Giống Rồng
-
Chương 18-2: Tiểu đồ Lọc lõi khinh rẻ kẻ cầm binh
Gã râu rậm kia thở dốc, Từ Huyền dùng sức trói gã lại. Huyền hỏi:
- Các ngươi muốn chết hay sao mà dám chống lại quân triều đình?
Gã râu rậm kia ra dấu, cả đám trai tráng quỳ sụp xuống bái lạy:
- Mong các quan tha mạng. Mong các quan tha mạng.
Từ Huyền ghì chặt đòn thương siết càng mạnh vào cổ gã râu rậm, Huyền hét lớn vào tai gã:
- Nói! Các ngươi trai tráng? Giọng nói không phải người vùng này. Có phải là lính đào ngũ hay không?
Gã râu rậm mặt mày đỏ tía, cố chống cự trước uy lực của viên tướng quân họ Từ. Gã nghiến răng, cố phát ra âm thanh từ miệng gã:
- Bẩm tướng quân. Bọn tiểu nhân là đám ngư chài vùng Xích Đằng, vì nạn cướp và giặc man chiếm lấy sông mà tới vùng sông hát kiếm cá sống qua ngày. Mấy ngày qua lại bị bọn giặc man từ Trường Châu tới dễ đến cả vạn quân giày xéo, đám chài lưới chúng tôi chẳng thể sống nổi. Đi ngược sông Đáy thấy chỗ này có núi, có đầm mượn tạm ít đất của đám người bản địa mà dựng nhà tránh tai ương.
Từ Huyền dần nới lỏng đòn thương, mặt gã nguội dần vừa nói vừa sặc sụa ho. Từ Huyền trông tầm mắt về phía tây con sông Đáy có một đầm nước lớn, bên cạnh là một núi thấp, cây lá xum xuê được tỉa gọt gọn ghẽ, thoáng lối đi vào. Từ Huyền bỗng nhiên trong người cảm thấy khác lạ liền thả gã râu rậm đi.
Gã râu rậm đứng ra trước mặt hô đám lâu la mình trần đóng khố trong cái rét căm căm của tiết trời đông chí. Gã bở hơi tai, lắc đầu cho khỏi choáng vái rồi sai cả đám lính quỳ xuống. Hắn chắp tay cúi đầu từ tốn thưa khi Huyền mở lời hỏi.
Đây vốn là đất Ninh Kiều, trên có núi Phượng Hoàng, tục gọi là núi Ninh, cạnh có đầm nước mát lành thông ra sông Đáy ấy là Vực Ninh. Nước sâu thăm thẳm lại nhiều cá tôm, dân bản địa ở đấy đã ở đây cả nghìn năm rồi. Dân đất ấy kể rằng, ngày trước Phụ tín Đại vương có ghé qua đất ấy, trông thấy chim Phượng Hoàng đậu trên núi cao, cúi đầu xuống vực nước bên cạnh nên xứ ấy mới có tên như vậy. Phụ tín dạy dân vùng ấy xảo thuật, chẳng mấy mà làng ấp xứ ấy nổi tiếng với nghề đẽo đá, chạm trổ, tiếng thơm nức vùng.
Gã râu rậm sai một tên nói giọng xứ Đoài, giọng nghe nặng trĩu dẫn đường cho đám quân lính Tống Bình bước vào trong làng nhỏ phía chân núi nằm cạnh Vực Ninh. Xung quanh đây đồng trũng, đất nhấp nhô, thấy đám con gái đang be bờ đắp đất, dẫn nước từ con suối nhỏ từ trong hốc núi chảy ra. Một đám trung niên đang khơi mương mang nước từ đồng trũng đổ vào đầm nước.
Từ Huyền sai quân lính nghỉ chân ở dưới chân núi, có chiếc đình làng bóng cây phủ khắp phía trước sân được lát bằng đá xanh. Đình được dựng theo hình chuôi vồ, tiền đường rộng ba gian chái, mặt trước là cửa gỗ chạm khắc điêu luyện. Mái đình được lợp ngói nung già, từng vẩy mái được đan xen kín đặc, trong không nhìn ra, ngoài chẳng thấy. Địa thế khuôn viên của đình thật hiếm thấy, cổng nghi môn nhìn ra Vực Ninh. Phía phải là bến tắm, có đám trẻ con còn đang nô nghịch hái sen bắt cá. Phía trái là hai chiếc cầu tre dẫn lối ra thủy đình cột xà chắc nịch bằng gỗ lim ngâm mình dưới nước sâu của đầm như đôi tay dang rộng ôm lấy bờ.
Từ Huyền ngủ thiếp đi khi canh gà vừa điểm, phía trong đình gió nhẹ hiu hiu, hương hoa bưởi sớm nở quyện cùng khói nhang khiến người ta dễ chịu biết nhường nào. Có tiếng trống quân, Từ huyền choáng váng trong đầu nhìn thấy mờ mờ trong sương giá một lão thần uy nghi, cưỡi ngựa trắng, mặt đỏ hồng hào, giọng nói rền vang:
- Các ngươi bậc quân tướng mà không biết thương xót nỗi đau của dân ấy là tội lớn, chỉ vì tranh giành vinh hoa phú quý mà giết hại dân mình, để cho đám tham quan ung dung nơi phủ điện mà đằm mình trong biển máu của dân nam.
Một trận mưa giữa đêm đông giá buốt, nước mưa hắt trúng mặt họ Từ. Huyền giật mình tỉnh giấc ú ớ:
- Hỡi thần nhân! Con xin người chỉ dạy.
Hỏi ra mới biết, chính đình ấy thờ Phụ tín đại vương. Xưa nghe gương hiền nhân giúp nhà Tần đánh giặc mà không cướp một hạt thóc của dân. Thấy Tần đế tàn ác hại dân mà Ông Trong đành dứt quan về đất mẹ An Nam. Từ Huyền vội vã sắp lễ vật, dâng nén nhang lẩm nhẩm mấy lời cầu thỉnh:
"Bẩm thần nhân trên cao chứng giám
Con người trần nào dám nói sai
Dân ca dân thán bi ai
Làm thân tướng sĩ hiến tài xả thân
Bao năm gian khổ bần sang ấy
Nuốt trăm hận sao thấy đắng cay
Mong sao qua được những ngày
Không còn đói rét, thẳng ngay dạ này."
Nói rồi một đàn chim cú kêu ầm vang xóm nhỏ làm xao động khắp mặt nước Vực Ninh. Tiếng ếch nhái kêu hoảng loạn trong đêm, một vài ánh đuốc phập phù dưới dưới trận mưa tàn cơn. Huyền chạy ra phía ngoài cửa đình sai lính tráng tập trung, chuẩn bị hành quân tới thành huyện Thái Bình.
Bỗng có ánh sáng từ phía đình hắt ra chói lòa khiến Huyền không khỏi giật mình. Lại một bát hương trong đình làng người Nam nữa cháy. Ngọn lửa rực rỡ bốc cao ngun ngút, vài người dân đang ở sân đình cùng hoảng hốt. Gã râu rậm cầm chạc ba xông tới, hò hét đám quân dân dập lửa trong đình.
Từ Huyền bước chậm vào trong, trong lòng canh cánh mối lo rằng "Chẳng hay đình làng có bát hương bị cháy, liệu có phải điềm không tốt xảy ra?"
Gã râu rậm nhìn Huyền đầy âu lo liền vỗ vai cười hề hề với viên tướng người Nam:
- Tướng quân chớ có lo. Thường là điềm tốt thì mới vậy. Xem ra ngài sắp gặp được niềm vui. Thắng trận này hoặc gặp người chi kỷ, cũng có thể gặp được người có duyên…
Từ Huyền nhếch mép cười, hồn vẫn chưa hoàn nhập xác. Huyền ngồi nghĩ vẩn vơ, ngắt một cành đa già rồi vò vò bối rối. Từ phía tây có tiếng ngựa rào rào, Huyền sực tỉnh nhận ra Trình Thảo Cứu.
Người này vốn là một viên tiểu đồ người Thang Châu, dáng người thấp nhỏ, tóc cứng như rễ tre chỉ mọc đến vai thì không dài ra nữa nên khi ở Thang Châu, bọn quan ở đấy vẫn gọi là hắn là thằng Đồ Tre. Năm nay Cứu tuổi mới hai lăm, xưa theo Mã Tước học việc ở phủ đô hộ khi Tước được Tượng Cổ tin dùng, sau đó do có ý chống đối họ Dương mà bị đày ở miền nam Phúc Lộc.
Ở Phúc Lộc nhờ khéo ăn khéo nói lại khéo nuôi gà đá hắn được ưu ái trong trại Phúc Lộc. Tiếng đá gà của Đồ Tre lan ra khắp vùng đất xa xôi miền biên ải ấy khiến hắn được lòng đám cường hào đất Phúc Lộc. Hắn được giới thiệu làm giám hộ cho một viên phú hộ. Sau này, Dương Thanh ở Tống Bình bị Quế Trọng Vũ dẹp bỏ thì tên này phất lên như diều gặp gió.
Trang trại của viên phú hộ năm ấy nuôi rất nhiều gà chọi, một lần viên huyện lịnh huyện Nhu Viễn ghé thăm, thấy Đồ Tre nhanh nhẹn và giỏi lựa gà có nhờ hắn lựa cho một con. Gà này sau được viên quan huyện mang đi thách đấu khắp châu Phúc Lộc đều thắng cả. Bấy giờ Đồ Tre được cất nhắc làm Lính lệ trong huyện nha. Sau theo viên huyện lịnh đá gà được lòng viên huyện lịnh, hắn đút lót quan huyện bằng tiền thắng cược đá gà để lo lót quan thứ sử châu Phúc Lộc. Đồ Tre được ban cho chức huyện thừa.
Làm huyện thừa được nửa năm, Lý Nguyên Gia dựng La Thành muốn các địa phương vùng biên ải đóng góp nhân lực và tiền của. Huyện Nhu Viễn vốn là một huyện nhỏ nghèo ở châu Phúc Lộc, dân ở đấy không hay chữ, thanh niên phần nhiều đều bị bắt đi lính. Số trai tráng còn lại trong châu chưa đủ vẫn bị thiếu mất hai người. Ấy nên quan thứ sử châu ấy buộc phải sai các quan huyện tìm trong đám con cháu các huyện quan đang làm trong các nha huyện.
Huyện Nhu Viễn thiếu một người nữa, quan huyện xét thấy chỉ còn mỗi Đồ Tre không thân thích lại còn trẻ nên rót mật vào tai họ Trình. Trình gói ghém tích được một lượng vàng cũng mới vừa thua đá gà, quan huyện cũng bị mất một khoản kha khá nên Trình ngậm ngùi phải đi ra Tống Bình làm chân nha dịch.
Dựng xong La Thành, Lý Nguyên Hỷ cho giải giáp đám người huy động từ các vùng biên ải. Nhờ mối quen cũ ngày trước, Đồ Tre ở nhờ ở quán trọ trong La thành. Quán này vốn đông đúc nhiều khách qua lại. Đồ Tre nhận làm con buôn gà đá cho quán, từ bấy quán phất lên. Đồ Tre được giữ lại trông coi việc đá gà.
Thi Nguyên có lần ghé tới xem đá gà trông thấy Đồ Tre thì ưng mắt, liền dạm hỏi họ Trình. Họ Trình lanh lẹ mà được lòng Thi Nguyên, Nguyên gả đứa em họ người Đỗ Động cho.
Sau này loạn lạc, Vương Thăng Triều cất binh chiếm Tống Bình, quán ấy buộc phải đóng cửa. Họ Trình được Thi Nguyên cho làm giám quân, sau trận đánh ở sông Cái dẹp bỏ được họ Vương thì Trình được cất nhắc phò tá cho Hàn Lâm.
Trận chiến sắp tới, đánh với quân họ Dương, Thảo Cứu bày kế mà chiếm được thành Đỗ Động. Hàn Lâm giữ quân ở trong thành rồi xuất binh tiến về phía nam. Thảo Cứu mang binh hợp với một phần quân Tống Bình đánh vào các huyện phía tây.
Buổi tối giá rét lại có cơn mưa trái mùa, quân của Trình Thảo Cứu thấy chỗ đất rộng dựa núi lại có mặt đầm phía trước chắn che nên ghé vào. Gặp quân của Từ Huyền, Thảo Cứu thấy mừng lắm. Hai người vội vào phía trong đình bàn bạc việc quân.
Thảo cứu châm đuốc nhìn qua gian đình rộng rãi, bỗng giật mình Thảo Cứu ném đuốc xuống, giọng nói run run, chân tay bủn rủn:
- Thần nhân chốn nào? Xin ngài xá tội cho kẻ trần mắt thịt.
Gã râu rậm cười lớn từ phía cửa đình:
- Đình này thờ Phụ tín Đại vương, người ở đất Chèm nổi danh đất bắc dưới thời Tần Đế.
Thảo Cứu chưa khỏi hoảng hồn, giọng vẫn còn lập bập:
- Các anh có vừa trông thấy không? Bức tượng trừng mắt khiến Cứu tôi kinh hãi.
Từ Huyền kéo Đồ Tre, phủi chút vẩn bụi rồi vỗ về:
- Danh tiếng của Phụ tín ta đây đã từng nghe. Ngài là một viên tướng giỏi lại rất thương dân, không mang cái uy để đi dọa nạt kẻ khác.
Gã râu rậm thoáng qua trong đầu nghĩ rằng "Bọn giặc tham quan cũng chỉ là mấy kẻ nhát gan, xem ra ta phải cho bọn tham quan ấy một bài học." Gã râu rậm hồ hởi:
- Đúng vậy, đúng vậy. Chắc vị đại nhân này có hơi chút bất an nên mới ra như vậy. Chứ Phụ tín ngài chẳng bao giờ nạt ai.
- Anh ta là ai? – Thảo Cứu quát lớn chỉ về phía cửa.
Gã râu rậm cúi đầu bẩm lại:
- Bẩm đại nhân. Con dân có mắt như mù, đã xen vào việc lớn của các quan. Con là thằng Lợn ạ. Mới chuyển về đây kéo chài bên sông Đáy. Thấy các tướng quân uy phong lẫm liệt mà ghé xem đã làm phiền các tướng.
Từ Huyền xua tay cho gã đi ra, nói với họ Trình rằng:
- Bọn này là dân thiện lương. Không có điều gì đáng ngờ cả. Tôi đã sai bọn lính đi tra khảo đám dân ở đây, đúng là bọn này mới đến đây dựng nhà. Khi chiều vẫn còn thấy bọn ấy đi cắt gốc dạ để dựng nhà.
Đồ Tre tỏ vẻ nghi ngại:
- Bọn này trai tráng, hà cớ gì lại không phải xung quân? Có chắc là đám dân thiện lương? Thấy kẻ nào cũng săm một hình lớn ở chân.
Từ Huyền cười khẩy, lắc đầu:
- Thảo Cứu không biết đấy thôi. Dân Giao Chỉ thường có tục săm mình, nhất là bọn ngư chài, để chúng đuổi thủy quái, yêu tinh.
Họ Trình vẫn còn chút nghi ngại:
- Ừ, tôi biết. Chỉ có điều, quan đô hộ đã ban lệnh bỏ hết tục cũ của người Nam, bắt được kẻ nào sẽ giáng tội. Mà bọn này…
Huyền nhếch mép:
- Anh ở Phúc Lộc châu cũng thừa biết, bọn dân chúng ở trong thành thì có tuân theo, chứ ở ngoài, đám thổ phỉ ấy đâu nào có ai quản nổi chúng. Đánh chúng thì chúng chống trả, phạt chúng thì chẳng có tiền nên các quan địa phương cũng ơi à làm ngơ ấy thôi.
Họ Trình nghe lời phân giải của Huyền cũng bớt phần nghi ngại. Thảo Cứu ngậm tách trà rồi còn đang nóng làm dịu đi cái tê buốt của trận mưa giữa đông.
Từ Huyền cầm thư quân lệnh gửi cho Thảo Cứu. Họ Trình nhìn nét chữ nhận ra ngay chữ của họ Trần, Thảo Cứu bỗng cười phá lên. Huyền lấy làm ngạc nhiên hỏi:
- Có điều gì khiến Đồ Tre buồn cười.
Thảo Cứu đặt lá thư lên bàn, rồi đập tay thật mạnh xuống Huyền giật mình:
- Cái tên họ Trần ấy thường ngày khua môi múa mép ở trong trướng phủ, nào có biết cầm gươm cầm giáo mà cũng bày kế nọ kia. Ta thấy Đô hộ đại nhân hơi nuông chiều hắn.
Huyền thắc mắc:
- Cớ sao anh lại chê cười quân sư?
- Vừa nói rồi đó.
- À, ừ… - Từ Huyền ấp úng.
Quân mật thám báo về, có binh sĩ người nam sáng sớm ngày hôm nay có khoảng hai trăm người đi từ huyện Thái Bình về phía đông nam chưa thấy quay trở lại. Phạm Đan cầm hơn một nghìn lính đang ở phía bắc cách Vực Ninh chừng hai chục dặm đường. Còn lại đám quân của Đặng Hoài đang tỏa ra từ phía châu La Phục.
Bấy giờ Đồ Tre hăm hở giáo mác, chưa uống hết tách trà mới pha, bát cháo còn chưa kịp nguội đã hất đi sai quân sĩ:
- Địch ở phía trước, các ngươi mau mau chờ lệnh nghênh địch. Các ngươi điểm danh trong quân đề phòng có người của địch trà trộn trong quân ta. Phát hiện ra kẻ khả nghi chém chết không tha.
Nói rồi quân sĩ của họ Trình điểm binh tướng ngay tức thì. Tất thảy bảy nghìn lính đã đủ, không thừa một ai.
Họ Trình sai quân lính chia làm hai ngả. Một ngả đi theo hữu ngạn sông Đáy đi về phía bắc. Ba nghìn quân lính do Đồ Tre và hai viên tướng chỉ huy sẽ dụ quân lính của Phạm Đan đang đóng ở chân núi Đồng Lư kéo về phía nam đi qua núi Tiên Lữ, rồi tiếp tục đi qua khoảng giữa núi Trầm và dãy đồi ở phía tây.
Cánh quân còn lại Từ Huyền sai quân lính đi về phía tây vòng qua núi Phượng Hoàng. Một nghìn binh mã sẽ mai phục từ trên núi Tiên Lữ hòng chờ quân lính của Phạm Đan đi qua thì lao ra chém giết, ba nghìn binh còn lại sẽ mai phục từ hai bên tả hữu chỗ đất bằng giữa núi Trầm và dãy đồi phía tây.
Ba nghìn binh mã khẩn trương hành quân tới núi Đồng Lư. Đoạn giữa đường gặp một trăm lính của Phạm Đan đang cầm đuốc bên bờ sông Đáy đang cố gắng vượt sông. Trình Thảo Cứu lập tức cho quân cầm cung tên ra bắn xối xả xuống phía dưới sông. Quân của Phạm Đan dính tên đến phân nửa.
Từ phía sau, đội quân của Trình Thảo Cứu xông lên chém giết, quân lính Phạm Đan vội vã bỏ thuyền, bỏ mái chạy về phía núi Đồng Lư. Đám quân chạy vào trong núi thì trong núi im ắng đến lạ thường. Đồ Tre sai quân dừng chân chia làm hai ngả đông tây thám thính quanh núi.
Thảo Cứu sai quân chỉnh tề rồi hò hét để quân Phạm Đan nghe thấy xông ra đánh thì từ dưới mặt sông Đáy đi lên có đến hai chục chiếc thuyền nhỏ chở theo năm trăm lính cầm đuốc hò reo. Cánh quân phía đông của Thảo Cứu hoảng loạn vội vã quay ra chống trả. Thảo Cứu nghe tiếng hò reo liền sai quân từ ngả phía tây vòng qua phía đông yểm trợ.
Lính của Phạm Đan ồ ạt nhảy lên bờ sông đánh một trận quyết liệt với cánh quân phía đông. Khi cánh phía tây do Thảo Cứu cầm đầu tới thì từ phía bắc núi, hơn một nghìn lính kèm theo cây lớn, đá lớn lăn từ phía lưng núi xuống, hò hét, khí thế lên rất cao.
Trình Thảo Cứu liền sai quân rút ra xa chân núi đi về phía sát bờ sông, hai bên giao chiến quyết liệt mà không thấy Phạm Đan. Thảo Cứu e có chuyện không hay lập tức sai quân rút về theo kế hoạch.
Quân lính của Thảo Cứu chạy được hai dặm thì từ một bãi lau xuất hiện thêm một đoàn quân xông ra. Một viên tướng mặc áo vải, tóc tém gọn gàng, chân đi giày rơm, mặc chiếc áo tơi bằng dạ, dáng người cao lớn, cũng râu rậm, mặt vuông, ngược tầm thước, đôi mày sâu róm cầm chiếc gậy chạc ba đón sẵn quân của Thảo Cứu.
Thảo Cứu không khỏi bất ngờ, ánh đuốc hắt vào khuôn mặt của viên tướng người nam kia. Họ Trình hét lớn:
- Thì ra mày chính là thằng Lợn râu rậm ở Ninh Sơn. Tao phải giết mày.
Gã râu rậm này là kẻ thế nào? Phải chăng bọn Thảo Cứu, Từ Huyền bị mắc mưu của quân Nam Việt. Chương sau sẽ tỏ.
- Các ngươi muốn chết hay sao mà dám chống lại quân triều đình?
Gã râu rậm kia ra dấu, cả đám trai tráng quỳ sụp xuống bái lạy:
- Mong các quan tha mạng. Mong các quan tha mạng.
Từ Huyền ghì chặt đòn thương siết càng mạnh vào cổ gã râu rậm, Huyền hét lớn vào tai gã:
- Nói! Các ngươi trai tráng? Giọng nói không phải người vùng này. Có phải là lính đào ngũ hay không?
Gã râu rậm mặt mày đỏ tía, cố chống cự trước uy lực của viên tướng quân họ Từ. Gã nghiến răng, cố phát ra âm thanh từ miệng gã:
- Bẩm tướng quân. Bọn tiểu nhân là đám ngư chài vùng Xích Đằng, vì nạn cướp và giặc man chiếm lấy sông mà tới vùng sông hát kiếm cá sống qua ngày. Mấy ngày qua lại bị bọn giặc man từ Trường Châu tới dễ đến cả vạn quân giày xéo, đám chài lưới chúng tôi chẳng thể sống nổi. Đi ngược sông Đáy thấy chỗ này có núi, có đầm mượn tạm ít đất của đám người bản địa mà dựng nhà tránh tai ương.
Từ Huyền dần nới lỏng đòn thương, mặt gã nguội dần vừa nói vừa sặc sụa ho. Từ Huyền trông tầm mắt về phía tây con sông Đáy có một đầm nước lớn, bên cạnh là một núi thấp, cây lá xum xuê được tỉa gọt gọn ghẽ, thoáng lối đi vào. Từ Huyền bỗng nhiên trong người cảm thấy khác lạ liền thả gã râu rậm đi.
Gã râu rậm đứng ra trước mặt hô đám lâu la mình trần đóng khố trong cái rét căm căm của tiết trời đông chí. Gã bở hơi tai, lắc đầu cho khỏi choáng vái rồi sai cả đám lính quỳ xuống. Hắn chắp tay cúi đầu từ tốn thưa khi Huyền mở lời hỏi.
Đây vốn là đất Ninh Kiều, trên có núi Phượng Hoàng, tục gọi là núi Ninh, cạnh có đầm nước mát lành thông ra sông Đáy ấy là Vực Ninh. Nước sâu thăm thẳm lại nhiều cá tôm, dân bản địa ở đấy đã ở đây cả nghìn năm rồi. Dân đất ấy kể rằng, ngày trước Phụ tín Đại vương có ghé qua đất ấy, trông thấy chim Phượng Hoàng đậu trên núi cao, cúi đầu xuống vực nước bên cạnh nên xứ ấy mới có tên như vậy. Phụ tín dạy dân vùng ấy xảo thuật, chẳng mấy mà làng ấp xứ ấy nổi tiếng với nghề đẽo đá, chạm trổ, tiếng thơm nức vùng.
Gã râu rậm sai một tên nói giọng xứ Đoài, giọng nghe nặng trĩu dẫn đường cho đám quân lính Tống Bình bước vào trong làng nhỏ phía chân núi nằm cạnh Vực Ninh. Xung quanh đây đồng trũng, đất nhấp nhô, thấy đám con gái đang be bờ đắp đất, dẫn nước từ con suối nhỏ từ trong hốc núi chảy ra. Một đám trung niên đang khơi mương mang nước từ đồng trũng đổ vào đầm nước.
Từ Huyền sai quân lính nghỉ chân ở dưới chân núi, có chiếc đình làng bóng cây phủ khắp phía trước sân được lát bằng đá xanh. Đình được dựng theo hình chuôi vồ, tiền đường rộng ba gian chái, mặt trước là cửa gỗ chạm khắc điêu luyện. Mái đình được lợp ngói nung già, từng vẩy mái được đan xen kín đặc, trong không nhìn ra, ngoài chẳng thấy. Địa thế khuôn viên của đình thật hiếm thấy, cổng nghi môn nhìn ra Vực Ninh. Phía phải là bến tắm, có đám trẻ con còn đang nô nghịch hái sen bắt cá. Phía trái là hai chiếc cầu tre dẫn lối ra thủy đình cột xà chắc nịch bằng gỗ lim ngâm mình dưới nước sâu của đầm như đôi tay dang rộng ôm lấy bờ.
Từ Huyền ngủ thiếp đi khi canh gà vừa điểm, phía trong đình gió nhẹ hiu hiu, hương hoa bưởi sớm nở quyện cùng khói nhang khiến người ta dễ chịu biết nhường nào. Có tiếng trống quân, Từ huyền choáng váng trong đầu nhìn thấy mờ mờ trong sương giá một lão thần uy nghi, cưỡi ngựa trắng, mặt đỏ hồng hào, giọng nói rền vang:
- Các ngươi bậc quân tướng mà không biết thương xót nỗi đau của dân ấy là tội lớn, chỉ vì tranh giành vinh hoa phú quý mà giết hại dân mình, để cho đám tham quan ung dung nơi phủ điện mà đằm mình trong biển máu của dân nam.
Một trận mưa giữa đêm đông giá buốt, nước mưa hắt trúng mặt họ Từ. Huyền giật mình tỉnh giấc ú ớ:
- Hỡi thần nhân! Con xin người chỉ dạy.
Hỏi ra mới biết, chính đình ấy thờ Phụ tín đại vương. Xưa nghe gương hiền nhân giúp nhà Tần đánh giặc mà không cướp một hạt thóc của dân. Thấy Tần đế tàn ác hại dân mà Ông Trong đành dứt quan về đất mẹ An Nam. Từ Huyền vội vã sắp lễ vật, dâng nén nhang lẩm nhẩm mấy lời cầu thỉnh:
"Bẩm thần nhân trên cao chứng giám
Con người trần nào dám nói sai
Dân ca dân thán bi ai
Làm thân tướng sĩ hiến tài xả thân
Bao năm gian khổ bần sang ấy
Nuốt trăm hận sao thấy đắng cay
Mong sao qua được những ngày
Không còn đói rét, thẳng ngay dạ này."
Nói rồi một đàn chim cú kêu ầm vang xóm nhỏ làm xao động khắp mặt nước Vực Ninh. Tiếng ếch nhái kêu hoảng loạn trong đêm, một vài ánh đuốc phập phù dưới dưới trận mưa tàn cơn. Huyền chạy ra phía ngoài cửa đình sai lính tráng tập trung, chuẩn bị hành quân tới thành huyện Thái Bình.
Bỗng có ánh sáng từ phía đình hắt ra chói lòa khiến Huyền không khỏi giật mình. Lại một bát hương trong đình làng người Nam nữa cháy. Ngọn lửa rực rỡ bốc cao ngun ngút, vài người dân đang ở sân đình cùng hoảng hốt. Gã râu rậm cầm chạc ba xông tới, hò hét đám quân dân dập lửa trong đình.
Từ Huyền bước chậm vào trong, trong lòng canh cánh mối lo rằng "Chẳng hay đình làng có bát hương bị cháy, liệu có phải điềm không tốt xảy ra?"
Gã râu rậm nhìn Huyền đầy âu lo liền vỗ vai cười hề hề với viên tướng người Nam:
- Tướng quân chớ có lo. Thường là điềm tốt thì mới vậy. Xem ra ngài sắp gặp được niềm vui. Thắng trận này hoặc gặp người chi kỷ, cũng có thể gặp được người có duyên…
Từ Huyền nhếch mép cười, hồn vẫn chưa hoàn nhập xác. Huyền ngồi nghĩ vẩn vơ, ngắt một cành đa già rồi vò vò bối rối. Từ phía tây có tiếng ngựa rào rào, Huyền sực tỉnh nhận ra Trình Thảo Cứu.
Người này vốn là một viên tiểu đồ người Thang Châu, dáng người thấp nhỏ, tóc cứng như rễ tre chỉ mọc đến vai thì không dài ra nữa nên khi ở Thang Châu, bọn quan ở đấy vẫn gọi là hắn là thằng Đồ Tre. Năm nay Cứu tuổi mới hai lăm, xưa theo Mã Tước học việc ở phủ đô hộ khi Tước được Tượng Cổ tin dùng, sau đó do có ý chống đối họ Dương mà bị đày ở miền nam Phúc Lộc.
Ở Phúc Lộc nhờ khéo ăn khéo nói lại khéo nuôi gà đá hắn được ưu ái trong trại Phúc Lộc. Tiếng đá gà của Đồ Tre lan ra khắp vùng đất xa xôi miền biên ải ấy khiến hắn được lòng đám cường hào đất Phúc Lộc. Hắn được giới thiệu làm giám hộ cho một viên phú hộ. Sau này, Dương Thanh ở Tống Bình bị Quế Trọng Vũ dẹp bỏ thì tên này phất lên như diều gặp gió.
Trang trại của viên phú hộ năm ấy nuôi rất nhiều gà chọi, một lần viên huyện lịnh huyện Nhu Viễn ghé thăm, thấy Đồ Tre nhanh nhẹn và giỏi lựa gà có nhờ hắn lựa cho một con. Gà này sau được viên quan huyện mang đi thách đấu khắp châu Phúc Lộc đều thắng cả. Bấy giờ Đồ Tre được cất nhắc làm Lính lệ trong huyện nha. Sau theo viên huyện lịnh đá gà được lòng viên huyện lịnh, hắn đút lót quan huyện bằng tiền thắng cược đá gà để lo lót quan thứ sử châu Phúc Lộc. Đồ Tre được ban cho chức huyện thừa.
Làm huyện thừa được nửa năm, Lý Nguyên Gia dựng La Thành muốn các địa phương vùng biên ải đóng góp nhân lực và tiền của. Huyện Nhu Viễn vốn là một huyện nhỏ nghèo ở châu Phúc Lộc, dân ở đấy không hay chữ, thanh niên phần nhiều đều bị bắt đi lính. Số trai tráng còn lại trong châu chưa đủ vẫn bị thiếu mất hai người. Ấy nên quan thứ sử châu ấy buộc phải sai các quan huyện tìm trong đám con cháu các huyện quan đang làm trong các nha huyện.
Huyện Nhu Viễn thiếu một người nữa, quan huyện xét thấy chỉ còn mỗi Đồ Tre không thân thích lại còn trẻ nên rót mật vào tai họ Trình. Trình gói ghém tích được một lượng vàng cũng mới vừa thua đá gà, quan huyện cũng bị mất một khoản kha khá nên Trình ngậm ngùi phải đi ra Tống Bình làm chân nha dịch.
Dựng xong La Thành, Lý Nguyên Hỷ cho giải giáp đám người huy động từ các vùng biên ải. Nhờ mối quen cũ ngày trước, Đồ Tre ở nhờ ở quán trọ trong La thành. Quán này vốn đông đúc nhiều khách qua lại. Đồ Tre nhận làm con buôn gà đá cho quán, từ bấy quán phất lên. Đồ Tre được giữ lại trông coi việc đá gà.
Thi Nguyên có lần ghé tới xem đá gà trông thấy Đồ Tre thì ưng mắt, liền dạm hỏi họ Trình. Họ Trình lanh lẹ mà được lòng Thi Nguyên, Nguyên gả đứa em họ người Đỗ Động cho.
Sau này loạn lạc, Vương Thăng Triều cất binh chiếm Tống Bình, quán ấy buộc phải đóng cửa. Họ Trình được Thi Nguyên cho làm giám quân, sau trận đánh ở sông Cái dẹp bỏ được họ Vương thì Trình được cất nhắc phò tá cho Hàn Lâm.
Trận chiến sắp tới, đánh với quân họ Dương, Thảo Cứu bày kế mà chiếm được thành Đỗ Động. Hàn Lâm giữ quân ở trong thành rồi xuất binh tiến về phía nam. Thảo Cứu mang binh hợp với một phần quân Tống Bình đánh vào các huyện phía tây.
Buổi tối giá rét lại có cơn mưa trái mùa, quân của Trình Thảo Cứu thấy chỗ đất rộng dựa núi lại có mặt đầm phía trước chắn che nên ghé vào. Gặp quân của Từ Huyền, Thảo Cứu thấy mừng lắm. Hai người vội vào phía trong đình bàn bạc việc quân.
Thảo cứu châm đuốc nhìn qua gian đình rộng rãi, bỗng giật mình Thảo Cứu ném đuốc xuống, giọng nói run run, chân tay bủn rủn:
- Thần nhân chốn nào? Xin ngài xá tội cho kẻ trần mắt thịt.
Gã râu rậm cười lớn từ phía cửa đình:
- Đình này thờ Phụ tín Đại vương, người ở đất Chèm nổi danh đất bắc dưới thời Tần Đế.
Thảo Cứu chưa khỏi hoảng hồn, giọng vẫn còn lập bập:
- Các anh có vừa trông thấy không? Bức tượng trừng mắt khiến Cứu tôi kinh hãi.
Từ Huyền kéo Đồ Tre, phủi chút vẩn bụi rồi vỗ về:
- Danh tiếng của Phụ tín ta đây đã từng nghe. Ngài là một viên tướng giỏi lại rất thương dân, không mang cái uy để đi dọa nạt kẻ khác.
Gã râu rậm thoáng qua trong đầu nghĩ rằng "Bọn giặc tham quan cũng chỉ là mấy kẻ nhát gan, xem ra ta phải cho bọn tham quan ấy một bài học." Gã râu rậm hồ hởi:
- Đúng vậy, đúng vậy. Chắc vị đại nhân này có hơi chút bất an nên mới ra như vậy. Chứ Phụ tín ngài chẳng bao giờ nạt ai.
- Anh ta là ai? – Thảo Cứu quát lớn chỉ về phía cửa.
Gã râu rậm cúi đầu bẩm lại:
- Bẩm đại nhân. Con dân có mắt như mù, đã xen vào việc lớn của các quan. Con là thằng Lợn ạ. Mới chuyển về đây kéo chài bên sông Đáy. Thấy các tướng quân uy phong lẫm liệt mà ghé xem đã làm phiền các tướng.
Từ Huyền xua tay cho gã đi ra, nói với họ Trình rằng:
- Bọn này là dân thiện lương. Không có điều gì đáng ngờ cả. Tôi đã sai bọn lính đi tra khảo đám dân ở đây, đúng là bọn này mới đến đây dựng nhà. Khi chiều vẫn còn thấy bọn ấy đi cắt gốc dạ để dựng nhà.
Đồ Tre tỏ vẻ nghi ngại:
- Bọn này trai tráng, hà cớ gì lại không phải xung quân? Có chắc là đám dân thiện lương? Thấy kẻ nào cũng săm một hình lớn ở chân.
Từ Huyền cười khẩy, lắc đầu:
- Thảo Cứu không biết đấy thôi. Dân Giao Chỉ thường có tục săm mình, nhất là bọn ngư chài, để chúng đuổi thủy quái, yêu tinh.
Họ Trình vẫn còn chút nghi ngại:
- Ừ, tôi biết. Chỉ có điều, quan đô hộ đã ban lệnh bỏ hết tục cũ của người Nam, bắt được kẻ nào sẽ giáng tội. Mà bọn này…
Huyền nhếch mép:
- Anh ở Phúc Lộc châu cũng thừa biết, bọn dân chúng ở trong thành thì có tuân theo, chứ ở ngoài, đám thổ phỉ ấy đâu nào có ai quản nổi chúng. Đánh chúng thì chúng chống trả, phạt chúng thì chẳng có tiền nên các quan địa phương cũng ơi à làm ngơ ấy thôi.
Họ Trình nghe lời phân giải của Huyền cũng bớt phần nghi ngại. Thảo Cứu ngậm tách trà rồi còn đang nóng làm dịu đi cái tê buốt của trận mưa giữa đông.
Từ Huyền cầm thư quân lệnh gửi cho Thảo Cứu. Họ Trình nhìn nét chữ nhận ra ngay chữ của họ Trần, Thảo Cứu bỗng cười phá lên. Huyền lấy làm ngạc nhiên hỏi:
- Có điều gì khiến Đồ Tre buồn cười.
Thảo Cứu đặt lá thư lên bàn, rồi đập tay thật mạnh xuống Huyền giật mình:
- Cái tên họ Trần ấy thường ngày khua môi múa mép ở trong trướng phủ, nào có biết cầm gươm cầm giáo mà cũng bày kế nọ kia. Ta thấy Đô hộ đại nhân hơi nuông chiều hắn.
Huyền thắc mắc:
- Cớ sao anh lại chê cười quân sư?
- Vừa nói rồi đó.
- À, ừ… - Từ Huyền ấp úng.
Quân mật thám báo về, có binh sĩ người nam sáng sớm ngày hôm nay có khoảng hai trăm người đi từ huyện Thái Bình về phía đông nam chưa thấy quay trở lại. Phạm Đan cầm hơn một nghìn lính đang ở phía bắc cách Vực Ninh chừng hai chục dặm đường. Còn lại đám quân của Đặng Hoài đang tỏa ra từ phía châu La Phục.
Bấy giờ Đồ Tre hăm hở giáo mác, chưa uống hết tách trà mới pha, bát cháo còn chưa kịp nguội đã hất đi sai quân sĩ:
- Địch ở phía trước, các ngươi mau mau chờ lệnh nghênh địch. Các ngươi điểm danh trong quân đề phòng có người của địch trà trộn trong quân ta. Phát hiện ra kẻ khả nghi chém chết không tha.
Nói rồi quân sĩ của họ Trình điểm binh tướng ngay tức thì. Tất thảy bảy nghìn lính đã đủ, không thừa một ai.
Họ Trình sai quân lính chia làm hai ngả. Một ngả đi theo hữu ngạn sông Đáy đi về phía bắc. Ba nghìn quân lính do Đồ Tre và hai viên tướng chỉ huy sẽ dụ quân lính của Phạm Đan đang đóng ở chân núi Đồng Lư kéo về phía nam đi qua núi Tiên Lữ, rồi tiếp tục đi qua khoảng giữa núi Trầm và dãy đồi ở phía tây.
Cánh quân còn lại Từ Huyền sai quân lính đi về phía tây vòng qua núi Phượng Hoàng. Một nghìn binh mã sẽ mai phục từ trên núi Tiên Lữ hòng chờ quân lính của Phạm Đan đi qua thì lao ra chém giết, ba nghìn binh còn lại sẽ mai phục từ hai bên tả hữu chỗ đất bằng giữa núi Trầm và dãy đồi phía tây.
Ba nghìn binh mã khẩn trương hành quân tới núi Đồng Lư. Đoạn giữa đường gặp một trăm lính của Phạm Đan đang cầm đuốc bên bờ sông Đáy đang cố gắng vượt sông. Trình Thảo Cứu lập tức cho quân cầm cung tên ra bắn xối xả xuống phía dưới sông. Quân của Phạm Đan dính tên đến phân nửa.
Từ phía sau, đội quân của Trình Thảo Cứu xông lên chém giết, quân lính Phạm Đan vội vã bỏ thuyền, bỏ mái chạy về phía núi Đồng Lư. Đám quân chạy vào trong núi thì trong núi im ắng đến lạ thường. Đồ Tre sai quân dừng chân chia làm hai ngả đông tây thám thính quanh núi.
Thảo Cứu sai quân chỉnh tề rồi hò hét để quân Phạm Đan nghe thấy xông ra đánh thì từ dưới mặt sông Đáy đi lên có đến hai chục chiếc thuyền nhỏ chở theo năm trăm lính cầm đuốc hò reo. Cánh quân phía đông của Thảo Cứu hoảng loạn vội vã quay ra chống trả. Thảo Cứu nghe tiếng hò reo liền sai quân từ ngả phía tây vòng qua phía đông yểm trợ.
Lính của Phạm Đan ồ ạt nhảy lên bờ sông đánh một trận quyết liệt với cánh quân phía đông. Khi cánh phía tây do Thảo Cứu cầm đầu tới thì từ phía bắc núi, hơn một nghìn lính kèm theo cây lớn, đá lớn lăn từ phía lưng núi xuống, hò hét, khí thế lên rất cao.
Trình Thảo Cứu liền sai quân rút ra xa chân núi đi về phía sát bờ sông, hai bên giao chiến quyết liệt mà không thấy Phạm Đan. Thảo Cứu e có chuyện không hay lập tức sai quân rút về theo kế hoạch.
Quân lính của Thảo Cứu chạy được hai dặm thì từ một bãi lau xuất hiện thêm một đoàn quân xông ra. Một viên tướng mặc áo vải, tóc tém gọn gàng, chân đi giày rơm, mặc chiếc áo tơi bằng dạ, dáng người cao lớn, cũng râu rậm, mặt vuông, ngược tầm thước, đôi mày sâu róm cầm chiếc gậy chạc ba đón sẵn quân của Thảo Cứu.
Thảo Cứu không khỏi bất ngờ, ánh đuốc hắt vào khuôn mặt của viên tướng người nam kia. Họ Trình hét lớn:
- Thì ra mày chính là thằng Lợn râu rậm ở Ninh Sơn. Tao phải giết mày.
Gã râu rậm này là kẻ thế nào? Phải chăng bọn Thảo Cứu, Từ Huyền bị mắc mưu của quân Nam Việt. Chương sau sẽ tỏ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook