Duyên
-
Quyển 1 - Chương 7: Đôi ngọn đèn nhật nguyệt, một cơn mộng xuân thu
Uống ba thứ rượu độc,
Mê mệt mà chẳng hay.
Coi tiền tài như mộng,
Mộng lại thành vòng vây.
Lấy khổ mong bỏ khổ,
Đau khổ cứ vần xoay.
Nên mau sớm giác ngộ,
Giác ngộ tự quy y.
Thập Đắc
Vừa tạ từ một đóa sen, lại ngẫu ngộ một bông cúc, chúng ta đã quen với sự luân chuyển bốn mùa, nên có thể đón nhận những phong cảnh mà năm tháng chuẩn bị sẵn cho mình với tâm thế bình lặng. Thậm chí còn cảm tạ một ánh dương yếu ớt, một mảnh vụn nhỏ nhoi, một đoạn ký ức mong manh giữa cõi trần qua qua lại lại. Bởi vì những thứ đó, đều có thể cất vào hành lý, bổ khuyết cho cuộc đời của chúng ta. Có thể đóng thành sách, có thể dệt nên mộng, có thể tan tác thành tro cũng chẳng hề gì, chỉ cần những khoảnh khắc ấy thực sự từng thuộc về chúng ta.
Gom nhặt đôi bài thơ từ liên quan đến Thiền đến Phật, lựa tiết thu trong đem ra phẩm đọc dưới ánh trăng vằng vặc. Trong khung cảnh an tĩnh như thế, thiền ý sẽ tự lan tràn trên trang giấy, cuồn cuộn trong mây, chảy xuôi trong gió. Chẳng rõ ai từng nói, kẻ ngoài cửa Thiền không thể giảng Thiền. Cũng như người trong cửa Phật không thể vượt qua hồng trần vậy. Phật có giới luật của Phật, ma có quy củ của ma, người cũng có chừng mực của người. Song tôi luôn cảm thấy vạn vật trên thế gian đều có linh tính tương thông, trong càn khôn mênh mông, vạn pháp đều quy về một mối. Chúng ta trôi dạt giữa đất trời, theo dòng thời gian, tựa như cánh bèo lênh đênh về phương nào xa lắm. Gặp gỡ thứ có thể gặp gỡ, sở hữu cái có thể sở hữu, cũng quên lãng điều cần phải lãng quên.
Làm một người bình thường đơn giản, có lẽ sẽ hơi nghèo túng, hơi nông cạn, nhưng có thể không câu nệ việc đến đi của mình, không dò hỏi chuyện sinh tử định sẵn. Điều này khiến tôi nhớ tới tên một vị cao tăng, Thập Đắc. Ngài có thơ rằng, "Thập Đắc tự nhặt được", "xưa nay tự Thập Đắc." Thập Đắc là pháp danh, cũng là tục danh của ngài, kiếp này, ngài chỉ có một cái tên ấy mà thôi. Đến đơn giản, đi cũng giản đơn, tuân thủ thanh tịnh giản dị, quy y cửa Phật.
Nghe nói Phong Can thiền sư đời Đường, ngụ tại chùa Quốc Thanh núi Thiên Thai. Một hôm đi tản bộ giữa rừng tùng, chợt nghe trên đường núi có tiếng trẻ con khóc, lần theo tiếng khóc mà tìm đến, trông thấy một đứa bé quần áo rách rưới nhưng mặt mũi sáng sủa. Hỏi han các nhà quanh đó không ai biết là con cái nhà nào, Phong Can thiền sư sinh lòng từ bi, liền mang bé trai về chùa Quốc Thanh. Vì được nhặt ngoài đường về, nên mọi người đều gọi ngài là Thập Đắc[1]. Thập Đắc lớn lên trong chùa, từ nhỏ đã tắm mình dưới hào quang của Phật, thấm nhuần bồ đề nên tâm tính bình đạm, phóng khoáng tự tại.
[1] Thập Đắc có nghĩa là nhặt được.
Bởi thế, ngài không bao giờ hỏi mình từ đâu đến, chỉ nhớ rằng mình tên là Thập Đắc, hằng ngày quỳ trước Phật nghe thiền tụng kinh, làm dăm việc lặt vặt nhàn nhã. Hồng trần náo nhiệt trong mắt ngài lại là đồng hoang lạnh lẽo, nếu bước ra khỏi thềm Phật, hẳn ngài sẽ lạc giữa đường trần chằng chịt giăng mắc. Ngài ở trên mây, dựng lên một ngôi chùa đơn sơ, có chuông trống, kinh phướn, tượng Phật, bồ đoàn, có mây nước, có lòng thiền. Mái chùa mộc mạc ấy, nhỏ đến mức chỉ có dăm mảnh ngói xanh, mấy ngọn đèn Phật.
Thập Đắc kết bạn với một vị cao tăng khác là Hàn Sơn, ý hợp tâm đầu, cùng tu hành, cùng tham thiền ngộ pháp. Hôm ấy Hàn Sơn hỏi Thập Đắc: "Thế gian vu tôi, lừa tôi, làm nhục tôi, chế nhạo tôi, khinh bỉ tôi, rẻ rúng tôi, làm ác với tôi, dối gạt tôi, xử trí làm sao?" Thập Đắc đáp: "Nhịn họ, nhường họ, thuận theo họ, tránh né họ, chịu đựng họ, cung kính họ, đừng để tâm đến họ, cứ đợi mấy năm nữa ông nhìn họ mà xem." Hàn Sơn lại hỏi: "Có cách gì tránh được không?" Thập Đắc đáp: "Tôi từng đọc được một bài kệ của Di Lặc Bồ Tát, để đọc ông nghe thử: "Già mặc manh áo rách, cơm nhạt cũng no lòng, vá xong đủ chống rét, mọi chuyện cứ tùy duyên..." Nếu lĩnh ngộ được tinh thần trong đó, ấy chính là bí quyết xử sự không gì hơn vậy."
Hai người không bị việc đời câu thúc, xử thế phóng khoáng, ngồi ngay ngắn giữa tầng mây, tĩnh tại nhìn xuống nhân gian ấm lạnh. Họ treo thiền ý giữa đôi mày, khai mở Phật tâm của nhau giữa núi cao nước thẳm, cảm hóa vạn vật có linh tính trên đời. Khiến cây cỏ cũng có thể tham thiền, sâu kiến cũng biết Phật tính, lá rơi cũng hiểu từ bi. Người đời sau truyền tụng rằng, Hàn Sơn, Thập Đắc chính là hóa thân của hai vị đại sĩ Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát. Chùa Hàn Sơn bên ngoài thành Cô Tô có một ngôi điện Hàn Thập, bên trong đặt tượng hai vị. Hàn Sơn cầm một cành sen, Thập Đắc bưng bình tịnh thủy, áo phanh ngực, tươi cười đùa giỡn, tượng trưng cho an lành và may mắn của nhân gian.
Đọc thơ Thập Đắc, là muốn từ trong thiền ý, nhìn rõ muôn vẻ nhân gian, soi thấu chân diện mục bản thân.
"Uống ba thứ rượu độc,
Mê mệt mà chẳng hay.
Coi tiền tài như mộng,
Mộng lại thành vòng vây."
Đời người lắm mê ảo, trông thấy mơ xanh trĩu trịt đầu cành, chúng ta không sao ngăn nổi khát vọng với mùa xuân. Dạo chơi ngoài phố ngựa xe như mắc cửi, chúng ta lại không chống nổi dụ hoặc của phồn hoa. Giữa kinh thành quan lại như mây, chúng ta khó mà kiềm chế trước công danh lợi lộc. Đã có bao người bị cho uống thuốc câm bởi thương tổn của ái tình, bởi bả phù danh, bởi độc tiền tài. Thoắt quay người, chỉ trông thấy những nhếch nhác phía sau ưu nhã, nghèo đói đằng sau phú quý, tối tăm đằng sau vinh quang.
Khi một người lưu lạc khốn cùng thì tiền là chủ mà người là nô lệ. Còn khi một kẻ lưng giắt bạc nghìn thì người là chủ mà tiền lại là tôi tớ. Chúng ta trăm phương ngàn kế muốn kiếm tiền, chẳng tiếc trả bằng mọi giá, có lẽ sẽ có một ngày mộng tưởng thành sự thực. Nhưng tiền lại đoạt đi thanh xuân, đoạt đi mộc mạc, đoạt đi tình cảm của bạn. Còn chúng ta, chỉ có thể trốn sau bức rèm hoa lệ, dè sẻn đếm dăm mẩu vụn thời gian còn sót lại, sợ chúng cũng như dòng nước, sẽ theo kẽ tay trôi mất.
Đôi ngọn đèn nhật nguyệt, một cơn mộng xuân thu. Trong ký ức, luôn có một ngọn đèn, vào những lúc tối tăm, đem lại cho ta ánh sáng, hơi ấm, tinh thần, giúp ta soi sáng con đường xa ngái. Có những con đường đã đi qua mà vẫn lạc lối, nhưng có những con đường chưa từng đặt bước, lại có cảm giác như đã quen lâu. Khi lòng một người trong sáng thấu tỏ, bước chân cũng sẽ theo đó mà bình thản ung dung. Ký ức không lời, sẽ thu giữ hết những dấu chân từng ngang qua, mỗi đoạn đường cũng khắc sâu bóng hình quá khứ. Thực ra chẳng hề cô độc, mỗi chuyến đi, đều có núi sông làm bạn, gió mát theo cùng.
Thập Đắc còn nói: "Nên mau sớm giác ngộ, giác ngộ tự quy y." Ngài ở giữa tầng mây, cầm hoa cười mỉm, để chúng ta trông thấy sự giác ngộ của ngài. Ta ở trần ai, mặt sáng lòng trong, cũng để ngài trông thấy sự giác ngộ của ta. Đây chính là sự thâm sâu của Phật giới, cũng là lời bộc bạch của tháng năm. Khi chúng ta ngỡ rằng Phật đang ở xa lắm, thực ra chỉ gần ngay mấy thước chân trời. Khi chúng ta tưởng Phật đã ở rất gần, lại cách non Bồng vạn dặm. Bờ này bờ kia, cách nhau một dòng sông cạn, mà ta là một chú bướm bị niềm đau quá khứ bẻ mất đôi cánh, chỉ có thể đậu xuống trên vai hồng trần, nhìn dòng thời gian đem theo ký ức trôi về nẻo xa. Dù bị ném bỏ ngoài ráng tà non xanh, vẫn muốn tìm một mảnh thuyền lan, để đi thăm vùng mây nước ấy.
Chỉ giác ngộ mới tìm được chốn về cho những tháng ngày không nơi xếp đặt, chỉ giác ngộ mới tìm được chỗ dựa cho cuộc sống chới với mong manh, chỉ giác ngộ mới tìm được bến bờ cho con thuyền lênh đênh sông biển, chỉ giác ngộ mới tìm thấy chủ nhân cho mảnh linh hồn không linh mờ mịt. Ngài Thập Đắc giản dị cùng những dòng thơ văn đầy thiền ý ấy, mỗi con người bình phàm chúng ta, có lẽ không cần hiểu sâu sắc quá làm chi, chỉ cần đọc thấy đôi chút yên bình, vài phần tĩnh tại, cũng đủ rồi.
Mê mệt mà chẳng hay.
Coi tiền tài như mộng,
Mộng lại thành vòng vây.
Lấy khổ mong bỏ khổ,
Đau khổ cứ vần xoay.
Nên mau sớm giác ngộ,
Giác ngộ tự quy y.
Thập Đắc
Vừa tạ từ một đóa sen, lại ngẫu ngộ một bông cúc, chúng ta đã quen với sự luân chuyển bốn mùa, nên có thể đón nhận những phong cảnh mà năm tháng chuẩn bị sẵn cho mình với tâm thế bình lặng. Thậm chí còn cảm tạ một ánh dương yếu ớt, một mảnh vụn nhỏ nhoi, một đoạn ký ức mong manh giữa cõi trần qua qua lại lại. Bởi vì những thứ đó, đều có thể cất vào hành lý, bổ khuyết cho cuộc đời của chúng ta. Có thể đóng thành sách, có thể dệt nên mộng, có thể tan tác thành tro cũng chẳng hề gì, chỉ cần những khoảnh khắc ấy thực sự từng thuộc về chúng ta.
Gom nhặt đôi bài thơ từ liên quan đến Thiền đến Phật, lựa tiết thu trong đem ra phẩm đọc dưới ánh trăng vằng vặc. Trong khung cảnh an tĩnh như thế, thiền ý sẽ tự lan tràn trên trang giấy, cuồn cuộn trong mây, chảy xuôi trong gió. Chẳng rõ ai từng nói, kẻ ngoài cửa Thiền không thể giảng Thiền. Cũng như người trong cửa Phật không thể vượt qua hồng trần vậy. Phật có giới luật của Phật, ma có quy củ của ma, người cũng có chừng mực của người. Song tôi luôn cảm thấy vạn vật trên thế gian đều có linh tính tương thông, trong càn khôn mênh mông, vạn pháp đều quy về một mối. Chúng ta trôi dạt giữa đất trời, theo dòng thời gian, tựa như cánh bèo lênh đênh về phương nào xa lắm. Gặp gỡ thứ có thể gặp gỡ, sở hữu cái có thể sở hữu, cũng quên lãng điều cần phải lãng quên.
Làm một người bình thường đơn giản, có lẽ sẽ hơi nghèo túng, hơi nông cạn, nhưng có thể không câu nệ việc đến đi của mình, không dò hỏi chuyện sinh tử định sẵn. Điều này khiến tôi nhớ tới tên một vị cao tăng, Thập Đắc. Ngài có thơ rằng, "Thập Đắc tự nhặt được", "xưa nay tự Thập Đắc." Thập Đắc là pháp danh, cũng là tục danh của ngài, kiếp này, ngài chỉ có một cái tên ấy mà thôi. Đến đơn giản, đi cũng giản đơn, tuân thủ thanh tịnh giản dị, quy y cửa Phật.
Nghe nói Phong Can thiền sư đời Đường, ngụ tại chùa Quốc Thanh núi Thiên Thai. Một hôm đi tản bộ giữa rừng tùng, chợt nghe trên đường núi có tiếng trẻ con khóc, lần theo tiếng khóc mà tìm đến, trông thấy một đứa bé quần áo rách rưới nhưng mặt mũi sáng sủa. Hỏi han các nhà quanh đó không ai biết là con cái nhà nào, Phong Can thiền sư sinh lòng từ bi, liền mang bé trai về chùa Quốc Thanh. Vì được nhặt ngoài đường về, nên mọi người đều gọi ngài là Thập Đắc[1]. Thập Đắc lớn lên trong chùa, từ nhỏ đã tắm mình dưới hào quang của Phật, thấm nhuần bồ đề nên tâm tính bình đạm, phóng khoáng tự tại.
[1] Thập Đắc có nghĩa là nhặt được.
Bởi thế, ngài không bao giờ hỏi mình từ đâu đến, chỉ nhớ rằng mình tên là Thập Đắc, hằng ngày quỳ trước Phật nghe thiền tụng kinh, làm dăm việc lặt vặt nhàn nhã. Hồng trần náo nhiệt trong mắt ngài lại là đồng hoang lạnh lẽo, nếu bước ra khỏi thềm Phật, hẳn ngài sẽ lạc giữa đường trần chằng chịt giăng mắc. Ngài ở trên mây, dựng lên một ngôi chùa đơn sơ, có chuông trống, kinh phướn, tượng Phật, bồ đoàn, có mây nước, có lòng thiền. Mái chùa mộc mạc ấy, nhỏ đến mức chỉ có dăm mảnh ngói xanh, mấy ngọn đèn Phật.
Thập Đắc kết bạn với một vị cao tăng khác là Hàn Sơn, ý hợp tâm đầu, cùng tu hành, cùng tham thiền ngộ pháp. Hôm ấy Hàn Sơn hỏi Thập Đắc: "Thế gian vu tôi, lừa tôi, làm nhục tôi, chế nhạo tôi, khinh bỉ tôi, rẻ rúng tôi, làm ác với tôi, dối gạt tôi, xử trí làm sao?" Thập Đắc đáp: "Nhịn họ, nhường họ, thuận theo họ, tránh né họ, chịu đựng họ, cung kính họ, đừng để tâm đến họ, cứ đợi mấy năm nữa ông nhìn họ mà xem." Hàn Sơn lại hỏi: "Có cách gì tránh được không?" Thập Đắc đáp: "Tôi từng đọc được một bài kệ của Di Lặc Bồ Tát, để đọc ông nghe thử: "Già mặc manh áo rách, cơm nhạt cũng no lòng, vá xong đủ chống rét, mọi chuyện cứ tùy duyên..." Nếu lĩnh ngộ được tinh thần trong đó, ấy chính là bí quyết xử sự không gì hơn vậy."
Hai người không bị việc đời câu thúc, xử thế phóng khoáng, ngồi ngay ngắn giữa tầng mây, tĩnh tại nhìn xuống nhân gian ấm lạnh. Họ treo thiền ý giữa đôi mày, khai mở Phật tâm của nhau giữa núi cao nước thẳm, cảm hóa vạn vật có linh tính trên đời. Khiến cây cỏ cũng có thể tham thiền, sâu kiến cũng biết Phật tính, lá rơi cũng hiểu từ bi. Người đời sau truyền tụng rằng, Hàn Sơn, Thập Đắc chính là hóa thân của hai vị đại sĩ Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát. Chùa Hàn Sơn bên ngoài thành Cô Tô có một ngôi điện Hàn Thập, bên trong đặt tượng hai vị. Hàn Sơn cầm một cành sen, Thập Đắc bưng bình tịnh thủy, áo phanh ngực, tươi cười đùa giỡn, tượng trưng cho an lành và may mắn của nhân gian.
Đọc thơ Thập Đắc, là muốn từ trong thiền ý, nhìn rõ muôn vẻ nhân gian, soi thấu chân diện mục bản thân.
"Uống ba thứ rượu độc,
Mê mệt mà chẳng hay.
Coi tiền tài như mộng,
Mộng lại thành vòng vây."
Đời người lắm mê ảo, trông thấy mơ xanh trĩu trịt đầu cành, chúng ta không sao ngăn nổi khát vọng với mùa xuân. Dạo chơi ngoài phố ngựa xe như mắc cửi, chúng ta lại không chống nổi dụ hoặc của phồn hoa. Giữa kinh thành quan lại như mây, chúng ta khó mà kiềm chế trước công danh lợi lộc. Đã có bao người bị cho uống thuốc câm bởi thương tổn của ái tình, bởi bả phù danh, bởi độc tiền tài. Thoắt quay người, chỉ trông thấy những nhếch nhác phía sau ưu nhã, nghèo đói đằng sau phú quý, tối tăm đằng sau vinh quang.
Khi một người lưu lạc khốn cùng thì tiền là chủ mà người là nô lệ. Còn khi một kẻ lưng giắt bạc nghìn thì người là chủ mà tiền lại là tôi tớ. Chúng ta trăm phương ngàn kế muốn kiếm tiền, chẳng tiếc trả bằng mọi giá, có lẽ sẽ có một ngày mộng tưởng thành sự thực. Nhưng tiền lại đoạt đi thanh xuân, đoạt đi mộc mạc, đoạt đi tình cảm của bạn. Còn chúng ta, chỉ có thể trốn sau bức rèm hoa lệ, dè sẻn đếm dăm mẩu vụn thời gian còn sót lại, sợ chúng cũng như dòng nước, sẽ theo kẽ tay trôi mất.
Đôi ngọn đèn nhật nguyệt, một cơn mộng xuân thu. Trong ký ức, luôn có một ngọn đèn, vào những lúc tối tăm, đem lại cho ta ánh sáng, hơi ấm, tinh thần, giúp ta soi sáng con đường xa ngái. Có những con đường đã đi qua mà vẫn lạc lối, nhưng có những con đường chưa từng đặt bước, lại có cảm giác như đã quen lâu. Khi lòng một người trong sáng thấu tỏ, bước chân cũng sẽ theo đó mà bình thản ung dung. Ký ức không lời, sẽ thu giữ hết những dấu chân từng ngang qua, mỗi đoạn đường cũng khắc sâu bóng hình quá khứ. Thực ra chẳng hề cô độc, mỗi chuyến đi, đều có núi sông làm bạn, gió mát theo cùng.
Thập Đắc còn nói: "Nên mau sớm giác ngộ, giác ngộ tự quy y." Ngài ở giữa tầng mây, cầm hoa cười mỉm, để chúng ta trông thấy sự giác ngộ của ngài. Ta ở trần ai, mặt sáng lòng trong, cũng để ngài trông thấy sự giác ngộ của ta. Đây chính là sự thâm sâu của Phật giới, cũng là lời bộc bạch của tháng năm. Khi chúng ta ngỡ rằng Phật đang ở xa lắm, thực ra chỉ gần ngay mấy thước chân trời. Khi chúng ta tưởng Phật đã ở rất gần, lại cách non Bồng vạn dặm. Bờ này bờ kia, cách nhau một dòng sông cạn, mà ta là một chú bướm bị niềm đau quá khứ bẻ mất đôi cánh, chỉ có thể đậu xuống trên vai hồng trần, nhìn dòng thời gian đem theo ký ức trôi về nẻo xa. Dù bị ném bỏ ngoài ráng tà non xanh, vẫn muốn tìm một mảnh thuyền lan, để đi thăm vùng mây nước ấy.
Chỉ giác ngộ mới tìm được chốn về cho những tháng ngày không nơi xếp đặt, chỉ giác ngộ mới tìm được chỗ dựa cho cuộc sống chới với mong manh, chỉ giác ngộ mới tìm được bến bờ cho con thuyền lênh đênh sông biển, chỉ giác ngộ mới tìm thấy chủ nhân cho mảnh linh hồn không linh mờ mịt. Ngài Thập Đắc giản dị cùng những dòng thơ văn đầy thiền ý ấy, mỗi con người bình phàm chúng ta, có lẽ không cần hiểu sâu sắc quá làm chi, chỉ cần đọc thấy đôi chút yên bình, vài phần tĩnh tại, cũng đủ rồi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook