Duyên
-
Quyển 4 - Chương 6: Tình ý miên man, chẳng nói cùng mây trắng
Đặt thân ngoài vật sống thảnh thơi,
Sáo trúc thổi ngang trâu cưỡi chơi.
Khúc tự thẳm sâu non tự biếc,
Tình này chẳng tỏ với mây trời.
Đâu Suất Tòng Duyệt
Vào những ngày mưa phùn, thường thích ngồi lặng lẽ thưởng trà, nghe một khúc hát cũ xưa, làm bộ thắp một nén hương, tiến nhập cảnh giới vô ngã. Những huyên náo và rối ren trần thế, quả là hiểu lòng người, lẳng lặng lùi vào một góc tĩnh. Thế là, bao nhiêu ảo tưởng hư vô mỹ diệu tựa như áng mây bồng bềnh trong núi sau cơn mưa, lại giống như đóa lan thầm lặng nở trong đêm vắng, tâm linh cũng sáng tỏ trong sự thanh thuần. Những chuyện đời xốc nổi ngày xưa cũng lắng đi theo cây cỏ. Vứt bỏ hết những ảo diệt tươi tốt và héo khô, chúng ta đều là những hòn đá cuội nằm dưới dòng nước tĩnh lặng sâu hút, chịu sóng xô ngàn năm, mà vẫn vẹn nguyên như thế.
Không chỉ một lần tôi ngắm nhìn đám mây màu đầu núi qua màn mưa bụi mịt mùng mà nghĩ tới các vị thần tiên ẩn dật trong núi sâu rừng thẳm, xa rời thế tục. Hoặc hái thuốc trong mây, hoặc gõ rơi quân cờ, hoặc vung dao đốn củi, hoặc chống gậy tìm sư. Nơi đó có tri âm cao sơn lưu thủy, có thú thiền cao nhã thâm u, có sự bình lặng không tranh đua cùng thế tục. Mà hết thảy những thứ đó, chỉ là một giấc mộng vĩnh viễn không thành sự thực, giống như lời hứa của hoa rơi cùng nước chảy, từ đầu tới cuối không thể làm tròn. Tôi và Phật, chỉ cách nhau một Trùng sơn[1] nho nhỏ đó thôi. Trong cõi tục là dòng người chen lấn, ngoài cõi tục là khói mây bảng lảng. Dẫu tôi dốc hết tình cảm, khát khao được trải qua cảm giác hư không tĩnh tại một ngày như cả ngàn năm trong núi, chung quy vẫn không cất nổi bước chân đã lún quá sâu vào bùn đất trần gian.
[1] Trùng sơn: thuật ngữ Phật giáo, ý chỉ phiền não nặng nề như núi.
Vạn sự trên đời, tuy quá nhiều thứ lửng lơ bất định, song cũng không thể vô duyên vô cớ mà đến, chung quy đều có căn nguyên cả. Giống như nhân quả luân hồi mà nhà Phật thường nói, có những món nợ từ kiếp trước, sẽ theo đến kiếp này đòi lại. Nhưng trên đời chẳng ai không mắc nợ, hai kẻ qua đường không hề quen biết cũng có thể còn vướng một đoạn nhân quả không tên. Chẳng rõ ai từng nói rằng, kẻ nặng tình không hợp tham thiền, vì cảnh giới của Thiền là tịch diệt hư vô, nhập định thấu tỏ. Nói vậy thì Thiền hẳn là vô tình. Nếu muốn tham thiền, ắt phải cắt đứt tình sầu yêu hận nhân gian, trước đèn xanh sách ố, nâng niu một quãng năm tháng bồ đề, bình lặng mà qua một đời. Thanh đạm như thế, mới được coi là vượt ra ngoài thế tục, không còn tranh chấp với hồng trần, tự tại tới lui giữa núi non sông nước.
Không phải đức Phật vô tình, mà là tình quá sâu, đến nỗi thương xót hết thảy chúng sinh trên đời, song lại bỏ qua chính bản thân mình. Những tăng nhân nhàn cư giữa núi rừng, sớm đã băng qua bể dục hồng trần, đạt đến cảnh giới thanh minh. Họ lánh đời không có nghĩa là vứt bỏ hết mọi thứ trên thế gian, chỉ cần cõi lòng bình lặng nhàn tản, khoái lạc tiêu dao, mà vì muốn mở ra cánh cửa Bát Nhã tại bồ đề đạo tràng, để những chúng sinh trôi dạt lũ lượt đến nương nhờ. Phật là đấng từ bi ấm áp, trong mắt ngài không có sang hèn thiện ác. Ngài ban lò lửa cho người rét cóng, ban no ấm cho kẻ đói khát, đem niềm vui lại cho kẻ khổ đau, giúp người đang hoảng hốt bình tĩnh lại.
Xưa nay, tôi vẫn chỉ hiểu lơ mơ về Thiền, cứ cảm thấy đó là cảnh giới không mảy may dính dáng đến hồng trần, thâm sâu khó dò khôn xiết. Khi đọc lại bài thơ thiền này của cao tăng Đâu Suất Tòng Duyệt đời Tống mới thấy sự siêu nhiên đạm định giữa núi rừng, vượt ra ngoài thế tục, chỉ bạn bầu cùng mây trắng kia, đã trở nên gần gũi như tiếng nước chảy róc rách, chẳng còn chút gì cao xa khó hiểu nữa. Ngài đã cất một gian nhà tranh giữa núi rừng trùng điệp, thanh cao xa hẳn cõi trần. Lẽ nào chỉ nhằm một mình thiền định, nằm trên tầng mây, gối lên khối đá, chẳng màng chúng sinh? Ở nơi không dấu chân người, chỉ có mây trắng bồng bềnh, song mây trắng cũng tùy theo gió mưa đêm ngày, không ngừng bận bịu đi rồi lại đến. Còn lão tăng ngồi xếp bằng trong mây, nhàn tản thảnh thơi, không hề vì bất cứ điều gì mà hoang mang nao núng.
"Đặt thân ngoài vật sống thảnh thơi,
Sáo trúc thổi ngang trâu cưỡi chơi.
Khúc tự thẳm sâu non tự biếc,
Tình này chẳng tỏ với mây trời."
Có lẽ lúc này đây, chúng ta cũng nguyện làm một mục đồng cưỡi trên lưng trâu thổi sáo, làm một tiều phu bước lầm vào núi sâu, một cô thôn nữ đeo gùi đi hái thuốc. Nếu có cơ duyên, có thể trốn vào nhà tranh trú mưa, cùng cao tăng thưởng thức một bình trà xanh, chơi một ván cờ. Nghe đại sư giảng kinh rồi khai ngộ trong một chén trà, dưới một vầng mây trắng, lại đem những thiền lý dung dị ấy đến nhân gian khói lửa, truyền cho những người kết duyên với Phật. Đây chính là sự chu đáo của thiền sư, ngài tham thiền ngộ đạo trong núi sâu, không phải để độ hóa bản thân, mà nhằm độ hóa ngàn vạn chúng sinh. Ngài đã dạy chúng ta rằng, đạo vốn là thứ bình thường, tất thảy trước mắt đều là thực tướng của thiền ngộ, vạn pháp tùy duyên, đi đứng nằm ngồi đều có thể nhìn thấu bản tâm.
Nếu không thể xa lánh hồng trần, vứt bỏ mọi thứ ẩn cư núi sâu dựng rào sửa giậu, chi bằng vượt ra khỏi tam giới[1], làm một đóa hoa đào tự do nở rộ đến khi hoang lương tàn tạ, còn hơn lênh đênh vô định, chẳng biết phải đi đâu tìm phương hướng cho cuộc đời. Tự chết chìm trong nước, chi bằng chọn lấy một bến bờ, dẫu phải bôn ba giữa con đường chông gai, một mình một lối, cũng là một sự cứu chuộc đối với sinh mệnh. Đôi khi Thiền chính là như thế, khiến cho con người đang chót vót trên ghềnh cao dốc núi mở ra đường mới, giúp kẻ cùng đường bí lối tìm được nẻo ra, để người giữa đao gió kiếm sương vẫn cảm nhận được liễu rủ oanh kêu. Chỉ cần trong lòng có Thiền thì một con đom đóm cũng có thể soi sáng cả đêm đen, một áng mây chiều cũng dệt nên vô vàn cẩm tú, một cây trinh nữ cũng nhuộm xanh tươi cả mùa.
[1] Ba cõi của vòng sinh tử, gồm Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.
Xưa nay vẫn cho rằng mình là một kẻ thanh đạm bình lặng, không hay nhiều lời.
Vậy mà đọc bài thơ thiền của cao tăng, mới phát hiện ra kẻ đang ở giữa phàm trần là tôi đây, vốn không thể đạt đến thanh minh thấu triệt. Thiền là một mặt gương bằng phẳng, phản chiếu những dục vọng và nôn nóng trong lòng cùng những bụi bặm bám đầy trên mình ta, cũng như những người bình thường khác. Giống như nhành cỏ đuôi chó ngắt từ thuở nhỏ, sự nhỏ nhoi của nó chính là cái tầm thường mà tôi không sao kháng cự. Nhưng những mảnh vụn tản mác ấy, những chi tiết nhỏ trong cuộc sống ấy, lại bao hàm thiền ý chân thực nhất. Thì ra thiền cảnh tôi hằng truy tìm, chẳng cần băng sông vượt núi lặn lội Linh sơn, cắt đứt ba ngàn sợi phiền não, thậm chí cũng chẳng cần bước vào cánh cửa u tĩnh kia, mà ở ngay giữa hồng trần, giữa nhân thế mịt mờ khói lửa, Thiền có thể ở mãi bên tôi không lìa không bỏ, đem lại cho tôi hơi ấm từ bi và hạnh phúc.
Tôi chợt nghĩ, có khi nào Thiền cũng có thể trở thành người bạn tâm giao của tôi giữa cõi trần? Rồi lại thấy suy nghĩ ấy thật ngốc nghếch. Đó là bởi tôi hi vọng Thiền có thể lấp đầy cõi lòng trống rỗng, ngăn chặn hết thảy tội ác vô nguyên vô cớ cùng bao nhiêu rối rắm không tên. Có vị cao tăng từng bảo tôi có duyên với Phật, tôi tin, nhưng tôi cũng quả quyết nói rằng, kiếp này tôi nhất định không làm được ni cô, cũng chẳng thể làm cư sĩ. Tôi có thể tìm kiếm chùa chiền trăm lần ngàn lần, đắm chìm vào từng cành cây ngọn cỏ nơi đó, nhưng không thể một mình bầu bạn suốt đêm cùng ngọn đèn xanh. Đời này chỉ có thể làm một người phàm trần, sống giữa gạo dầu mắm muối trà, nếm hết trăm vị, đây chính là định mệnh của tôi.
Phật dạy rằng, tất cả tùy duyên, người chúng ta yêu thương bảo vệ, có khi lại chẳng bằng một lần ngoảnh mặt, một cái xoay mình. Thực ra kiếp trước đời này, chỉ là cuộc gặp gỡ giữa sinh và tử; hôm qua hôm nay, chỉ là sự luân chuyển giữa cũ và mới. Có lẽ chúng ta chẳng thể đạt đến cảnh giới dạo bước trên mây, tu hành vì sự bình yên của chúng sinh. Đành bôn ba trên trần thế, giữ Phật pháp trong lòng, hòng giảm bớt đôi phần tội nghiệt, tăng thêm chút ít thiện lương, để hoa sen trội tuyết, thế giới thanh minh.
Sáo trúc thổi ngang trâu cưỡi chơi.
Khúc tự thẳm sâu non tự biếc,
Tình này chẳng tỏ với mây trời.
Đâu Suất Tòng Duyệt
Vào những ngày mưa phùn, thường thích ngồi lặng lẽ thưởng trà, nghe một khúc hát cũ xưa, làm bộ thắp một nén hương, tiến nhập cảnh giới vô ngã. Những huyên náo và rối ren trần thế, quả là hiểu lòng người, lẳng lặng lùi vào một góc tĩnh. Thế là, bao nhiêu ảo tưởng hư vô mỹ diệu tựa như áng mây bồng bềnh trong núi sau cơn mưa, lại giống như đóa lan thầm lặng nở trong đêm vắng, tâm linh cũng sáng tỏ trong sự thanh thuần. Những chuyện đời xốc nổi ngày xưa cũng lắng đi theo cây cỏ. Vứt bỏ hết những ảo diệt tươi tốt và héo khô, chúng ta đều là những hòn đá cuội nằm dưới dòng nước tĩnh lặng sâu hút, chịu sóng xô ngàn năm, mà vẫn vẹn nguyên như thế.
Không chỉ một lần tôi ngắm nhìn đám mây màu đầu núi qua màn mưa bụi mịt mùng mà nghĩ tới các vị thần tiên ẩn dật trong núi sâu rừng thẳm, xa rời thế tục. Hoặc hái thuốc trong mây, hoặc gõ rơi quân cờ, hoặc vung dao đốn củi, hoặc chống gậy tìm sư. Nơi đó có tri âm cao sơn lưu thủy, có thú thiền cao nhã thâm u, có sự bình lặng không tranh đua cùng thế tục. Mà hết thảy những thứ đó, chỉ là một giấc mộng vĩnh viễn không thành sự thực, giống như lời hứa của hoa rơi cùng nước chảy, từ đầu tới cuối không thể làm tròn. Tôi và Phật, chỉ cách nhau một Trùng sơn[1] nho nhỏ đó thôi. Trong cõi tục là dòng người chen lấn, ngoài cõi tục là khói mây bảng lảng. Dẫu tôi dốc hết tình cảm, khát khao được trải qua cảm giác hư không tĩnh tại một ngày như cả ngàn năm trong núi, chung quy vẫn không cất nổi bước chân đã lún quá sâu vào bùn đất trần gian.
[1] Trùng sơn: thuật ngữ Phật giáo, ý chỉ phiền não nặng nề như núi.
Vạn sự trên đời, tuy quá nhiều thứ lửng lơ bất định, song cũng không thể vô duyên vô cớ mà đến, chung quy đều có căn nguyên cả. Giống như nhân quả luân hồi mà nhà Phật thường nói, có những món nợ từ kiếp trước, sẽ theo đến kiếp này đòi lại. Nhưng trên đời chẳng ai không mắc nợ, hai kẻ qua đường không hề quen biết cũng có thể còn vướng một đoạn nhân quả không tên. Chẳng rõ ai từng nói rằng, kẻ nặng tình không hợp tham thiền, vì cảnh giới của Thiền là tịch diệt hư vô, nhập định thấu tỏ. Nói vậy thì Thiền hẳn là vô tình. Nếu muốn tham thiền, ắt phải cắt đứt tình sầu yêu hận nhân gian, trước đèn xanh sách ố, nâng niu một quãng năm tháng bồ đề, bình lặng mà qua một đời. Thanh đạm như thế, mới được coi là vượt ra ngoài thế tục, không còn tranh chấp với hồng trần, tự tại tới lui giữa núi non sông nước.
Không phải đức Phật vô tình, mà là tình quá sâu, đến nỗi thương xót hết thảy chúng sinh trên đời, song lại bỏ qua chính bản thân mình. Những tăng nhân nhàn cư giữa núi rừng, sớm đã băng qua bể dục hồng trần, đạt đến cảnh giới thanh minh. Họ lánh đời không có nghĩa là vứt bỏ hết mọi thứ trên thế gian, chỉ cần cõi lòng bình lặng nhàn tản, khoái lạc tiêu dao, mà vì muốn mở ra cánh cửa Bát Nhã tại bồ đề đạo tràng, để những chúng sinh trôi dạt lũ lượt đến nương nhờ. Phật là đấng từ bi ấm áp, trong mắt ngài không có sang hèn thiện ác. Ngài ban lò lửa cho người rét cóng, ban no ấm cho kẻ đói khát, đem niềm vui lại cho kẻ khổ đau, giúp người đang hoảng hốt bình tĩnh lại.
Xưa nay, tôi vẫn chỉ hiểu lơ mơ về Thiền, cứ cảm thấy đó là cảnh giới không mảy may dính dáng đến hồng trần, thâm sâu khó dò khôn xiết. Khi đọc lại bài thơ thiền này của cao tăng Đâu Suất Tòng Duyệt đời Tống mới thấy sự siêu nhiên đạm định giữa núi rừng, vượt ra ngoài thế tục, chỉ bạn bầu cùng mây trắng kia, đã trở nên gần gũi như tiếng nước chảy róc rách, chẳng còn chút gì cao xa khó hiểu nữa. Ngài đã cất một gian nhà tranh giữa núi rừng trùng điệp, thanh cao xa hẳn cõi trần. Lẽ nào chỉ nhằm một mình thiền định, nằm trên tầng mây, gối lên khối đá, chẳng màng chúng sinh? Ở nơi không dấu chân người, chỉ có mây trắng bồng bềnh, song mây trắng cũng tùy theo gió mưa đêm ngày, không ngừng bận bịu đi rồi lại đến. Còn lão tăng ngồi xếp bằng trong mây, nhàn tản thảnh thơi, không hề vì bất cứ điều gì mà hoang mang nao núng.
"Đặt thân ngoài vật sống thảnh thơi,
Sáo trúc thổi ngang trâu cưỡi chơi.
Khúc tự thẳm sâu non tự biếc,
Tình này chẳng tỏ với mây trời."
Có lẽ lúc này đây, chúng ta cũng nguyện làm một mục đồng cưỡi trên lưng trâu thổi sáo, làm một tiều phu bước lầm vào núi sâu, một cô thôn nữ đeo gùi đi hái thuốc. Nếu có cơ duyên, có thể trốn vào nhà tranh trú mưa, cùng cao tăng thưởng thức một bình trà xanh, chơi một ván cờ. Nghe đại sư giảng kinh rồi khai ngộ trong một chén trà, dưới một vầng mây trắng, lại đem những thiền lý dung dị ấy đến nhân gian khói lửa, truyền cho những người kết duyên với Phật. Đây chính là sự chu đáo của thiền sư, ngài tham thiền ngộ đạo trong núi sâu, không phải để độ hóa bản thân, mà nhằm độ hóa ngàn vạn chúng sinh. Ngài đã dạy chúng ta rằng, đạo vốn là thứ bình thường, tất thảy trước mắt đều là thực tướng của thiền ngộ, vạn pháp tùy duyên, đi đứng nằm ngồi đều có thể nhìn thấu bản tâm.
Nếu không thể xa lánh hồng trần, vứt bỏ mọi thứ ẩn cư núi sâu dựng rào sửa giậu, chi bằng vượt ra khỏi tam giới[1], làm một đóa hoa đào tự do nở rộ đến khi hoang lương tàn tạ, còn hơn lênh đênh vô định, chẳng biết phải đi đâu tìm phương hướng cho cuộc đời. Tự chết chìm trong nước, chi bằng chọn lấy một bến bờ, dẫu phải bôn ba giữa con đường chông gai, một mình một lối, cũng là một sự cứu chuộc đối với sinh mệnh. Đôi khi Thiền chính là như thế, khiến cho con người đang chót vót trên ghềnh cao dốc núi mở ra đường mới, giúp kẻ cùng đường bí lối tìm được nẻo ra, để người giữa đao gió kiếm sương vẫn cảm nhận được liễu rủ oanh kêu. Chỉ cần trong lòng có Thiền thì một con đom đóm cũng có thể soi sáng cả đêm đen, một áng mây chiều cũng dệt nên vô vàn cẩm tú, một cây trinh nữ cũng nhuộm xanh tươi cả mùa.
[1] Ba cõi của vòng sinh tử, gồm Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.
Xưa nay vẫn cho rằng mình là một kẻ thanh đạm bình lặng, không hay nhiều lời.
Vậy mà đọc bài thơ thiền của cao tăng, mới phát hiện ra kẻ đang ở giữa phàm trần là tôi đây, vốn không thể đạt đến thanh minh thấu triệt. Thiền là một mặt gương bằng phẳng, phản chiếu những dục vọng và nôn nóng trong lòng cùng những bụi bặm bám đầy trên mình ta, cũng như những người bình thường khác. Giống như nhành cỏ đuôi chó ngắt từ thuở nhỏ, sự nhỏ nhoi của nó chính là cái tầm thường mà tôi không sao kháng cự. Nhưng những mảnh vụn tản mác ấy, những chi tiết nhỏ trong cuộc sống ấy, lại bao hàm thiền ý chân thực nhất. Thì ra thiền cảnh tôi hằng truy tìm, chẳng cần băng sông vượt núi lặn lội Linh sơn, cắt đứt ba ngàn sợi phiền não, thậm chí cũng chẳng cần bước vào cánh cửa u tĩnh kia, mà ở ngay giữa hồng trần, giữa nhân thế mịt mờ khói lửa, Thiền có thể ở mãi bên tôi không lìa không bỏ, đem lại cho tôi hơi ấm từ bi và hạnh phúc.
Tôi chợt nghĩ, có khi nào Thiền cũng có thể trở thành người bạn tâm giao của tôi giữa cõi trần? Rồi lại thấy suy nghĩ ấy thật ngốc nghếch. Đó là bởi tôi hi vọng Thiền có thể lấp đầy cõi lòng trống rỗng, ngăn chặn hết thảy tội ác vô nguyên vô cớ cùng bao nhiêu rối rắm không tên. Có vị cao tăng từng bảo tôi có duyên với Phật, tôi tin, nhưng tôi cũng quả quyết nói rằng, kiếp này tôi nhất định không làm được ni cô, cũng chẳng thể làm cư sĩ. Tôi có thể tìm kiếm chùa chiền trăm lần ngàn lần, đắm chìm vào từng cành cây ngọn cỏ nơi đó, nhưng không thể một mình bầu bạn suốt đêm cùng ngọn đèn xanh. Đời này chỉ có thể làm một người phàm trần, sống giữa gạo dầu mắm muối trà, nếm hết trăm vị, đây chính là định mệnh của tôi.
Phật dạy rằng, tất cả tùy duyên, người chúng ta yêu thương bảo vệ, có khi lại chẳng bằng một lần ngoảnh mặt, một cái xoay mình. Thực ra kiếp trước đời này, chỉ là cuộc gặp gỡ giữa sinh và tử; hôm qua hôm nay, chỉ là sự luân chuyển giữa cũ và mới. Có lẽ chúng ta chẳng thể đạt đến cảnh giới dạo bước trên mây, tu hành vì sự bình yên của chúng sinh. Đành bôn ba trên trần thế, giữ Phật pháp trong lòng, hòng giảm bớt đôi phần tội nghiệt, tăng thêm chút ít thiện lương, để hoa sen trội tuyết, thế giới thanh minh.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook