Giang Đông Song Bích
-
Chương 3: Đào hoa – 3
Editor: Vện
Chu Du dìu Tôn Sách, Tôn Sách khập khiễng đi dọc sơn đạo, rời khỏi doanh trại.
Vừa ra khỏi trại, Tôn Sách đau đến mức hít hà, Chu Du bước nhanh hơn, nói, “Mau, tên chèo đò kia biết thân phận của chúng ta, chỉ sợ bị vạch trần sẽ có người đuổi theo.”
“Đau đau đau…” Lưng Tôn Sách bị thương, đau hít ngược khí lạnh, hỏi, “Đệ đã nói gì với gã?”
Chu Du thấy Tôn Sách bị thương không nhẹ, nhịn không được đau lòng, chỉ hiềm nơi này không thể ở lâu, đành khom lưng cõng Tôn Sách lên vai, lảo đảo chạy xuống núi.
Cuối cùng cũng xem như trốn thoát, Tôn Sách nằm trên lưng Chu Du, kêu, “Ê.”
“Gì?” Chu Du nói, “Hy vọng Hoa Hùng không xuống tay với cha ta, chỉ cần giải ông ấy đến Lạc Dương là được.”
Tôn Sách lại nói, “Hôm đến huyện Thư ta đã báo tin cho phụ thân, đừng lo, biết rõ tình hình thì dễ xoay sở.”
“Chẳng phải huynh bảo đến một mình à?” Chu Du hỏi, “Làm sao báo tin?”
Tôn Sách dựa vai Chu Du, cười hà hà, Chu Du thật sự bái phục người này, lúc nào cũng cười được… Nhưng đã trì hoãn chừng ấy thời gian, bóng tà nghiêng nghiêng, tiếng hít thở của Tôn Sách nặng dần, hiển nhiên thể lực không chịu đựng nổi nữa, y thiếp đi trên lưng Chu Du.
Chu Du lòng như lửa đốt, muốn rời khỏi Cô Sơn, về huyện Thư báo tin, nhưng Tôn Sách nặng xương, còn mang thêm côn sắt bàn long hai mươi cân của y, mệt không thở nổi. Mãi đến hoàng hôn, nhiệt độ cơ thể Tôn Sách tăng cao, lại không có thuốc thang, Chu Du đành giấu y trong khe núi, kiểm tra thương tích.
Tôn Sách thở đều, gương mặt phớt đỏ, Chu Du buông y xuống, dùng nước sạch rửa vết thương, rồi đi tìm thảo dược gần đó, nhai nát thoa lên lưng y.
Lúc này chợt nghe tiếng chim cao vút, một vật thể trắng như tuyết giang cánh bay tới, Chu Du không khỏi giật mình. Quanh hồ Sào chưa khi nào bắt gặp loài chim này, chẳng lẽ Hoa Hùng đã phát hiện thân phận hai người nên phái ưng truy lùng?
Con chim cắt trắng kia lượn vài vòng rồi chậm rãi liệng xuống, bay đến phía Tôn Sách, Chu Du tức khắc hiểu rõ, chạy nhanh ra ngoài, chim cắt muốn mổ Chu Du, Tôn Sách uể oải gượng dậy, nói, “Phi Vũ, mau dừng lại!”
Chu Du hỏi, “Huynh dùng chim đưa tin?”
Tôn Sách cười với Chu Du, “Nó tên Phi Vũ, là chim đưa tin ta nuôi từ nhỏ, lần này định mang đến cho đệ xem, vừa qua hồ Sào thì phát hiện điểm bất thường nên thả nó đi báo tin cho cha ta…”
Chu Du ngồi sau lưng Tôn Sách, nhai nát thảo dược, mùi thuốc đắng ngắt làm miệng tê cả đi, hắn đắp bã thuốc lên lưng Tôn Sách, Tôn Sách gỡ mảnh vải cột trên móng chim cắt đưa cho Chu Du, trên đó ghi một hàng chữ: Chờ ở bờ Tây hồ Sào, viện binh ít hôm nữa sẽ đến.
Chu Du thở phào nhẹ nhõm, dù không biết phụ thân bị Hoa Hùng giam ở đâu, nhưng chỉ cần viện binh đến là ổn rồi.
Tôn Sách đau nhíu mày, “Đệ đắp thuốc gì mà đau thế?”
Chu Du nói, “Không có thời gian nói nhiều, đi mau.”
Dứt lời, Chu Du khoác một tay Tôn Sách qua vai mình, nghiêng ngả rời khỏi khe núi, chạy đến phía Tây Bắc hồ Sào.
Màn đêm thăm thẳm, bờ Tây hồ Sào, một ông lão tầm hơn sáu mươi dẫn đầu đội nhân mã phi đến, quát, “Tôn Sách! Ngươi lại phá phách gì nữa đấy!”
“Tôn tướng quân!”
“Sao lại bị đánh thành thế này!”
Tôn Sách nói, “Không sao! Trước hết dẫn quân vào núi đã! Hoàng tướng quân! Tình thế nguy cấp, không kịp thông báo, gây phiền phức cho mọi người, xin lỗi!”
Tôn Sách ôm quyền, khom người hành lễ, ông lão kia tức tối nói, “Hại cha ngươi tìm sứt đầu mẻ trán!”
Tiếng kêu bén nhọn vút lên, chim cắt tung cánh bay thăm dò thung lũng trong núi, thuộc hạ bưng áo giáp đến, Tôn Sách vừa mặc giáp vừa giới thiệu với Chu Du, ông lão này là Biệt bộ tư mã, thuộc hạ của Tôn Kiên, sau khi nhận thư của Tôn Sách thì vội vã dẫn hơn bốn trăm quân đến hồ Sào cứu viện.
“À.” Hoàng Cái quan sát Chu Du, trầm giọng hỏi, “Cha ngươi là Chu Dị?”
“Đúng là gia phụ, lão tướng quân…”
Tôn Sách lập tức đến nói nhỏ bên tai Chu Du, “Tuyệt đối đừng gọi lão tướng quân, ông ấy hận nhất ai nói ông ấy già.”
Chu Du dở khóc dở cười, nhưng lời đã ra khỏi miệng, nước đổ khó hốt, quả nhiên, Hoàng Cái tức tối hừ một tiếng, “Hai đứa bây thì thầm cái gì! Tưởng ta không nghe thấy à!”
Tôn Sách vội cười làm lành, lại chắp tay, dẫn Hoàng Cái vào núi. Sao giăng đầy trời, trăng sáng náu mình, Chu Du nhìn bốn trăm binh mã Hoàng Cái dẫn đến, thầm cân đo thế lực hai bên, đối phương có một vị đại tướng, chỉ sợ tập trung đánh nhau mà quên mất con tin thì hỏng bét.
Hoàng Cái hắng giọng nói, “Được rồi. Chu Du, cha ngươi làm quan nhiều năm, giữ mình trong sạch, ta không tính toán với tiểu bối như ngươi. Các huynh đệ theo ta không phải nhân sĩ huyện Thư, không rành sơn đạo quanh co, dám hỏi ngươi có biết đường hay không?”
“Biết.” Chu Du lập tức đáp, “Hoàng tướng quân, bên đối phương cũng có một vị đại tướng, chính là Hoa Hùng dưới trướng Đổng Trác, chi bằng chờ đêm xuống dùng kỵ binh đánh úp.”
“Ngươi nói thế là đang xem thường Hoàng mỗ à?” Hoàng Cái nóng giận, “Ta chẳng thèm để thằng nhãi ranh Hoa Hùng ấy vào mắt đấy!”
Tôn Sách vội nói, “Hoàng tướng quân, đối phương đang giữ con tin của chúng ta, hay là cứ nghe theo kế sách của Công Cẩn.”
Chu Du thấp thỏm trong lòng, dù sao đây cũng là lần đầu hắn giao thiệp với người nhà binh, cũng không rõ tính khí của Hoàng Cái. Hoàng Cái dĩ nhiên không coi trọng hắn, cười lạnh nói, “Theo ý ta thì chẳng cần chờ đến khuya, Tôn Sách, ngươi và ta dẫn đầu xông thẳng vào đó.”
Ý là trăm người phe Hoa Hùng hiển nhiên không phải đối thủ.
“Hoàng tướng quân.” Chu Du trầm ngâm một chốc, lại nói, “Ngài hiểu lầm rồi, ý ta không phải như vậy, ngài đồng ý cứu giúp gia phụ mà bôn ba đường dài đến đây đã là đại ân đại đức, vì có cách giảm bớt thương vong cho các huynh đệ nên tại hạ mới dám phó thác việc này cho tướng quân. Nếu không thể hỗ trợ các huynh đệ, hỏi Du làm sao yên lòng?”
Tôn Sách khẽ biến sắc, nhìn Hoàng Cái, nhất thời không biết nói gì, nhưng bất ngờ là sắc mặt Hoàng Cái lại hòa hoãn đi nhiều, “Cũng đúng, phải biết quý trọng tính mạng tướng sĩ, vậy cứ theo kế sách của ngươi, an bài thế nào cứ việc nói.”
Chu Du suy nghĩ một lát, dùng nhánh cây vẽ lại bản đồ doanh trại của Hoa Hùng trên đất, chỉ ra nơi nào có thể đột kích mở đường, nơi nào có thể bao vây, nơi nào tấn công, nơi nào cứu người, nơi nào chặn đường phòng khi đối phương tẩu thoát.
Hoặc không làm, hoặc đã làm thì làm cho trót. Một khi Hoa Hùng trốn được, tin tức bị tiết lộ, chỉ sợ Đổng Trác không dễ dàng bỏ qua, Chu Du bày kế hoạch cặn kẽ, chờ đêm xuống toàn quân tiến công.
Đêm hôm đó, mây đen che khuất ánh sao, mấy đội người men theo khe núi tiến vào sâu trong thung lũng.
Cắt trắng lượn quanh, hót dài một tràng, Tôn Sách giấu ngựa trên núi, nhìn vào thung lũng đằng xa. Ở nơi khác, một mũi tên đồng lao vút, binh sĩ được Hoa Hùng phái đi canh gác im lặng ngã xuống, đội tuần tra bị thích khách tay cầm dao găm hoặc nỏ chữ thập ùa ra hạ gục.
Doanh trại, Hoa Hùng uống đến say mèm, ngã vào cạnh bàn.
Trong bóng tối, Chu Du đứng giữa núi rừng, tay cầm kiếm đồng, thân kiếm phản xạ ánh đuốc chiếu về phía sườn núi đối diện. Tôn Sách vung tay, nhóm cung thủ đồng loạt giương cung, Tôn Sách cầm đuốc chạy qua hàng người, đốt sáng đầu tên.
“Huýt!” Tôn Sách thổi còi trúc, tên lửa từ hai bên sườn núi bay ra như sao băng, nhằm vào doanh trại giữa thung lũng.
Ba ngày trước đó không mưa, trong doanh trại đều là nhà gỗ dễ cháy, lửa vừa bén, lập tức có người hô, “Nổi lửa.”
“Giết!” Hoàng Cái gầm lên.
Quân Trường Sa như thiên binh thiên tướng hung hãn xông vào doanh trại! Thung lũng hỗn loạn, Tôn Sách cưỡi ngựa chạy đến hướng Tây, nơi phương Bắc, có chiếc xe ngựa tức tốc chạy khỏi doanh trại!
Chu Du thấy tình thế không ổn, vội xách trường kiếm tách khỏi hỗn chiến, huýt dài một tiếng, cắt trắng dẫn đường cho hắn chạy ra phía Bắc doanh trại!
Ánh lửa hừng hực thiêu đốt, không ít binh lính đang ngủ say vùi thân trong biển lửa. Hoàng Cái dẫn đầu quân tiên phong, quân binh của Hoa Hùng vừa cầm vũ khí lên đã bị đánh tan tác.
Hoa Hùng gào thét trong ngọn lửa, “Mau xưng tên ra…”
Tôn Sách từ phía bên xông đến, cả người lẫn ngựa tông vào Hoa Hùng, Hoa Hùng chưa tỉnh cơn say, bị đụng cho văng ra ngoài, lảo đảo tìm binh khí, tiểu binh bốn phía lao ra, không màng sống chết đẩy Hoa Hùng lên ngựa, dẫn gã chạy thục mạng ra khỏi thung lũng.
Trận chiến mở màn nhanh, kết thúc cũng nhanh, nhưng thế lửa đã lan ra hai bên sườn núi, khói đen cuồn cuộn, không ít ngư dân ven hồ Sào được chứng kiến cảnh này.
Chu Du cầm kiếm chạy như điên, quả nhiên thấy một đội quân binh vội vàng tẩu thoát, Chu Du giận dữ quát, “Trốn đi đâu!”
Kẻ cầm đầu chính là tên chèo đò, thấy Chu Du đuổi đến liền dẫn binh sĩ ứng phó, hai bên hỗn chiến một trận, Tôn Sách đã dẫn quân tới, lần này đối phương triệt để tan rã, hơn trăm xác người trải la liệt.
“Phụ thân ta đâu?” Chu Du gào lên, “Giao ông ấy ra đây!”
Tên chèo đò mặt đầy máu đen, một thân nhếch nhác, cười lạnh nói, “Muộn rồi, Chu thiếu gia…”
“Thấy rồi! Tìm ra xe ngựa Chu gia rồi!” Thuộc hạ của Tôn Sách cấp báo, Chu Du không gặng hỏi tên chèo đò, vội chạy theo lính liên lạc.
Tảng sáng, trong khe núi phía Bắc Cô Sơn, một chiếc xe ngựa loang lổ vết máu đậu dưới tàng cây, nắng sớm lờ mờ, sương mù phủ kín, Chu Du vọt vào màn sương, thấy trước ngực cha mình ghim một mũi tên, chỉ còn thoi thóp.
Chu Dị tuổi gần năm mươi, râu tóc hoa râm, không nhịn nổi bật ho, máu lập tức trào ra.
“Thiếu tướng quân.” Lính liên lạc nói, “Chu đại nhân bị giam dưới hầm ngầm trong doanh trại, vừa rồi doanh trại bị phá, kẻ địch đưa ông ấy đến đây muốn xuống núi, lúc chúng ta đuổi đến, lính bên địch bắn Chu đại nhân một tên…”
Chu Du quỳ trước mặt phụ thân, ngơ ngác nhìn gương mặt già nua.
Tôn Sách xua tay bảo đừng nói nữa.
Mặt trời lơ lửng nơi chân trời, ánh vàng dát tràn trong thung lũng.
“Du Nhi… Du Nhi…” Chu Dị nói, “Ta… nghe tiếng con, đêm qua… ngay ngoài nhà tù, ta gọi con, con… không nghe thấy…”
“Cha…” Chu Du gào lên xé gan xé ruột.
“Đừng khóc… không được khóc.” Chu Dị khó khăn ho vài tiếng, miệng mũi tràn máu, mũi tên cắm sâu vào phổi, Tôn Sách không dám rút tên, sợ rút sẽ chết ngay.
“Người sống ở đời… ai mà không chết?” Chu Dị kiệt sức nói, “May mà con đã đến… vi phụ không về Lạc Dương được rồi, con hổ dữ kia… làm hỏng việc…”
“Nhớ chăm sóc tốt mẹ con.” Chu Dị lại nói, “Khụ… khụ… Người trẻ tuổi, ngươi… ngươi là…”
“Chu thế bá.” Tôn Sách đáp, “Con là Tôn Sách, Tôn Sách con Tôn Kiên…”
“Lớn… lớn thế rồi à…” Chu Dị vui vẻ mỉm cười, “Đứa trẻ ngoan…”
Ông nắm tay Tôn Sách, đặt tay y lên mu bàn tay Chu Du, bình thản khép mắt.
Chu Du ngửa đầu, đau đớn gào thét, chỉ thấy trời xanh quang đãng, nước mắt tuôn rơi.
Hôm sau.
Chu Du đưa xác cha về huyện Thư. Đặt linh cữu, cắt vải trắng, thông báo cho người thân bằng hữu, phúng viếng, bố trí linh đường, an ủi mẫu thân và bà nội khóc đến chết đi sống lại.
Chu Du chết lặng, đắp vải trắng lên quan tài phụ thân, mặc áo tang. Họ hàng Chu gia gần xa, anh em họ, chú bác họ đều đến phúng viếng, Huyện lệnh huyện Thư cũng đích thân đến, từng người an ủi Chu Du đừng quá đau buồn, hãy nén bi thương.
Chu Du chỉ gật đầu, tự tay dâng rượu cho khách.
Ngày đó Hoa Hùng thừa dịp hỗn loạn trốn thoát, Hoàng Cái dẫn quân đuổi theo, Tôn Sách hộ tống Chu Du về nhà, lúc nữ quyến cắt vải trắng cho Chu Du đeo tang, Tôn Sách nói, “Cho ta một mảnh, nhà ta là thế giao cùng Chu gia.”
Nhóm nữ quyến dồn dập nhìn Tôn Sách, Tôn Sách sắc mặt uể oải song vẫn vô cùng anh tuấn, các nàng nhỏ giọng bàn tán, lại nhìn Chu Du ngơ ngác ngồi trong linh đường, một cô em họ của Chu Du đeo băng tang lên tay Tôn Sách.
Tôn Sách giúp Chu Du tiễn khách, tay cầm gậy tang, ngồi bên cạnh Chu Du, thở dài.
“Thở dài cái gì?” Rốt cuộc Chu Du cũng lên tiếng.
“Xin lỗi.” Tôn Sách nói, “Do ta vô dụng.”
Chu Du cười mệt mỏi, “Chuyện này sao có thể trách huynh? Sống chết có số, Bá Phù, lần này nếu không có huynh, ta sợ sẽ không vượt qua được.”
“Gì chứ.” Tôn Sách dở khóc dở cười, “Mẹ ta thường nói, không có vực nào không qua được, chỉ sợ có phúc mà không thể hưởng, ngày tháng còn dài, đệ phải chăm sóc tốt bản thân.”
Mưa xuân lất phất lại bắt đầu rơi.
Hai người ngồi sóng vai dưới mái hiên, nhìn màn mưa nối thành một đường kéo về phía chân trời, lại như vô vàn giọt nước từ dưới đất bay lên trời. Một thoáng mịt mờ, sinh mệnh như nước chảy về sông, không bao giờ ngừng nghỉ.
“Mẹ đệ khá hơn chút nào chưa?” Tôn Sách hỏi.
“Có thể ăn cháo được rồi.” Chu Du đáp, “Ta đến thăm bà.”
Tôn Sách nhắc Chu Du, hai người cùng vào gặp mẹ Chu, bà đang thu dọn di vật của chồng, dẫn nhóm thị tỳ chuyển sách cũ phủ bụi lên lầu trên.
“Mẹ.” Chu Du bước đến gọi.
Mẹ Chu gật đầu, nhìn Chu Du, lại nhìn Tôn Sách, dù đang chịu nỗi đau quá lớn mà vẫn gượng cười, “Sách Nhi, lần này may mà có con.”
“Việc nên làm mà.” Tôn Sách nói, “Gia phụ đang ở Giang Đô, nhất thời không thể có mặt, hôm nay đã phái người đưa thư.”
Tôn Sách lấy thư giao cho mẹ Chu, mẹ Chu mỉm cười mở thư đọc, trong thư là tình thâm ý trọng, bày tỏ nuối tiếc của Tôn Kiên.
Mẹ Chu hỏi sơ lược việc nhà Tôn Kiên, lại hỏi sức khỏe mẹ Tôn Kiên thế nào, bảo Chu Du đặt bút mài mực, viết hồi âm cho Tôn Kiên. Mẹ Chu hỏi câu nào, Tôn Sách cung kính trả lời câu ấy. Chu Du nhấc bút, theo lời mẹ Chu, thay bà viết hồi âm cho Tôn gia.
Lá chuối bị mưa dập tả tơi, đêm đến, mưa vẫn không ngừng, Tôn Sách cởi áo, để tay trần ngồi đưa lưng với Chu Du. Chu Du lấy bột thuốc trong đĩa nhỏ bôi cho Tôn Sách.
Hai người lặng thinh thật lâu, đây là khoảng thời gian tăm tối nhất đời Chu Du, cũng vì Tôn Sách không nói gì, hắn mới có thể lay lắt sống qua những ngày tuyệt vọng này. Hắn không muốn làm gì, không muốn trả lời vấn đề, ai hỏi hắn, hắn không biết phải mở miệng thế nào, toàn bộ đều do Tôn Sách làm thay.
Bọn họ ngủ chung giường, Chu Du nằm đó, lưng Tôn Sách bị thương, chỉ có thể nằm sấp, cũng không nói tiếng nào. Tôn Sách vô tư ngủ một mạch đến hừng đông. Lúc Chu Du thức dậy đã thấy Tôn Sách dậy sớm hơn hắn, đang bận rộn trong linh đường.
Ngày thứ sáu, theo lệ phải thức trắng canh linh cữu, nhưng sau giờ Ngọ, các anh em chú bác Chu gia đã đến thăm. Chu Du nhấc ấm châm nước, một người chú họ vừa ngồi xuống đã nói, “Du Nhi, lần này chúng ta đến đây là muốn hỏi con định sắp xếp các thôn trang tơ tằm và cửa hàng như thế nào.”
Tôn Sách nghe vậy, biết là việc nhà Chu gia, bèn thức thời ngồi xuống không lên tiếng. Chu Du hớp một ngụm nước, nói, “Các chú bác đến thật đúng lúc, mấy ngày qua mẫu thân cũng có nhắc việc này, không biết ý chú bác ra sao?”
Nhà Chu Du mở tiệm tơ lụa, lại có thôn trang trồng dâu diện tích hơn trăm mẫu, hằng năm nuôi tằm lấy tơ cũng đủ cho cả nhà ăn. Lúc Chu Dị chưa làm đến chức Hiếu liêm, việc làm ăn của Chu gia đã rất mạnh, tiền lời từ tơ lụa chiếm hết ba phần mười huyện Thư. Sau khi lão thái gia qua đời, vài anh em họ ra ở riêng, Chu Dị chia cho họ mẫu ruộng tốt ở bờ Đông hồ Sào. Người Chu gia vàng thau lẫn lộn, nhiều năm qua đi, có người thành công phát đạt, cũng có người chơi bời lêu lổng mà tán gia bại sản, mãi đến khi Chu Du ra đời thì kinh tế mới khởi sắc.
Đó cũng là năm Chu Dị làm quan Hiếu liêm, đến Lạc Dương công tác, Chu Du tuổi còn quá nhỏ, trong nhà lại chẳng có ai, Chu Dị bèn ủy thác cửa tiệm cho anh em họ quản lý, theo ý của mẹ Chu, nay Chu Dị đã mất, cũng nên thu hồi gia sản trao lại cho Chu Du.
Chu Du định nói cứ để ruộng dâu và cửa hàng đó xem xét sau, các chú bác như đã thương lượng trước, một người đưa sổ sách ra, nói, “Du Nhi con xem qua một chút đi, đây là ghi chép mấy năm gần đây.”
“Ồ.” Chu Du đáp, lật sổ sách, bác họ lại nói, “Những năm qua việc bán lụa ở huyện Thư không được thuận lợi, càng lúc càng tệ, thế đạo bên ngoài hỗn loạn, vài năm trước có chuyển lụa đến Lương Châu, nhưng phải đi qua biên giới phía Tây, cũng nhờ cha con đứng giữa nên mới qua được cửa quan. Bây giờ trong triều không có ai, chỉ sợ không thể giải quyết, đám người già chúng ta đã bàn bạc xong, giờ muốn nghe ý của con.”
“Là sao?” Chu Du không hiểu, nhướn mày hỏi.
“Ta thấy việc buôn bán không còn khả thi.” Một chú họ nói, “Chi bằng trước hết hãy đóng cửa, ruộng đất thì các chú giúp con tìm người bán rồi quy ra bạc, cũng tiện cho con lên kinh làm quan, con thấy sao?”
“Tuyệt đối không được!” Chu Du nói, “Con vẫn chưa quyết định vào kinh, sao có thể bán cửa hàng được?”
“Không giấu gì con.” Bác họ nói, “Mấy năm qua cha con giao việc làm ăn cho chúng ta quản lý, nhưng ngày càng sa sút. Bây giờ nợ quá nhiều, thôn trang không còn mấy vùng hoạt động, hàng hóa xuất ra đều bị giặc Khăn Vàng chặn cướp giữa đường. Mới vài ngày trước, Lục thúc mang hàng hóa lên kinh cũng bị cướp, còn mất không ít tiền vận chuyển. Các chú bác đã ứng tiền trước một phần, cửa hàng con đang nắm là nguồn chi…”
Chu Du lập tức hiểu rõ, đám này thấy phụ thân hắn vừa chết liền chạy đến toan tính ruộng vườn phụ thân để lại, muốn dụ hắn bán lấy tiền.
“Còn thiếu bao nhiêu?” Chu Du quyết đoán cắt ngang, “Đưa giấy nợ ra đây, rõ ràng mười mươi, từ từ trả là được.”
Đám người hai mặt nhìn nhau, không ngờ Chu Du hạ đòn dứt khoát như vậy, bác họ lại nói, “Tuổi ta cũng lớn, số sản nghiệp này không thể…”
“Vậy thì về nhà mà hưởng phúc.” Chu Du đứng lên, vái chào các chú bác.
Một chú họ nói, “Du Nhi, không phải ta trách con, con bỏ trống ruộng đất, cửa hàng nay không người bán, con cứ nhìn sổ sách mà xem, lúc trước cha con kinh doanh, các chú cũng góp không ít ngân lượng, khi cha con còn sống có nói rồi, cửa hàng tơ lụa và ruộng đất mỗi người một phần, lúc trước vì đồng ý giúp cha con nên mới nhận quyền kinh doanh, chứ đó không phải của riêng con. Tiền mướn chưởng quỹ, mời người làm công văn cũng do các chú bỏ ra…”
“Vậy thì sao?” Chu Du giương mắt nhìn họ, “Các chú bác nghĩ bán đất mới có lời à?”
“Đang buổi loạn lạc.” Một người bác kiên trì nói, “Bạc nằm trong tay mới tính là có tiền, không phải sao? Vạn nhất đụng phải giặc Khăn Vàng, con nên hiểu, một cây đuốc đã có thể…”
“Hà.” Tôn Sách cười lạnh, “Ta đoán ra rồi, mấy người đến đây bắt nạt mẹ góa con côi, muốn cướp ruộng đất của người ta chứ gì!”
“Ngươi nói gì!” Chú họ nóng nảy nhất đỏ bừng mặt, cả giận nói, “Chúng ta trông coi cửa hàng nhiều năm như vậy, không bỏ công cũng bỏ sức, huống hồ cũng là chính miệng cha hắn hứa với chúng ta khi còn sống, ngươi là cái thá gì!”
Tôn Sách cũng nổi giận, lạnh lùng nói, “Các ngươi có còn là con người không? Tưởng ta không biết trong lòng các ngươi chứa cái quỷ gì à? Mấy hôm trước ra ngoài mua sắm, cửa hàng tơ lụa Chu gia người đến kẻ đi, túng thiếu khi nào? Chu đại nhân bảo sao, nói miệng không bằng chứng, vậy chỉ cần viết giấy biên nhận! Chỉ dựa vào cái miệng mà muốn lừa gạt người ta à? Xin lỗi, bằng hữu của Chu gia chưa chết hết đâu, Công Cẩn không đồng ý, các ngươi thử bán xem?”
Đám chú bác nổi nóng, Chu Du trầm ngâm một lát, nói, “Sổ sách cứ để lại đây… Con sẽ điều tra nợ mấy năm qua, nếu nhiều quá thì…”
“Báo quan đi.” Tôn Sách chẳng thèm khách khí với bọn họ, “Đến tìm Huyện lệnh hỏi xem, rốt cuộc tơ lụa trong cửa hàng bị hao hụt ít hay nhiều, mất bao nhiêu…”
Chu Du, “Rồi rồi…”
“Tiểu súc sinh nhà ngươi…” Chú họ xắn tay áo, giận dữ quát, “Mắng đã miệng rồi chứ! Không cho ngươi một bài học thì ngươi còn…”
Sau khi về nhà, Chu Du chưa từng nhắc đến thân phận Tôn Sách, mọi người chỉ tưởng là công tử nhà ai, chú họ kia bị Tôn Sách làm mất thể diện, một tiểu bối mà dám lên mặt làm càn, liền nhào đến muốn đánh. Ai ngờ Tôn Sách nói đánh là đánh, nhấc chân trái móc một cái ghế.
Chu Du nói, “Mau dừng lại!”
Chú họ bấu lấy Tôn Sách tính đánh, Tôn Sách cũng đã móc trúng cái ghế, dù gì cũng đắc tội rồi, cứ đánh đã rồi tính. Chu Du thực sự không có cách với Tôn Sách, nhưng trong bụng hắn cũng đang nổi lửa, tiến đến muốn ngăn cản, song lại chụp cái ghế của Tôn Sách, thuận thế hất ghế đập vào hông chú họ, phang hắn bay thẳng ra sảnh.
Mọi người hô lên, hai tay Tôn Sách vung vẩy ghế, không ai dám bước đến, chỉ vừa mắng vừa lùi, tiện đà bỏ chạy.
Tôn Sách cầm sổ sách, tiện tay ném ra ngoài, “Không biết lỗ nhiều hay ít mà còn dám chia ruộng? Cất cho kỹ đồ ăn cướp, cẩn thận Huyện lệnh ban thưởng mỗi người tám mươi gậy đấy!”
Mọi người đi rồi, Chu Du cùng Tôn Sách hai mặt nhìn nhau, phá lên cười một trận. Chu Du cười chảy nước mắt, dựa cột, chậm rãi ngồi xuống, chốc sau đau thương lại ùa đến, khóc thật to.
Tôn Sách ngồi cạnh hắn, một tay khoác trên vai Chu Du. Chỉ một lát, Chu Du ngừng khóc, hai mắt đỏ hoe, bất đắc dĩ cười khổ.
Ngay đêm đó, người nhà của đám chú bác họ kéo nhau đến vừa xoa lưng vừa chỉ Chu Du Tôn Sách mà mắng. Chu Du làm như không nghe, Tôn Sách cà lơ phất phơ, ngồi ôm đầu gối trong linh đường, câu được câu không chơi với các em họ. Ầm ĩ hồi lâu, Chu Du nổi giận gầm lên, “Có để người ta yên không! Muốn đoạn tuyệt thì đoạn tuyệt, sau này đừng bao giờ vào cửa nhà ta nữa!”
Tiếng gào của Chu Du như sấm giữa trời quang, cả đám bị dọa, lần đầu tiên thấy hắn nổi cáu, bèn dồn dập rút lui, Chu Du lạnh lùng nói, “Cút hết cho ta!”
Chu Du dìu Tôn Sách, Tôn Sách khập khiễng đi dọc sơn đạo, rời khỏi doanh trại.
Vừa ra khỏi trại, Tôn Sách đau đến mức hít hà, Chu Du bước nhanh hơn, nói, “Mau, tên chèo đò kia biết thân phận của chúng ta, chỉ sợ bị vạch trần sẽ có người đuổi theo.”
“Đau đau đau…” Lưng Tôn Sách bị thương, đau hít ngược khí lạnh, hỏi, “Đệ đã nói gì với gã?”
Chu Du thấy Tôn Sách bị thương không nhẹ, nhịn không được đau lòng, chỉ hiềm nơi này không thể ở lâu, đành khom lưng cõng Tôn Sách lên vai, lảo đảo chạy xuống núi.
Cuối cùng cũng xem như trốn thoát, Tôn Sách nằm trên lưng Chu Du, kêu, “Ê.”
“Gì?” Chu Du nói, “Hy vọng Hoa Hùng không xuống tay với cha ta, chỉ cần giải ông ấy đến Lạc Dương là được.”
Tôn Sách lại nói, “Hôm đến huyện Thư ta đã báo tin cho phụ thân, đừng lo, biết rõ tình hình thì dễ xoay sở.”
“Chẳng phải huynh bảo đến một mình à?” Chu Du hỏi, “Làm sao báo tin?”
Tôn Sách dựa vai Chu Du, cười hà hà, Chu Du thật sự bái phục người này, lúc nào cũng cười được… Nhưng đã trì hoãn chừng ấy thời gian, bóng tà nghiêng nghiêng, tiếng hít thở của Tôn Sách nặng dần, hiển nhiên thể lực không chịu đựng nổi nữa, y thiếp đi trên lưng Chu Du.
Chu Du lòng như lửa đốt, muốn rời khỏi Cô Sơn, về huyện Thư báo tin, nhưng Tôn Sách nặng xương, còn mang thêm côn sắt bàn long hai mươi cân của y, mệt không thở nổi. Mãi đến hoàng hôn, nhiệt độ cơ thể Tôn Sách tăng cao, lại không có thuốc thang, Chu Du đành giấu y trong khe núi, kiểm tra thương tích.
Tôn Sách thở đều, gương mặt phớt đỏ, Chu Du buông y xuống, dùng nước sạch rửa vết thương, rồi đi tìm thảo dược gần đó, nhai nát thoa lên lưng y.
Lúc này chợt nghe tiếng chim cao vút, một vật thể trắng như tuyết giang cánh bay tới, Chu Du không khỏi giật mình. Quanh hồ Sào chưa khi nào bắt gặp loài chim này, chẳng lẽ Hoa Hùng đã phát hiện thân phận hai người nên phái ưng truy lùng?
Con chim cắt trắng kia lượn vài vòng rồi chậm rãi liệng xuống, bay đến phía Tôn Sách, Chu Du tức khắc hiểu rõ, chạy nhanh ra ngoài, chim cắt muốn mổ Chu Du, Tôn Sách uể oải gượng dậy, nói, “Phi Vũ, mau dừng lại!”
Chu Du hỏi, “Huynh dùng chim đưa tin?”
Tôn Sách cười với Chu Du, “Nó tên Phi Vũ, là chim đưa tin ta nuôi từ nhỏ, lần này định mang đến cho đệ xem, vừa qua hồ Sào thì phát hiện điểm bất thường nên thả nó đi báo tin cho cha ta…”
Chu Du ngồi sau lưng Tôn Sách, nhai nát thảo dược, mùi thuốc đắng ngắt làm miệng tê cả đi, hắn đắp bã thuốc lên lưng Tôn Sách, Tôn Sách gỡ mảnh vải cột trên móng chim cắt đưa cho Chu Du, trên đó ghi một hàng chữ: Chờ ở bờ Tây hồ Sào, viện binh ít hôm nữa sẽ đến.
Chu Du thở phào nhẹ nhõm, dù không biết phụ thân bị Hoa Hùng giam ở đâu, nhưng chỉ cần viện binh đến là ổn rồi.
Tôn Sách đau nhíu mày, “Đệ đắp thuốc gì mà đau thế?”
Chu Du nói, “Không có thời gian nói nhiều, đi mau.”
Dứt lời, Chu Du khoác một tay Tôn Sách qua vai mình, nghiêng ngả rời khỏi khe núi, chạy đến phía Tây Bắc hồ Sào.
Màn đêm thăm thẳm, bờ Tây hồ Sào, một ông lão tầm hơn sáu mươi dẫn đầu đội nhân mã phi đến, quát, “Tôn Sách! Ngươi lại phá phách gì nữa đấy!”
“Tôn tướng quân!”
“Sao lại bị đánh thành thế này!”
Tôn Sách nói, “Không sao! Trước hết dẫn quân vào núi đã! Hoàng tướng quân! Tình thế nguy cấp, không kịp thông báo, gây phiền phức cho mọi người, xin lỗi!”
Tôn Sách ôm quyền, khom người hành lễ, ông lão kia tức tối nói, “Hại cha ngươi tìm sứt đầu mẻ trán!”
Tiếng kêu bén nhọn vút lên, chim cắt tung cánh bay thăm dò thung lũng trong núi, thuộc hạ bưng áo giáp đến, Tôn Sách vừa mặc giáp vừa giới thiệu với Chu Du, ông lão này là Biệt bộ tư mã, thuộc hạ của Tôn Kiên, sau khi nhận thư của Tôn Sách thì vội vã dẫn hơn bốn trăm quân đến hồ Sào cứu viện.
“À.” Hoàng Cái quan sát Chu Du, trầm giọng hỏi, “Cha ngươi là Chu Dị?”
“Đúng là gia phụ, lão tướng quân…”
Tôn Sách lập tức đến nói nhỏ bên tai Chu Du, “Tuyệt đối đừng gọi lão tướng quân, ông ấy hận nhất ai nói ông ấy già.”
Chu Du dở khóc dở cười, nhưng lời đã ra khỏi miệng, nước đổ khó hốt, quả nhiên, Hoàng Cái tức tối hừ một tiếng, “Hai đứa bây thì thầm cái gì! Tưởng ta không nghe thấy à!”
Tôn Sách vội cười làm lành, lại chắp tay, dẫn Hoàng Cái vào núi. Sao giăng đầy trời, trăng sáng náu mình, Chu Du nhìn bốn trăm binh mã Hoàng Cái dẫn đến, thầm cân đo thế lực hai bên, đối phương có một vị đại tướng, chỉ sợ tập trung đánh nhau mà quên mất con tin thì hỏng bét.
Hoàng Cái hắng giọng nói, “Được rồi. Chu Du, cha ngươi làm quan nhiều năm, giữ mình trong sạch, ta không tính toán với tiểu bối như ngươi. Các huynh đệ theo ta không phải nhân sĩ huyện Thư, không rành sơn đạo quanh co, dám hỏi ngươi có biết đường hay không?”
“Biết.” Chu Du lập tức đáp, “Hoàng tướng quân, bên đối phương cũng có một vị đại tướng, chính là Hoa Hùng dưới trướng Đổng Trác, chi bằng chờ đêm xuống dùng kỵ binh đánh úp.”
“Ngươi nói thế là đang xem thường Hoàng mỗ à?” Hoàng Cái nóng giận, “Ta chẳng thèm để thằng nhãi ranh Hoa Hùng ấy vào mắt đấy!”
Tôn Sách vội nói, “Hoàng tướng quân, đối phương đang giữ con tin của chúng ta, hay là cứ nghe theo kế sách của Công Cẩn.”
Chu Du thấp thỏm trong lòng, dù sao đây cũng là lần đầu hắn giao thiệp với người nhà binh, cũng không rõ tính khí của Hoàng Cái. Hoàng Cái dĩ nhiên không coi trọng hắn, cười lạnh nói, “Theo ý ta thì chẳng cần chờ đến khuya, Tôn Sách, ngươi và ta dẫn đầu xông thẳng vào đó.”
Ý là trăm người phe Hoa Hùng hiển nhiên không phải đối thủ.
“Hoàng tướng quân.” Chu Du trầm ngâm một chốc, lại nói, “Ngài hiểu lầm rồi, ý ta không phải như vậy, ngài đồng ý cứu giúp gia phụ mà bôn ba đường dài đến đây đã là đại ân đại đức, vì có cách giảm bớt thương vong cho các huynh đệ nên tại hạ mới dám phó thác việc này cho tướng quân. Nếu không thể hỗ trợ các huynh đệ, hỏi Du làm sao yên lòng?”
Tôn Sách khẽ biến sắc, nhìn Hoàng Cái, nhất thời không biết nói gì, nhưng bất ngờ là sắc mặt Hoàng Cái lại hòa hoãn đi nhiều, “Cũng đúng, phải biết quý trọng tính mạng tướng sĩ, vậy cứ theo kế sách của ngươi, an bài thế nào cứ việc nói.”
Chu Du suy nghĩ một lát, dùng nhánh cây vẽ lại bản đồ doanh trại của Hoa Hùng trên đất, chỉ ra nơi nào có thể đột kích mở đường, nơi nào có thể bao vây, nơi nào tấn công, nơi nào cứu người, nơi nào chặn đường phòng khi đối phương tẩu thoát.
Hoặc không làm, hoặc đã làm thì làm cho trót. Một khi Hoa Hùng trốn được, tin tức bị tiết lộ, chỉ sợ Đổng Trác không dễ dàng bỏ qua, Chu Du bày kế hoạch cặn kẽ, chờ đêm xuống toàn quân tiến công.
Đêm hôm đó, mây đen che khuất ánh sao, mấy đội người men theo khe núi tiến vào sâu trong thung lũng.
Cắt trắng lượn quanh, hót dài một tràng, Tôn Sách giấu ngựa trên núi, nhìn vào thung lũng đằng xa. Ở nơi khác, một mũi tên đồng lao vút, binh sĩ được Hoa Hùng phái đi canh gác im lặng ngã xuống, đội tuần tra bị thích khách tay cầm dao găm hoặc nỏ chữ thập ùa ra hạ gục.
Doanh trại, Hoa Hùng uống đến say mèm, ngã vào cạnh bàn.
Trong bóng tối, Chu Du đứng giữa núi rừng, tay cầm kiếm đồng, thân kiếm phản xạ ánh đuốc chiếu về phía sườn núi đối diện. Tôn Sách vung tay, nhóm cung thủ đồng loạt giương cung, Tôn Sách cầm đuốc chạy qua hàng người, đốt sáng đầu tên.
“Huýt!” Tôn Sách thổi còi trúc, tên lửa từ hai bên sườn núi bay ra như sao băng, nhằm vào doanh trại giữa thung lũng.
Ba ngày trước đó không mưa, trong doanh trại đều là nhà gỗ dễ cháy, lửa vừa bén, lập tức có người hô, “Nổi lửa.”
“Giết!” Hoàng Cái gầm lên.
Quân Trường Sa như thiên binh thiên tướng hung hãn xông vào doanh trại! Thung lũng hỗn loạn, Tôn Sách cưỡi ngựa chạy đến hướng Tây, nơi phương Bắc, có chiếc xe ngựa tức tốc chạy khỏi doanh trại!
Chu Du thấy tình thế không ổn, vội xách trường kiếm tách khỏi hỗn chiến, huýt dài một tiếng, cắt trắng dẫn đường cho hắn chạy ra phía Bắc doanh trại!
Ánh lửa hừng hực thiêu đốt, không ít binh lính đang ngủ say vùi thân trong biển lửa. Hoàng Cái dẫn đầu quân tiên phong, quân binh của Hoa Hùng vừa cầm vũ khí lên đã bị đánh tan tác.
Hoa Hùng gào thét trong ngọn lửa, “Mau xưng tên ra…”
Tôn Sách từ phía bên xông đến, cả người lẫn ngựa tông vào Hoa Hùng, Hoa Hùng chưa tỉnh cơn say, bị đụng cho văng ra ngoài, lảo đảo tìm binh khí, tiểu binh bốn phía lao ra, không màng sống chết đẩy Hoa Hùng lên ngựa, dẫn gã chạy thục mạng ra khỏi thung lũng.
Trận chiến mở màn nhanh, kết thúc cũng nhanh, nhưng thế lửa đã lan ra hai bên sườn núi, khói đen cuồn cuộn, không ít ngư dân ven hồ Sào được chứng kiến cảnh này.
Chu Du cầm kiếm chạy như điên, quả nhiên thấy một đội quân binh vội vàng tẩu thoát, Chu Du giận dữ quát, “Trốn đi đâu!”
Kẻ cầm đầu chính là tên chèo đò, thấy Chu Du đuổi đến liền dẫn binh sĩ ứng phó, hai bên hỗn chiến một trận, Tôn Sách đã dẫn quân tới, lần này đối phương triệt để tan rã, hơn trăm xác người trải la liệt.
“Phụ thân ta đâu?” Chu Du gào lên, “Giao ông ấy ra đây!”
Tên chèo đò mặt đầy máu đen, một thân nhếch nhác, cười lạnh nói, “Muộn rồi, Chu thiếu gia…”
“Thấy rồi! Tìm ra xe ngựa Chu gia rồi!” Thuộc hạ của Tôn Sách cấp báo, Chu Du không gặng hỏi tên chèo đò, vội chạy theo lính liên lạc.
Tảng sáng, trong khe núi phía Bắc Cô Sơn, một chiếc xe ngựa loang lổ vết máu đậu dưới tàng cây, nắng sớm lờ mờ, sương mù phủ kín, Chu Du vọt vào màn sương, thấy trước ngực cha mình ghim một mũi tên, chỉ còn thoi thóp.
Chu Dị tuổi gần năm mươi, râu tóc hoa râm, không nhịn nổi bật ho, máu lập tức trào ra.
“Thiếu tướng quân.” Lính liên lạc nói, “Chu đại nhân bị giam dưới hầm ngầm trong doanh trại, vừa rồi doanh trại bị phá, kẻ địch đưa ông ấy đến đây muốn xuống núi, lúc chúng ta đuổi đến, lính bên địch bắn Chu đại nhân một tên…”
Chu Du quỳ trước mặt phụ thân, ngơ ngác nhìn gương mặt già nua.
Tôn Sách xua tay bảo đừng nói nữa.
Mặt trời lơ lửng nơi chân trời, ánh vàng dát tràn trong thung lũng.
“Du Nhi… Du Nhi…” Chu Dị nói, “Ta… nghe tiếng con, đêm qua… ngay ngoài nhà tù, ta gọi con, con… không nghe thấy…”
“Cha…” Chu Du gào lên xé gan xé ruột.
“Đừng khóc… không được khóc.” Chu Dị khó khăn ho vài tiếng, miệng mũi tràn máu, mũi tên cắm sâu vào phổi, Tôn Sách không dám rút tên, sợ rút sẽ chết ngay.
“Người sống ở đời… ai mà không chết?” Chu Dị kiệt sức nói, “May mà con đã đến… vi phụ không về Lạc Dương được rồi, con hổ dữ kia… làm hỏng việc…”
“Nhớ chăm sóc tốt mẹ con.” Chu Dị lại nói, “Khụ… khụ… Người trẻ tuổi, ngươi… ngươi là…”
“Chu thế bá.” Tôn Sách đáp, “Con là Tôn Sách, Tôn Sách con Tôn Kiên…”
“Lớn… lớn thế rồi à…” Chu Dị vui vẻ mỉm cười, “Đứa trẻ ngoan…”
Ông nắm tay Tôn Sách, đặt tay y lên mu bàn tay Chu Du, bình thản khép mắt.
Chu Du ngửa đầu, đau đớn gào thét, chỉ thấy trời xanh quang đãng, nước mắt tuôn rơi.
Hôm sau.
Chu Du đưa xác cha về huyện Thư. Đặt linh cữu, cắt vải trắng, thông báo cho người thân bằng hữu, phúng viếng, bố trí linh đường, an ủi mẫu thân và bà nội khóc đến chết đi sống lại.
Chu Du chết lặng, đắp vải trắng lên quan tài phụ thân, mặc áo tang. Họ hàng Chu gia gần xa, anh em họ, chú bác họ đều đến phúng viếng, Huyện lệnh huyện Thư cũng đích thân đến, từng người an ủi Chu Du đừng quá đau buồn, hãy nén bi thương.
Chu Du chỉ gật đầu, tự tay dâng rượu cho khách.
Ngày đó Hoa Hùng thừa dịp hỗn loạn trốn thoát, Hoàng Cái dẫn quân đuổi theo, Tôn Sách hộ tống Chu Du về nhà, lúc nữ quyến cắt vải trắng cho Chu Du đeo tang, Tôn Sách nói, “Cho ta một mảnh, nhà ta là thế giao cùng Chu gia.”
Nhóm nữ quyến dồn dập nhìn Tôn Sách, Tôn Sách sắc mặt uể oải song vẫn vô cùng anh tuấn, các nàng nhỏ giọng bàn tán, lại nhìn Chu Du ngơ ngác ngồi trong linh đường, một cô em họ của Chu Du đeo băng tang lên tay Tôn Sách.
Tôn Sách giúp Chu Du tiễn khách, tay cầm gậy tang, ngồi bên cạnh Chu Du, thở dài.
“Thở dài cái gì?” Rốt cuộc Chu Du cũng lên tiếng.
“Xin lỗi.” Tôn Sách nói, “Do ta vô dụng.”
Chu Du cười mệt mỏi, “Chuyện này sao có thể trách huynh? Sống chết có số, Bá Phù, lần này nếu không có huynh, ta sợ sẽ không vượt qua được.”
“Gì chứ.” Tôn Sách dở khóc dở cười, “Mẹ ta thường nói, không có vực nào không qua được, chỉ sợ có phúc mà không thể hưởng, ngày tháng còn dài, đệ phải chăm sóc tốt bản thân.”
Mưa xuân lất phất lại bắt đầu rơi.
Hai người ngồi sóng vai dưới mái hiên, nhìn màn mưa nối thành một đường kéo về phía chân trời, lại như vô vàn giọt nước từ dưới đất bay lên trời. Một thoáng mịt mờ, sinh mệnh như nước chảy về sông, không bao giờ ngừng nghỉ.
“Mẹ đệ khá hơn chút nào chưa?” Tôn Sách hỏi.
“Có thể ăn cháo được rồi.” Chu Du đáp, “Ta đến thăm bà.”
Tôn Sách nhắc Chu Du, hai người cùng vào gặp mẹ Chu, bà đang thu dọn di vật của chồng, dẫn nhóm thị tỳ chuyển sách cũ phủ bụi lên lầu trên.
“Mẹ.” Chu Du bước đến gọi.
Mẹ Chu gật đầu, nhìn Chu Du, lại nhìn Tôn Sách, dù đang chịu nỗi đau quá lớn mà vẫn gượng cười, “Sách Nhi, lần này may mà có con.”
“Việc nên làm mà.” Tôn Sách nói, “Gia phụ đang ở Giang Đô, nhất thời không thể có mặt, hôm nay đã phái người đưa thư.”
Tôn Sách lấy thư giao cho mẹ Chu, mẹ Chu mỉm cười mở thư đọc, trong thư là tình thâm ý trọng, bày tỏ nuối tiếc của Tôn Kiên.
Mẹ Chu hỏi sơ lược việc nhà Tôn Kiên, lại hỏi sức khỏe mẹ Tôn Kiên thế nào, bảo Chu Du đặt bút mài mực, viết hồi âm cho Tôn Kiên. Mẹ Chu hỏi câu nào, Tôn Sách cung kính trả lời câu ấy. Chu Du nhấc bút, theo lời mẹ Chu, thay bà viết hồi âm cho Tôn gia.
Lá chuối bị mưa dập tả tơi, đêm đến, mưa vẫn không ngừng, Tôn Sách cởi áo, để tay trần ngồi đưa lưng với Chu Du. Chu Du lấy bột thuốc trong đĩa nhỏ bôi cho Tôn Sách.
Hai người lặng thinh thật lâu, đây là khoảng thời gian tăm tối nhất đời Chu Du, cũng vì Tôn Sách không nói gì, hắn mới có thể lay lắt sống qua những ngày tuyệt vọng này. Hắn không muốn làm gì, không muốn trả lời vấn đề, ai hỏi hắn, hắn không biết phải mở miệng thế nào, toàn bộ đều do Tôn Sách làm thay.
Bọn họ ngủ chung giường, Chu Du nằm đó, lưng Tôn Sách bị thương, chỉ có thể nằm sấp, cũng không nói tiếng nào. Tôn Sách vô tư ngủ một mạch đến hừng đông. Lúc Chu Du thức dậy đã thấy Tôn Sách dậy sớm hơn hắn, đang bận rộn trong linh đường.
Ngày thứ sáu, theo lệ phải thức trắng canh linh cữu, nhưng sau giờ Ngọ, các anh em chú bác Chu gia đã đến thăm. Chu Du nhấc ấm châm nước, một người chú họ vừa ngồi xuống đã nói, “Du Nhi, lần này chúng ta đến đây là muốn hỏi con định sắp xếp các thôn trang tơ tằm và cửa hàng như thế nào.”
Tôn Sách nghe vậy, biết là việc nhà Chu gia, bèn thức thời ngồi xuống không lên tiếng. Chu Du hớp một ngụm nước, nói, “Các chú bác đến thật đúng lúc, mấy ngày qua mẫu thân cũng có nhắc việc này, không biết ý chú bác ra sao?”
Nhà Chu Du mở tiệm tơ lụa, lại có thôn trang trồng dâu diện tích hơn trăm mẫu, hằng năm nuôi tằm lấy tơ cũng đủ cho cả nhà ăn. Lúc Chu Dị chưa làm đến chức Hiếu liêm, việc làm ăn của Chu gia đã rất mạnh, tiền lời từ tơ lụa chiếm hết ba phần mười huyện Thư. Sau khi lão thái gia qua đời, vài anh em họ ra ở riêng, Chu Dị chia cho họ mẫu ruộng tốt ở bờ Đông hồ Sào. Người Chu gia vàng thau lẫn lộn, nhiều năm qua đi, có người thành công phát đạt, cũng có người chơi bời lêu lổng mà tán gia bại sản, mãi đến khi Chu Du ra đời thì kinh tế mới khởi sắc.
Đó cũng là năm Chu Dị làm quan Hiếu liêm, đến Lạc Dương công tác, Chu Du tuổi còn quá nhỏ, trong nhà lại chẳng có ai, Chu Dị bèn ủy thác cửa tiệm cho anh em họ quản lý, theo ý của mẹ Chu, nay Chu Dị đã mất, cũng nên thu hồi gia sản trao lại cho Chu Du.
Chu Du định nói cứ để ruộng dâu và cửa hàng đó xem xét sau, các chú bác như đã thương lượng trước, một người đưa sổ sách ra, nói, “Du Nhi con xem qua một chút đi, đây là ghi chép mấy năm gần đây.”
“Ồ.” Chu Du đáp, lật sổ sách, bác họ lại nói, “Những năm qua việc bán lụa ở huyện Thư không được thuận lợi, càng lúc càng tệ, thế đạo bên ngoài hỗn loạn, vài năm trước có chuyển lụa đến Lương Châu, nhưng phải đi qua biên giới phía Tây, cũng nhờ cha con đứng giữa nên mới qua được cửa quan. Bây giờ trong triều không có ai, chỉ sợ không thể giải quyết, đám người già chúng ta đã bàn bạc xong, giờ muốn nghe ý của con.”
“Là sao?” Chu Du không hiểu, nhướn mày hỏi.
“Ta thấy việc buôn bán không còn khả thi.” Một chú họ nói, “Chi bằng trước hết hãy đóng cửa, ruộng đất thì các chú giúp con tìm người bán rồi quy ra bạc, cũng tiện cho con lên kinh làm quan, con thấy sao?”
“Tuyệt đối không được!” Chu Du nói, “Con vẫn chưa quyết định vào kinh, sao có thể bán cửa hàng được?”
“Không giấu gì con.” Bác họ nói, “Mấy năm qua cha con giao việc làm ăn cho chúng ta quản lý, nhưng ngày càng sa sút. Bây giờ nợ quá nhiều, thôn trang không còn mấy vùng hoạt động, hàng hóa xuất ra đều bị giặc Khăn Vàng chặn cướp giữa đường. Mới vài ngày trước, Lục thúc mang hàng hóa lên kinh cũng bị cướp, còn mất không ít tiền vận chuyển. Các chú bác đã ứng tiền trước một phần, cửa hàng con đang nắm là nguồn chi…”
Chu Du lập tức hiểu rõ, đám này thấy phụ thân hắn vừa chết liền chạy đến toan tính ruộng vườn phụ thân để lại, muốn dụ hắn bán lấy tiền.
“Còn thiếu bao nhiêu?” Chu Du quyết đoán cắt ngang, “Đưa giấy nợ ra đây, rõ ràng mười mươi, từ từ trả là được.”
Đám người hai mặt nhìn nhau, không ngờ Chu Du hạ đòn dứt khoát như vậy, bác họ lại nói, “Tuổi ta cũng lớn, số sản nghiệp này không thể…”
“Vậy thì về nhà mà hưởng phúc.” Chu Du đứng lên, vái chào các chú bác.
Một chú họ nói, “Du Nhi, không phải ta trách con, con bỏ trống ruộng đất, cửa hàng nay không người bán, con cứ nhìn sổ sách mà xem, lúc trước cha con kinh doanh, các chú cũng góp không ít ngân lượng, khi cha con còn sống có nói rồi, cửa hàng tơ lụa và ruộng đất mỗi người một phần, lúc trước vì đồng ý giúp cha con nên mới nhận quyền kinh doanh, chứ đó không phải của riêng con. Tiền mướn chưởng quỹ, mời người làm công văn cũng do các chú bỏ ra…”
“Vậy thì sao?” Chu Du giương mắt nhìn họ, “Các chú bác nghĩ bán đất mới có lời à?”
“Đang buổi loạn lạc.” Một người bác kiên trì nói, “Bạc nằm trong tay mới tính là có tiền, không phải sao? Vạn nhất đụng phải giặc Khăn Vàng, con nên hiểu, một cây đuốc đã có thể…”
“Hà.” Tôn Sách cười lạnh, “Ta đoán ra rồi, mấy người đến đây bắt nạt mẹ góa con côi, muốn cướp ruộng đất của người ta chứ gì!”
“Ngươi nói gì!” Chú họ nóng nảy nhất đỏ bừng mặt, cả giận nói, “Chúng ta trông coi cửa hàng nhiều năm như vậy, không bỏ công cũng bỏ sức, huống hồ cũng là chính miệng cha hắn hứa với chúng ta khi còn sống, ngươi là cái thá gì!”
Tôn Sách cũng nổi giận, lạnh lùng nói, “Các ngươi có còn là con người không? Tưởng ta không biết trong lòng các ngươi chứa cái quỷ gì à? Mấy hôm trước ra ngoài mua sắm, cửa hàng tơ lụa Chu gia người đến kẻ đi, túng thiếu khi nào? Chu đại nhân bảo sao, nói miệng không bằng chứng, vậy chỉ cần viết giấy biên nhận! Chỉ dựa vào cái miệng mà muốn lừa gạt người ta à? Xin lỗi, bằng hữu của Chu gia chưa chết hết đâu, Công Cẩn không đồng ý, các ngươi thử bán xem?”
Đám chú bác nổi nóng, Chu Du trầm ngâm một lát, nói, “Sổ sách cứ để lại đây… Con sẽ điều tra nợ mấy năm qua, nếu nhiều quá thì…”
“Báo quan đi.” Tôn Sách chẳng thèm khách khí với bọn họ, “Đến tìm Huyện lệnh hỏi xem, rốt cuộc tơ lụa trong cửa hàng bị hao hụt ít hay nhiều, mất bao nhiêu…”
Chu Du, “Rồi rồi…”
“Tiểu súc sinh nhà ngươi…” Chú họ xắn tay áo, giận dữ quát, “Mắng đã miệng rồi chứ! Không cho ngươi một bài học thì ngươi còn…”
Sau khi về nhà, Chu Du chưa từng nhắc đến thân phận Tôn Sách, mọi người chỉ tưởng là công tử nhà ai, chú họ kia bị Tôn Sách làm mất thể diện, một tiểu bối mà dám lên mặt làm càn, liền nhào đến muốn đánh. Ai ngờ Tôn Sách nói đánh là đánh, nhấc chân trái móc một cái ghế.
Chu Du nói, “Mau dừng lại!”
Chú họ bấu lấy Tôn Sách tính đánh, Tôn Sách cũng đã móc trúng cái ghế, dù gì cũng đắc tội rồi, cứ đánh đã rồi tính. Chu Du thực sự không có cách với Tôn Sách, nhưng trong bụng hắn cũng đang nổi lửa, tiến đến muốn ngăn cản, song lại chụp cái ghế của Tôn Sách, thuận thế hất ghế đập vào hông chú họ, phang hắn bay thẳng ra sảnh.
Mọi người hô lên, hai tay Tôn Sách vung vẩy ghế, không ai dám bước đến, chỉ vừa mắng vừa lùi, tiện đà bỏ chạy.
Tôn Sách cầm sổ sách, tiện tay ném ra ngoài, “Không biết lỗ nhiều hay ít mà còn dám chia ruộng? Cất cho kỹ đồ ăn cướp, cẩn thận Huyện lệnh ban thưởng mỗi người tám mươi gậy đấy!”
Mọi người đi rồi, Chu Du cùng Tôn Sách hai mặt nhìn nhau, phá lên cười một trận. Chu Du cười chảy nước mắt, dựa cột, chậm rãi ngồi xuống, chốc sau đau thương lại ùa đến, khóc thật to.
Tôn Sách ngồi cạnh hắn, một tay khoác trên vai Chu Du. Chỉ một lát, Chu Du ngừng khóc, hai mắt đỏ hoe, bất đắc dĩ cười khổ.
Ngay đêm đó, người nhà của đám chú bác họ kéo nhau đến vừa xoa lưng vừa chỉ Chu Du Tôn Sách mà mắng. Chu Du làm như không nghe, Tôn Sách cà lơ phất phơ, ngồi ôm đầu gối trong linh đường, câu được câu không chơi với các em họ. Ầm ĩ hồi lâu, Chu Du nổi giận gầm lên, “Có để người ta yên không! Muốn đoạn tuyệt thì đoạn tuyệt, sau này đừng bao giờ vào cửa nhà ta nữa!”
Tiếng gào của Chu Du như sấm giữa trời quang, cả đám bị dọa, lần đầu tiên thấy hắn nổi cáu, bèn dồn dập rút lui, Chu Du lạnh lùng nói, “Cút hết cho ta!”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook