Duy Ngã Tự Tại
-
Chương 43
An toạ tại giữa gian thạch thất đã được dọn dẹp vụn vặt đá nát gọn gàng và khá sáng sủa với mọi ngõ ngách xung quanh đều được đặt những viên Dạ Minh Châu trang trọng cao quý, Trần Vô Hạo từ trong một cái Nhẫn Trữ Vật màu đen kịch quỷ dị lấy ra một đống sách cũ kỹ đặt tử tế trước mặt...
Đây chính là một bộ tuyển tập tất cả các ghi chép cả đời về trận pháp chi đạo của Tà Hoả Ma Quân, của một Phản Hư Đỉnh Phong cường giả hô mưa gọi gió một thời, của một Tứ Đẳng Cao Giai Trận Pháp Sư đỉnh cao của tinh cầu!
Trước khi luyện tập tạo lập trận pháp thì dĩ nhiên trước tiên là phải có kiến thức về trận pháp thì mới thực hành được nha.
Không ai trên đời là tự dưng biết về trận pháp cả, càng là không thể trở thành Trận Pháp Sư mà không có tí kiến thức học hỏi nào về trận pháp chi đạo cả, Trần Vô Hạo cũng như vậy không khác gì.
Thời gian đầu này hắn sẽ đọc hết chỗ ghi chép này của Tà Hoả Ma Quân cái đã, giống như khi hắn đọc hơn một vạn quyển sách về luyện đan, cảm ngộ và ngẫm nghĩ thật kỹ lưỡng từng câu từng chữ, lọc ra các ý phù hợp với khả năng hiện tại của bản thân mình, tổng hợp tất cả kiến thức mà mình đã đọc, học và lĩnh ngộ được từ đống sách này...
Sau đó mới đi vào thực hành.
Mặc dù hình thức này nghe qua có vẻ không được hay lắm nhưng đối với bản thân Trần Vô Hạo thì đó lại là tốt nhất, dù sao thì hắn vốn không hề có ý định bái sư nhờ truyền đạo chỉ dạy hay gì, đương nhiên là phải chọn cách tự học thành tài như vậy.
Còn nếu may mắn tìm được một người có thể khiến tên này công nhận và phục thì hắn cũng không ngại mà xin học hỏi thậm chí là bái người đó làm sư.
Tên này lấy tu vi yếu kém với thân phận thấp bé như hiện tại mà còn bày đặt kẻ cao hơn phải nhận được sự công nhận của hắn, phải khiến hắn phục thì hắn mới phục và công nhận, nghe thật là ngứa đòn quá đi mà.
Dù sao thì ai ai cũng đều có tôn nghiêm của riêng mình, Trần Vô Hạo cũng không phải ngoại lệ, chỉ là cái tôn nghiêm này của hắn thật sự rất đáng ăn đòn...
Lấy xuống cuốn sách đầu tiên có ghi số 1 to đùng ở bìa, ý chỉ cho đây là quyển đầu tiên mà Tà Hoả Ma Quân viết, mà đọc thì hiển nhiên là phải đọc đúng theo thứ tự rồi, chẳng ai lại đi đọc lộn xộn trong khi có thứ tự cả.
Chỉ khi phải đọc toàn bộ hàng vạn quyển sách lẫn lộn thì mới bất đắc dĩ mà phải đọc tứ tung mà thôi, lần này đã có thứ tự và số lượng tầm hơn chục quyển gì đấy, tổng hợp kiến thức và lĩnh ngộ khi đọc sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều, sẽ không mất cực nhiều thời gian như trước.
Hắn lật mở trang ghi chép đầu tiên, chứng kiến dòng chữ nguệch ngoạc lại chi chít cả một trang mà có chút hoa mắt, bất quá vẫn có thể đọc được, không phải là vấn đề gì lớn.
Đi vào chế độ mặc kệ sự đời, Trần Vô Hạo bắt đầu chăm chú đọc sách...
...
Tổng thời gian cả quá trình đọc hết cả chồng sách dày cộp và lĩnh ngộ, sắp xếp tổng hợp ý, lọc ra kiến thức,... các loại kiểu đã mất của tên thanh niên này khoảng hơn ba tháng gần sang tháng thứ tư!
Mặc dù chỉ có hơn chục quyển ghi chép dày mà thôi, với cái kiểu một khi đã đọc sách thì phải đọc đến cùng, đọc đến hết chỗ sách liên quan đến chủ đề mình cần hoặc đọc hết chỗ sách mà mình có thì đáng ra sẽ chỉ mất nhiều nhất một tuần để đọc xong cái chồng này...
Sau đó là chọn lọc, cảm ngộ từng câu từng chữ, tổng hợp các loại kiến thức,... thì cùng lắm là hai tháng thôi, không như lần đọc vạn quyển sách về luyện đan vì có quá nhiều nên hắn đã phải dùng đến cách đọc đến đâu cảm ngộ đến đây nên khi đọc xong quyển cuối là lăn quay ra ngủ.
Nhưng lần này vì ít sách hơn hàng ngàn lần nên tên này đã chuyển sang cách nhàn đầu óc hơn là đọc kỹ lưỡng xong tất cả rồi mới lược lại mà ngẫm và lĩnh ngộ.
Lại thêm học trận pháp chi đạo nó có chút cầu kỳ và đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn so với luyện đan nữa...
Luyện đan thì chỉ có kiểu thủ pháp luyện đan thông thường, các loại biến hoá thủ pháp luyện đan khác thì là do tuỳ từng mỗi người phù hợp với chúng chứ chẳng nhất thiết phải luyện.
Nhưng trận pháp thì lại khác, mỗi một loại trận pháp dù đều nhờ cùng một cách tạo lập nhưng thủ pháp tạo lập của mỗi một trận pháp lại khác nhau, tạo nên những hiệu quả và chức năng khác nhau.
Đơn giản thì lấy ví dụ về trận văn, Trận Pháp Sư không thể dùng một kiểu cách và hình văn vẽ trận văn để tạo ra trận pháp có chức năng khác nhau được...
Chẳng lẽ với thủ pháp và loại hình trận văn để tạo ra một trận pháp phụ trợ gia tốc lại có thể trở thành một trận pháp tăng cường sức mạnh được chứ?
Thế nên mỗi một trận pháp đều không giống nhau, từ từng đường nét vẽ, từ kích thước, từ số lượng nguyên liệu, từ hình dáng trận pháp đều không thể giống nhau mới có thể tạo ra các loại trận pháp với nhiều công dụng khác nhau được.
Lại thêm nữa, một số trận pháp đôi khi nhìn qua sẽ trông rất tương đồng nhưng thật ra lại đem lại hiệu quả hoàn toàn khác nhau...
Có rất nhiều kiểu khác nhau, về nét vẽ và độ lớn nhỏ đến từng chi tiết của trận văn được vẽ, dộ dài ngắn của một đường nét trận văn, số lượng nét vẽ, vị trí vẽ trận văn,...
Chỉ cần khác đi một đường nét hay một số lượng hay vị trí nào đó thôi là sẽ tạo ra tác dụng hay khả năng khác nhau của một trận pháp.
Vì thế nên Trận Pháp Sư đòi hỏi tay nghề cực kỳ cao, cao hơn cả Luyện Đan Sư và Luyện Khí Sư!
Nhưng tất nhiên, về tính lĩnh ngộ và cảm ngộ hay những thứ đại loại như vậy thì phía luyện đan chi đạo hay luyện khí chi đạo vẫn cao thâm hơn trận pháp chi đạo, phải nói là cao hơn rất nhiều luôn ấy.
Nói tóm lại là học tập trận pháp chi đạo đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn so với ngộ tính, mà trái lại luyện đan chi đạo thì đòi hỏi về ngộ tính cao hơn so với kỹ thuật luyện đan...
Trận Pháp Sư đòi hỏi kỹ năng cực cao trong việc tạo lập trận pháp, sai một li là đi cả dặm, sao sót thiếu sót nhỏ cũng có thể dẫn đến thất bại tất cả quá trình dày công dang dở, ngộ tính chỉ là một phần để Trận Pháp Sư học hỏi và hiểu chuyên sâu và làm tốt hơn trong việc lập trận thôi.
Luyện Đan Sư thì dù nó cũng đòi hỏi về kỹ thuật cao không kém gì đây nhưng vẫn cần phần ngộ tính rất cao về mặt hiểu về cách thức vận hành của linh thảo diệu dược, đặc tính môi trường, phẩm cấp chất lượng nguyên liệu, mức độ khống hoả luyện đan thích hợp tuỳ trường hợp, làm sao để cho ra thành phẩm tốt nhất,... Mà kỹ thuật chỉ là phần phụ sẽ phát triển theo ngộ tính để đáp ứng yêu cầu về luyện đan.
Nhiều người thì sẽ luôn nghĩ tất cả mọi loại chức nghiệp đều đòi hỏi kỹ thuật cao nhiều hơn so với mặt ngộ tính bởi vì cần có sự thực hành, trải qua thất bại để thấm nhuần và cảm ngộ rồi dẫn đến thành công trong học hỏi và tu luyện chức nghiệp, điều đó quả thật đúng không sai...
Nhưng đó là dành cho những người không tu luyện và nghiên cứu chuyên sâu mới cần phải làm như vậy chứ những tên cuồng si với chức nghiệp của mình thì lại không như vậy, khi mà kỹ thuật họ đã nắm chắc trong lòng bàn tay, đạt đến cái tấm cỡ mà lực tập trung bị phân tán hay là tuỳ ý thực hiện cũng sẽ làm được và thành công chứ không phải tỉ mỉ từng li từng tí một cẩn thận sợ hỏng chuyện.
Thứ những người như vậy truy cầu và học hỏi chỉ có cách nói chung là đan đạo, các loại đan dược khác nhau, các loại phẩm cấp khác biệt, nghiên cứu về nguyên liệu và đan dược, thử nghiệm công thức hay sáng tạo đan dược mới, thủ pháp luyện đan độc đáo thú vị,...
Mà trong số đó, kỹ thuật thủ pháp luyện đan chẳng đáng bao nhiêu so với những gì họ tu luyện và truy cầu cả.
Thật ra trận đạo cũng không khác mấy đâu, nhưng nó vẫn đòi hỏi cao hơn về mặt so với ngộ tính, bởi vốn trận pháp thì không có gì quá phức tạp để cảm ngộ ngoài ghi nhớ từng li đường nét trận văn trận pháp, cảm ngộ về việc tại sao làm thế này làm thế kia thì lại tạo ra loại trận pháp với công dụng thế này thế kia, rồi có thể bản thân cũng có thể dựa vào cảm ngộ đó mà thử sáng tạo trận pháp mới...
Nhưng cảm ngộ thì cảm ngộ, thử sáng tạo thì sáng tạo, cái quan trọng nhất vẫn là kỹ thuật. Trận pháp mới dĩ nhiên là phải áp dụng một thao tác kỹ thuật lập trận nới mà bản thân còn đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, rồi khi đã thành công thì chưa chắc nó đã hoàn thiện, mà chưa hoàn thiện ở đâu thì không chắc khiến thủ pháp chỉ đi được đến đó.
Có lĩnh ngộ mà không đủ kỹ thuật để thực hiền thì làm được trò trống gì nữa chứ?!
Thế nên lập trận vẽ văn cần kỹ thuật nhiều hơn là lĩnh ngộ, khi mà kỹ thuật đạt đến một trình độ nhất định thì sẽ không phải đắn đo về trận pháp mình sáng lập, cũng như sẽ không tạo thành lỗ hổng sai sót mà chính bản thân cũng không phát hiện ra, cũng như không nghĩ ra phương thức khắc phục được.
Luyện đan chỉ cần đúng một loại thủ thuật, khác mỗi công thức đan dược và số lượng nguyên liệu luyện đan cùng với điều chỉnh nhiệt độ của lửa luyện với vận dụng linh lực đến mức nào mà thôi, cảm ngộ đủ cao với kỹ thuật vốn đã thực hiện vô số lần đến mức lô hoả thuần thanh thì có khi một lần thử nghiệm đã thành công rồi ấy chứ.
Dông dài suốt nãy giờ cũng chỉ là để nói nguyên do tại sao Trần Vô Hạo tên này lại mất nhiều thời gian hơn so với dự kiến chỉ để đọc hơn chục quyển sách cũ cũng như sự quan trọng về kỹ thuật và cảm nhộ đối với mỗi loại chức nghiệp mà ở đây chỉ lấy 2 đạo chính là đan đạo và trận đạo làm ví dụ điển hình.
"Mọi thứ đã chuẩn bị xong xuôi hết rồi, giờ thì nghỉ ngơi một lúc đã cho thoải mái đầu óc, sau đó là bắt tay vào thử nghiệm tạo lập trận pháp thôi. Không biết lần này sẽ mất bao lâu đây?" Trần Vô Hạo thu lại chồng sách vào trong chiếc Nhẫn Trữ Vật, sau đó là từ Nhẫn Trữ Vật của mình lôi ra một cái Túi Trữ Vật, hắn cần phải ăn uống bồi bổ lấy sức cái đã, rồi lại tiếp tục làm một giấc ngủ nghỉ, sau đó mới việc chính cần làm...
Gần bốn tháng trời mắt và đầu óc vận đến gết công suất đất chứ không có ít gì đâu, ghi chép của Tà Hoả Ma Quân còn từ đơn giản đến cực cao siêu nữa nên càng căng não hơn.
Hồi đọc vạn quyển sách thì đại khái đa số đều là kiến thức cơ bản về luyện đan và một số tổng hợp ghi chép kinh nghiệm và kiến thức của các Luyện Đan Sư nên đọc nhiều hiểu nhiều không cần nghĩ quá nhiều, vả lại đống sách đấy kiến thức chỉ đạt Thất Đẳng là cùng thôi...
Những thứ kiến cao hơn từ Lục Đẳng trở lên thì rất ít, Lục Đẳng Luyện Đan Sư đâu phải muốn tình cờ gặp là tình cờ được đâu chứ đừng nói là các Luyện Đan Sư cấp cao hơn với ghi chép của họ.
Mà có thì cũng phải trả giá đấy chứ không phải vào miễn phí rồi ở lì cả mấy năm trong Tàng Thư Lầu như Trần Vô Hạo đâu...
...
Ăn uống cũng đã no say rồi, đánh một giấc cũng liền một mạch hai ngày trời để nghỉ ngơi luôn...
Vừa mới thức dậy xong Trần Vô Hạo đã lôi ra một đám linh thạch từ trong Nhẫn Trữ Vật của Tề Phi Dương để ở một bên, đây sẽ là nguồn năng lượng dự trữ hỗ trợ cho hắn trong qua trình luyện tập lập trận pháp.
"Trước tiên cứ bắt đầu từ mấy bước cơ bản nhất đã, trận pháp đầu tiên để tập luyện thì cũng đã chọn xong rồi, sẽ là Tụ Linh Trận!" Trần Vô Hạo xem xét lại một lượt các dòng suy nghĩ và kiến thức đã tiếp thu, tiếp tục lẩm bẩm tự kỷ như bao ngày.
Tụ Linh Trận trong trận đạo cũng có tác dụng khá giống so với Tụ Linh Đan trong luyện đan, công dụng đều tương đối tương đồng nhau, chỉ là khác nhau về hai phương diện và phương thức khác nhau mà thôi.
Tụ Linh Đan tuỳ theo phẩm cấp cao hay thấp của nó mà thời hạn phát huy tác dụng của chúng sẽ khác nhau, phẩm cấp càng cao thì tác dụng sẽ càng kéo dài hơn.
Nghe nói một viên Tụ Linh Đan Cực Phẩm trung hình có thể phụ trợ cho một tu sĩ tu luyện trong vòng 1 tuần liền với tác dụng gia tăng tốc độ thôn nạp và luyện hoá thiên địa linh khí thành linh lực gấp từ 3 đến 5 lần khi vận xông tu luyện bình thường.
Trong khi đó, Tụ Linh Trận có tác dụng tương tự, nhưng khác là chỉ cần có đủ số lượng nguyên liệu chính là linh thạch để cung cấp thì có thể dùng trận pháp đó vô thời hạn.
Lại thêm, trận pháp thì có thể cải tiến trở nên cao cấp hơn và hiệu quả sẽ mạnh mẽ hơn, chỉ tuỳ thuộc vào độ cao minh am hiểu về trận đạo cùng với kỹ thuật cao siêu đến mức nào của một Trận Pháp Sư thôi.
Đẳng cấp của một trận pháp không phải lúc nào cũng sẽ tương đương với sự hữu dụng trong khả năng của nó, để lấy ví dụ dễ hiểu nhất trong trường hợp này thì sẽ là Tụ Linh Trận đi...
Trận pháp nói chung hay Tụ Linh Trận nói riêng thường phải dựa vào tác dụng phụ trợ tu luyện nâng cao cho một tu sĩ là bao nhiêu, tiêu hao năng lượng nhiều hay ít, chất lượng trận pháp sơ sài hay phức tạp, phạm vi tác dụng của nó, số lượng người có thể vận dụng cùng lúc,...
Đúng ra thì những thứ đó càng cao, càng tốt, càng lớn thì sẽ được xét đẳng cấp càng cao, nhưng thực ra không hẳn như vậy...
Tụ Linh Trận có thể thuộc loại nhỏ cho một người, chỉ dành cho một người, tiêu tốn lại rất ít tài nguyên nguyên liệu để cận hành nà tác dụng của nó có thể đạt đến một cấp bậc cực cao, ở đây lấy giới hạn là Cực Phẩm.
Giữa các Cực Phẩm với nhau dù là cùng đẳng cấp nhưng khả năng của nó lại khác nhau và có sự chênh lệch, vũ kỹ hay công pháp các loại cũng vậy, và thêm cả yếu tố tuỳ thuộc vào người vận dụng chúng thì sẽ dẫn đến những sự chênh lệch khác nhau...
Điển hình như Tà Hoả Ma Quân Phản Hư Đỉnh Phong dùng Địa Cấp vũ kỹ so sánh với Nguyệt Minh Không Tiên Thiên Trung Kỳ dùng Địa Cấp vũ kỹ ấy.
Còn ở trận pháp thì tuỳ thuộc vào khả năng của một Trận Pháp Sư, cặn kẽ thì Tụ Linh Trận Huyền Cấp Cực Phẩm quy mô tối đa thể đủ lớn để chứa 5 người, lại tác dụng tụ linh gấp 10 lần cho tất cả người ở trong tu hành...
Mà cũng đẳng cấp như vậy nhưng Tụ Linh Trận này lại chỉ cho một người nhưng tác dụng tụ linh lại lên đến 12 lần, một phần là vì đẳng cấp Trận Pháp Sư, hai là kỹ thuật và lĩnh ngộ của Trận Pháp Sư đó.
Chung quy thì Tụ Linh Trận thường được lấy làm trận pháp dành cho người mới học lập trận, giống như Tụ Linh Đan dành cho người mới học luyện đan vậy, và mục tiêu trước nhất của Trần Vô Hạo chính là thành công lập ra Tụ Linh Trận một cách hoàn chỉnh để chân chính đặt chân vào cánh cửa Trận Pháp Sư.
Ngẫm nghĩ lại về tất cả thủ thuật, phương pháp và kiến thức của Tụ Linh Trận, lại còn có bản mẫu vẽ ở bên trong cuốn ghi chép của Tà Hoả Ma Quân, Trần Vô Hạo vẻ mặt nghiêm túc, linh lực từ đan điền đã bắt đầu được xuất động tụ lại nơi hai ngón trỏ và giữa đang khép lại ở hai tay, miệng lẩm bẩm hô:
"Bắt đầu thôi!"
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook