Em Đợi Anh Cuối Chân Trời
-
1: Trần Phác Anh
Đã mười năm liên tiếp tôi luôn tự đặt cho mình một câu hỏi: "Rốt cuộc mục đích của việc sinh ra mày là gì?" Là để chịu đựng bao nỗi đau do chính người tạo thành ban cho, hay là để chứng kiến bản thân thảm hại như thế nào qua tấm gương cũ kỹ.
Từng thớ thịt trên cơ thể này chưa bao giờ là của riêng tôi, nó như một thứ rác rưởi luôn được chăm sóc bằng những đòn roi mây cứng nhấc.
Khởi điểm cho những ngày tháng tăm tối là năm tôi bước vào con số bốn.
Năm ấy tôi bốn tuổi, mẹ phát hiện bố ngoại tình.
Vào cái ngày sinh nhật đáng nhớ của tôi, người tình của bố mang theo gói quà đến trước cửa nhà.
Cả họ nhà Trần không đời nào dám nghĩ đến việc Trần Đình Nam ngoại tình, huống hồ gì người ấy còn là đàn ông.
Mẹ tôi sốc năm thì ông bà nội sốc mười.
Khung cảnh hỗn loạn trước mắt khiến tôi oà khóc trong gan tấc.
Mẹ và bà được các bác đưa lên xe cứu thương, ông nội không ngừng buông ra những câu từ kinh khủng lên đầu bố tôi, còn người ấy vẫn ung dung đứng đấy nở nụ cười.
Khoảnh khắc ấy chẳng còn ai nhớ đến bàn tiệc sinh nhật cùng đứa bé đang đội nón chờ được thổi nến là tôi đây.
Hoà lẫn trong sự ồn ào là tiếng khóc thảm thiết khởi đầu cho cánh cửa địa ngục.
Khi tỉnh giấc vào sáng mai, người đầu tiên tôi nhìn thấy cũng là người cuối cùng đã bế tôi trong lòng.
Gương mặt dịu dàng của Nguyễn An Long là thứ ám ảnh tôi cả đời.
Cũng kể từ đó tôi không còn gặp lại mẹ và những người trong nhà nữa.
Tôi từng hỏi bố về mẹ, từng khóc khan cả cổ đòi gặp mẹ, bố không đáp mà chỉ lặng lẽ sử dụng roi mây khiến tôi không bao giờ dám hỏi lại lần hai, không bao giờ dám đòi gặp mẹ nữa.
Tôi bắt đầu cuộc sống cùng bố và người đàn ông tên An Long trong căn nhà cũ nát hiện tại.
Hoàn toàn ngược với sự tươm tất và ấm cúng của căn nhà tôi được sinh ra.
Từ ngày ấy bố thay đổi rất nhiều, bố trước mặt và sau lưng tôi là hai con người khác biệt.
Kẻ bị tôi ghét cay ghét đắng như giặc không đội trời chung lại là người bảo vệ tôi trong những lần bị bố dùng roi mây dạy dỗ.
Suy cho cùng cuộc đời tôi vì hai người đàn ông mà trở nên thống khổ.
"Phác Anh này, chú nhắc con bao lần rồi con lại chẳng nghe.
Khi thấy bố tức giận con phải im lặng sao cứ phải cãi bố như vậy."
Tôi ghét loại âm thanh dịu dàng đang chất vấn mình.
Nó đối với tôi không khác nào cực hình.
"Phác Anh lại không muốn nói chuyện với chú à? Huầy, chú nói một mình cũng được.
Vừa nãy chú có mua trái cây cho Phác Anh, mấy loại con thích ấy.
Để lát ăn cơm xong chú gọt mang vào cho nha."
Bị cơn đau ở lưng trói buộc miệng, tôi lặng lẽ cắn chặt chiếc gối ôm kìm chế sự dày vò của vết thương.
Còn chú An Long cứ luyên thuyên kể nhảm trong lúc bôi thuốc cho tôi, qua âm giọng buông chuyện còn chêm thêm vài tiếng cười nho nhỏ.
Sau khi giúp tôi xử lý thương tích xong chú rời đi và trở lại với khay đồ ăn nóng hổi đặt xuống cạnh giường.
"Phác Anh ăn nhiều vào nhé.
Sắp thi chuyển cấp rồi cố gắng vừa học vừa giữ gìn sức khoẻ nha."
Giọng chú văng vẳng đằng sau khiến tôi cảm thấy ngột ngạt, càng khó chịu hơn khi chú nhắc đến việc học của tôi.
Vốn dĩ tôi chẳng có hứng thú với nó.
Từ lớp 5 đã muốn bỏ học ra ngoài kiếm tiền, mang hoài bão sẽ rời khỏi nơi địa phủ này để làm mới cuộc đời.
Ngày đầu tiên tôi trốn học, không phải là người bố ruột của mình mà chính chú đã chạy khắp nơi tìm tôi và ép buộc tôi tiếp tục học đến tận bây giờ, chính chú là kẻ đã giam cầm sự tự do của tôi.
Mỗi ngày trôi qua tôi càng thêm hận.
Tôi không có bạn, tôi ghét đến trường.
Từ khi sự xuất hiện của chú đủ sức ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi thì những đứa bạn từng rất thân đều ngoảnh mặt làm ngơ sau khi biết chuyện Trần Phác Anh có hai người ba.
Khi ấy tôi đã khóc, khóc vì không hiểu tại sao ông trời sinh ra Nguyễn An Long còn sinh thêm Trần Phác Anh làm gì, để rồi một đứa nhỏ sáu tuổi mới trải qua biến cố gia đình đã phải chịu đựng thêm sự lăng mạ của xã hội.
Bọn nó bảo gia đình tôi dị hợm.
Ai đời lại có hai người bố, tụi nó cười nhạo bảo tôi là sinh vật ngoài hành tinh vì không có mẹ mà vẫn được sinh ra đời.
Tôi đã từng gông cổ lên cãi với chúng, thậm chí đánh nhau đến bầm dập để khẳng định rằng mình có mẹ, mẹ rất đẹp và yêu thương mình nhưng thứ tôi nhận lại vẫn là sự miệt thị, kinh tởm, chẳng ai tin.
Sau này bọn nó cứ việc chế giễu, tôi lặng lẽ xem chúng là lũ sâu bọ vô hình.
Nhấc đôi chân trần mệt mỏi rãi từng bước trên mặt đất lạnh lẽo, tôi cố gồng mình đi đến căn bếp xập xệ phía sau nhà.
Tôi thà uống nước lọc, ăn mì gói hoặc nấu bừa cơm trắng sống qua ngày chứ không đời nào ăn đồ Nguyễn An Long nấu cho.
Có lẻ vì sự tàn nhẫn của bản thân nên hình hài tôi không khác gì đứa nghiện.
Lúc đi ngang qua phòng ngủ của bố tôi nghe thấy tiếng hai người cãi nhau và còn nghe được cả tiếng khóc nấc mạnh của bố.
Tôi dừng lại, tay bám chặt trên vách tường cũ đã tróc sơn, đến môi cũng bị tôi cắn chặt, trong lòng dâng lên một cảm giác căm phẫn sôi sục.
Vì điều gì mà người đàn ông đã phá vỡ hạnh phúc gia đình tôi lại được bố yêu thương chăm sóc, kể cả việc bố hạ mình rơi nước mắt van xin được thứ lỗi.
Còn tôi, đứa con ruột do chính ông tạo thành lại bị chính ông ghét bỏ.
Nhìn những nỗi đau mà ông đã để lại trên cơ thể tôi suốt 10 năm qua xem, xem tôi có còn là con người nữa không.
"Anh làm ơn để thằng bé trưởng thành một cách hạnh phúc được không Đình Nam."
Tôi chợt sững người.
Là tôi nghe nhầm hay là chưa từng nghĩ rằng chú An Long muốn tôi được hạnh phúc.
"Anh hức...!anh xin lỗi...!như...!nhưng mỗi khi nhìn Phác Anh...!anh không tài nào bình tĩnh được.
Em biết mà, vì thằng bé vì mẹ nó mà chúng ta mới phải sống chui sống nhủi thế này.
Anh đau lòng, anh thương em, anh muốn em được hạnh phúc như bao người..."
Tôi nghe thấy tiếng chú thở dài.
"Hiện tại em đã đủ hạnh phúc rồi Nam ạ.
Em được sống cùng anh, được nhìn thấy Phác Anh lớn lên, được nhìn thằng bé đến trường như các bạn, được chăm sóc thằng bé mỗi ngày.
Phác Anh giống như báu vật thượng đế ban cho em và anh.
Nếu anh cũng yêu thương con, thật lòng em rất toại nguyện rồi.
Ngoài tình yêu của anh và con em không cần gì nữa."
Chẳng biết từ lúc nào trái tim tôi vỡ vụn, chẳng biết từ khi nao nước mắt tôi thấm đẫm trên gương mặt gầy gò.
Đã rất lâu rồi tôi mới cảm nhận lại được những vệt nước mặn chát sinh lý này trên môi.
Có lẻ là từ 5 năm trước, sau cái lần bố đánh nhập viện vì bị cô chủ nhiệm sang nhà mắng vốn.
"Phác Anh vẫn chỉ là một đứa nhỏ 14 tuổi thôi.
Chuyện người lớn chúng ta anh làm ơn đừng đặt lên vai thằng bé.
Anh đánh con, anh không sót nhưng em sót."
"Nhưng mà nó..."
"Được rồi.
Bây giờ em nói đến vậy anh còn không thay đổi nữa, em và con sẽ đi cho anh vừa lòng."
"Không không đâu.
Anh sai rồi...!anh sai rồi...!đừng bỏ anh mà An Long.
Anh sai rồi...!anh...!anh sẽ hức...!anh sẽ thay đổi mà em..."
"Em đã nghe câu này của anh rất nhiều lần trong suốt mười năm qua.
Anh vẫn không thay đổi, đối với ai anh cũng kiên nhẫn và có trách nhiệm còn đối với con thì anh luôn hà khắc, thậm chí anh còn ghét Phác Anh...!thằng bé có làm gì sai đâu anh."
"An Long! Anh..."
Cảm xúc lạ lẫm lúc này khiến hơi thở trên mũi dần ngắt quãng, tôi đành phải mang chúng trút ra từng hơi nặng nề bằng miệng.
Kèm theo đó nơi ngực trái tôi quặng thắt từng cơn, dù đã cố dùng tay bóp chặt thì nó vẫn cứ nhói lên.
Cơ thể tôi như muốn bổ về phía trước, vì khóc nghẹn nên sức lực càng giảm đi.
Trong mắt tôi hiện tại chẳng nhìn được gì ngoài lớp sương mù dày đặc.
Căn phòng có vẻ im lặng, mãi lúc sau tôi mới nghe được tiếng bố cất lên run rẩy.
"Nếu năm đó Đàm Vân Nhi không lừa em đến buổi sinh nhật của Phác Anh thì...!chúng ta của hiện tại chẳng phải thống khổ như này đâu em nhỉ.
Đều tại anh vô dụng..."
Đàm Vân Nhi - là mẹ tôi..
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook