Gả Cho Nam Nhân Bệnh Lại Là Phúc Của Ta
-
38: Trở Về
Tên phú thương càng chửi càng hăng, vung roi quất liên tục vào tấm lưng còng của người phụ nữ già, cháu gái của bà nằm bên dưới sự che chở vững chãi như thái sơn, gào khóc từng tiếng xe ruột xé gan.
Người dân đứng xem hai bên đường, nhưng chẳng ai dám lên tiếng.
Dưới vành mắt của vua chúa, dưới luật pháp của phủ Phụng Thiên lại có kẻ ngang ngược bá đạo thế này sao.
Ta quay đầu nhìn Trần Thành, gương mặt hắn áp sát hướng về phía kĩ viện, ép ta phải nép mình tì vào thành xe, mùi trầm hương nhàn nhạt trong không khí.
Ta ho khẽ vài tiếng hắn nhận ra mình thất lễ, vội xoay người về phía bên kia của xe ngựa, gương mặt phiếm hồng.
Hắn phất tay ra lệnh cho một tên thị vệ tiến đến phía đám đông
- Tên kia, mau dừng tay lại, giữa ban ngày ban mặt lại đi ức hiếp đàn bà phụ nữ sao?
Gã trọc phú liếc nhìn tên thị vệ, sau đó quay về phía đám người của hắn cười khả ố.
Xoay xoay chiếc nhẫn ngọc trong tay, hắn đi đến gần người thị vệ, hất hàm
- Mày có biết ông là ai không hử? Anh trai của ông đây là thủ vệ kinh thành! Mau cút đi đừng làm hỏng việc của ông, nếu không mày sống không yên đâu con ạ!
Người thị vệ nhướng mi mắt nhìn tên trọc phú, sau đó bật cười
- Anh trai của ngươi là Phan Quốc Khánh phỏng?
- Vậy là ngươi cũng biết cái uy của anh ông rồi nhỉ, còn không mau cút!
Thị vệ ngưng nụ cười, gương mặt nghiêm túc, ánh mắt sắt lạnh, chỉ tay về phía gã trọc phú
- Ngươi nghe cho rõ đây, cúi đầu xin lỗi hai bà cháu này, bồi thường bạc cho họ hoặc là ngày mai anh của ngươi sẽ trở thành dân đen đấy!
Tên trọc phú xoa xoa cái bụng phệ, đi một vòng quanh người thị vệ
- Mày là ai mà lớn lối thế? Dám đe dọa cả ông
- Ta là ai không quan trọng, quan trọng chủ nhân của ta là cậu hai phủ Uy Dũng Quốc công.
Lúc bấy giờ tên trọc phú mới nhìn về phía bên kia đường, dưới một tán xà cừ là chiếc xe ngựa sang trọng, bên trên xe có thể nhìn thấy một thiếu niên nhỏ tuổi cùng hai cô hầu, theo sau là một toán vệ binh, nô bộc.
Hắn bấy giờ mới biết sợ hãi, quỳ xuống dập đầu hướng về phía tán xà cừ mà run rẩy.
Tên thị vệ đá cho hắn hai cái, hắn lê lết cảm tạ, sau đó bồi thường một túi bạc cho bà lão, rồi cun cút chạy biến.
Hai bà cháu kia thoát thân, vội quỳ xụp cảm tả.
Dân chúng hai bên đường cũng cúi mặt, chỉ dám xì xầm nho nhỏ, đến khi thị vệ ra lệnh liền lập tức giải tán.
Trong vòng mấy câu ngắn ngủi đã có tới ba người quỳ lạy Trần Thành.
Thì ra đây là quyền lực! Thì ra đây là cách mà vương tôn quý tộc hàng ngày sinh sống.
Bọn họ ngồi bên trên, cao cao tại thượng, nói có người nghe, đe có người sợ.
Ta cúi đầu, không dám nhìn họ Trần thêm một giây nào nữa.
Cho dù là con tri huyện ta cũng chỉ là một bé gái thôn quê, lần đầu đối mặt với thứ gọi là quyền lực liền cảm thấy kinh sợ.
Chúng ta ngồi xe thêm một đoạn tiến vào trung thành, nơi ở dành cho đa số quan lại.
Ta đổi sang một chiếc xe ngựa nhỏ, ít khoa trương hơn, lọng che thấp ẩn giấu khuôn mặt.
Xe đi vào một con ngõ nhỏ gọi là Tùng Bách, phía cuối ngõ có một căn nhà đề biển Huỳnh phủ.
Trần Thành giúp ta che ô kín mặt, bước xuống từ xe ngựa, gõ cửa phủ.
Hầu Điền ra mở cửa, vừa trông thấy ta hắn kinh hãi vô cùng, mắt trợn to, miệng há hốc, lùi về sau mấy bước, xuýt chút hét lên "có ma".
Ta đưa tay lên miệng, ra hiệu im lặng, tên Điền chạy biến vào nhà.
Một lúc sau hắn lại hổn hển chạy ra, thưa
- Cô ba mời vào nhà...công tử đây...cũng xin mời ngài!
Chúng ta theo tên Điền bước vào trong.
Không giống như phủ Huỳnh ở Thuận Hóa, phủ Huỳnh ở kinh đô chỉ là một căn nhà chữ đinh năm gian, hai chái không quá lớn.
Trong sân cũng chưa kịp trồng nhiều cây cối, tương đối đơn sơ.
Trong nhà nô bộc vận quần áo đơn sơ, không đeo trâm cài trang sức, đầu thắt một dải lụa trắng.
Ta bất giác bật cười, đây không phải là đang phát tang cho ta sao? Hầu Điền cho người đưa công tử Thành sang một gian bên nghỉ chân, sau đó mời ta vào gian nhà chính.
Phủ mới ở Thăng Long, nhưng bày trí sắp xếp vẫn như cũ.
Phía giữa nhà chính là bàn thờ tổ tiên trời phật, bên dưới là 2 chiếc ghế lớn của đương gia.
Ta nhìn quanh tìm kiếm, chỉ thấy ngồi trong phòng là ông bà quan cùng dì Nga, dì Hằng, mẹ của ta không thấy xuất hiện.
Biết được lo lắng của ta, dì Nga nhàn nhã báo tin: mẹ ta từ lúc ta mất tích đã ốm liệt giường, không thể gượng dậy.
Quan ông ngồi trên ghế lớn, lệnh cho ta kể về những chuyện đã sảy ra, ta làm cách nào có thể trở về
- Thưa cha, sau khi con ngã xuống biển, liền được một đoàn thuyền vớt lên, sau đó hôn mê bất tỉnh hết một ngày ở nhà một ngư phủ.
Lúc con tỉnh dậy, cũng đã cậy ngờ người truy tìm tung tích thuyền của nhà ta, nhưng hoàn toàn không có dấu vết.
Cuối cùng người đã cứu con đề nghị cho con cải trang thành hầu gái theo đoàn của người ấy về kinh đô...
Dì Hằng mỉm cười đứng lên, cầm lấy tay ta, thương cảm mà nói
- Con gái, ta biết có là người mạng lớn, nhất định sẽ an toàn.
Nhưng con cũng thật khờ, con theo tên công tử quần là áo lượt đó nhiều ngày như vậy, bây giờ trở về, chỉ sợ làm hư danh tiết...
Ông Văn Hậu nghe đến đây, cũng vô cùng buồn chán.
Nghe tin con gái trở về kì thực ông rất vui mừng, nhưng lúc hay rằng nó đi cũng một tên tiểu tử ông liền tức giận vô cùng, chuyện này mà truyền ra ngoài, chẳng phải làm xấu mặt gia tộc, dòng họ.
- Dì tư, người ta là người có ơn của con, không ngại giúp con cải trang, đưa con về phủ đưa nhiên sẽ tôn trọng thân thể con.
Chuyện hôm nay con trở về, chẳng có mấy người biết xin cha cứ an tâm.
Hơn nữa người đưa con về hôm nay chính là cậu hai phủ Uy Dũng Quốc công, dì xin cẩn trọng lời nói!
______________
Lời tác giả:
Nói sơ qua một chút về kiệu và xe ngựa ngày xưa của chúng ta.
Chắc hẳn bạn đọc đều tưởng tượng về những chiếc kiệu hộp kín đáo, những chiếc xe ngựa như gian phòng theo hình ảnh mà văn hóa Trung Hoa để lại.
Nhưng sau khi tôi tìm hiểu, liền biết kì thực không phải.
Xe ngựa và kiệu của chúng ta không phải là loại hộp kín mà là loại che lọng, tương đối thoáng mát.
Người ngồi trên xe, kiệu có thể thoải mái nhìn ra bên ngoài.
(Nếu kiến thức tôi đọc được là sai, xin bạn đọc hãy góp ý để tôi sửa chữa).
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook