Gãy Cánh
-
16: Rối Loạn Nhân Dạng Phân Ly
Thường được màn ảnh và truyền thông gọi là "đa nhân cách" nhưng tên chính thức của nó là Rối loạn nhân dạng phân ly/ bản thể phân ly (dissociative identity disorder – DID).
Rối loạn này có xu hướng bị phóng đại và kịch tính hóa nhưng thực tế vẫn còn nhiều tranh cãi về nó.
Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA), rối loạn nhân dạng phân ly được đặc trưng bởi sự hiện diện từ hai trở lên của trạng thái nhân dạng hoặc tính cách riêng biệt trong một cá nhân mà mỗi nhân dạng luân phiên kiểm soát hành vi của cá nhân đó.
Nguyên nhân dẫn tới DID được cho là những sang chấn thời thơ ấu, thường là do bị bỏ rơi hoặc lạm dụng trong khoảng thời gian dài, ngoài ra còn có liên quan đến di truyền và xã hội.
DID thường xuyên bị chẩn đoán nhầm thành tâm thần phân liệt (schizophrenia) vì hơn 75% người mắc DID nghe thấy "giọng nói trong đầu".
Một số thì bị chẩn đoán thành rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder) vì họ có những sự thay đổi tâm trạng rất mạnh mẽ.
Tuy nhiên, cả tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực đều không liên quan đến chứng mất trí nhớ – đặc trưng chính của các rối loạn phân ly.
Về thuật ngữ "phân liệt" và "phân ly".
Phân liệt trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "sự phân chia tâm trí" – đặc trưng bởi sự phân rã các chức năng liên quan đến suy nghĩ và tư duy trong cùng một bản thể.
Phân ly ám chỉ sự phân tách có thể là hoàn toàn của một bộ phận trong bản thể, ví dụ một số dạng phân ly là phân ly cơ thể (không cảm giác được sự tồn tại của tay chân hoặc không thấy nóng, lạnh, đau), phân ly nhận thức (quên)...
Trên phim ảnh, DID thường được thể hiện như sự thay đổi đột ngột và kịch tính giữa các nhân cách như một người vừa nói chuyện như trẻ con, rồi sau đó lại lạnh lùng bước vào với một điếu thuốc.
Nhưng thực tế, hiện tượng này xảy ra trong chưa đến 5% trường hợp rối loạn.
Người mắc DID thường rơi vào tình trạng trầm cảm nặng kéo dài mà cả thuốc và các liệu pháp tâm lý đều không thể hỗ trợ được.
Họ có thể mắc kèm theo rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTST).
Họ có thể có vấn đề về lạm dụng chất kích thích, rối loạn ăn uống, hoặc vấn đề về giấc ngủ...!Việc một người tự nhận thức tình trạng phân ly của mình – tức là nhận biết bản thân có những nhân cách khác – không phổ biến.
Phần lớn người mắc DID nhút nhát và dễ xấu hổ vì họ có những khoảng trống trong trí nhớ mỗi khi bị nhân dạng khác chiếm hữu.
Khi ai đó chào hỏi và bắt chuyện với họ, nhưng người bị rối loạn không nhớ được mình và người kia đã từng nói gì thì họ sẽ cảm thấy rất xấu hổ và nỗ lực che giấu việc mình bị rối loạn.
Điều này có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực hơn khi người mắc DID cảm thấy tội lỗi và sẽ tự cô lập bản thân.
Xu hướng điều trị của DID là điều trị sang chấn lâu dài.
Cơ bản, quá trình điều trị gồm có ba giai đoạn:
1.
Hỗ trợ người bị rối loạn rèn luyện cách kiểu soát các triệu chứng và hoạt động hàng ngày; giúp họ giải quyết tình trạng trầm cảm và các rối loạn liên quan (rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ...).
2.
Xử lý những cảm xúc xấu hổ, lòng căm thù bản thân; giúp họ bày tỏ chính mình, thấu hiểu các sang chấn trong quá khứ và tiến đến việc chấp nhận chúng.
3.
Ít tập trung vào sang chấn để tập trung hơn vào cuộc sống thực tại của người bị rối loạn; giúp họ có những mối quan hệ lành mạnh, thiết lập/ phát triển sự nghiệp.
Xuyên suốt quá trình điều trị, phải giúp chủ thể nhận biết các nhân cách khác và hiểu chúng là một phần của mình; chuyển tình trạng đấu tranh lẫn nhau giữa các nhân dạng bên trong chủ thể thành cùng hợp tác để giúp đỡ chủ thể.
Có thể thấy Thẩm Hi Quang đang ở tầm giai đoạn thứ hai, có thể phát triển đến giai đoạn thứ ba.
Bên cạnh đó, người mắc rối loạn còn sử dụng kết hợp thuốc chống trầm cảm và chống loạn thần.
Một sự thật là tỷ lệ mắc DID ước tính trong dân số cao hơn 1% so với tỷ lệ mắc rối loạn lưỡng cực và tâm thần phân liệt.
DID là rối loạn mãn tính, có thể tái phát.
Những thông tin trên chỉ dành tham khảo để bạn hiền hiểu hơn về câu chuyện này.
Về cơ chế và bản chất của Rối loạn phân ly thì liên quan đến lý thuyết Phân tâm học – đặc biệt là Cơ chế phòng vệ của Sigmund Freud, khá phức tạp và khó hiểu đối với người ngoài ngành..
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook