Đường Xưa Mây Trắng
-
Chương 52: Phước Điền Y
Năm sau, Svastika được theo Bụt về an cư ở tu viện Nigrodha sát bên thành Kapilavatthu quê hương của Bụt.Bụt đã về quê trước mùa an cư bởi vì người nghe nói có sự xích mích và tranh chấp giữa hai nước Sakya và Koliya.Sakya là quê nội của Bụt và Koliya là quê ngoại của người.
Hoàng hậu Mahamaya và công chúa Yasodhara đều có gốc gác từ Koliya.
Hai nước đã chống nhau vì dòng sông Rohini.Số là năm ấy trời không có mưa mà cả hai bên đều thiếu nước tưới ruộng.
Mực nước sông Rohini cũng rất thấp.
Nước không đủ cho cả hai bên dùng, mà bên nào cũng muốn đắp đập dẫn hết nước sông về phía mình.
Ban đầu chỉ là lời qua tiếng lại giữa nông dân hai phía.
Sau đó thì có xung đột và đấm đá, rồi dân vệ và cảnh sát hai bên nhập cuộc.
Cuối cùng là binh đội hai nước dàn trận hai phía bờ sông.
Tình thế trở nên gay cấn và nguy hiểm.Bụt muốn biết nguyên do của cuộc tranh chấp.
Hỏi cácvị tướng chỉ huy quân đội, Bụt được cho họ biết là vì phía bên kia khinh người, xâm phạm tài sản và tính mạng bên này.
Hỏi các nhà chính trị, họ cũng trả lời tương tợ.
Không ai nói cho Bụt nghe nguyên do thật sự của cuộc tranh chấp.
Mãi đến khi Bụt nói chuyện với các nông dân nghèo, người mới biết nguyên do thật sự của cuộc tranh chấp là nước tưới.Vốn có liên hệ thân tộc sâu xa với cả hai dòng họ Sakya và Koliya, Bụt sắp đặt được một cuộc gặp gỡ giữa các vị quốc vương, một bên là quốc vương Mahanama, một là quốc vương Suppabuddha.Người xin với hai vị quốc vương thảo luận để đi đến một cuộc hòa giải.Người nói rằng trong một cuộc chiến tranh, ai cũng là người thua cuộc, dù là thua nhiều hay thua ít.Bụt hỏi:– Các vị đại vương, nước sông quý hơn hay mạng người quý hơn?Vua nào cũng trả lời là mạng người là quý hơn, mạng người là vô giá.Bụt nói:– Các vị đại vương, nước tưới là đầu mối của cuộc tranhchấp giữa hai nước, nhưng nếu không có lòng tự ái và sự căm giận thì sự tranh chấp về nước tưới sẽ không đủ để đưa tới một cuộc chiến tranh.
Các vị đại vương! Chúng ta phải xét lại tâm ý chúng ta.
Chúng ta đừng vì lòng tự ái và sự căm giận lẫn nhau mà làm tổn phí máu xương của dân chúng hai nước.Buông bỏ tự ái và giận hờn là chúng ta tháo gỡ được guồng máy chiến tranh.
Giải quyết vấn đề tranh chấp về nước tưới không khó.
Chúng ta chỉ cần ngồi lại thương thuyết với nhau.
Có bao nhiêu nước trong dòng Rohini thì ta chia cho cả hai phía, dù nước không đủ cho cả hai bên.
Chúng ta sẽ tìm ra giải pháp để bên nào cũng được thừa hưởng đồng đều số lượng nước tưới.Nhờ sự can thiệp của Bụt mà hai bên đã đi tới một sự thỏa thuận về vấn đề nước tưới và thiết lập liên lạc ngoại giao thân tình như cũ.
Quốc vương Mahanama khẩn khoản xin Bụt lưu lại trong một mùa an cư ở vương quốc Sakya.
Bụt nhận lời.
Đây là mùa an cư thứ mười lăm sau ngày thành đạo của Bụt.Sau mùa an cư ở Kapilavatthu, Bụt trở về miền Nam.Mùa an cư thứ mười sáu, người cư trú tại Alavi.Mùa an cư thứ mười bảy, người về tu viện Trúc Lâm.Mùa an cư thứ mười tám, người ở Koliya.Mùa an cư thứ mười chín, người lại trở về Rajagaha.Tại Rajagaha, từ mấy năm nay, Bụt ưa cư trú trên núi Gijjhakuta, một ngọn núi đá có hình dáng chim thứu nên cũng được gọi là Thứu Sơn.
Vua Bimbisara thường hay đến viếng Bụt và nghe pháp trên núi này.Vua đã cho xây bậc đá từ chân núi lên tới tịnh xá của Bụt.
Mấy cái thung lũng nhỏ đã được vua cho san bằng.
Vua lại cho bắc cầu qua mấy thác nước.Xa giá tới chân núi, vua đi bộ lên theo các bậc đá.Gần tịnh xá có một tảng đá lớn bằng cả mấy tòa nhà.
Tịnh thất của Bụt được xây bằng đá lấy ngay tại chỗ.Phía Đông Bắc tịnh xá, có một dòng suối chảy qua khe đá.
Bụt thường giặt áo cà sa trên dòng suối này và phơi áo trên một phiến đá khá lớn bên suối.Ngồi trước tịnh xá, vào những ngày quang đãng, Bụt thấy được cả kinh đô Rajagaha, Bụt rất ưa ngồi ngắm mặt trời lặn từ điểm nhìn này.
Cảnh tượng mặt trời lặn ở đây thật huy hoàng và diễm lệ.Các đại đức lớn như Sariputta, Uruvela Kassapa, Moggallana, Upali, Devadatta và Ananda đều có tịnh xá riêng trên núi Linh Thứu.Trong vùng lân cận thủ đô Rajagaha đã có tới mười tám cơ sở tu học quan trọng của tăng đoàn.
Ngoài tu viện Trúc Lâm (Venuvana) và núi Linh Thứu (Gijjhakuta), còn có những trung tâm nổi tiếng khác, trong đó nổi bật nhất là Vaibharavana, Sarpasundikapragbhara, Saptaparnaguha và Indrasailaguha.
Hai nơi sau là hai động đá lớn.Gần núi Linh Thứu, có tịnh xá của một vị y sĩ trẻ nổi tiếngtên là Jivaka.
Vị y sĩ này là một trong những đệ tử tại gia thân cận nhất của Bụt.
Jivaka là con của vua Bimbisara và của bà mệnh phụ Ambapali.
Chàng học thuốc từ năm mười bốn tuổi tại Taksassila.
Năm mười lăm tuổi, chàng đã được mẹ tới đón, đưa về tu viện Trúc Lâm để viếng Bụt.Năm nay Jivaka đã hai mươi sáu tuổi.
Tốt nghiệp ngành y từ năm hai mươi ba tuổi, Jivaka đã trở nên một lương y nổi tiếng sau khi chữa lành cho nhiều người đã từng mắc những chứng bệnh hiểm nghèo.
Jivaka cũng đã từng chữa bệnh cho vua Bimbisara.Từ mấy năm nay, Jivaka thường lui tới tu viện Trúc Lâm và núi Linh Thứu để chăm sóc sức khỏe của Bụt và các vị khất sĩ.
Vào đầu mùa lạnh, Jivaka cổ động các bạn cúng dường thêm y áo cho các vị khất sĩ để họ đắp mà ngủ ban đêm.
Jivaka cũng đã cúng dường Bụt một bộ y.
Vị lương y này không những lưu tâm đến việc trị bệnh mà còn lưu tâm đến việc ngừa bệnh nữa.
Ông đề nghị với Bụt một số biện pháp vệ sinh cần được áp dụng cho các vị khất sĩ.Mỗi thầy nên có một dụng cụ lọc nước để uống, và nước lấy từ ao hồ thì nên được đun sôi.
Y áo mỗi bảy ngày phải được giặt ít nhất một lần.
Nhà tắm cần được dựng thêm trong tu viện.
Thức ăn hôm nay không nên dành lại cho ngày hôm sau.Tất cả những điều Jivaka đề nghị, Bụt đều chấp nhận.Cúng dường cà sa đã trở nên một hành động rất phổ thông trong dân chúng.
Có một hôm Bụt thấy một vị khất sĩ trở về tu viện trên vai nặng trĩu cả y áo.
Bụt hỏi:– Thầy có bao nhiêu chiếc y tất cả?– Lạy Bụt, con được cúng dường tất cả tới tám chiếc y.– Thầy cần dùng nhiều y đến thế sao?– Lạy Bụt, con không cần dùng nhiều y như thế, tại vì người ta cúng dường nên con phải nhận.– Theo thầy thì mỗi vị khất sĩ cần có bao nhiêu chiếc y là đủ?– Lạy đức Thế Tôn, con nghĩ ba chiếc y là đủ cho mỗi người.Ngồi thiền trong rừng lạnh hoặc ngủ nghỉ ban đêm dưới gốc cây mà có được ba y thì đã là đủ ấm.Bụt nói:– Tôi cũng nghĩ như thầy vậy.
Khi nào lạnh lắm tôi cũng chỉ cần tới chiếc y thứ ba.
Từ rày về sau, mỗi vị khất sĩ chỉ có quyền có một cái bình bát và ba chiếc y cà sa mà thôi.
Nếu được cúng dường thêm quý vị nên từ chối.Vị khất sĩ bái tạ Bụt và đi về tăng xá của mình.Có một hôm khác đứng trên một ngọn đồi, Bụt chỉ những thửa ruộng nối nhau chạy dài đến chân trời và nói với đại đức Ananda:– Ananda, thầy có thấy những thửa ruộng lúa chín vàng được chia thành từng ô chạy dài tới chân trời không? Đẹp quá! Tại sao ta không đề nghị may áo cà sa cho các vị khất sĩ theo kiểu mẫu này?Ananda bạch:– Ý của Thế Tôn thật hay.
Áo cà sa may theo hình dáng những thửa ruộng như thế này thì đẹp biết bao nhiêu.
Con từng nghe Thế Tôn nói một vị khất sĩ tu học nghiêm chỉnh là một thứ đất ruộng rất tốt trên đó ta có thể gieo những hạt giống phước đức cho hiện tại và tương lai.
Cúng dường, học hỏi và tu tập theo vị khất sĩ ấy tức là gieo những hạt giống phước đức vậy.
Nếu Thế Tôn cho phép, con sẽ bố cáo với đại chúng về cách thức may y trong tương lai và sẽ gọi kiểu y này là phước điền y.Bụt mỉm cười.
Người gật đầu ưng thuận.Mùa an cư năm sau, Bụt cư trú tại tu viện Jetavana ở thủ đô nước Kosala.Cư sĩ Suddata đã thân hành về Rajagaha thỉnh người.
Cưsĩ nhắc là đã từ lâu Bụt không an cư tại Jetavana.Đây là mùa an cư thứ hai mươi của Bụt sau ngày người thành đạo.Năm nay Bụt đã năm mươi lăm tuổi.
Được tin Bụt về an cư tại Savatthi, quốc vương Pasenadi mừng rỡ.
Vua đem cả gia đình hoàng gia tới viếng Bụt.
Đi theo vua có thứ hậu Vrsabhasatriya và hai người con của thứ hậu là thái tử Vidudabha và công chúa Vajna.
Thứ hậu là người dòng Sakya.Sau ngày được gặp Bụt và trở nên đệ tử của người, quốc vương Pasenadi đã gửi một phái đoàn qua vương quốc Sakya để xin cưới một người trong hoàng gia làm thứ hậu.
Vương quốc đã tuyển chọn vị công nương xinh đẹp Vrsabhasatriya để gả cho vua.
Công nương là con gái của hoàng thúc Mahanama.Trong suốt mùa an cư, không có một pháp thoại nào của Bụt mà vua không đến nghe.
Người đến nghe pháp càng ngày càng đông.
Trong số những vị đệ tử mới có nữ cư sĩ Visakha, được xem như là nữ thí chủ lớn nhất của tu viện.
Thấy các vị khất sĩ tại tu viện quá đông đảo, bà phát tâm đem khu vườn rộng rãi và xanh tốt của bà ở phía Đông thành phố Savatthi cúng dường cho Bụt và cho giáo đoàn.
Khu đất này đẹp không thua gì vườn cây Jeta, nhưng diện tích thì hẹp hơn.
Với sự hợp sức của các bạn, bà Visakha đã xây dựng được nhiều tăng xá và thiền đường trong khu đất.
Khi tu viện mới được hoàn thành, đại đức Sariputta đề nghị đặt tên là tu viện Đông Viên (Purvarama).
Giảng đường ở trung tâm tu viện được đặt tên là Lộc Mẫu Đường, Lộc Mẫu Đường là biệt hiệu của nữ cư sĩ Visakha, Lộc (Migarai) là tên con trai lớn của bà.Nữ cư sĩ Visakha sinh trưởng ở Bhaddhya trong vương quốc Anga.
Cô là con gái của nhà triệu phú Dhananjaya.
Lớn lên cô lấy chồng ở Savatthi.
Chồng cô cũng là một triệu phú.
Hai cha con đều là đệ tử trong giáo phái Nigantha Nataputta; hai người vốn không có cảm tình với Bụt và giáo đoàn khất sĩ, nhưng nhờ đức hạnh và sự đằm thắm của Visakha mà hai người dần dần có cảm tình với Bụt và sau đó không lâu đều trở nên đệ tử của Bụt.Bà Visakha thường hay đi chùa với một người bạn gái tên là Suppiya.
Bà phát nguyện với Bụt là sẽ thường xuyên cúng dường thuốc men cho bất cứ vị khất sĩ và nữ khất sĩ nào đến Savatthi mà bị đau ốm, sẽ cúng dường áo cà sa và khăn tắm cho tất cả các vị khất sĩ và nữ khất sĩ nào đến an cư tại Savatthi.
Bà cũng đã triệt để ủng hộ ni sư Mahapajapati trong việc thiết lập và trang bị một trung tâm tu học cho các vị nữ khất sĩ bên hữu ngạn sông Ganga gần sát thủ đô Savatthi.
Bà là người hộ trì rất đắc lực cho các vị nữ khất sĩ, không những về phương diện vật chất mà còn trên phương diện tinh thần nữa.
Bà đã từng can thiệp và hóa giải những vụ xích mích xảy ra giữa ni chúng trong nữ tu viện.Trong một buổi pháp đàm tại giảng đường Lộc Mẫu, các vị cao đệ của Bụt đã đi tới hai quyết định quan trọng sau nhiều giờ đàm luận.
Quyết nghị đầu là đề nghị thầy Ananda làm thị giả thường xuyên cho Bụt.
Quyết định thứ hai là từ nay về sau, cứ tới mùa an cư thì thỉnh Bụt trở về Savatthi.Đề nghị đầu là do đại đức Sariputta đưa ra.
Đại đức nói:– Sư huynh Ananda là người có trí nhớ bền bỉ nhất trong chúng ta.
Trí nhớ của sư huynh thật là lạ lùng, trên trần gian này không ai bì kịp.
Mỗi khi Bụt dạy điều gì mà có mặt sư huynh Ananda thì những lời Bụt dạy không rơi rớt đi đâu cả.
Khi trùng tuyên lại những điều Bụt dạy thì sư huynh Ananda trùng tuyên không sót một câu hoặc một tiếng, vì vậy, nếu được làm thị giả cho Bụt, sư huynh sẽ có dịp nghe hết những điều Bụt nói, dù là nói cho một đám đông hoặc là nói cho một người, và sư huynh sẽ ghi nhận được những điều đó.
Lời dạy nào của Bụt cũng quý hóa không cùng, do đấy chúng ta phải làm đủ mọi cách để gặt hái và bảo trì tất cả những điều người giáo huấn.
Trong hai mươi năm qua, chúng ta đã dại dột để rơi rớt và mất mát rất nhiều điều Bụt dạy.
Vậy sư huynh Ananda nên vì chúng ta và vì các thế hệ tương lai mà nhận lấy trách nhiệm làm thị giả cho Bụt.Các vị khất sĩ có mặt trong buổi họp đều tán đồng ý kiến của đại đức Sariputta.
Đại đức Ananda có vẻ ngần ngại.Đại đức nói:– Tôi thấy có nhiều điều bất tiện nếu các sư huynh cử tôi làm thị giả cho Bụt.
Không chắc rằng Bụt đã bằng lòng cho tôi làm thị giả, nếu chịu khó nhận xét, chắc các sư huynh cũng đã thấy rằng Bụt đã rất cẩn thận để khỏi mang tiếng là có con mắt đặc biệt với những người trong thân tộc Sakya.
Đối với nữ khất sĩ Mahapajapati, vốn là dì mẫu của người mà người cũng rất cứng rắn, còn Rahula thì từ ngày được làm sa di, không bao giờ chú được ngủ trong tịnh xá của Bụt hay ngồi ăn cơm riêng với Bụt.
Tôi cũng thế, tôi cũng không bao giờ được Bụt cho thân cận một cách quá đáng, với lại tôi cũng không dám thân cận với Bụt một cách quá đáng.
Tôi cũng ngại các huynh đệ nói ra nói vào, cho là tôi thóc mách, và cho rằng vì tôi thóc mách cho nên Bụt mới thỉnh thoảng gọi các huynh đệ lên để mà răn dạy.Nói tới đó, đại đức ngửng lên nhìn đại đức Sariputta:– Đối với sư huynh Sariputta, Bụt có một cái nhìn đặc biệt, bởi vì sư huynh là người thông minh và tài giỏi vào bậc nhất trong số chúng ta.
Sư huynh đã là một người phụ tá rất đắc lực cho Bụt trong việc dạy dỗ cũng như trong việc tổ chức, và cố nhiên là Bụt có đặt niềm tin lớn nơi sư huynh.
Cũng vì vậy mà sư huynh đã bị nhiều huynh đệ ghen ghét.
Tôi thấy khi có quyết định điều gì, Bụt thường hỏi ý kiến của nhiều người, chứ không phải là chỉ hỏi ý kiến một sư huynh Sariputta.
Vậy mà có những huynh đệ dám nói là những quyết định ấy là những quyết định của Sariputta chứ không phải thật sự là những quyết định của Bụt.
Làm như Bụt là người không có trí óc suy xét để đi tới được những quyết định quan trọng.
Tôi thấy đó là một tội tăng thượng mạn rất lớn.
Tôi ngần ngừ không muốn vâng lời các sư huynh là vì thế.Đại đức Sariputta cười:– Tôi thì tôi không ngại khi có huynh đệ nào hiểu lầm tôi mà tỏ vẻ ganh ghét.
Tôi nghĩ là khi nhận thấy điều gì thật sự có lợi lạc, mình phải có can đảm làm theo; dù ai nói ngửa nói nghiêng mình cũng không nên vì vậy mà thối chí.
Sư huynh Ananda! Chúng tôi biết sư huynh là người có ý tứ lắm, nhưng chúng tôi nghĩ là nếu sư huynh không nhận lời yêu cầu của anh em thì đạo pháp sẽ rất bị thiệt thòi, cho thế hệ hiện tại và nhiều thế hệ về sau.Đại đức Ananda im lặng hồi lâu không nói gì.
Cuối cùng thầy lên tiếng:– Tôi sẽ vâng lời các sư huynh để làm thị giả thường xuyên cho Bụt, nếu các sư huynh có thể bạch với người chấp nhận những điều mà tôi yêu cầu sau đây.
Thứ nhất là xin Bụt đừng cho tôi y áo mà người ta cúng dường người.
Thứ hai là xin Bụt đừng cho tôi những thức ăn mà người ta đem đến cúng dường người.
Thứ ba là xin Bụt đừng cho tôi ở cùng trong một tịnh thất với người.
Thứ tư là xin Bụt đừng cho tôi đi theo khi có một thí chủ thỉnh người thọ trai.
Thứ năm là xin Bụt biết là Bụt có thể cùng đi với tôi khi tôi được một thí chủ thỉnh tới thọ trai.
Thứ sáu là xin Bụt cho tôi có quyền tiến dẫn hoặc từ chối những người muốn được diện kiến với người.
Thứ bảy là xin Bụt cho tôi được hỏi lại người mỗi khi có điều gì người nói mà tôi chưa hiểu.
Thứ tám là xin Bụt lặp lại cho tôi đại ý những bài pháp thoại mà vì bất đắc dĩ tôi không có mặt để nghe.Đại đức Upali góp ý:– Những điều sư huynh Ananda đưa ra đều là chính đáng, tôi chắc những điều ấy sẽ được Bụt chấp nhận.
Duy có điều thứ tư tôi thấy chưa ổn, nếu sư huynh không đi theo Bụt khi có thí chủ thỉnh Bụt tới thọ trai thì làm sao sư huynh được nghe những lời Bụt dạy vị thí chủ? Sư huynh không được nghe thì làm sao sư huynh có thể trùng tuyên lại những lời ấy cho chúng tôi nghe, trong trường hợp những lời ấy là những lời mới lạ rất quý báu? Tôi đề nghị như sau: Mỗi khi Bụt được cung thỉnh, ngoài sư huynh ra, nên có một huynh đệ khác cùng đi, như vậy sư huynh tránh được miệng thế gian là nhờ nương vào Bụt mà sư huynh thường có thức ăn ngon.Ananda cười:– Điều sư huynh nói đó cũng chưa ổn.
Trong trường hợp thí chủ chỉ đủ sức cúng dường cho hai người mà thôi, thì sao?– Thì hôm ấy Bụt và hai sư huynh ăn ít lại một chút chứ sao.Các thầy cùng cười rộ lên một cách vui vẻ.Vấn đề thị giả giải quyết xong, các thầy bàn tới chuyện thỉnh Bụt an cư hàng năm tại Savatthi.Savatthi hiện có tới hai tu viện lớn cho nam giới, tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc và tu viện Lộc Mẫu.
Ngoài ra còn có một tu viện cho ni giới.
Vì vậy, nên lấy Savatthi làm căn cứ hành đạo.Ở những vương quốc lân cận ai muốn gặp Bụt mà không biết người ở đâu thì cứ về Savatthi trước mùa an cư là tự khắc được gặp.
Đó là cơ hội đồng đều cho tất cả mọi người.
Các vị khất sĩ và nữ khất sĩ từ các quốc gia khác có thể tới Savatthi an cư mà không gặp trở ngại, vì các đại thí chủ lớn như Anathapindika và Visakha đã phát nguyện cung cấp thực phẩm, thuốc men, y áo và chỗ cư trú cho bất cứ vị khách tăng nào tới đây.
Sau khi kết thúc buổi pháp đàm, các thầy cũng đi đến tìm Bụt tại tịnh thất của người để trình bày những ý kiến đã được tổng hợp lại.Bụt chấp nhận hai đề nghị của các vị cao đệ một cách hoan hỷ..
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook