Giang Hồ Nhàn Thoại
-
Chương 17: Gia Cát Tiên Sinh
“Gia Cát tiên sinh là trí giả trong các bậc võ tướng.”
“Ông ấy là một nhân vật phi phàm.”
“Trong võ lâm cao thủ nhiều như mây, nhưng phần lớn họ chỉ có thể khoe uy dũng trên chiến trường, xưng hùng trên lưng ngựa, nổi danh trong đao quang kiếm ảnh, lập công trong gió tanh mưa máu, Gia Cát tiên sinh lại bày mưu tính kế, ngồi trong trướng mà chỉ huy chiến thắng cách xa ngàn dặm, đừng nói chung đỉnh sơn lâm, ông ấy đều nổi bật hơn người. Nếu không phải vì ông ấy vẫn còn sức ảnh hưởng trên triều đình, đương thời quốc thế đang suy, quân vương xa hoa vô đạo, tể tướng tham lam xu nịnh, ông ấy cố ra sức cứu vãn, liều mình hóa giải, chỉ e ngày diệt vong đã sớm đến từ lâu rồi.”
“Gia Cát tiên sinh còn có ba sư huynh đệ phải không?”
“Phải, đại sư huynh Lãn Tàn đại sư, nguyên danh Diệp Ai Thiền, đến tuổi trung niên đã nhìn thấu hồng trần, quy ẩn sơn lâm, chẳng màng thế sự. Nhị sư huynh Thiên Y cư sĩ, thiên tư có hạn, không thể luyện thành tuyệt thế võ công, nhưng lại là người có học vấn và tu dưỡng cao nhất trong sư môn. Lão tam chính là Gia Cát tiên sinh, Tứ đại danh bổ là những đồ đệ mà ông ấy yêu thương như ruột thịt. Nguyên Thập Tam Hạn là tứ sư đệ, cũng tính là bậc nhân tài hiếm có, chỉ tiếc hận ý của hắn đối với Gia Cát tiên sinh quá sâu, không loại trừ được Gia Cát thì không yên, vậy nên khó tránh khỏi hành động theo cảm tính.”
“Đào tạo được những đệ tử xuất sắc như vậy, hẳn sư phụ của họ cũng là một nhân vật phi thường.”
“Sư phụ của họ chính là Vi Thanh Thanh Thanh.”
“Vi Thanh Thanh Thanh? Là cái gì?”
“Vi Thanh Thanh Thanh là tên một người.”
“Người này nếu lợi hại như vậy, sao không thấy nổi danh trên giang hồ?”
“Việc này khó nói lắm. Một là, nếu ngươi hiểu mệnh lý, thuật số thì càng có thể nhìn xa, chẳng ai thập toàn thập mỹ, nếu vận may đến trước, vận rủi càng có khả năng chờ đợi sau lưng; nếu thời trẻ lận đận, về sau có thể sẽ được phúc. Cho dù ngươi có danh lợi, vị tất đã có quyền thế, cho dù ngươi một đời may mắn, phúc tinh chiếu sáng, biết đâu lục thân khó tránh bị tổn hại, hoặc do thân mang trọng trách nên không được hưởng một ngày an lạc, chẳng có gì vẹn toàn cả. Hai là, người có bản lĩnh không nhất thiết sẽ háo danh cầu lợi. Một số nhân vật tuyệt thế, thanh tịnh cao xa, nhìn thấu thế sự, họ mới không ham chút hư danh đó. Ba là, người ngươi không quen biết, chưa chắc người đó đã có công danh. Trên đời có rất nhiều người thành công, có những cuốn kỳ thư, những chuyện trọng đại nhưng nhất thời không được ghi chép lại để lưu truyền, rất có thể bị hậu thế lãng quên, chôn vùi tại nhân gian. Những việc như vậy trên đời nhiều lắm.”
“Được rồi được rồi, coi như bài giáo huấn của ngươi! Nhưng không biết Vi Thanh Thanh Thanh nhờ có cơ duyên xảo hợp gì mà thu nhận Gia Cát tiên sinh làm môn đồ?”
“Kể ra thật thú vị, Vi Thanh Thanh Thanh là người ngông cuồng ngỗ ngược, bác học đa tài, tính tình cổ quái, nhưng lại có thuật dựa tình thế để nhìn người. Hôm đó ông ấy bấm đốt ngón tay tính toán, biết sẽ có khách tới, mà trong số các vị khách đó chỉ có một người sau này sẽ là đồ đệ thứ ba của ông ấy, ông ấy lưu tâm quan sát, không ngờ người đến là ba vị tăng hòa hộ.”
“Tăng hòa hộ?”
“Là một cư sĩ chưa xuống tóc, một nhà sư đi khất thực và một tăng nhân đã xuống tóc nhưng chưa độ hóa. Bà người này đều còn rất trẻ, vì trốn trách nạn lao dịch, cầu miễn tội và trốn sưu thuế mà xuất gia, tới nương nhờ Vi phủ. Vi Thanh Thanh Thanh thấy họ đều chuyên tâm Phật pháp, mỗi người đều có điểm mạnh, nên ông ấy cũng không gấp nạp đồ đệ, chỉ cho họ ở trong miếu tu luyện và trông coi, lại sai con gái và các tỳ nữ mang trà nước, cơm chay tới cho họ, săn sóc chu đáo, cứ như vậy hơn một năm.”
“Vi Thanh Thanh Thanh âm thầm quan sát họ phải không?”
“Thiên tư của họ đều cao, nhưng Vi Thanh Thanh Thanh chỉ muốn chọn một người làm đệ tử thôi, ông ấy cũng không vội. Cho đến một ngày, vào một đêm mưa gió, cô con gái thứ ba của Vi Thanh Thanh Thanh là Vi Liên Liên chợt khóc lóc một mình chạy vào trong miếu, tìm thấy một tăng nhân trong thiền phòng, nước mắt ngắn dài nói với ông ta rằng nàng bị oan ức, tăng nhân thấy sắc không loạn,mắt nhắm nghiền như nhập định, miệng tụng kinh: “Nếu dùng sắc đến gặp ta, dùng lời lẽ đến cầu ta, tức là tà đạo, không thể thấy Như Lai.” Sau đó lại niệm Phật: “Hữu tình tức đã động, vô tình tức bất động, khổ tu bất động hành, cùng vô tình bất động, nếu tìm chân bất động, trong động có bất động, bất động là hạ động, vô tình vô Phật chủng.” Vi Liên Liên xinh đẹp tuyệt trần, người gặp người thương, nhưng tăng nhân không vì thế mà động lòng.”
“Hảo định lực, chứ nếu là ta…”
“Nếu là ngươi? Thôi khỏi nói.”
“Ngươi đừng có chọc ta, mau kể tiếp đi.”
“Vi Liên Liên lại đi tìm nhà sư khất thực, khóc lóc như mưa, dịu dàng ôm lấy ông ta, nhà sư đó không những người động tâm động, ngay đến tay cũng động luôn, định cùng Vi Liên Liên…kết quả là…”
“Kết quả ra sao?”
“Kết quả bị Vi Liên Liên tát cho một cái trời giáng, mắt nổ đom đóm. Đến khi hoàn hồn lại, giai nhân đã biến đâu mất rồi.”
“Đáng đời hắn lắm!”
“Nếu giả dụ là ngươi thì sao? Đừng có cười trên nỗi đau của người khác!”
“Thỉnh tiếp tục, tiếp tục.”
“Vi Liên Liên lại đi tìm vị cư sĩ kia, trăm cách tỏ bày oan ức, nghìn cách biểu lộ ôn nhu; cư sĩ quả nhiên xúc động, nhẹ nhàng dìu nàng, dịu dàng an ủi, cười nói, tán gẫu, khuyên nhủ Liên Liên, nhưng tuyệt không đả động đến những chuyện thương tâm, lần lượt hóa giải từng vấn đề một, khiến giai nhân chuyển buồn thành vui. Cả hai cùng ở trong phòng, chuyện trò thân mật đến khi trời sáng, hoàn toàn không ngại ngùng, không chút rối loạn. Sau đó Liên Liên báo lại tất cả sự việc với Vi Thanh Thanh Thanh, ngươi bảo ông ta sẽ nói gì?”
“Sao ngươi không hỏi thẳng ta đi?”
“Ngươi muốn ta hỏi ngươi: Ông ta sẽ nói gì?”
“Đúng thế.”
“Ngươi biết rõ ta hỏi gì, sao còn vẽ vời bắt ta hỏi lại?”
“Nhưng nếu ngươi không hỏi thì ta không nói.”
“Ngươi cứ muốn ta hỏi mới chịu trả lời chứ gì?”
“Sẽ nói, sẽ nói.”
“Được, vậy ta chiều ngươi: Vi Thanh Thanh Thanh đã nói gì?”
“Coi như ta bỏ qua cho ngươi. Vi Thanh Thanh Thanh trầm mặt nói: ‘Vị tăng nhân đó chỉ quan tâm đến việc tu đạo của mình, chúng ta chiếu cố ông ấy hơn một năm, thế mà hôm nay khi nữ quyến của chủ nhân có hành động bất thường lại hoàn toàn bỏ mặc, một mực không thay đổi ý kiến, không nhượng bộ, loại người cứng nhắc bảo thủ này còn không bằng gỗ mục, không thể làm đồ đệ, đuổi hắn đi cho ta !’ Sau đó lại sầm mặt nói : ‘Kẻ đi khất thực kia là loại tham dâm vô sỉ, chúng ta đối đãi hắn không bạc, hắn lại lợi dụng con, thực không bằng loài cầm thú, người đâu, dạy dỗ hắn một trận rồi đuổi đi.’ Sau đó nét mặt ông ấy mới hòa hoãn, tươi cười trở lại : ‘Vị cư sĩ kia tuy ngồi đó mà tâm không loạn, lại có tình có nghĩa, có thể bảo hộ, có thể khai sáng, ắt có triển vọng, mau gọi hắn tới đây, ta muốn truyền lại tuyệt kỹ cho hắn.’
“Nói vậy, vị cư sĩ kia chính là… “
“Tất nhiên chính là Gia Cát tiên sinh thời trẻ.”
“Quả nhiên không giống kẻ phàm phu tục tử.”
“Gia Cát tiên sinh vừa có dũng vừa có mưu, văn võ song toàn. Sau này ông ấy dựa vào võ công khiến giang hồ kính phục, nhờ có chủ trương cải cách, tạo nên ảnh hưởng trên triều đình, nhờ tài năng, kiềm chế được tai họa mà lập công danh. Đương triều Tể tướng Thái Kinh thao túng việc nước, tư tâm quá nặng, cấu kết với quần thần trong ngoài triều hết sức chặt chẽ, làm cho Huy Tông hoang phí biếng nhác, ham vui thích xa hoa, Gia Cát tiên sinh ngăn cản quân thần hành ác, nhiều lần can gián không nghe, đành phải ở bên thiên tử, nhân lúc thiên tử không lưu tâm trong ngôn từ để lèo lái sang hướng khác. Hoàng đế ưa thích thuật pháp thần tiên, có lần tò mò hỏi Gia Cát tiên sinh : ‘Ma quỷ sợ thứ gì ?’ Gia Cát tiên sinh đáp không chút lưỡng lự : ‘Dân gian tương truyền rằng, ma quỷ sợ Kinh Dịch, sợ gỗ đào, sợ lửa, sợ máu trên ngón tay người, sợ lụa đỏ, giấy đỏ, vải bố đỏ, sợ Bát Quái, cũng sợ Trịnh Tiệm.’ Hoàng đế hỏi : ‘Trịnh Tiệm là tên một người ư ? Sao trẫm chưa từng nghe nói ?’ Gia Cát tiên sinh đáp : ‘Trịnh Tiệm là một thuật sĩ được ghi lại trong Đường sử, có thiện tâm khiến ma quỷ lánh xa, ma quỷ hễ thấy bùa chú ông ta viết đều không dám lại gần. Cổ nhân có câu : ‘Kim thiện khu quỷ bất tiệm nhĩ.’ (Nay thiện tâm xua quỷ không đến gần) Sau đó nghe một đồn trăm, lấy hai chữ ‘Tiệm’ và ‘Nhĩ’ hợp thành ‘Trảm Nhĩ’ viết trên bùa chú, vậy nên hai chữ đó mang nghĩa tương đương với ‘Quỷ Tử.’ Gia Cát tiên sinh nói đến đây chợt dừng lại, im lặng một lúc, mới thở dài thườn thượt…”
“Hừm, cái kiểu nói một chốc lại dừng đó y hệt như các hạ.”
“Đừng cắt lời ta! Thế là Huy Tông bèn hỏi: ‘Cớ sao tiên sinh lại thở dài?’ Gia Cát trả lời: ‘Trịnh Tiệm giỏi trừ yêu tróc quỷ, nhưng rất khó ngăn chặn Điếu tử quỷ* dụ dỗ hại người.’ Huy Tông tò mò hỏi duyên cớ vì sao, Gia Cát nói: ‘Trước khi Điếu tử quỷ hại người, thường dụ họ nhìn một khung cảnh thần tiên huyền ảo ngoài cửa sổ, chính vào lúc họ tin cảnh đó là thật, thò đầu nhìn ra, thòng lọng sẽ rơi xuống, mất mạng trong tích tắc.’
Điếu tử quỷ: cô hồn chết do thắt cổ.
Hoàng đế Triệu Cát nghe xong, ban đầu không tin, về sau nghĩ lại, dần sinh nghi với những bản tấu nói rằng quốc thái dân an của Thái Kinh, sau khi tra xét tường tận, từ nơi của Hoài Nam* phát vận sứ* mới biết về nạn binh đao nổ ra khắp bốn phương, thiên hạ đại loạn, lúc đó mới hạ chỉ bãi chức Thái Kinh.”
Hoài Nam: nằm ở miền Trung tỉnh An Huy.
Phát vận sứ: Chức quan phụ trách viện vận chuyển.
“Bãi chức thì có tác dụng gì đâu, không lâu sau Triệu Cát lại phục chức cho hắn mà, cái đó gọi là ở gần tiểu nhân, cấu kết làm càn.”
“Gia Cát tiên sinh không những có khả năng cáng đáng chuyện quốc gia đại sự mà còn ứng phó được với một số kẻ tính tình cổ quái. Khi đó trong thành Biện Kinh có một dũng sĩ võ công cao cường nhưng đầu óc ngu muội…”
“Thế thì phiền toái thật, kẻ ngu ngốc là kẻ vô dụng, nhưng đó chưa phải vấn đề. Sợ là sợ kẻ đặc biệt ngu muội, những kẻ đó lại có chỗ dùng rất đắc lực, muốn làm được việc, cứu mình cứu người hay hại người hại mình đều chỉ bằng một ý nghĩ.”
“Đúng vậy, võ sĩ đó tên gọi Tố Lôi Độn, sử trường kích*, võ công rất cao cường, nhưng nếu không ai phạm đến hắn, hắn cũng chẳng đụng chạm đến ai, nếu người khác sỉ nhục hắn thì chắc chắn hắn sẽ đánh đập thẳng tay hoặc giết chết. Có hôm hắn nằm mơ thấy một người cứ nhìn hắn chằm chằm, nhục mạ hắn, còn phỉ nhổ vào mặt hắn. Khi tỉnh dậy, hắn ôm kích đi tìm người trong giấc mộng đó để quyết đấu. Người khác khuyên nhủ, hắn lại nói: ‘Cả đời ta chưa từng bị sỉ nhục như thế, lại còn dám cả gan phỉ nhổ vào mặt ta, không giết được kẻ này, ta thề không làm người!’”
“Thế là hắn không ăn không ngủ, ngày ngày đi đến nơi hắn nhìn thấy trong giấc mơ chờ kẻ đã sỉ nhục hắn đến để quyết đấu.
“Đúng là gã khờ.”
“Người người đến khuyên nhủ, hắn đều bỏ ngoài tai, thậm chí còn dọa giết ai đến khuyên can hắn, hắn giải thích rằng mình không thể chịu nhục vô cớ như vậy, thà tự tận còn hơn. Chuyện đến tai Gia Cát tiên sinh, ông ấy bèn đem theo một thanh kiếm chạy tới chỗ Lôi Độn đang chờ đợi đến xơ xác cả người. Ông ấy không nói không rằng ngửa mặt lên trời khạc nhổ một cái, đờm dĩ nhiên rơi xuống mặt, ông ấy không lau đi, chỉ chĩa kiếm lên trời, miệng lớn tiếng mắng mỏ: ‘Kẻ nào dám khạc nhổ vào mặt ta, nếu không giết hắn ta thề không ngơi nghỉ.’ Lôi Độn đứng cạnh đó, ngạc nhiên không nhịn được liền nói: ‘Ngươi tự nhổ vào mặt mình còn gì!’ Gia Cát tiên sinh tức giận đáp lại: ‘Thế đã là gì! Ta dẫu sao cũng là người, còn ngươi, ngươi chỉ là một giấc mộng!’ Câu nói ấy vừa thốt ra đã thức tỉnh Lôi Độn vốn đang chìm trong mộng, hắn vội quỳ xuống bên Gia Cát tiên sinh, cảm tạ ngài đã điểm hóa hắn.”
“Gã khờ này cũng thật dễ mến.”
“Gia Cát tiên sinh cũng là người trầm ổn nhẫn nhịn. Có lần người Liêu dấy binh, Nguyên Thập Tam Hạn chủ trương điều quân đuổi đánh, xông pha trận địch, Gia Cát tiên sinh lại nhẫn nại cho rằng thời cơ chưa tới, không thể vọng động. Nguyên Thập Tam Hạn lên tiếng khích bác: ‘Ta dụng binh luôn đặt chuyện sinh tử ngoài mắt, chỉ dũng mãnh tiến lên, trong thế trận cấp bách, dùng khí thế giành lấy thắng lợi. Ta giết giặc như Địch* tổ xông pha giữa dòng, kẻ không thể đẩy lùi quân giặc sẽ như dòng nước lớn trôi đi. Ngươi dụng binh do dự không quyết, sợ đông sợ tây, e khó lập công lao, khó thành đại sự!’ Gia Cát tiên sinh điềm tĩnh trả lời: ‘Nếu chỉ là một mình ta, ta đương nhiên chẳng màng sống chết, không tiếc không hối, nhưng nay ta đang lãnh đạo mười vạn hùng binh, vạn sinh mệnh đang gặp nguy, nên thà noi theo Văn Chính Công*, lập kế hoạch chu đáo trước rồi mới hành động.’ Ông ấy vẫn quyết không hấp tấp động binh, nhờ vậy mới bảo toàn được thực lực. Mãi đến khi đạo quân của Nguyên Thập Tam Hạn gặp nguy khốn, Gia Cát tiên sinh mới toàn lực phát binh, giải vây phản công, giết sạch quân địch không còn một binh một tướng nào.”
Địch tổ: Có lẽ đang nói về danh tướng Địch Thanh thời Bắc Tống.
Văn Chính Công (989 – 1052) tự Hy Văn, nguyên danh Chu Thuyết, là một chính trị gia, nhà văn, nhà quân sự thời Bắc Tống. Sau khi ông mất được phong thụy hiệu “Văn Chính Công”.
“Quả không hổ danh Gia Cát.”
“Còn có một lần thú vị hơn, khi Gia Cát tiên sinh và tám mươi mốt binh sĩ trẻ bị trùng trùng quân địch bao vây, ai nấy trong lòng thấp thỏm không yên, chưa rõ sống chết ra sao, Gia Cát tiên sinh lấy ra một đồng năm xu nói: ‘Để xem ý trời thế nào, nếu như mặt có chữ “Thánh Tống Thông Bảo” ngửa lên, tức là kiếp nạn này có thể hóa giải, cuối cùng tất thắng.’ Thế rồi ông ấy tung đồng xu, quả nhiên mặt có chữ “Thánh Tống Thông Bảo” ngửa lên, sĩ khí tức thì trỗi dậy, đột phá vòng vây xông ra, dũng mãnh giết địch, giành được toàn thắng. Sau đó ai cũng nói ‘Quả là trời định tất thắng!’ Gia Cát tiên sinh cười, cho mọi người xem đồng xu đó, khi ấy họ mới vỡ lẽ rằng cả hai mặt đồng xu đều khắc bốn chữ ‘Thánh Tống Thông Bảo.”
(*) Kích: một loại binh khí cổ.
“Ông ấy là một nhân vật phi phàm.”
“Trong võ lâm cao thủ nhiều như mây, nhưng phần lớn họ chỉ có thể khoe uy dũng trên chiến trường, xưng hùng trên lưng ngựa, nổi danh trong đao quang kiếm ảnh, lập công trong gió tanh mưa máu, Gia Cát tiên sinh lại bày mưu tính kế, ngồi trong trướng mà chỉ huy chiến thắng cách xa ngàn dặm, đừng nói chung đỉnh sơn lâm, ông ấy đều nổi bật hơn người. Nếu không phải vì ông ấy vẫn còn sức ảnh hưởng trên triều đình, đương thời quốc thế đang suy, quân vương xa hoa vô đạo, tể tướng tham lam xu nịnh, ông ấy cố ra sức cứu vãn, liều mình hóa giải, chỉ e ngày diệt vong đã sớm đến từ lâu rồi.”
“Gia Cát tiên sinh còn có ba sư huynh đệ phải không?”
“Phải, đại sư huynh Lãn Tàn đại sư, nguyên danh Diệp Ai Thiền, đến tuổi trung niên đã nhìn thấu hồng trần, quy ẩn sơn lâm, chẳng màng thế sự. Nhị sư huynh Thiên Y cư sĩ, thiên tư có hạn, không thể luyện thành tuyệt thế võ công, nhưng lại là người có học vấn và tu dưỡng cao nhất trong sư môn. Lão tam chính là Gia Cát tiên sinh, Tứ đại danh bổ là những đồ đệ mà ông ấy yêu thương như ruột thịt. Nguyên Thập Tam Hạn là tứ sư đệ, cũng tính là bậc nhân tài hiếm có, chỉ tiếc hận ý của hắn đối với Gia Cát tiên sinh quá sâu, không loại trừ được Gia Cát thì không yên, vậy nên khó tránh khỏi hành động theo cảm tính.”
“Đào tạo được những đệ tử xuất sắc như vậy, hẳn sư phụ của họ cũng là một nhân vật phi thường.”
“Sư phụ của họ chính là Vi Thanh Thanh Thanh.”
“Vi Thanh Thanh Thanh? Là cái gì?”
“Vi Thanh Thanh Thanh là tên một người.”
“Người này nếu lợi hại như vậy, sao không thấy nổi danh trên giang hồ?”
“Việc này khó nói lắm. Một là, nếu ngươi hiểu mệnh lý, thuật số thì càng có thể nhìn xa, chẳng ai thập toàn thập mỹ, nếu vận may đến trước, vận rủi càng có khả năng chờ đợi sau lưng; nếu thời trẻ lận đận, về sau có thể sẽ được phúc. Cho dù ngươi có danh lợi, vị tất đã có quyền thế, cho dù ngươi một đời may mắn, phúc tinh chiếu sáng, biết đâu lục thân khó tránh bị tổn hại, hoặc do thân mang trọng trách nên không được hưởng một ngày an lạc, chẳng có gì vẹn toàn cả. Hai là, người có bản lĩnh không nhất thiết sẽ háo danh cầu lợi. Một số nhân vật tuyệt thế, thanh tịnh cao xa, nhìn thấu thế sự, họ mới không ham chút hư danh đó. Ba là, người ngươi không quen biết, chưa chắc người đó đã có công danh. Trên đời có rất nhiều người thành công, có những cuốn kỳ thư, những chuyện trọng đại nhưng nhất thời không được ghi chép lại để lưu truyền, rất có thể bị hậu thế lãng quên, chôn vùi tại nhân gian. Những việc như vậy trên đời nhiều lắm.”
“Được rồi được rồi, coi như bài giáo huấn của ngươi! Nhưng không biết Vi Thanh Thanh Thanh nhờ có cơ duyên xảo hợp gì mà thu nhận Gia Cát tiên sinh làm môn đồ?”
“Kể ra thật thú vị, Vi Thanh Thanh Thanh là người ngông cuồng ngỗ ngược, bác học đa tài, tính tình cổ quái, nhưng lại có thuật dựa tình thế để nhìn người. Hôm đó ông ấy bấm đốt ngón tay tính toán, biết sẽ có khách tới, mà trong số các vị khách đó chỉ có một người sau này sẽ là đồ đệ thứ ba của ông ấy, ông ấy lưu tâm quan sát, không ngờ người đến là ba vị tăng hòa hộ.”
“Tăng hòa hộ?”
“Là một cư sĩ chưa xuống tóc, một nhà sư đi khất thực và một tăng nhân đã xuống tóc nhưng chưa độ hóa. Bà người này đều còn rất trẻ, vì trốn trách nạn lao dịch, cầu miễn tội và trốn sưu thuế mà xuất gia, tới nương nhờ Vi phủ. Vi Thanh Thanh Thanh thấy họ đều chuyên tâm Phật pháp, mỗi người đều có điểm mạnh, nên ông ấy cũng không gấp nạp đồ đệ, chỉ cho họ ở trong miếu tu luyện và trông coi, lại sai con gái và các tỳ nữ mang trà nước, cơm chay tới cho họ, săn sóc chu đáo, cứ như vậy hơn một năm.”
“Vi Thanh Thanh Thanh âm thầm quan sát họ phải không?”
“Thiên tư của họ đều cao, nhưng Vi Thanh Thanh Thanh chỉ muốn chọn một người làm đệ tử thôi, ông ấy cũng không vội. Cho đến một ngày, vào một đêm mưa gió, cô con gái thứ ba của Vi Thanh Thanh Thanh là Vi Liên Liên chợt khóc lóc một mình chạy vào trong miếu, tìm thấy một tăng nhân trong thiền phòng, nước mắt ngắn dài nói với ông ta rằng nàng bị oan ức, tăng nhân thấy sắc không loạn,mắt nhắm nghiền như nhập định, miệng tụng kinh: “Nếu dùng sắc đến gặp ta, dùng lời lẽ đến cầu ta, tức là tà đạo, không thể thấy Như Lai.” Sau đó lại niệm Phật: “Hữu tình tức đã động, vô tình tức bất động, khổ tu bất động hành, cùng vô tình bất động, nếu tìm chân bất động, trong động có bất động, bất động là hạ động, vô tình vô Phật chủng.” Vi Liên Liên xinh đẹp tuyệt trần, người gặp người thương, nhưng tăng nhân không vì thế mà động lòng.”
“Hảo định lực, chứ nếu là ta…”
“Nếu là ngươi? Thôi khỏi nói.”
“Ngươi đừng có chọc ta, mau kể tiếp đi.”
“Vi Liên Liên lại đi tìm nhà sư khất thực, khóc lóc như mưa, dịu dàng ôm lấy ông ta, nhà sư đó không những người động tâm động, ngay đến tay cũng động luôn, định cùng Vi Liên Liên…kết quả là…”
“Kết quả ra sao?”
“Kết quả bị Vi Liên Liên tát cho một cái trời giáng, mắt nổ đom đóm. Đến khi hoàn hồn lại, giai nhân đã biến đâu mất rồi.”
“Đáng đời hắn lắm!”
“Nếu giả dụ là ngươi thì sao? Đừng có cười trên nỗi đau của người khác!”
“Thỉnh tiếp tục, tiếp tục.”
“Vi Liên Liên lại đi tìm vị cư sĩ kia, trăm cách tỏ bày oan ức, nghìn cách biểu lộ ôn nhu; cư sĩ quả nhiên xúc động, nhẹ nhàng dìu nàng, dịu dàng an ủi, cười nói, tán gẫu, khuyên nhủ Liên Liên, nhưng tuyệt không đả động đến những chuyện thương tâm, lần lượt hóa giải từng vấn đề một, khiến giai nhân chuyển buồn thành vui. Cả hai cùng ở trong phòng, chuyện trò thân mật đến khi trời sáng, hoàn toàn không ngại ngùng, không chút rối loạn. Sau đó Liên Liên báo lại tất cả sự việc với Vi Thanh Thanh Thanh, ngươi bảo ông ta sẽ nói gì?”
“Sao ngươi không hỏi thẳng ta đi?”
“Ngươi muốn ta hỏi ngươi: Ông ta sẽ nói gì?”
“Đúng thế.”
“Ngươi biết rõ ta hỏi gì, sao còn vẽ vời bắt ta hỏi lại?”
“Nhưng nếu ngươi không hỏi thì ta không nói.”
“Ngươi cứ muốn ta hỏi mới chịu trả lời chứ gì?”
“Sẽ nói, sẽ nói.”
“Được, vậy ta chiều ngươi: Vi Thanh Thanh Thanh đã nói gì?”
“Coi như ta bỏ qua cho ngươi. Vi Thanh Thanh Thanh trầm mặt nói: ‘Vị tăng nhân đó chỉ quan tâm đến việc tu đạo của mình, chúng ta chiếu cố ông ấy hơn một năm, thế mà hôm nay khi nữ quyến của chủ nhân có hành động bất thường lại hoàn toàn bỏ mặc, một mực không thay đổi ý kiến, không nhượng bộ, loại người cứng nhắc bảo thủ này còn không bằng gỗ mục, không thể làm đồ đệ, đuổi hắn đi cho ta !’ Sau đó lại sầm mặt nói : ‘Kẻ đi khất thực kia là loại tham dâm vô sỉ, chúng ta đối đãi hắn không bạc, hắn lại lợi dụng con, thực không bằng loài cầm thú, người đâu, dạy dỗ hắn một trận rồi đuổi đi.’ Sau đó nét mặt ông ấy mới hòa hoãn, tươi cười trở lại : ‘Vị cư sĩ kia tuy ngồi đó mà tâm không loạn, lại có tình có nghĩa, có thể bảo hộ, có thể khai sáng, ắt có triển vọng, mau gọi hắn tới đây, ta muốn truyền lại tuyệt kỹ cho hắn.’
“Nói vậy, vị cư sĩ kia chính là… “
“Tất nhiên chính là Gia Cát tiên sinh thời trẻ.”
“Quả nhiên không giống kẻ phàm phu tục tử.”
“Gia Cát tiên sinh vừa có dũng vừa có mưu, văn võ song toàn. Sau này ông ấy dựa vào võ công khiến giang hồ kính phục, nhờ có chủ trương cải cách, tạo nên ảnh hưởng trên triều đình, nhờ tài năng, kiềm chế được tai họa mà lập công danh. Đương triều Tể tướng Thái Kinh thao túng việc nước, tư tâm quá nặng, cấu kết với quần thần trong ngoài triều hết sức chặt chẽ, làm cho Huy Tông hoang phí biếng nhác, ham vui thích xa hoa, Gia Cát tiên sinh ngăn cản quân thần hành ác, nhiều lần can gián không nghe, đành phải ở bên thiên tử, nhân lúc thiên tử không lưu tâm trong ngôn từ để lèo lái sang hướng khác. Hoàng đế ưa thích thuật pháp thần tiên, có lần tò mò hỏi Gia Cát tiên sinh : ‘Ma quỷ sợ thứ gì ?’ Gia Cát tiên sinh đáp không chút lưỡng lự : ‘Dân gian tương truyền rằng, ma quỷ sợ Kinh Dịch, sợ gỗ đào, sợ lửa, sợ máu trên ngón tay người, sợ lụa đỏ, giấy đỏ, vải bố đỏ, sợ Bát Quái, cũng sợ Trịnh Tiệm.’ Hoàng đế hỏi : ‘Trịnh Tiệm là tên một người ư ? Sao trẫm chưa từng nghe nói ?’ Gia Cát tiên sinh đáp : ‘Trịnh Tiệm là một thuật sĩ được ghi lại trong Đường sử, có thiện tâm khiến ma quỷ lánh xa, ma quỷ hễ thấy bùa chú ông ta viết đều không dám lại gần. Cổ nhân có câu : ‘Kim thiện khu quỷ bất tiệm nhĩ.’ (Nay thiện tâm xua quỷ không đến gần) Sau đó nghe một đồn trăm, lấy hai chữ ‘Tiệm’ và ‘Nhĩ’ hợp thành ‘Trảm Nhĩ’ viết trên bùa chú, vậy nên hai chữ đó mang nghĩa tương đương với ‘Quỷ Tử.’ Gia Cát tiên sinh nói đến đây chợt dừng lại, im lặng một lúc, mới thở dài thườn thượt…”
“Hừm, cái kiểu nói một chốc lại dừng đó y hệt như các hạ.”
“Đừng cắt lời ta! Thế là Huy Tông bèn hỏi: ‘Cớ sao tiên sinh lại thở dài?’ Gia Cát trả lời: ‘Trịnh Tiệm giỏi trừ yêu tróc quỷ, nhưng rất khó ngăn chặn Điếu tử quỷ* dụ dỗ hại người.’ Huy Tông tò mò hỏi duyên cớ vì sao, Gia Cát nói: ‘Trước khi Điếu tử quỷ hại người, thường dụ họ nhìn một khung cảnh thần tiên huyền ảo ngoài cửa sổ, chính vào lúc họ tin cảnh đó là thật, thò đầu nhìn ra, thòng lọng sẽ rơi xuống, mất mạng trong tích tắc.’
Điếu tử quỷ: cô hồn chết do thắt cổ.
Hoàng đế Triệu Cát nghe xong, ban đầu không tin, về sau nghĩ lại, dần sinh nghi với những bản tấu nói rằng quốc thái dân an của Thái Kinh, sau khi tra xét tường tận, từ nơi của Hoài Nam* phát vận sứ* mới biết về nạn binh đao nổ ra khắp bốn phương, thiên hạ đại loạn, lúc đó mới hạ chỉ bãi chức Thái Kinh.”
Hoài Nam: nằm ở miền Trung tỉnh An Huy.
Phát vận sứ: Chức quan phụ trách viện vận chuyển.
“Bãi chức thì có tác dụng gì đâu, không lâu sau Triệu Cát lại phục chức cho hắn mà, cái đó gọi là ở gần tiểu nhân, cấu kết làm càn.”
“Gia Cát tiên sinh không những có khả năng cáng đáng chuyện quốc gia đại sự mà còn ứng phó được với một số kẻ tính tình cổ quái. Khi đó trong thành Biện Kinh có một dũng sĩ võ công cao cường nhưng đầu óc ngu muội…”
“Thế thì phiền toái thật, kẻ ngu ngốc là kẻ vô dụng, nhưng đó chưa phải vấn đề. Sợ là sợ kẻ đặc biệt ngu muội, những kẻ đó lại có chỗ dùng rất đắc lực, muốn làm được việc, cứu mình cứu người hay hại người hại mình đều chỉ bằng một ý nghĩ.”
“Đúng vậy, võ sĩ đó tên gọi Tố Lôi Độn, sử trường kích*, võ công rất cao cường, nhưng nếu không ai phạm đến hắn, hắn cũng chẳng đụng chạm đến ai, nếu người khác sỉ nhục hắn thì chắc chắn hắn sẽ đánh đập thẳng tay hoặc giết chết. Có hôm hắn nằm mơ thấy một người cứ nhìn hắn chằm chằm, nhục mạ hắn, còn phỉ nhổ vào mặt hắn. Khi tỉnh dậy, hắn ôm kích đi tìm người trong giấc mộng đó để quyết đấu. Người khác khuyên nhủ, hắn lại nói: ‘Cả đời ta chưa từng bị sỉ nhục như thế, lại còn dám cả gan phỉ nhổ vào mặt ta, không giết được kẻ này, ta thề không làm người!’”
“Thế là hắn không ăn không ngủ, ngày ngày đi đến nơi hắn nhìn thấy trong giấc mơ chờ kẻ đã sỉ nhục hắn đến để quyết đấu.
“Đúng là gã khờ.”
“Người người đến khuyên nhủ, hắn đều bỏ ngoài tai, thậm chí còn dọa giết ai đến khuyên can hắn, hắn giải thích rằng mình không thể chịu nhục vô cớ như vậy, thà tự tận còn hơn. Chuyện đến tai Gia Cát tiên sinh, ông ấy bèn đem theo một thanh kiếm chạy tới chỗ Lôi Độn đang chờ đợi đến xơ xác cả người. Ông ấy không nói không rằng ngửa mặt lên trời khạc nhổ một cái, đờm dĩ nhiên rơi xuống mặt, ông ấy không lau đi, chỉ chĩa kiếm lên trời, miệng lớn tiếng mắng mỏ: ‘Kẻ nào dám khạc nhổ vào mặt ta, nếu không giết hắn ta thề không ngơi nghỉ.’ Lôi Độn đứng cạnh đó, ngạc nhiên không nhịn được liền nói: ‘Ngươi tự nhổ vào mặt mình còn gì!’ Gia Cát tiên sinh tức giận đáp lại: ‘Thế đã là gì! Ta dẫu sao cũng là người, còn ngươi, ngươi chỉ là một giấc mộng!’ Câu nói ấy vừa thốt ra đã thức tỉnh Lôi Độn vốn đang chìm trong mộng, hắn vội quỳ xuống bên Gia Cát tiên sinh, cảm tạ ngài đã điểm hóa hắn.”
“Gã khờ này cũng thật dễ mến.”
“Gia Cát tiên sinh cũng là người trầm ổn nhẫn nhịn. Có lần người Liêu dấy binh, Nguyên Thập Tam Hạn chủ trương điều quân đuổi đánh, xông pha trận địch, Gia Cát tiên sinh lại nhẫn nại cho rằng thời cơ chưa tới, không thể vọng động. Nguyên Thập Tam Hạn lên tiếng khích bác: ‘Ta dụng binh luôn đặt chuyện sinh tử ngoài mắt, chỉ dũng mãnh tiến lên, trong thế trận cấp bách, dùng khí thế giành lấy thắng lợi. Ta giết giặc như Địch* tổ xông pha giữa dòng, kẻ không thể đẩy lùi quân giặc sẽ như dòng nước lớn trôi đi. Ngươi dụng binh do dự không quyết, sợ đông sợ tây, e khó lập công lao, khó thành đại sự!’ Gia Cát tiên sinh điềm tĩnh trả lời: ‘Nếu chỉ là một mình ta, ta đương nhiên chẳng màng sống chết, không tiếc không hối, nhưng nay ta đang lãnh đạo mười vạn hùng binh, vạn sinh mệnh đang gặp nguy, nên thà noi theo Văn Chính Công*, lập kế hoạch chu đáo trước rồi mới hành động.’ Ông ấy vẫn quyết không hấp tấp động binh, nhờ vậy mới bảo toàn được thực lực. Mãi đến khi đạo quân của Nguyên Thập Tam Hạn gặp nguy khốn, Gia Cát tiên sinh mới toàn lực phát binh, giải vây phản công, giết sạch quân địch không còn một binh một tướng nào.”
Địch tổ: Có lẽ đang nói về danh tướng Địch Thanh thời Bắc Tống.
Văn Chính Công (989 – 1052) tự Hy Văn, nguyên danh Chu Thuyết, là một chính trị gia, nhà văn, nhà quân sự thời Bắc Tống. Sau khi ông mất được phong thụy hiệu “Văn Chính Công”.
“Quả không hổ danh Gia Cát.”
“Còn có một lần thú vị hơn, khi Gia Cát tiên sinh và tám mươi mốt binh sĩ trẻ bị trùng trùng quân địch bao vây, ai nấy trong lòng thấp thỏm không yên, chưa rõ sống chết ra sao, Gia Cát tiên sinh lấy ra một đồng năm xu nói: ‘Để xem ý trời thế nào, nếu như mặt có chữ “Thánh Tống Thông Bảo” ngửa lên, tức là kiếp nạn này có thể hóa giải, cuối cùng tất thắng.’ Thế rồi ông ấy tung đồng xu, quả nhiên mặt có chữ “Thánh Tống Thông Bảo” ngửa lên, sĩ khí tức thì trỗi dậy, đột phá vòng vây xông ra, dũng mãnh giết địch, giành được toàn thắng. Sau đó ai cũng nói ‘Quả là trời định tất thắng!’ Gia Cát tiên sinh cười, cho mọi người xem đồng xu đó, khi ấy họ mới vỡ lẽ rằng cả hai mặt đồng xu đều khắc bốn chữ ‘Thánh Tống Thông Bảo.”
(*) Kích: một loại binh khí cổ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook