Duyên
-
Quyển 5 - Chương 8: Không phụ Như Lai chẳng phụ nàng
Vẫn sợ đa tình hại tu hành,
Vào non e lỡ bậc nghiêng thành.
Thế gian giá được đôi đàng nhỉ,
Trọn với Như Lai vẹn với tình.
Thương Ương Gia Thố
Tây Tạng xa xôi, nơi rất gần với trời cao, có một tăng nhân luôn khiến chúng ta nhớ đến, hơn nữa mỗi lần nhớ đến, lòng lại không khỏi nhói đau. Ông là Thương Ương Gia Thố, nhà thơ lãng mạn trứ danh trong lịch sử Tây Tạng, cũng là Đạt Lai Lạt Ma đời thứ sáu nổi tiếng lẫy lừng. Ông đã dùng cuộc đời ngắn ngủi của mình, viết nên một truyền kỳ vĩnh hằng. Tuyết vực quần sơn, vân hải thảo nguyên nơi ấy, cùng chim ưng, cờ phướn, bò dê, nhờ ông mà tràn đầy ý thơ, chứa chan tình cảm. Sự tồn tại của ông khiến vùng đất vốn đã thâm ảo thần bí lại càng nhuốm vẻ thần kỳ và mỹ lệ như mộng.
Rất nhiều người vì cái tên ấy mà khoác ba lô lên, tha thiết tới tìm ông chẳng nề muôn núi ngàn sông. Tiếc rằng thế sự bể dâu, mây khói tan rồi, còn có thể tìm được gì đây? Dường như từng tấc đất nơi đó đều phảng phất bóng dáng tịch mịch của ông, nhưng giơ tay ra lại chẳng nắm bắt được gì. Cờ phướn phất phơ, kinh luân xoay chuyển, cùng những văn hóa đã câm lặng cả trăm năm, còn có thể tiết lộ gì với chúng ta đây? Mà chúng ta băng núi vượt sông, thành kính quỳ lạy dưới bầu trời xanh ngắt như thế, liệu có để lại cho ông được gì không? Chẳng qua là bụi đất đem từ trời Nam đất Bắc tới, rồi lại bị tháng năm hết lần này qua lần khác lau hết dấu tích.
Chúng ta có thể thấy đồng hoang quạnh quẽ nở ra từng đóa từng đóa sen thanh nhã, song chẳng thể khẽ khàng lay tỉnh linh hồn say ngủ dưới trời xanh. Thực ra, ông đã rời đi từ lâu, linh hồn của ông, trái tim của ông, thậm chí cả thân xác của ông, đều đã rời xa nơi này, tới miền tịnh thổ mang tên Tây Phương cực lạc. Nơi ấy chỉ có khói mây giăng mờ suốt ngàn năm cùng đài sen ngồi ngay ngắn giữa khói mây. Tôi biết ông không muốn thế, ông không dứt được hồng trần muôn tía nghìn hồng, chẳng bỏ nổi nhân gian một bông hoa một cành lá, càng không bỏ được tình ái u buồn triền miên, song cũng đành chấp nhận số mệnh. Có lẽ kiếp trước ông là một đóa sen xanh trước Phật, hoặc một ngọn đèn dầu, vì dốc lòng tu hành, nên kiếp này đã định sẽ thành nhà sư. Ông không chống nổi quy luật nhân quả, đành phải nhận lấy nỗi khổ luân hồi.
Cái chết của Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm La Tang Gia Thố đã làm thay đổi vận mệnh cả đời Thương Ương Gia Thố. Nếu không có đệ tử thân tín của La Tang Gia Thố là Tang Kết Gia Thố ở bên trong ngăn trở thì mười lăm năm sau, có lẽ Thương Ương Gia Thố cũng không bị chọn làm linh đồng chuyển thế của Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm. Dù đó là sai lầm của vận mệnh hay kết quả mà kiếp này ông phải đón nhận, chung quy vẫn là ý trời khó chống, ông cũng chẳng còn lựa chọn nào khác. Thiếu niên tuấn lãng ấy có tuệ căn bẩm sinh cùng ngộ tính trác tuyệt. Hết thảy những thứ đó chỉ là khởi đầu cho cuộc đời đầy mây gió của ông, vận mệnh vốn cố chấp, chẳng chịu nghe ai khuyên giải, đã nhằm vào hướng nó phải đạt đến, từng bước ép sát lại gần.
Thương Ương Gia Thố vốn sinh ra trong một gia đình nông dân bình thường ở Tây Tạng, cha mẹ đều còn tại thế, cuộc sống đơn giản, êm ả mà bình yên. Ông cũng có một giấc mơ giống như bao nhiêu thanh niên khác, muốn cùng người con gái mình yêu thương, ngắm một vầng trăng trong, một dòng nước chảy, một khe mây trắng, một khoảnh đồng cỏ sát mặt hồ, mấy con bò con dê, bình an qua ngày. Chăn dê trên thảo nguyên, ông dõi mắt ngóng theo một cánh chim ưng như gió lốc cuốn qua vạn dặm đường. Nàng rửa tay, nấu canh cho ông, còn sinh cho ông hai đứa con một trai một gái thơ ngây đáng yêu. Ông chỉ khao khát niềm hạnh phúc bình dị nhất trên cõi đời, ngắm hoa cách tang nở, trò chuyện với một chú dê, viết câu thơ mình thích, yêu người mình muốn yêu.
Nhưng người đời lại nâng ông lên tầm Thần Phật, trong tình cảnh bất đắc dĩ, ông đành tiếp nhận sự quỳ bái của vạn người.
Ông từng dập đầu cảm thán: "Làm trái lời thầy, thực là hổ thẹn." Ông có Phật tính, có thể dễ dàng đạt tới bờ bến từ bi bên kia, độ hóa chúng sinh. Nhưng ông cũng hiểu thấu đạo lý ái tình, nguyện tan thành tro bụi vì người con gái mình yêu thương. Ông sống tỉnh táo, yêu có trách nhiệm, luân chuyển giữa xuất thế và nhập thế, tính linh của ông, thực ra từ lâu đã đạt đến cảnh giới Niết Bàn, vượt lên mọi ràng buộc của hiện thực. Ông dám thổ lộ tình ái, song lại cô độc trên con đường đến Phật giới, không có bạn đồng hành hay xướng họa, bởi ông gánh vác tình yêu nặng nề nhất trên thế gian, nên con đường này nhất định sẽ đầy chông gai.
Thân ở giữa bụi gai, dù lòng thiền của ông thấu triệt nhường nào, chẳng lẽ không bị tổn thương? Không, ông bị thương nặng hơn bất cứ ai, đau đớn hơn hết thảy những người khác. Bằng không, ông đâu thể viết ra những câu thơ khiến người ta khắc cốt ghi tâm như vậy: "Thế gian giá được đôi đàng nhỉ, trọn với Như Lai vẹn với tình." Sẽ chẳng ai hiểu được nỗi đau khổ của ông khi ngồi trên đài sen mà lòng vương vấn hồng trần, song ông vẫn không hề chùn bước làm một tình tăng, viết ra những tập thơ triền miên đau khổ giữa tháng năm thiền định. Thương Ương Gia Thố chẳng cần lịch sử chứng minh, cũng chẳng cần người đời công nhận, chỉ mài tấm lòng mình thành nước, vẩy khắp từng góc nhỏ thế gian, để mảnh đất hoang cũng nở đầy hoa tình.
Hoa tình có độc, có thể khiến người trúng độc, lại cũng có thể giải độc cho người. Một kẻ chí tình, sao còn để tâm thứ mình uống vào là độc dược hay giải dược nữa. Thương Ương Gia Thố đã quả quyết uống đóa hoa tình của vận mệnh, cam lòng làm một nhà sư trước Phật, làm người giữa phàm trần, không phụ Như Lai chẳng phụ hồng nhan, không phụ đế vương cũng chẳng phụ chúng sinh. Nhưng chúng sinh lại phụ ông, Thương Ương Gia Thố tuy là Đạt Lai Lạt Ma đời thứ sáu, giữ vị trí thủ lĩnh chính giáo Tây Tạng, được vạn người quỳ bái, song không nắm được thực quyền. Từ năm mười lăm tuổi đến cuối đời, ông chỉ là con rối của Tang Kết Gia Thố. Một con cờ bị người ta thao túng, không có cả quyền chọn bên trắng hay bên đen. Người khác lấy ông để đánh cuộc một phen với chính trị, đến cuối cùng ông thua trắng, còn phải bù thêm sinh mệnh thanh xuân.
Một đạo thánh chỉ của hoàng đế Khang Hi, lệnh cho người giải Thương Ương Gia Thố đến Bắc Kinh phế truất. Trên đường lên kinh, ông mắc bệnh rồi mất ở hồ Thanh Hải, giao sinh mạng cho hồ nước xanh thẳm thuần tịnh ấy, lúc chưa đầy hai mươi lăm tuổi. Song nguyên nhân cái chết của ông lại thành một bí ẩn vĩnh viễn. Tương truyền ông bị bệnh qua đời ở hồ Thanh Hải; lại có người nói trên đường đi ông bị kẻ thù chính trị là Lạp Tàng Hãn âm thầm sát hại; cũng có kẻ bảo ông bị hoàng đế nhà Thanh giam cầm trên núi Ngũ Đài, uất hận mà chết; còn có một giả thuyết cuối cùng mà rất nhiều người sẵn lòng chấp nhận: một viên quan sai áp giải tốt bụng đã lén thả Thương Ương Gia Thố đi, ông trở thành một người dân du mục bình thường bên hồ Thanh Hải, thơ rượu phong lưu, sống nốt kiếp thừa. Những truyền thuyết ấy, chẳng qua là lịch sử tô vẽ thêm chút màu sắc thần bí mà lãng mạn cho vị tình tăng đậm sắc thái truyền kỳ này mà thôi. Để người kể chuyện có thể kể hấp dẫn hơn, cũng để người nghe chuyện thêm phần cảm động.
Tóm lại Thương Ương Gia Thố đã chết, dù là lên cõi cực lạc hay chuyển thế luân hồi như những người bình phàm trên thế gian, đều không quan trọng. Không phải ông không chịu nổi nỗi tịch mịch của đài sen, chỉ trách tình căn gieo quá sâu, lòng khó kiềm chế. Đời này ông đã sống quá chân thực, quá si mê, cũng quá đẹp đẽ. Biết bao người đã hối hả tìm đến đây, chẳng vì tu Phật, chẳng mong siêu độ, chỉ muốn cùng ông kết một đoạn duyên phận đấy thôi.
Nàng gặp, hay không gặp ta
Ta vẫn ở đây
Không mừng, không lụy.
Nàng nhớ, hay không nhớ ta
Tình vẫn ở đây
Không còn, không mất.
Nàng yêu, hay không yêu ta
Yêu vẫn ở đây
Không thêm, không bớt.
Nàng theo, hay không theo ta
Tay ta vẫn nơi nàng
Không lơi, không siết.
Hãy ngả vào lòng ta
Hoặc là
Dành cho ta một chỗ trong trái tim nàng
Bình lặng yêu nhau
Âm thầm thương tưởng[1].
Lòng ông từ lâu đã có người khác, chẳng còn ai bước vào được nữa. Sau này có lẽ cũng chẳng có ai, chờ đợi bất cứ hồi báo nào. Dù khói bụi mịt mờ, chúng ta chẳng thể tìm thấy dấu vết Thương Ương Gia Thố để lại nữa, nhưng cũng may không phải không còn gì cả. Để chúng ta múc một bình nước hồ Thanh Hải rồi đi, sau này có thể uống, cũng có thể lưu giữ. Trên thảo nguyên, sẽ có một chú dê gầy gò nhỏ bé, để lại một ánh mắt lưu luyến, còn cả một ngọn cỏ phất phơ, bình thản từ biệt chúng ta.
[1] Gặp và không gặp - tác giả Trát Tây Lạp Mẫu Đa Đa, bản dịch Đào Bạch Liên.
Vào non e lỡ bậc nghiêng thành.
Thế gian giá được đôi đàng nhỉ,
Trọn với Như Lai vẹn với tình.
Thương Ương Gia Thố
Tây Tạng xa xôi, nơi rất gần với trời cao, có một tăng nhân luôn khiến chúng ta nhớ đến, hơn nữa mỗi lần nhớ đến, lòng lại không khỏi nhói đau. Ông là Thương Ương Gia Thố, nhà thơ lãng mạn trứ danh trong lịch sử Tây Tạng, cũng là Đạt Lai Lạt Ma đời thứ sáu nổi tiếng lẫy lừng. Ông đã dùng cuộc đời ngắn ngủi của mình, viết nên một truyền kỳ vĩnh hằng. Tuyết vực quần sơn, vân hải thảo nguyên nơi ấy, cùng chim ưng, cờ phướn, bò dê, nhờ ông mà tràn đầy ý thơ, chứa chan tình cảm. Sự tồn tại của ông khiến vùng đất vốn đã thâm ảo thần bí lại càng nhuốm vẻ thần kỳ và mỹ lệ như mộng.
Rất nhiều người vì cái tên ấy mà khoác ba lô lên, tha thiết tới tìm ông chẳng nề muôn núi ngàn sông. Tiếc rằng thế sự bể dâu, mây khói tan rồi, còn có thể tìm được gì đây? Dường như từng tấc đất nơi đó đều phảng phất bóng dáng tịch mịch của ông, nhưng giơ tay ra lại chẳng nắm bắt được gì. Cờ phướn phất phơ, kinh luân xoay chuyển, cùng những văn hóa đã câm lặng cả trăm năm, còn có thể tiết lộ gì với chúng ta đây? Mà chúng ta băng núi vượt sông, thành kính quỳ lạy dưới bầu trời xanh ngắt như thế, liệu có để lại cho ông được gì không? Chẳng qua là bụi đất đem từ trời Nam đất Bắc tới, rồi lại bị tháng năm hết lần này qua lần khác lau hết dấu tích.
Chúng ta có thể thấy đồng hoang quạnh quẽ nở ra từng đóa từng đóa sen thanh nhã, song chẳng thể khẽ khàng lay tỉnh linh hồn say ngủ dưới trời xanh. Thực ra, ông đã rời đi từ lâu, linh hồn của ông, trái tim của ông, thậm chí cả thân xác của ông, đều đã rời xa nơi này, tới miền tịnh thổ mang tên Tây Phương cực lạc. Nơi ấy chỉ có khói mây giăng mờ suốt ngàn năm cùng đài sen ngồi ngay ngắn giữa khói mây. Tôi biết ông không muốn thế, ông không dứt được hồng trần muôn tía nghìn hồng, chẳng bỏ nổi nhân gian một bông hoa một cành lá, càng không bỏ được tình ái u buồn triền miên, song cũng đành chấp nhận số mệnh. Có lẽ kiếp trước ông là một đóa sen xanh trước Phật, hoặc một ngọn đèn dầu, vì dốc lòng tu hành, nên kiếp này đã định sẽ thành nhà sư. Ông không chống nổi quy luật nhân quả, đành phải nhận lấy nỗi khổ luân hồi.
Cái chết của Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm La Tang Gia Thố đã làm thay đổi vận mệnh cả đời Thương Ương Gia Thố. Nếu không có đệ tử thân tín của La Tang Gia Thố là Tang Kết Gia Thố ở bên trong ngăn trở thì mười lăm năm sau, có lẽ Thương Ương Gia Thố cũng không bị chọn làm linh đồng chuyển thế của Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm. Dù đó là sai lầm của vận mệnh hay kết quả mà kiếp này ông phải đón nhận, chung quy vẫn là ý trời khó chống, ông cũng chẳng còn lựa chọn nào khác. Thiếu niên tuấn lãng ấy có tuệ căn bẩm sinh cùng ngộ tính trác tuyệt. Hết thảy những thứ đó chỉ là khởi đầu cho cuộc đời đầy mây gió của ông, vận mệnh vốn cố chấp, chẳng chịu nghe ai khuyên giải, đã nhằm vào hướng nó phải đạt đến, từng bước ép sát lại gần.
Thương Ương Gia Thố vốn sinh ra trong một gia đình nông dân bình thường ở Tây Tạng, cha mẹ đều còn tại thế, cuộc sống đơn giản, êm ả mà bình yên. Ông cũng có một giấc mơ giống như bao nhiêu thanh niên khác, muốn cùng người con gái mình yêu thương, ngắm một vầng trăng trong, một dòng nước chảy, một khe mây trắng, một khoảnh đồng cỏ sát mặt hồ, mấy con bò con dê, bình an qua ngày. Chăn dê trên thảo nguyên, ông dõi mắt ngóng theo một cánh chim ưng như gió lốc cuốn qua vạn dặm đường. Nàng rửa tay, nấu canh cho ông, còn sinh cho ông hai đứa con một trai một gái thơ ngây đáng yêu. Ông chỉ khao khát niềm hạnh phúc bình dị nhất trên cõi đời, ngắm hoa cách tang nở, trò chuyện với một chú dê, viết câu thơ mình thích, yêu người mình muốn yêu.
Nhưng người đời lại nâng ông lên tầm Thần Phật, trong tình cảnh bất đắc dĩ, ông đành tiếp nhận sự quỳ bái của vạn người.
Ông từng dập đầu cảm thán: "Làm trái lời thầy, thực là hổ thẹn." Ông có Phật tính, có thể dễ dàng đạt tới bờ bến từ bi bên kia, độ hóa chúng sinh. Nhưng ông cũng hiểu thấu đạo lý ái tình, nguyện tan thành tro bụi vì người con gái mình yêu thương. Ông sống tỉnh táo, yêu có trách nhiệm, luân chuyển giữa xuất thế và nhập thế, tính linh của ông, thực ra từ lâu đã đạt đến cảnh giới Niết Bàn, vượt lên mọi ràng buộc của hiện thực. Ông dám thổ lộ tình ái, song lại cô độc trên con đường đến Phật giới, không có bạn đồng hành hay xướng họa, bởi ông gánh vác tình yêu nặng nề nhất trên thế gian, nên con đường này nhất định sẽ đầy chông gai.
Thân ở giữa bụi gai, dù lòng thiền của ông thấu triệt nhường nào, chẳng lẽ không bị tổn thương? Không, ông bị thương nặng hơn bất cứ ai, đau đớn hơn hết thảy những người khác. Bằng không, ông đâu thể viết ra những câu thơ khiến người ta khắc cốt ghi tâm như vậy: "Thế gian giá được đôi đàng nhỉ, trọn với Như Lai vẹn với tình." Sẽ chẳng ai hiểu được nỗi đau khổ của ông khi ngồi trên đài sen mà lòng vương vấn hồng trần, song ông vẫn không hề chùn bước làm một tình tăng, viết ra những tập thơ triền miên đau khổ giữa tháng năm thiền định. Thương Ương Gia Thố chẳng cần lịch sử chứng minh, cũng chẳng cần người đời công nhận, chỉ mài tấm lòng mình thành nước, vẩy khắp từng góc nhỏ thế gian, để mảnh đất hoang cũng nở đầy hoa tình.
Hoa tình có độc, có thể khiến người trúng độc, lại cũng có thể giải độc cho người. Một kẻ chí tình, sao còn để tâm thứ mình uống vào là độc dược hay giải dược nữa. Thương Ương Gia Thố đã quả quyết uống đóa hoa tình của vận mệnh, cam lòng làm một nhà sư trước Phật, làm người giữa phàm trần, không phụ Như Lai chẳng phụ hồng nhan, không phụ đế vương cũng chẳng phụ chúng sinh. Nhưng chúng sinh lại phụ ông, Thương Ương Gia Thố tuy là Đạt Lai Lạt Ma đời thứ sáu, giữ vị trí thủ lĩnh chính giáo Tây Tạng, được vạn người quỳ bái, song không nắm được thực quyền. Từ năm mười lăm tuổi đến cuối đời, ông chỉ là con rối của Tang Kết Gia Thố. Một con cờ bị người ta thao túng, không có cả quyền chọn bên trắng hay bên đen. Người khác lấy ông để đánh cuộc một phen với chính trị, đến cuối cùng ông thua trắng, còn phải bù thêm sinh mệnh thanh xuân.
Một đạo thánh chỉ của hoàng đế Khang Hi, lệnh cho người giải Thương Ương Gia Thố đến Bắc Kinh phế truất. Trên đường lên kinh, ông mắc bệnh rồi mất ở hồ Thanh Hải, giao sinh mạng cho hồ nước xanh thẳm thuần tịnh ấy, lúc chưa đầy hai mươi lăm tuổi. Song nguyên nhân cái chết của ông lại thành một bí ẩn vĩnh viễn. Tương truyền ông bị bệnh qua đời ở hồ Thanh Hải; lại có người nói trên đường đi ông bị kẻ thù chính trị là Lạp Tàng Hãn âm thầm sát hại; cũng có kẻ bảo ông bị hoàng đế nhà Thanh giam cầm trên núi Ngũ Đài, uất hận mà chết; còn có một giả thuyết cuối cùng mà rất nhiều người sẵn lòng chấp nhận: một viên quan sai áp giải tốt bụng đã lén thả Thương Ương Gia Thố đi, ông trở thành một người dân du mục bình thường bên hồ Thanh Hải, thơ rượu phong lưu, sống nốt kiếp thừa. Những truyền thuyết ấy, chẳng qua là lịch sử tô vẽ thêm chút màu sắc thần bí mà lãng mạn cho vị tình tăng đậm sắc thái truyền kỳ này mà thôi. Để người kể chuyện có thể kể hấp dẫn hơn, cũng để người nghe chuyện thêm phần cảm động.
Tóm lại Thương Ương Gia Thố đã chết, dù là lên cõi cực lạc hay chuyển thế luân hồi như những người bình phàm trên thế gian, đều không quan trọng. Không phải ông không chịu nổi nỗi tịch mịch của đài sen, chỉ trách tình căn gieo quá sâu, lòng khó kiềm chế. Đời này ông đã sống quá chân thực, quá si mê, cũng quá đẹp đẽ. Biết bao người đã hối hả tìm đến đây, chẳng vì tu Phật, chẳng mong siêu độ, chỉ muốn cùng ông kết một đoạn duyên phận đấy thôi.
Nàng gặp, hay không gặp ta
Ta vẫn ở đây
Không mừng, không lụy.
Nàng nhớ, hay không nhớ ta
Tình vẫn ở đây
Không còn, không mất.
Nàng yêu, hay không yêu ta
Yêu vẫn ở đây
Không thêm, không bớt.
Nàng theo, hay không theo ta
Tay ta vẫn nơi nàng
Không lơi, không siết.
Hãy ngả vào lòng ta
Hoặc là
Dành cho ta một chỗ trong trái tim nàng
Bình lặng yêu nhau
Âm thầm thương tưởng[1].
Lòng ông từ lâu đã có người khác, chẳng còn ai bước vào được nữa. Sau này có lẽ cũng chẳng có ai, chờ đợi bất cứ hồi báo nào. Dù khói bụi mịt mờ, chúng ta chẳng thể tìm thấy dấu vết Thương Ương Gia Thố để lại nữa, nhưng cũng may không phải không còn gì cả. Để chúng ta múc một bình nước hồ Thanh Hải rồi đi, sau này có thể uống, cũng có thể lưu giữ. Trên thảo nguyên, sẽ có một chú dê gầy gò nhỏ bé, để lại một ánh mắt lưu luyến, còn cả một ngọn cỏ phất phơ, bình thản từ biệt chúng ta.
[1] Gặp và không gặp - tác giả Trát Tây Lạp Mẫu Đa Đa, bản dịch Đào Bạch Liên.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook