Giang Sơn Tươi Đẹp
Chương 8: Lẽ nào là cố nhân…

Chiến sự giữa Đông Việt và Trung Chu gần đây ở đô thành Lạc Dương - Trung Chu đang diễn ra đến giai đoạn như dầu sôi lửa bỏng.

Mà nói về phương diện chiến tranh, với địa vị đứng đầu thiên hạ như Trung Chu hiện nay vậy mà lại có phần lúng túng khó xử.

Cũng phải thôi, Trung Chu xưa kia từng vang danh hiển hách một thời, quốc gia cường thịnh lớn mạnh. Đừng nói các nước Chư Hầu, cho dù là hung hãn hiếu chiến như bộ lạc ngoại bang man rợ cũng phải kính trọng ngưỡng mộ, cống nạp thuế vụ liên miên. Mãi cho đến hơn một trăm năm trước, Chu Dung đế hoang dâm vô đạo được truyền kế vị, mới tạo thành cục diện Chư Hầu tan rã, vương quyền phân chia như ngày hôm nay.

Mà thể hiện đeều ấy trước tiên là các nước Chư Hầu lớn, họ đã cải cách lại biên niên sử [*] của quốc gia mình không sử dụng theo biên chế của Trung Chu nữa, bước đầu tuyên bố rằng mình cùng Trung Chu đã không còn ràng buộc quan hệ. Nhưng khi đó các nước Chư Hầu vì muốn giữ thể diện, ai cũng sợ mang trên lưng thanh danh phản chủ, vì vậy ngoài mặt vẫn tiến cống hàng năm, lấy Trung Chu làm chủ.

[*Biên niên sử là các ghi chép lại những sự kiện hoặc biến cố đã xảy ra trong một thời gian vừa qua, biên niên sử có thể tuyển tập theo một năm, một thập kỷ, một thế kỷ hay một thiên niên kỷ. Bao gồm nhiều thể loại như: thể thao, chính trị, thiên tai, kinh tế..vv tuy nhiên vẫn có thể tuyển tập cho một đề tài riêng biệt nào đó.]

Sau đó, Trung Chu qua tay mấy đời đế vương cũng từng phục hung được một thời gian, nhưng chẳng qua chỉ là phù dung sớm nở tối tàn. Còn giữa các nước Chư Hầu khác, sau nhiều trận chinh chiến sát phạt thăng trầm chìm nổi, cuối cùng năm nước cường thịnh nhất bao gồm cả Trung Chu đã tạo thành cục diện thế chân vạc như ngày nay. Trong năm nước ngoại trừ Trung Chu, thì vị trí địa lý hầu như vừa khít chia đều ở bốn phương trong thiên hạ, vì vậy mới được người đời gọi là Bắc Mạnh, Tây Hoa, Đông Việt và Nam Chiêu.

Còn các nước nhỏ, trừ cách Trung Chu quá xa, còn lại tất nhiên vẫn nằm trong phạm vị phụ thuộc của Trung Chu. Còn địa vị của bốn nước cường đại kia thì nghiễm nhiên trở thành ngang vai ngang vế với Trung Chu. Thể hiện rõ nhất trong chuyện này chính là vào mười hai năm trước, quân chủ Đông Việt - Sở Nghiệp Kỳ đã ‘phế công xưng vương’ [*], tự sửa niên hiệu lại thành Đại Nghiệp.

[*Phế công xưng Vương: Nôm na như gạt bỏ một tập thể để tự ra làm chủ một mình]

Thật ra Trung Chu đã quá quen với việc họ luân phiên sửa đổi niên hiệu, nhưng phế công xưng vương tức là tự nâng mình lên vị trí cao hơn Chư Hầu, chỉ dưới mỗi Trung Chu. Sau đó, nhờ có Đông Việt dẫn đầu, ba nước lớn còn lại cũng lần lượt tự lập làm vương.

Nhưng dù như thế, hoàng quyền Trung Chu cũng chưa từng bị thách thức lớn như hiện nay.

Lúc bấy giờ là niên đại Định Gia Trung Chu năm thứ ba mươi sáu và niên đại Đại Nghiệp Đông Việt năm thứ mười hai. Đông Việt vương Sở Nghiệp Kỳ tự mình lãnh binh xuất chinh, xuất phát từ đô thành Khai Phong Đông Việt một đường tiến thẳng đến Lạc Dương, liên tiếp thâu tóm rất nhiều nước nhỏ ở vùng lân cận Trung, nhất thời khiến cho Trung Chu thấy hoang mang khủng hoảng.

Hoàng đế Định Gia Trung Chu mắt thấy Đông Việt dũng mãnh hung hãn tấn công, vội vàng gửi thư đến các nước Chư Hầu, cấp tốc ra lệnh cho các nước Chư Hầu nghĩ cách đến cứu viện. Thế nhưng, những lá thư được gửi đi đều đáp lại bằng sự im lặng. Đến khi Tây Hoa và Nam Chiêu nằm trong hàng ngũ cường quốc lên tiếng ứng cứu, những nước nhỏ còn lại kia mới ùn ùn phát binh đến cứu viện.

Định Gia hoàng đế đích thân tiếp kiến các tướng lĩnh suất binh đến ứng cứu. Trên đại điện, khi tướng lĩnh Tây Hoa nói đến chỗ chỉ tùy ý dẫn theo năm vạn binh mã Định Gia hoàng đế mới hài lòng gật đầu một cái. Sau đó hỏi thêm từng người nữa, lúc này thần sắc hoàng đế mới dần dần thả lỏng.

Tập hợp lực lượng của các nước lại, xem ra vẫn đủ để đối kháng với mười vạn đại quân của Đông Việt.

Nhưng trên điện cũng có tướng lĩnh để ý phát hiện Định Gia hoàng đế không hề hỏi han đến số lượng binh mã Nam Chiêu mang theo, nên khó tránh khỏi suy đoán lung tung. Nhưng hắn có biết đâu rằng, trước đó hoàng đế Trung Chu đã nhận được thư của cháu gái An Ninh Hề mình rồi.

Định Gia hoàng đế chưa đến mức đần độn, dĩ nhiên ông hiểu rõ hơn ai hết, ý nghĩa của sự tồn tại bản đồ bố trận trong thư kia mang ý nghĩa gì. Cho nên ông mới không hỏi thăm về binh lực của Nam Chiêu, bởi vì bản đồ bố trận mà Nam Chiêu cung cấp dĩ nhiên còn hơn cả lực lượng thiên quân vạn mã.

Các quốc gia đã có lòng đến tiếp ứng, Trung Chu đương nhiên phải tẩy trần chiêu đãi một phen, sau đó nhanh chóng chỉnh đốn lại quân đội. Cuối cùng, khi Đông Việt vương còn tưởng rằng mình sắp có thể bước vào hoàng cung Lạc Dương thì bất ngờ bị một trận phản kích có một không hai trong lịch sử.

Sở dĩ nói có một không hai là vì thời gian diễn ra trận phản kích này chỉ vỏn vẹn mất ba ngày, khiến cho đại quân Đông Việt vốn khí thế bức người đóng đô ngoài thành Lạc Dương từ ba dặm lui ra ngoài ba trăm dặm.

Định Gia hoàng đế vốn tính đánh xong trận này sẽ tổ chức ăn mừng thật linh đình, nhân tiện khen ngợi các tướng sĩ cứu viện bên dưới. Nhưng viên tướng lĩnh binh Viên Chí của Tây Hoa đề nghị, sẵn lòng quân đang sôi sục nên hãy thừa thắng xông lên, đuổi quân đội Đông Việt ra khỏi địa phận Trung Chu, lúc ấy Định Gia hoàng đế mới từ bỏ ý định tổ chức ăn mừng.

Viên Chí là chiến tướng Tây Hoa với tiếng tăm lừng lẫy, mấy năm trước còn đi theo chiến thần Phong Dực chinh chiến khắp nơi, nên có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tác chiến. Định Gia hoàng đế thậm chí từng nghĩ rằng, nếu không phải vì Phong Dực chết khi tuổi đời còn quá trẻ, cộng thêm Viên Chí này cùng những tướng lĩnh dưới trướng còn lại kia, còn có hàng loạt các tướng lĩnh khác nữa, sợ là thực lực Tây Hoa hiện giờ còn trên cả Đông Việt, có khi còn... đã có thể xưng bá thống trị một cõi.

Mà để giành chiến thắng được trận này, ngoài bản đồ bố trận của An Ninh Hề gửi tới ra, nguyên nhân chính trong đó cũng không thể thiếu công lao của Viên Chí. Dựa theo quan điểm ấy, nên khi nghe Viên Chí yêu cầu muốn đánh tiếp, Định Gia hoàng đế liền vội vàng nghe theo đề nghị của hắn.

Tướng lĩnh các nước đều thống nhất vào nửa tháng sau sẽ xuất phát tập kích bất ngờ, cho Đông Việt trở tay không kịp, về phần địa điểm cụ thể tập kích cũng như chiến thuật tác chiến đều do Định Gia hoàng đế đề nghị.

Thật ra nên nói là, ông chỉ đề nghị theo tấm bản đồ bố trận mà An Ninh Hề cùng Tri Ngọc đã liên thủ phát họa ra.

Vừa thảo luận phương hướng kế hoạch tác chiến xong, trong hàng tướng lĩnh liền có hai người nhanh chân rời đi.

Một người trong đó là tướng lĩnh Ngô Trinh lãnh binh từ Nam Chiêu, hắn là bộ hạ dưới trướng của Hoắc Tiêu. Hoắc Tiêu theo lệnh An Ninh Hề, trước khi đi dặn dò hắn nếu có bất kỳ hành động phát sinh nào cũng phải kịp thời hồi báo, vì thế Ngô Trinh mới vội vã rời đi để bẩm báo về.

Và người còn lại kia chính là Viên Chí.

Viên Chí rời đi với mục đích cũng giống như Ngô Trinh, hắn cũng phải đi hồi báo lại tin tức, nhưng điểm đặc biệt giống nhau ở chỗ là, tin hắn truyền đi lại được gửi về phương hướng Nam Chiêu.

Người hắn muốn báo tin không ai khác chính là Tri Ngọc.

Tại hoàng cung Trung Chu, Định Gia hoàng đế đặc biệt sắp xếp chỗ nghĩ tạm cho các vị tướng lĩnh. Lúc này, trên không trung vườn thượng uyển, hai con bồ câu đưa thư một trước một sau vỗ cánh bay lên, nhưng chúng đều bay về cùng một hướng. Không lâu sau, hai con chim bồ câu lần lượt né tránh được doanh địa nguy hiểm của Đông Việt, bay thẳng về hướng Nam cách thành Lạc Dương ba trăm dặm. [cập nhật truyện nhanh nhất từ le.quy.don.com]

Mà lúc này, trong đại trướng nằm giữa quân doanh Đông Việt, người đàn ông với một thân nhung trang khôi giáp oai hùng đang đứng đưa lưng về phía màn cửa, y đứng trước tấm bản đồ treo dọc theo giá gỗ nhíu mày trầm tư.

Hồi lâu sau y xoay người lại, lộ ra gương mặt khôi ngô tuấn tú, khí khái phong độ, thế nhưng trên gương mặt ấy lúc này lại mang theo sự tức giận. Y lại xoay người liếc nhìn tấm bản đồ lần nữa, sau đó tiếp tục cau mày suy tư một phen, kế tiếp đột nhiên bước vài bước đến cửa doanh trướng, cất giọng gọi với ra phía ngoài: "Người đâu!"

Chỉ chốc lát sau, một người đàn ông trung niên độ khoảng bốn mươi để chòm râu ngắn, diện mạo nghiêm trang bước vào, nhìn theo dáng vẻ thì hình như là một tướng lĩnh, hơn nữa quan chức cũng không thấp. Tướng lĩnh trung niên liếc nhìn nam tử dáng vẻ kiêu hùng đứng giữa doanh trướng, vội thi lễ với y, "Có thuộc hạ, vương thượng có gì phân phó?"

Nam tử kiêu hùng ấy chính là Đông Việt vương Sở Nghiệp Kỳ, khí thế trước đó vốn đang áp đảo bỗng nhiên bị đảo ngược tình thế, thậm chí còn bị đuổi ra khỏi thành Lạc Dương ba trăm dặm, khiến cho lòng y thấy không phục, giờ phút này y mới suy nghĩ kỹ càng về sự huyền diệu ở bên trong chuyện này. Vừa rồi y đã cẩn thận nghiên cứu lại bản địa đồ, mới phát hiện vài địa phương mình bị quản chế đều là những nơi mà mình chưa từng nghĩ đến. Vì những nơi đó vốn đã được an bài rất khéo léo, không ngờ lại bị phá giải một cách dễ dàng như vậy, thật sự khiến y cảm thấy kỳ lạ không tài nào hiểu nổi.

Những chiến thuật này, ai là người có khả năng hóa giải dễ dàng như vậy chứ?

Vừa nghĩ đến điểm này, Sở Nghiệp Kỳ theo bản năng nghĩ tới một người, nhưng ngay sau đó y lập tức bác bỏ khả năng đó.

Không thể nào là nàng, nàng hiện đã không còn trên dương thế, có lẽ chỉ là trùng hợp sử dụng chiến thuật giống nhau mà thôi.

Nhìn thấy tướng lĩnh trung niên vẫn đang chờ đợi câu trả lời của mình, Sở Nghiệp Kỳ mới cân nhắc mở miệng nói: "Tử Đô, ngươi có biết trong hàng tướng lĩnh hiện đang đến cứu viện Trung Chu, ai mới thật sự có bản lĩnh nhất?"

Người tướng lĩnh trung niên được Sở Nghiệp Kỳ gọi là Tử Đô, cũng chính là đại tướng quân Tuyên Tử Đô của Đông Việt. Lúc trước chính ông đã đuổi đến biên cảnh Nam Chiêu, và cũng vì tiếp đón Lục công tử trốn về nên đã xạ tiễn bắn trọng thương Nữ Hầu, thế mới có An Ninh Hề của ngày hôm nay.

Sau khi nghe Sở Nghiệp Kỳ hỏi câu này, Tuyên Tử Đô ngẫm nghĩ lại, trong đầu lần lượt nhớ đến những tướng lĩnh ngày đó giao chiến mà mình đã chứng kiến, sau đó bẩm báo với Sở Nghiệp Kỳ: "Khởi bẩm vương thượng, người có năng lực nhất trong những người đó chỉ có một mình Viên Chí."

Sở Nghiệp Kỳ nghe được cái này tên thì thoáng nhíu nhíu mày, trầm tư nói: "Ta đã từng nghe qua tiếng tăm của người này, nghe nói ban đầu là phụ tá đắc lực của tướng quân Phong Dực ở Tây Hoa, Phong Dực được mệnh danh là chiến thần, tất nhiên Viên Chí đó cũng không phải hạng tầm thường. Chỉ có điều..."

Có điều là Viên Chí vốn không phải người có khả năng am hiểu và biết sử dụng những chiến thuật này.

Sau khi Sở Nghiệp Kỳ xưng Vương không lâu, tiếng tăm của chiến thần Phong Dực cũng từ từ bắt đầu nổi lên vang dội khắp thiên hạ. Tuy rằng Sở Nghiệp Kỳ chưa từng giao thủ chính diện với hắn, nhưng cũng biết sơ sơ về thủ pháp tác chiến của hắn, mà thủ hạ dưới tay của hắn ngoài Viên Chí ra sẽ không ai kế thừa được phong cách tác chiến từ hắn. Cho nên, Sở Nghiệp Kỳ kết luận Viên Chí không phải người điều khiển chủ đạo cho trận chiến dịch thắng lợi lần này.

Nhưng nếu đúng thật là vị cố nhân kia thì cũng có điểm không giống lắm. Có một số địa phương mấu chốt, trong lúc giao chiến, Sở Nghiệp Kỳ đã phát hiện đối phương rất có kinh nghiệm trong việc tác chiến. Y hiểu rõ vị cố nhân kia, cho dù kiến thức của nàng có chất cao như núi đi nữa, nhưng về mặc kinh nghiệm sẽ không thể nào lão luyện như vậy được, huống chi sự thật là nàng đã không còn trên dương gian nữa.

Nghĩ tới đây, sắc mặt Sở Nghiệp Kỳ hơi biến đổi, thần sắc cũng trở nên phức tạp.

Sở Nghiệp Kỳ bỗng ngưng khi chỉ mới nói đến một nửa khiến Tuyên Tử Đô thầm cảm thấy kỳ quái, ngay lập tức quan sát nét mặt của y. Thấy y lúc thì trầm tư suy nghĩ, lúc thì phân vân đắn đo, càng khiến ông thêm tò mò. Nhưng ông cũng không dám suy đoán xằng bậy, vẫn cung kính đứng đó kiên nhẫn chờ Sở Nghiệp Kỳ phân phó.

Lúc này, bên ngoài màn cửa bỗng vang lên một trận huyên náo vang dội, kịp thời đánh thức mạch suy nghĩ của người đứng giữa quân doanh.

"Khởi bẩm vương thượng, cách hoàng cung tám trăm dặm khẩn cấp đưa thư đến!"

Sở Nghiệp Kỳ thoáng sửng sốt, sau đó hướng ra ngoài gọi: "Đưa vào đi."

Một người khom lưng tiến vào, kính cẩn dâng phong thư bằng hai tay lên cho Sở Nghiệp Kỳ, sao đó lui ra ngoài.

Sở Nghiệp Kỳ mở phong thư ra xem qua, thần sắc vốn vì chiến sự căng thẳng mà mặt chau mày dột từ từ hòa hoãn đi không ít, cuối cùng còn vui sướng trên môi nở rộ ý cười.

Tuyên Tử Đô thấy vẻ mặt y dường như đang gặp chuyện vui gì đó, thái độ cung kính dè dặt cũng được buông lỏng không ít, nhịn không được mở miệng hỏi: "Vương thượng nhận được tin tốt gì sao?"

Sở Nghiệp Kỳ nghe ông hỏi vậy, ý cười càng sâu hơn, đôi mắt phượng vốn đã hết sức mê người lúc này càng thêm lay động bốn phương. Y vẫy vẫy phong thư trong tay nói với Tuyên Tử Đô: "Trong thư nói vương hậu đã sinh hạ vương tự cho quả nhân, Đông Việt ta hôm nay đã có người kế nghiệp rồi."

Tuyên Tử Đô nghe xong tin này trên mặt cũng ngay tức thì để lộ niềm vui sướng. Vương thượng cùng Quách vương hậu đã thành thân nhiều năm, hôm nay rốt cuộc cũng hạ sinh được Lân nhi, giang sơn Đông Việt đã có người nối nghiệp, chuyện này thực sự rất đáng mừng. [mình nghĩ do chỉ là một trong bốn Vương nên xưng là Lân nhi, chứ kg dùng Long nhi.]

Vậy mà chỉ trong chớp mắt, thần sắc y bỗng trở nên ảm đạm, bởi vì y đang nghĩ tới một người, nếu hiện tại người đó còn sống, e rằng sẽ không có Quách vương hậu của ngày hôm nay.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương