Trong lúc vô tình Đỗ Kiêu lại bị nó câu dẫn, muốn ở trước mặt ba mẹ giả bộ như chưa có chuyện gì xảy ra thật vật vả.

Đáng tiếc con gà đã câu dẫn hắn vẫn chưa ý thức được câu nói của mình gợi bao nhiêu suy nghĩ sâu xa, còn đang tức giận nhảy nhót lung tung.

Ba Đỗ và mẹ Đỗ cũng không quản hắn khó nhịn, đối với việc hắn lật lọng rất bất mãn.

Ba Đỗ nói: “Đã bàn nhau ổn thỏa rồi lại đòi mang đi?”
Mẹ Đỗ đuổi theo bắt lấy gà rừng ôm vào ngực: “Ây dà, nó còn đòi mặc quần áo, đã biết ngại giống con người rồi, tiến hóa không tồi.


Đỗ Kiêu: “…”
Mẹ Đỗ vuốt đầu gà nhỏ nhẹ dỗ dành: “Đỗ Trạm đừng tức giận đừng tức giận nữa nha, không phải do hai lần trước con xé rách áo nên mẹ tưởng con không thích sao, nếu con thích mặc mẹ lại may cho con nha.


Đỗ Kiêu: “…”
Mẹ Đỗ quay sang nói với Đỗ Kiêu: “Chỗ con có áo choàng nhỏ không? Hay con tự làm? Đỗ Trạm làm hỏng áo con sẽ vá cho nó à? Nó thích mặc quần áo nuôi ở nhà là tiện nhất, con đừng mang đi.


Đỗ Kiêu: “…”
Gà thiếu gia “Ha ha ha” kêu, giãy khỏi vòng ôm của mẹ Đỗ, bay “phịch” lên đầu Đỗ Kiêu, chưa hết kinh hồn dẫm chân kêu: “Đi đi đi mau!”
Đỗ Kiêu vô tội mở miệng: “Đỗ Trạm muốn đi theo con mà, hay là ba mẹ may áo choàng rồi gửi qua cho con.



Mẹ Đỗ, ba Đỗ: “…”
Đỗ Kiêu sợ họ buồn, lại bổ sung nói: “Đỗ Trạm sợ chó, không hợp ở cùng Leng Keng đâu.


Mẹ Đỗ nghiêm mặt: “Nuôi cùng nhau một thời gian là thành hợp nhau thôi, chó với mèo cũng có hợp nhau đâu mà người ta vẫn nuôi chung, không phải tình cảm đều từ đấy mà ra à.


Đỗ Kiêu tự vác đá nện vào chân mình, đau đầu khôn nguôi.

Ba Đỗ nhìn gà rừng đứng trên vai Đỗ Kiêu, dẩu mông dùng cánh ôm chặt lấy hắn, kéo kéo mẹ Đỗ bên cạnh không cao hứng nói: “Thôi bà xem này chính Đỗ Trạm không muốn ở lại, cứ tính vậy đi.


Mẹ Đỗ nhìn nó, bị tư thế của gà rừng chọc cười rộ lên.

Ba Đỗ thấy vợ mình vui rồi, nhanh tay phất phất tay với con trai: “Đi đi, mau thu dọn đồ đạc.


Đỗ Kiêu không nghe thấy mẹ Đỗ nói gì nữa, biết bà đã đồng ý, nhanh nhẹn dắt gà thiếu gia rời đi.

Không lâu sau, Đỗ Kiêu mang theo hành lý tạm biệt ba mẹ, đưa gà thiếu gia đến bến xe.

Thật ra Đỗ Kiêu đã đặt trước hai chiếc vé xe khách nếu không hôm nay khó mà mua được.

Nhưng gà thiếu gia sống quen trong nhung lụa sao hiểu được, hoàn toàn không phát hiện bảo tiêu nhà mình tuy nhiều lúc bị buộc nóng nảy nhưng cũng rất tâm cơ.

Đỗ Kiêu đổi vé rồi mang gà rừng đến phòng chờ: “Tôi chưa mua quần áo kịp, em mặc của tôi đi.

” Tựa như sợ nó ghét bỏ lại nói: “Đã giặt sạch sẽ rồi.


Gà thiếu gia dẫm lên bả vai hắn: “Cạc cạc cạc cạc!”
Giặt sạch làm gì! Cứ để vậy mặc cũng tốt chứ sao! (Má ơi không còn cọng giá nào mà rớt á:)))
May mắn Đỗ Kiêu không hiểu tiếng gà, bằng không…
Đỗ Kiêu dẫn nó đến toilet, vừa đi vừa nói chuyện: “Quần lót trước đây mua loại bé quá nên tôi chưa mặc bao giờ, quần áo sẽ không vừa người em lắm, nhưng mặc áo khoác che đi chắc sẽ không quá khó nhìn.


Người bên cạnh đi qua nhìn hắn với ánh mắt nhìn bệnh nhân tâm thần: Người này không cầm điện thoại, không đeo tai nghe mà lại lẩm bẩm cùng một con gà?
Người dân huyện nhỏ chung quy khác với người dân ở thành phố lớn, họ không coi gà như một loài gia cầm.


Đỗ Kiêu buông hành lý ở nhà vệ sinh, xách theo một túi quần áo, mang theo gà rừng đẩy cửa vào một ngăn.

Dáng người hắn rất cao, có thể nhìn qua khe cửa bên trên trông vali nên không lo bị người khác trộm đồ.

Hắn khóa trái cửa, mở túi lấy ra một chiếc khăn bông cũ trải lên sàn, vừa lấy quần áo vừa kiềm chế tâm tình sung sướng của mình, nâng cao giọng nói: “Em đứng lên đây biến về đi.


Haizzz, công việc càng ngày càng khó khăn, trước kia trải qua tình huống này mình vẫn nhịn rất tốt, vậy mà bây giờ… Đỗ Kiêu xấu hổ hơi nghiêng người tránh tầm mắt, khóe mắt nhìn thấy gà thiếu gia vỗ cánh phành phạch, nhảy lên khăn bông.

Hắn còn chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, bên cạnh đã lóe lên tia khói làm hắn ho khan dữ dội, nháy mắt Chu tiểu thiếu gia trần như nhộng xuất hiện.

Chu tiểu thiếu gia vội vàng vỗ nhẹ lưng hắn: “Anh sao thế? Sao thế?”
Cơ lưng Đỗ Kiêu căng cứng như một bức tường đá, mau lẹ lấy quần áo cho y mặc, nghiêm túc nói: “Không sao, bị gió lạnh thổi thôi.

Mau mặc quần áo vào không bị cảm.


Hai con mắt đen nhánh của Chu tiểu thiếu gia xoay chuyển, bắt đầu ôm cánh tay run bần bật, hai hàm răng khoa trương đánh vào nhau lập cập nói: “A a lạnh quá, đóng băng mất…”
Một bên nói một bên dụi đầu vào ngực Đỗ Kiêu.

Đỗ Kiêu bị hắn dụi đến cứng đờ mặt, nuốt nước miếng, bắt lấy cánh tay trơn bóng của hắn tròng tay áo vào, dưới tình huống Chu Trạm cực kỳ không hợp tác nhanh chóng mặc hai cái áo lên cho y, sau đó lấy quần lót ra.

Dù sao Chu thiếu gia dù sao cũng chỉ là một con gà con, hoàn toàn không nhìn ra sự nhẫn nhịn của Đỗ Kiêu, chán nản nghĩ ngợi: Sao lại không có chút phản ứng nào! Em không hấp dẫn sao? Anh ấy thích phụ nữ thật à?
Đỗ Kiêu căng quần lót, cố gắng bày ra bộ dạng “phi lễ chớ nhìn”, giọng trầm khàn: “Nhấc chân.


Chu tiểu thiếu gia được hắn chăm sóc ba năm qua, không biết hai chữ “ngượng ngùng” viết thế nào, vừa tùy tiện vừa cố tình nhấc cao chân lộ gà nhỏ ra.

Đỗ Kiêu cảm thấy mình sắp nổ tung, nỗ lực đem sự tập trung chuyển sang xung quanh.


Nhà vệ sinh của bến xe khách…
Quá tốt, “thằng em” đã ngủ đông thành công.

Chu tiểu thiếu gia không tin, dứt khoát cắn răng xốc áo lên chỉ chỉ sau eo mình: “Bên này ngứa lắm, anh nhìn hộ em có phải bị muỗi cắn không?”
Quần lót của y còn chưa kéo lên, vừa vặn ở ngang đùi, lộ ra vòng eo xinh đẹp và bờ mông căng tròn mềm mại như phát sáng.

Đỗ Kiêu không nhịn nổi thở ra một tiếng trầm đục, lại vì che giấu mà nghiêng đầu hắng giọng một tiếng, lưu loát kéo quần lót lên đúng vị trí: “Mùa này không có muỗi.


Chu tiểu thiếu gia: “…”
Đỗ Kiêu lại lấy quần dài: “Nhấc chân.


Chu tiểu thiếu gia thất bại, thở phì phì lườm hắn, không giở trò nữa, thành thành thật thật phối hợp với hắn mặc quần áo nghiêm chỉnh.

Tinh thần Đỗ Kiêu không tập trung, quên nhìn xem bên ngoài có người không, mở cửa kéo vali chạy như bị đòi nợ, Chu tiểu thiếu gia vẻ mặt không cao hứng theo sau.

Những hành khách khác đi vệ sinh nhìn thấy cảnh này, ánh mắt vèo vèo bắn tới hai người.

Đỗ Kiêu: “…”.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương