Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất
-
Chương 40: Thề ước [1]
Tình ca của Ngài quanh quẩn trên cao nguyên, như áng mây đầy trời, có làn khói không dứt. Kinh phướn phấp phới trong gió, như đang vẫy tay, cũng là đang kêu gọi. Còn
có những kinh luân chuyển động mãi không ngừng, kể lể những lời người
đời nghe mãi không hiểu.
Dường như mọi câu chuyện đều không thiếu được một đoạn ly biệt. Nếu nói bắt đầu là vì kết thúc, thế thì gặp gỡ là để biệt ly. Trong mắt nhiều người, ly biệt nên mang một vẻ đẹp thê lương thương cảm, nhưng tôi cho rằng, có nhiều ly biệt lại đem đến cho người cảm giác như trút bỏ gánh nặng. Vì không phải cứ sống với nhau là khiến người người vui vẻ, thời gian lâu rồi thường sinh ra lòng chán ngán. Lúc đó, điều mong mỏi chính là ly biệt, dù ngắn ngủi hay lâu dài, chỉ nguyện ý xa nhau. Chưa từng nghĩ, vừa xa cách đã là một đời. Luôn muốn tìm cớ gặp lại, nhưng vẫn bị năm tháng phũ phàng, từ nay về sau, không còn gặp nhau được nữa.
“Trường đình ngoại, cổ đạo biên, phương thảo bích liên thiên[1]…” Biệt ly trong tưởng tượng nên là như vậy, đường cũ lưu luyến, trường đình tiễn biệt, người ra đi kéo vạt áo lau nước mắt, cảm thương vô hạn. “Phong tiêu tiêu hề Dịch Thủy hàn, tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn[2].” Hoặc là sông Dịch tiễn biệt, thê lương bất tận. Còn tôi luôn nghĩ đến tình cảnh ba trăm năm trước khi Tsangyang Gyatso rời đất tuyết cao nguyên, mây núi mênh mông, gió trăng lồng lộng, thì nên là một vẻ hoang vắng thế nào? Vạn vật đều đang tiễn biệt Ngài, rơi lệ vì Ngài, cảnh tượng này so với tiễn biệt ở trường đình và sông Dịch càng làm cảm động lòng người, càng bi ai thê lương.
[1] Ngoài trường đình, bên đường cũ, cỏ thơm xanh tận chân trời. Đây là ca khúc “Tống biệt”, nhạc John Pond Ordway (Mỹ), lời Lý Thúc Đồng (Trung Quốc).
[2] Gió hiu hắt chừ, sông Dịch lạnh ghê. Tráng sĩ ra đi chừ, không bao giờ về. Đây là hai câu thơ Kinh Kha ứng tác với các bạn đi tiễn ở sông Dịch, trước khi sang Tần hành thích vua Tần.
Lần này Ngài đi, giống như Kinh Kha hành thích vua Tần, vĩnh viễn không trở lại. Không ai có thể đoán trước được số mệnh tương lai của Ngài, ngay cả bản thân Ngài, đó cũng là một điều khó đoán, có thể là khởi đầu mới trong cuộc đời Ngài, có lẽ chỉ là kết thúc. Tình ca của Ngài quanh quẩn trên cao nguyên, như áng mây đầy trời, vương làn khói không dứt. Kinh phướn phấp phới trong gió, như đang vẫy tay, cũng là đang kêu gọi. Còn có những kinh luân chuyển động mãi không ngừng, kể lể những lời người đời nghe không hiểu. Có chúc phúc, có bịn rịn, có cảm thán…
Sau khi Ngài rời khỏi cung Potala, con chó vàng già từng giữ bí mật cho Phật sống cô độc chết đi. Không ai biết nó từng có lời hẹn với Đạt Lai thứ 6; những ngày ấy, chó vàng trung thành canh giữ ở cửa bên cung Potala, đợi người chủ của nó trở về trước bình minh. Nếu không phải trận tuyết lớn kia đã tiết lộ bí mật Tsangyang Gyatso một mình ra ngoài cung, con chó vàng già đến chết cũng sẽ bảo vệ người chủ trẻ tuổi. Chuyện trên đời thật sự là nhân quả liên kết với nhau, Phật sống rời khỏi cung điện đẹp đẽ sang trọng thuộc về Ngài, con chó vàng già giữ cửa dùng cái chết để chứng minh lòng kiên trinh. Chỉ là tất cả quá trình này, đều lặng lẽ âm thầm, không ai hay biết.
Năm xưa Đạt Lai thứ 5 Lobsang Gyatso dẫn mấy ngàn sư sãi, rầm rầm rộ rộ từ Lhasa xuất phát, đến thành Bắc Kinh, được vua Đại Thanh tiếp đãi với lễ tiết tối cao. Giờ đây cũng cùng là Đạt Lai Lạt Ma, nhưng Tsangyang Gyatso lại đeo hình cụ, bị áp giải về kinh. Một vị Phật sống, một tên tù phạm, giống như một vở hý kịch bi ai, một màn luân hồi buồn cười. Đạt Lai thứ 6 chẳng phải là linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ 5 sao? Nếu linh hồn thật sự có thể không chết, với cống hiến của Lobsang Gyatso đối với chính giáo Tây Tạng, kiếp này sao phải chịu dày vò như thế? Chúng ta không nên hoài nghi như Lha-bzang Khan, chúng ta nên giống tất cả tín đồ Tây Tạng, tin tưởng Tsangyang Gyatso là Phật sống thật, vì Ngài có một trái tim còn từ bi đa tình hơn Phật. Ngài là lạc lối bồ đề, Phật sẽ không vì Ngài lạc lối mà lưu đày Ngài.
Ở Tây Tạng có một truyền thuyết mỹ lệ thế này, sau khi Tsangyang Gyatso đi khỏi, tất cả các cô gái từng say đắm Ngài trong thành Lhasa đều sơn phòng ốc nhà mình thành màu vàng, làm kỷ niệm vĩnh viễn. Các cô mong mỏi, biết đâu Tsangyang Gyatso sẽ bước ra từ mảng sắc vàng tươi ấm áp này, mỉm cười với họ, uống rượu ca hát cùng họ, ôm hôn họ. Truyền thuyết thật là đẹp đẽ thắm thiết, nếu tôi sống ở thành Lhasa, cũng sẽ sơn nhà mình thành màu vàng, không vì kết tình duyên với Tsangyang Gyatso, chỉ vì một câu chuyện sinh động đến nỗi có thể khiến người rơi lệ.
Ba trăm năm đã qua, rất nhiều ngôi nhà nhỏ màu vàng tươi trong truyền thuyết sớm đã không còn tồn tại nữa, thậm chí không hề để lại một dấu vết nào. Nhưng tôi tin truyền thuyết là thật, các cô gái nhất định sẽ dùng phương thức si tình để hoài niệm Dangsang Wangpo, tình lang đẹp nhất trong thành Lhasa. Ngày nay chỉ còn lại quán rượu nhỏ tên Makye Ame trên phố Barkhor, ngôi nhà nhỏ không chút bắt mắt, nhưng mỗi ngày khi đèn hoa vừa thắp lên là khách khứa ra vào tấp nập. Họ đến từ các thành phố khác nhau, mang theo bụi đất của các địa phương khác nhau, tín ngưỡng khác nhau, chỉ vì một tâm tình giống nhau. Là thơ tình của Tsangyang Gyatso đã cảm động họ, là tình yêu của Ngài đã lay động họ, do đó bằng lòng vì một truyền thuyết, đến đây nhớ lại một quãng thời gian đã trôi qua.
Thật ra thực sự có thể tìm được những gì? Nói cách khác, quán rượu nhỏ này quả đúng có lưu lại vết tích của họ chăng? Chúng ta không hề muốn dối mình dối người, nhưng thà rằng tin tưởng tất cả đều từng tồn tại, nhiều người cần dựa vào những giấc mơ tươi đẹp này để điểm tô đời sống cay đắng vô vị. Do đó mới có rất nhiều người bất chấp tất cả đeo tay nải lên hối hả đi xa, chỉ vì những câu chuyện và truyền thuyết không thể xác định. Hiện thực khiến con người con người có quá nhiều gánh nặng, không ai cam nguyện kéo kén tự buộc mình, dù vì một giấc mơ hư vô đi đến chân trời cũng không hối hận. Mê say tạm thời không có nghĩa sẽ say hoài không tỉnh, mỗi người chỉ xây đắp trong lòng một chốn thế ngoại đào nguyên nhỏ hẹp, không bị thế giới bên ngoài quấy rầy, có thể yên ổn thanh tịnh.
Dường như mọi câu chuyện đều không thiếu được một đoạn ly biệt. Nếu nói bắt đầu là vì kết thúc, thế thì gặp gỡ là để biệt ly. Trong mắt nhiều người, ly biệt nên mang một vẻ đẹp thê lương thương cảm, nhưng tôi cho rằng, có nhiều ly biệt lại đem đến cho người cảm giác như trút bỏ gánh nặng. Vì không phải cứ sống với nhau là khiến người người vui vẻ, thời gian lâu rồi thường sinh ra lòng chán ngán. Lúc đó, điều mong mỏi chính là ly biệt, dù ngắn ngủi hay lâu dài, chỉ nguyện ý xa nhau. Chưa từng nghĩ, vừa xa cách đã là một đời. Luôn muốn tìm cớ gặp lại, nhưng vẫn bị năm tháng phũ phàng, từ nay về sau, không còn gặp nhau được nữa.
“Trường đình ngoại, cổ đạo biên, phương thảo bích liên thiên[1]…” Biệt ly trong tưởng tượng nên là như vậy, đường cũ lưu luyến, trường đình tiễn biệt, người ra đi kéo vạt áo lau nước mắt, cảm thương vô hạn. “Phong tiêu tiêu hề Dịch Thủy hàn, tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn[2].” Hoặc là sông Dịch tiễn biệt, thê lương bất tận. Còn tôi luôn nghĩ đến tình cảnh ba trăm năm trước khi Tsangyang Gyatso rời đất tuyết cao nguyên, mây núi mênh mông, gió trăng lồng lộng, thì nên là một vẻ hoang vắng thế nào? Vạn vật đều đang tiễn biệt Ngài, rơi lệ vì Ngài, cảnh tượng này so với tiễn biệt ở trường đình và sông Dịch càng làm cảm động lòng người, càng bi ai thê lương.
[1] Ngoài trường đình, bên đường cũ, cỏ thơm xanh tận chân trời. Đây là ca khúc “Tống biệt”, nhạc John Pond Ordway (Mỹ), lời Lý Thúc Đồng (Trung Quốc).
[2] Gió hiu hắt chừ, sông Dịch lạnh ghê. Tráng sĩ ra đi chừ, không bao giờ về. Đây là hai câu thơ Kinh Kha ứng tác với các bạn đi tiễn ở sông Dịch, trước khi sang Tần hành thích vua Tần.
Lần này Ngài đi, giống như Kinh Kha hành thích vua Tần, vĩnh viễn không trở lại. Không ai có thể đoán trước được số mệnh tương lai của Ngài, ngay cả bản thân Ngài, đó cũng là một điều khó đoán, có thể là khởi đầu mới trong cuộc đời Ngài, có lẽ chỉ là kết thúc. Tình ca của Ngài quanh quẩn trên cao nguyên, như áng mây đầy trời, vương làn khói không dứt. Kinh phướn phấp phới trong gió, như đang vẫy tay, cũng là đang kêu gọi. Còn có những kinh luân chuyển động mãi không ngừng, kể lể những lời người đời nghe không hiểu. Có chúc phúc, có bịn rịn, có cảm thán…
Sau khi Ngài rời khỏi cung Potala, con chó vàng già từng giữ bí mật cho Phật sống cô độc chết đi. Không ai biết nó từng có lời hẹn với Đạt Lai thứ 6; những ngày ấy, chó vàng trung thành canh giữ ở cửa bên cung Potala, đợi người chủ của nó trở về trước bình minh. Nếu không phải trận tuyết lớn kia đã tiết lộ bí mật Tsangyang Gyatso một mình ra ngoài cung, con chó vàng già đến chết cũng sẽ bảo vệ người chủ trẻ tuổi. Chuyện trên đời thật sự là nhân quả liên kết với nhau, Phật sống rời khỏi cung điện đẹp đẽ sang trọng thuộc về Ngài, con chó vàng già giữ cửa dùng cái chết để chứng minh lòng kiên trinh. Chỉ là tất cả quá trình này, đều lặng lẽ âm thầm, không ai hay biết.
Năm xưa Đạt Lai thứ 5 Lobsang Gyatso dẫn mấy ngàn sư sãi, rầm rầm rộ rộ từ Lhasa xuất phát, đến thành Bắc Kinh, được vua Đại Thanh tiếp đãi với lễ tiết tối cao. Giờ đây cũng cùng là Đạt Lai Lạt Ma, nhưng Tsangyang Gyatso lại đeo hình cụ, bị áp giải về kinh. Một vị Phật sống, một tên tù phạm, giống như một vở hý kịch bi ai, một màn luân hồi buồn cười. Đạt Lai thứ 6 chẳng phải là linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ 5 sao? Nếu linh hồn thật sự có thể không chết, với cống hiến của Lobsang Gyatso đối với chính giáo Tây Tạng, kiếp này sao phải chịu dày vò như thế? Chúng ta không nên hoài nghi như Lha-bzang Khan, chúng ta nên giống tất cả tín đồ Tây Tạng, tin tưởng Tsangyang Gyatso là Phật sống thật, vì Ngài có một trái tim còn từ bi đa tình hơn Phật. Ngài là lạc lối bồ đề, Phật sẽ không vì Ngài lạc lối mà lưu đày Ngài.
Ở Tây Tạng có một truyền thuyết mỹ lệ thế này, sau khi Tsangyang Gyatso đi khỏi, tất cả các cô gái từng say đắm Ngài trong thành Lhasa đều sơn phòng ốc nhà mình thành màu vàng, làm kỷ niệm vĩnh viễn. Các cô mong mỏi, biết đâu Tsangyang Gyatso sẽ bước ra từ mảng sắc vàng tươi ấm áp này, mỉm cười với họ, uống rượu ca hát cùng họ, ôm hôn họ. Truyền thuyết thật là đẹp đẽ thắm thiết, nếu tôi sống ở thành Lhasa, cũng sẽ sơn nhà mình thành màu vàng, không vì kết tình duyên với Tsangyang Gyatso, chỉ vì một câu chuyện sinh động đến nỗi có thể khiến người rơi lệ.
Ba trăm năm đã qua, rất nhiều ngôi nhà nhỏ màu vàng tươi trong truyền thuyết sớm đã không còn tồn tại nữa, thậm chí không hề để lại một dấu vết nào. Nhưng tôi tin truyền thuyết là thật, các cô gái nhất định sẽ dùng phương thức si tình để hoài niệm Dangsang Wangpo, tình lang đẹp nhất trong thành Lhasa. Ngày nay chỉ còn lại quán rượu nhỏ tên Makye Ame trên phố Barkhor, ngôi nhà nhỏ không chút bắt mắt, nhưng mỗi ngày khi đèn hoa vừa thắp lên là khách khứa ra vào tấp nập. Họ đến từ các thành phố khác nhau, mang theo bụi đất của các địa phương khác nhau, tín ngưỡng khác nhau, chỉ vì một tâm tình giống nhau. Là thơ tình của Tsangyang Gyatso đã cảm động họ, là tình yêu của Ngài đã lay động họ, do đó bằng lòng vì một truyền thuyết, đến đây nhớ lại một quãng thời gian đã trôi qua.
Thật ra thực sự có thể tìm được những gì? Nói cách khác, quán rượu nhỏ này quả đúng có lưu lại vết tích của họ chăng? Chúng ta không hề muốn dối mình dối người, nhưng thà rằng tin tưởng tất cả đều từng tồn tại, nhiều người cần dựa vào những giấc mơ tươi đẹp này để điểm tô đời sống cay đắng vô vị. Do đó mới có rất nhiều người bất chấp tất cả đeo tay nải lên hối hả đi xa, chỉ vì những câu chuyện và truyền thuyết không thể xác định. Hiện thực khiến con người con người có quá nhiều gánh nặng, không ai cam nguyện kéo kén tự buộc mình, dù vì một giấc mơ hư vô đi đến chân trời cũng không hối hận. Mê say tạm thời không có nghĩa sẽ say hoài không tỉnh, mỗi người chỉ xây đắp trong lòng một chốn thế ngoại đào nguyên nhỏ hẹp, không bị thế giới bên ngoài quấy rầy, có thể yên ổn thanh tịnh.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook