Em Không Cần Lại Cô Đơn
Chương 43: 8 giờ 59 phút

"Ra ngoài chạy bộ còn mua cái gì về đấy?"

Trong phòng khách, Ôn Quốc Đông đang xem chương trình tạp kỹ trên TV không khỏi bối rối khi thấy con gái tập thể dục về còn ôm thứ gì đó trên tay.

Nghe Ôn Quốc Đông hỏi vậy, Ôn Dương càng muốn giấu băng vệ sinh vào sâu hơn nữa trong ngực.

"Không! Không có gì đâu bố! Đây... là quà Giản Mộc Tư mang đến cho con, tiện lúc chạy bộ đem cho thôi."

Ôn Quốc Đông nghĩ lại.

Có lẽ đó là thứ mà các cô gái nhỏ thích, con gái nhà ông không muốn để ông biết nàng vẫn có trái tim thiếu nữ, nên mới giấu giấu giếm giếm.

Nghĩ đến đây, Ôn Quốc Đông tỏ ra hào phóng: "Được rồi, bố biết rồi ~ mau về phòng tắm rửa đi ngủ đi ~"

May mà Ôn Quốc Đông không hỏi đến tận gốc, nếu không, khi gói băng vệ sinh hằng ngày xuất hiện trước mắt người cha, có lẽ hai cha con sẽ ngượng chín mặt.

Trở lại phòng, Ôn Dương nhét băng vệ sinh vào tận sâu trong tủ.

Quà Giản Mộc Tư đem cho cái gì chứ!

Nếu chị ấy dám tặng mình gói băng vệ sinh làm quà...

Mình sẽ!

Mình sẽ...

"Mình sẽ" gì đây?

Cảnh sát Ôn thật lâu không nói lời nào, nằm lên giường, chăn bông lấp kín người, lăn qua lăn lại mấy vòng.

Không quan tâm bộ đồ thể dục có bẩn đến mấy.

Không tắm rửa, cũng không quan tâm nữa.

......

Ngâm nga thổi bọt trong bồn tắm một lúc lâu, sĩ quan Ôn rất vui vẻ.

Giản Mộc Tư sẽ ở lại Trung tâm Cấp cứu thêm một năm!. Hãy‎ tì????‎ đọc‎ tra????g‎ chí????h‎ ở‎ ﹢‎ ????rU????‎ ????ruyệ????﹒????????‎ ﹢

Yes!

Ngâm mình đến sảng khoái toàn thân, sĩ quan Ôn đột nhiên nghĩ tới một vấn đề khi nàng bước ra khỏi phòng tắm.

Tại sao viện trưởng của Bệnh viện Số 1 lại đồng ý để Giản Mộc Tư ở lại Trung tâm Cấp cứu thêm một năm nữa?

Giản Mộc Tư...

Không phải chị ấy là nhân tài cấp cao được bệnh viện đặc biệt thuê về sao?

Huống chi Ôn Dương vẫn nhớ một tin tức khác mà nàng nghe được từ Trần Phi.

Khi Giản Mộc Tư về nước, viện Y khoa Đại học Thuỷ Mộc cũng gửi lời mời đến chị ấy.

Chỉ cần Giản Mộc Tư gật đầu, chị ấy có thể ký hợp đồng với trường y để trở thành giáo sư được bổ nhiệm đặc cách bất cứ lúc nào.

Chui vào trong chăn, Ôn Dương vẫn còn hoài nghi chuyện này.

Trong lòng nàng ít đi vài phần vui sướng, thêm vào nhiều nỗi lo cho Giản Mộc Tư.

Môi trường sinh tồn bên bệnh viện bên cạnh rốt cuộc thảm khốc đến mức nào?

Để một nhân tài như Giản Mộc Tư ở lại Trung tâm Cấp cứu một năm rưỡi cũng không thấy đáng tiếc sao?

Trước khi đi ngủ, Ôn Dương gửi một tin nhắn WeChat cho Trần Phi.

Nàng phải nhờ Trần Phi giúp đỡ, giúp nàng nghe ngóng nhiều thêm về thông tin nội bộ.

......

5 giờ sáng, Ôn Dương bị tiếng cãi cọ dưới lầu đánh thức.

Vốn tưởng chỉ là tranh chấp nhỏ sẽ sớm giải tán thôi, ai ngờ nửa tiếng trôi qua vẫn chưa dừng lại.

Những tiếng hò hét om sòm từ hàng xóm khiến Ôn Dương không tài nào ngủ được.

Uể oải mở mắt ra, nàng chầm chậm đi đến cửa sổ ban công.

Âm thanh tranh cãi ở tầng dưới phát ra từ những người hàng xóm của nàng.

Một bà già và một bà cô ở tầng ba, còn có đôi vợ chồng trung niên ở tầng năm.

Nguyên nhân khiến "trận chiến" ngày càng ác liệt hơn là do có sự tham gia của chất giọng đầy nội lực phát ra từ cô con gái nhà bà già.

Ngày thường thi thoảng mới tiếp xúc, Ôn Dương rất kinh hãi bà cô này.

Không vì lý do gì khác, giọng nói của bà cô này thực sự rất kinh hãi lòng người.

Ngay cả khi nói chuyện bình thường, bà cô ấy cũng có thể nói chuyện với độ decibel cao như đang cãi nhau.



Ôn Dương kéo lê đôi dép bông trên sàn nhà, mặc lên bộ đồ ngủ thật dày.

"Bố, bọn họ bị sao vậy? Tại sao lại cãi nhau?"

Ôn Dương vừa dụi mắt vừa bước ra khỏi phòng, ngẩng đầu lên đã thấy Ôn Quốc Đông đang nằm sấp "xem kịch" bên bệ cửa sổ trong phòng khách.

Ôn Quốc Đông thấy Ôn Dương đã tỉnh ngủ:

"Còn nhớ có bà già trên tầng ba trồng rau ở bồn hoa trước cửa chung cư không?"

Ôn Dương nghĩ, hình như đúng là có chuyện như vậy.

"Vừa nãy hai vợ chồng trên tầng năm hái trộm rau, bị bà lão tầng ba bắt được tại chỗ! Lần trước bà lão đã mắng vài lần, nói có người lén hái trộm rau của bà, lại còn ném bên bồn hoa..."

Cảnh sát Ôn bộn bề công việc không quá ấn tượng gì đối với chuyện vặt vãnh như vậy, nhưng nghe dưới lầu cãi cọ không ngớt, sợ rằng sau này muốn quên đi cũng khó.

Nhất là là khi nàng bỗng nghe thấy bà cô tầng ba hét lên:

"Tôi gọi 110! Để cảnh sát đến phân xử!"

"... Bố, dù sao ngày xưa bố cũng là cảnh sát, bố xem người ta náo nhiệt lâu như vậy cũng không muốn xuống kia xử lý sao?"

Ôn Dương rất cạn lời khi thấy cha mình khoanh tay đứng nhìn, nhưng hiển nhiên Ôn Quốc Đông không bị lay động bởi chiêu trò khiêu khích của Ôn Dương.

"Hồi đó bố làm trong đội phòng chống ma túy, không quan tâm tranh chấp dân sự. Hơn nữa, trọng điểm của cuộc chiến này là gì? Là cuộc chiến giữa những người phụ nữ! Bố không muốn tham gia!"

Ôn Dương đảo mắt, ghé sát vào bệ cửa sổ, mở cửa sổ ra, hướng xuống tầng hét lên: "Bác ơi, bà ơi, đừng cãi nhau nữa! Đừng gọi 110!"

"... Hả, Ôn Dương ở nhà à? Ôn Dương là cảnh sát! Để con bé xuống phân xử cho chúng ta!"

...

Hàng xóm tầng ba và hàng xóm tầng năm tuy không có quan hệ sâu đậm đến nỗi "anh em như thể tay chân" với nhà Ôn Dương, nhưng người xưa có câu "ngẩng đầu là gặp, cúi đầu cũng gặp" đúng là không sai.

Ôn Dương biết mình đang tự chuốc họa vào thân.

Nhưng tại sao chỉ mỗi việc cỏn con như vậy cũng cần gọi 110?

Thay vì làm phiền các đồng nghiệp khác đến chỉ để giải quyết kiểu tranh cãi lặt vặt này, nàng nên xuống tầng vất vả một chuyến thì hơn.

Bà cụ đã gần tám mươi, nhưng đôi chân vẫn rất nhanh nhẹn.

Ôn Dương vừa ra khỏi cửa chung cư, bà lão đã nhanh tay túm lấy Ôn Dương rồi gay gắt lên án hành vi "vô liêm sỉ" của cặp đôi tầng năm.

Rau đang xanh tốt, còn chưa lớn hẳn đã bị ai đó hái trộm.

Ai mà không thấy thương xót?

Cặp vợ chồng ở tầng năm cũng không vừa.

Cảnh sát đến còn không sợ, huống chi là cô cảnh sát là hàng xóm mình.

"Bà cũng ở sống ở đây, bà tự nói xem nào, cái bồn hoa đang yên ổn như thế, bị bà lão tự dưng trồng rau linh tinh vào, cứ cách ba bữa lại tưới phân bón, nhà tôi ở tận tầng năm cũng ngửi thấy mùi phân. Đây rõ ràng là khu vực công cộng, bị một mình bà ấy chiếm dụng trồng rau, còn chút ý thức công cộng nào không vậy?"

"Cô mới không có ý thức công cộng! Mẹ tôi trồng rau trong nhà cô à? Ban đầu trồng hoa chúng tôi đã bàn sẵn với tầng một, hàng xóm tầng một cũng đồng ý, cô ý kiến cái gì?"

"Đó là vì tầng một sợ mất lòng mấy người! Suốt ngày gặp nhau, bọn họ còn có thể nói gì!"

Thấy Ôn Dương đi xuống, người đàn ông trung niên ở tầng năm cũng tham gia vào cuộc chiến: "... Còn trong chung cư nữa, có khu vực công cộng bé tẹo cũng bị các người dùng làm chỗ để rác. Gia đình bà muốn thu gom rác thải, bán đi lấy tiền cũng được, nhưng hãy để rác trong nhà đi, đừng chiếm dụng diện tích trong khu vực chung! Cả cái chung cư người lên người xuống nhiều như vậy, lối vào ở của sắp bị gia đình nhà bà bít kín rồi! Không có ý thức gì cả!"

Về mặt này, phải nói rằng nhà bà lão tầng ba rất vô lý.

Mỗi lần Ôn Dương đi ngang qua "điểm thu gom rác" nho nhỏ khi về nhà đều cảm thấy khó coi, thậm chí Ôn Quốc Đông không chỉ phàn nàn một lần.

Hành lang của các toà khác rất sạch sẽ, chỉ có toà chung cư của chúng họ thật lộn xộn và đầy phế phẩm.

Ôn Dương thật sự rất muốn nói chuyện này với bà lão ở tầng ba, nhưng vấn đề này nên giải quyết như thế nào đây?

Không cho bà lão thu gom rác nữa?

Có quy định nào như vậy không?

Nói trắng ra, việc tái sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái chế hiện nay trên cả nước về cơ bản được thực hiện nhờ những người già "tiếc rẻ" và "tiết kiệm" này.

Người dân Trung Quốc hầu như không có ý thức phân loại rác thải, bộ phận xử lý rác thậm chí còn kém nhận thức hơn về chuyện này hơn.

Cùng một chiếc xe rác, đừng mong đợi tài xế có thời gian phân loại rác cho bạn.

Đương nhiên Ôn Dương có thể hiểu tính "tiết kiệm" của bà lão, bà nội của nàng cũng là một lão bà như vậy.

Đã quen với thói tiết kiệm, các bà không thể khoanh tay đứng nhìn rác có thể đổi lấy tiền lại bị coi như đồ bỏ đi.

Nếu bà lão ở tầng ba sống ở tầng một, e rằng bà sẽ không để rác ở hành lang chiếm dụng diện tích.

Nhưng oái oăm thay, bà sống ở tầng 3, tầng 3 lại không có thang máy, việc một bà cụ tám mươi tuổi chuyển rác tái chế lên tận đó quả thực không khả thi.

Khi Ôn Dương còn đang lưỡng lự không biết nên phán xét đúng sai ra sao, khoé mắt nàng chợt phát hiện ra chiếc xe tuần tra quen thuộc.

Xem ra, hành động ngăn cản của Ôn Dương ban nãy cũng không ngăn nổi người muốn báo 110.



Một người đã dừng lại, nhưng một người khác đã gọi 110 khi nàng xuống cầu thang.

Khi hai cảnh sát của đội tuần tra nhìn thấy đồng nghiệp xuất hiện tại hiện trường, họ sửng sốt trong giây lát, sau đó mỉm cười bất lực với Ôn Dương khi nghe xong lý do báo cảnh sát của người gọi điện.

Ôn Dương xấu hổ vô cùng.

Nàng chỉ có thể dìu bà lão ở tầng ba đi đến cửa khu nhà để trò chuyện, trong khi hai đồng nghiệp kia dẫn cặp vợ chồng ở tầng năm sang hướng ngược lại.

Tóm lại, hãy cứ chơi ván bài hai bên bình đẳng 50:50 trước.

Khi đối phó với những tình huống tranh chấp nhỏ nhặt này, cảnh sát nhân dân chỉ có thể làm như vậy.

Đối với những người dân gào mồm lên đòi kiện tụng, hay những vụ tranh chấp hoàn toàn không liên quan đến vấn đề to tát như lợi ích quốc gia, cảnh sát có thể xét xử sao?

Gọi 110 cũng được, gọi cảnh sát tới cũng không sao, cùng lắm chỉ là lãng phí nguồn lực cảnh sát chỉ vì một tranh chấp vụn vặt.

Nhưng cảnh sát thực sự có thể phân xử cho mấy người ư?

Và khi họ có thể phân xử đúng sai, mấy người có cảm thấy thuyết phục thật không?

Nếu có thể cảm thấy thuyết phục ngay từ đầu, tại sao lại gọi cảnh sát đến?

Sau khi lãng phí vài phút ở tầng dưới nhà Ôn Dương, hai đồng nghiệp từ đội tuần tra đã lái xe đi.

Trước khi rời đi, hai đồng nghiệp tốt bụng giúp Ôn Dương gọi cho nhân viên của ủy ban quận trong tiểu khu.

Trong nhiều trường hợp, những viên cảnh sát tuyến đầu và các nhân viên của ủy ban khu phố có mối liên kết chặt chẽ như anh em một nhà vậy.

Vì suy cho cùng, cả hai bên đều có không ít công việc dây dưa đến nhau.

Nhận được thông báo, chủ nhiệm ủy ban khu phố cùng sống trong tiểu khu vội chạy đến.

Một người phụ nữ đã có tuổi với chức danh là trưởng ban khu phố, một khi lên tiếng còn có quyền lực hơn cả cảnh sát 110 và cô hàng xóm là cảnh sát.

Trưởng ban khu phố cuối cùng cũng áp dụng giải pháp tương tự, mỗi bên bình đẳng 50:50, điều này đã khiến hai bên hàng xóm của Ôn Dương phải rút quân.

Cặp vợ chồng ở tầng năm phải đền 10 tệ cho số rau.

Bà cụ ở tầng ba hứa sẽ không bao giờ trồng rau trong bồn hoa nữa.

Còn đống phế phẩm ở hành lang toà chung cư ngay sau đó cũng được bà lão đưa đến trạm tái chế rác thải.

Sau này, người dân trong khu chung cư không bao giờ nhìn thấy bà cụ ở tầng ba chất đống đồ phế phẩm ngoài hành lang nữa.

......

"Sao, xuống cũng không làm được gì à?"

Thấy Ôn Dương về nhà, Ôn Quốc Đông mang bữa sáng từ trong bếp ra.

Ôn Dương uể oải ngồi xuống bàn ăn:

"...Trước đây con thật sự không ngờ, ngày nào các đồng nghiệp trong đội tuần tra cũng phải đối phó với những chuyện thế này..."

Ôn Quốc Đông mỉm cười khi nghe vậy:

"Còn nhớ năm đó giáo viên của con đã nói gì không? Ôn Dương, hãy làm cảnh sát tuần tra nếu muốn rèn luyện tính kiên nhẫn. Giờ đã thực sự vào đội tuần tra, đã thấy đúng chưa?"

"Và cả trí tuệ cảm xúc... con bỗng dưng cảm thấy, các bậc thầy trong đội chắc chắn có EQ rất cao, nếu không làm sao có thể xử lý nhiều chuyện lông gà vỏ tỏi như vậy..."

"Con thì sao? Ban đầu tạo sao lại xin thuyên chuyển đến đội tuần tra? Ở lại đội điều tra kinh tế không tốt sao?"

Bàn tay bóc vỏ trứng của Ôn Dương dừng lại.

Lúc đầu... quả thực nàng đã chủ động xin chuyển đến đội tuần tra.

Nhưng lý do về việc đó, người cha ngồi bên bàn ăn kia lại không biết chút gì.

Trong cả Sở Cảnh sát, chỉ có Cục trưởng Trịnh và Cố Ngôn Minh biết.

Mà không ai trong số hai người họ có thể nói cho Ôn Quốc Đông biết lý do đằng sau chuyện này.

"Này, bố, con nói rồi mà. Con thực sự cảm thấy suốt ngày phải giải quyết các vụ án kinh tế quá nhàm chán, vì vậy con đã xin chuyển đến đội tuần tra... Ít nhất bây giờ con có thể được mọi người cần đến mỗi ngày, không phải quá tốt sao?"

"Tốt nhất là như vậy."

......

Một buổi sáng trôi qua, dưới sự nhờ vả của Ôn Dương, Trần Phi đã không làm nàng thất vọng, cậu nghe ngóng được khá nhiều thông tin về Giản Mộc Tư.

Hóa ra, ban đầu người chân thành mời Giản Mộc Tư về nước là cựu chủ nhiệm khoa phẫu thuật tim kiêm viện trưởng Bệnh viện Số 1.

Nay ông ấy là viện trưởng mới của Bệnh viện Số 1.

Biết được mối quan hệ này, Ôn Dương có chút yên tâm.

Ít nhất có thể chứng minh rằng Giản Mộc Tư là người trong phe viện trưởng.

Có lẽ trong việc điều động công việc của viện trưởng, sẽ không có vấn đề gì lớn đâu.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương