đồ Tre. Đồ Tre kêu gào thảm thiết, nước mắt chảy ròng nhìn đám quân sĩ đang cố sống cố chết thoát khỏi bão lửa.
Ở phía ngoài, quân của Đặng Hoài đã chờ sẵn hai cổng phía bắc và phía đông. Quân lính Tống Bình chín phần thương vong đến tám. Còn lại đám tàn binh theo Từ Huyền chạy về phía nam. Một đám người ngựa khoảng ba mười người theo Thảo Cứu chạy về bắc hòng chờ viện binh từ châu La Phục và châu Phong.
Phạm Đan sai quân mai phục suốt dọc đường đi. Hơn chín trăm tàn binh còn lại hơn nửa chạy thoát khỏi vòng vây của nghĩa quân người Nam. Từ Huyền cắm đầu cắm cổ chạy vẫn ngoái đầu lại hỏi bọn bộ tướng:
- Quân Nam còn đuổi theo nữa hay không? Hai bên còn mai phục nữa không?
Sau trận Thái Bình, Từ Huyền bị ám ảnh bởi lửa. Hễ ngửi thấy mùi dầu hay đám quân châm lửa Huyền lập tức sai dập đi. Từ Huyền bị bọn bộ tướng Hàn Ước đuổi khỏi quân ngũ về đất Chu Diên sống thêm được vài năm. Nghe dân chúng huyện ấy kể lại, vợ Huyền đốt rơm trong nhà đun cháo cho chồng ăn, Huyền thấy lửa kinh hãi vội chạy ra bờ sông Luộc, hương Đa Cương dìm mình dưới sông rồi chết đuối.
Trình Thảo Cứu sau trận thua trước quân đội người Nam cố đi tìm viện quân, trong vô vọng đã bỏ trốn vào rừng sâu. Theo vết máu, người ta tìm thấy một cái xác chỉ còn một cánh tay ở bìa rừng núi Tản.
Nghe dân vùng ấy kháo nhau rằng bọn chúng đi qua chỗ ấy hay trông thấy một người thấp nhỏ đang lúi húi chặt cây cứ thấy người là biến mất. Sau đó dân ở núi ấy dựng bia mà thờ thì mới hết.
Sau này nhắc đến trận đánh ở huyện Thái Bình mùa đông năm Mậu Tuất, dân Nam vẫn thường hồ hởi đọc mấy vần thơ:
"Gió heo phương bắc thổi về nam
Trám trắng đầy sân, sen úa tàn
Đông đã đi qua hay mới đến?
Lá thời xanh mướt ngả vàng cam
"Kiêu binh tất bại" xưa nay đúng
"Thấu ngã tri thù" phá giặc tan
Vạn kiếp thiên thu chẳng gột hết
Thái Bình ngọn lửa giết gian tham
---
Văn Lang đất thuở hồng hoang
Vạn Xuân, Âu Lạc, Lĩnh Nam oai hùng
Ngàn năm đói khổ bần cùng
Bao nhiêu trận đánh lẫy lừng sử xanh
Mê Linh nữ tướng tung hoành
Liên Châu Hợp Phố ghi danh anh tài
Hùng Sơn Hắc Đế giương oai
Đường Lâm Bố Cái nào ai sánh bằng
Giặc kia tham ác hung hăng
Vạn quân kéo tới cuốn phăng đất trời
Bạo gian chẳng được lòng người
Trời xanh thấu tỏ, đất thời chẳng dung
Một đêm sương gió mịt mùng
Thành cao lũy đất bỏ không cho thù
Canh năm gà gáy âm u
Tiếng kêu thảng thiết hỏa thiêu Thái Bình
Vạn quân hùng mạnh kiêu binh
Lưỡi khua ba tấc họ Trình trá gian
Nào ngờ nghĩa tướng Phạm Đan
Dùng mưu họ Đặng quân Hàn thua to
Đại quân triều Bắc lắng lo
Nghĩa quân Nam Việt chẳng cho lối về…"
Liệu rằng cánh quân phía tây thất bại ê trề có làm cho đám quân Tống Bình sợ hãi? Chuyện còn đang bỏ ngỏ, chương sau sẽ tỏ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook