Đường Về
Chương 41: Đường về tới nơi nào (5)

**

Hứa Diệu và bố Quy Hiểu cùng về Bắc Kinh một ngày. Trước khi đi, bố vợ tới phòng bệnh gặp Lộ Viêm Thần, đi theo sau là lãnh đạo căn cứ. Vẫn là giọng nói cấp trên cao xa như trước, Quy Viễn Sơn không muốn người ngoài nhận ra mình có ưu tiên gì cho con rể. Lộ Viêm Thần cũng đã quen như vậy, chờ hai vị lãnh đạo và bố vợ an ủi xong. Quy Viễn Sơn mới nắm chặt tay anh: “Khổ cho con rồi”.

Ánh mắt hai người chạm vào nhau, Quy Viễn Sơn lại vỗ nhẹ lên mu bàn tay Lộ Viêm Thần.

Đêm đó, Quy Hiểu ôm con gái tới gặp ba nó. Vì con bé còn quá nhỏ, hai tay còn chưa nâng lên được, mấy y tá mang giúp một chiếc xe đẩy trẻ em có bánh lăn, đưa con sang cho anh nhìn.

Dưới sự hướng dẫn của các y tá, Lộ Viêm Thầnhọc cách ôm trẻ sơ sinh, anh còn cẩn thận hơn cả khi tháo gỡ bom mìn, cứ sợ mình ngồi không vững sẽ làm con ngã mất, rồi cẩn thận đưa trả lại cho Quy Hiểu. Lần đầu làm cha, dù ôm không đẹp lắm nhưng dù sao cũng đã ôm thật rồi.

Tố chất của Lộ Viêm Thần khá tốt, không lâu nữa là có thể rời khỏi giường bệnh. Anh bị thương nặng nhất ở lưng, trên người còn có không ít vết thương lớn nhỏ, chân cũng bị gãy xương, anh nhờ các y tá đỡ mới có thể cho vợ một niềm vui bất ngờ. Y tá cũng rất có tâm, sau khi đưa anh vào phòng bệnh thì để cho hai vợ chồng son một không gian riêng tư.

Trong cánh cửa, cạnh bên giường bệnh có một tấm màn che hờ, anh có thể nhìn thấy Quy Hiểu đang cong môi cười, nhìn bé con trong chiếc nôi trong suốt, vừa lẩm bẩm dỗ dành, hình như là một khúc hát ru, nhưng lại không giống lắm, cô còn cố tình ra vẻ

Lộ Viêm Thần đẩy xe sang, kéo rèm, nhìn cô đang cầm ống hút uống trà sữa. Khi người kia quay lưng lại, khúc hát ru không hoàn chỉnh cũng im bặt, có kinh ngạc: “Anh xuống giường được à?”

“Em ở cữ mà uống trà được sao?” Cái anh quan tâm là cái này này.

“Được mà, uống sẽ có sữa nhiều”. Cô đặt ly trà sữa lên tủ đầu giường, bưng chiếc nôi trẻ em tới trước mặt anh.

Bé con mở to mắt, đang nghiêm túc đạp chân, rất có nhịp điệu.

“Hôm qua em còn thấy lạ, sao con không cười, không lẽ tính tình giống anh thì sao em chịu nổi chứ”. Quy Hiểu năm trên giường bệnh, cánh tay đặt lên cạnh nôi, “Bác sĩ nói, ít nhất phải một tháng sau con mới cười được”.

Tay phải anh nhéo nhéo khuôn mặt nhỏ nhắn của bé con. Con gái anh cũng dừng chân lại, khóc òa lên mà không hề báo trước.

……….

“Đói bụng rồi”. Quy Hiểu làm mẹ mấy ngày đã có kinh nghiệm, cô an ủi Lộ Viêm Thần rồi ôm con gái lên, vừa định cho con bú lại thấy có gì đó không đúng.

Lộ Viêm Thần thì vẫn thái độ “đúng rồi, giờ mới thấy được bú sữa là sao”, bình thản ung dung đẩy xe lăn lại gần hơn một chút, chờ xem.

“Có gì đáng xem chứ… Xoay sang chỗ khác, xoay qua chỗ khác đi anh”. Lúc bác sĩ hướng dẫn cách cho con bú cô đã ngại lắm rồi, giờ còn trước mặt Lộ Viêm Thần - càng không được. Lộ Viêm Thần hơi nhíu mi, không nhúc nhích.

Người mẹ trẻ tuổi mới đương chức không còn lựa chọn nào khác, cô kéo rèm lại, trốn khỏi ánh mắt của anh.

Sau một tấm màn, tiếng khóc không còn nữa, phòng bệnh yên tĩnh lạ thường, chiếc đồng hồ lớn trên tường tính toán giúp họ từng giây từng phút. Lộ Viêm Thần nghĩ, hai ba ngày nữa Quy Hiểu cũng phải cởi ra thôi, khi ấy anh có nhìn cũng không muộn. Thế là, anh nhàm chán ngồi trên xe lăn, nghe kim giây di chuyển, rồi lại nhìn hình bóng phía sau màn.

“Hứa Diệu ấy”, đột nhiên anh nói, “Hai người quen nhau thế nào?”

Sau nhiều năm như vậy, từ khi Quy Hiểu học cấp ba cho đến ngày đi làm, bạn bè thế nào anh cũng không hề biết. Ngoài chuyện cô gái muốn giới thiệu cho Tần Minh Vũ đột nhiên từ trên trời rơi xuống, chuyện của Quy Hiểu anh cũng không có cơ hội tìm hiểu. Đặc biệt là Hứa Diệu này, hình như có vẻ hơi đặc biệt.

“Là bạn học cấp ba”. Quy Hiểu đáp.

Một giây, hai giây, ba giây...

Một đôi mắt to lanh lợi vén màn nhìn ra, cô khẽ hỏi: “Anh ghen à? Anh ấy có vợ rồi, không phải em nói với anh rồi mà?” Lộ Viêm Thần làm như không hiểu: “Anh thấy quan hệ giữa hai người tốt lắm mà”.

Quy Hiểu nghi ngờ nhìn anh, Lộ Viêm Thần bị cô nhìn đến mức nhíu mày, bực bội đáp: “Đừng nhìn nữa, cho con bú đi”.

Ghen đấy. Đừng có nói không phải là ghen. Quy Hiểu cứ như được cho ăn mật, cô chui lại sau rèm, “Lúc cấp ba mẹ em bị bệnh đó kìa. Anh ấy từng giúp em, cha anh ấy phẫu thuật giúp mẹ em, lúc ấy cha anh ấy là bác sĩ quyền uy nhất trong nghề”. Ơn như nước giọt cũng phải báo đáp bằng con suối, vì lẽ đó, dù nhiều năm ít khi liên lạc, chỉ cần anh ấy vay tiền, nhất định Quy Hiểu sẽ cố gắng giúp đỡ.

Quy Hiểu không thích nhắc lại những năm kia. Cô ôm con tìm di động ở sau màn, rồi đưa ra cho Lộ Viêm Thần xem, “Sáng nay mẹ em có gọi điện. Mẹ nói bà là trưởng bối, không thể chủ động gọi điện lần đầu được, muốn anh gọi sang, anh tìm xem, ở nhật kí cuộc gọi số đầu tiên ấy. Mẹ em nghiêm túc lắm, còn hơn ba em nữa, anh phải chuẩn bị tinh thần…”

Cô nói về bố mẹ không nhiều, nhưng có vẻ thân với mẹ hơn, từ bé anh đã nghe cô nói, mẹ cô làm ngoại giao, là người rất nghiêm túc, lúc nhỏ vì phải đi công tác thường xuyên, nên mẹ vẫn hay dẫn cô bay khắp nơi, thời gian ngồi trên máy bay cũng rất nhiều. Bố mẹ cô là bạn bè giới thiệu, họ có sự nghiệp và lí tưởng, giá trị quan và suy nghĩ về gia đình giống nhau, nhưng tình cảm thì không nhiều lắm. Bởi vậy, từ nhỏ Quy Hiểu đã kết luận, tư do yêu đương vẫn là tốt nhất...

Lộ Viêm Thần mở nhật kí cuộc gọi ra, chỉ chớp mắt nữa thôi sẽ bị mẹ vợ “duyệt binh”.

Ngắm lại, anh đi ra phòng bệnh. Phòng bệnh của Quy Hiểu nằm ở cuối hành lang, quay về phía cửa. Anh lịch sự lấy điện thoại của mình gọi đi, âm đợi khá dài, đối phương mới nhận máy: “Alo, xin chào!”

Gọi là bác à? Không ổn.

Lộ Viêm Thần bài bản gọi “Mẹ” một tiếng, cổ họng cháy khô, anh nói tiếp:”Con là Lộ Viêm Thần, con chào mẹ, trễ vậy mới gọi cho mẹ được, con xin lỗi”.

Trưởng bối đầu dây cũng là lần đầu tiên có một thằng bé gọi mẹ, bà dừng một lát rồi bật cười. Khiến Lộ Viêm Thần không ngờ là, chuyện đầu tiên mà mẹ Quy Hiểu nói tới lại là chuyện của người ngoài, bà nghe người ta nói, nếu không có Lộ Viêm Thần và đồng nghiệp giúp đỡ, hai cô gái trong bộ ngoại giao nọ đã phải mất mạng rồi: “Cám ơn con, Tiểu Lộ, cảm ơn con”. Cứ cảm ơn như vậy Lộ Viêm Thần cũng không có gì để nói, còn đáp lại câu vì nhân dân phục vụ...

Đối phương trở về đề tài chính: “Trước kia mẹ và ba Hiểu Hiểu không cùng chung ý kiến, mẹ không phản đối chuyện hai con. Hồi đó Hiểu Hiểu đưa bài thi của con lúc học cấp ba cho mẹ xem, nói con học ngữ văn giỏi lắm, được lấy làm văn mẫu trong trường. Mẹ biết con bé muốn mẹ khen con, nghiêm túc đánh giá con, mẹ biết con là đứa trẻ có năng lực, cũng có hoài bão. Sau đó Hiểu Hiểu và con chia tay, mẹ cũng thấy tiếc lắm”.

Là chuyện ngoài sức tưởng tượng của anh.

Từ nhỏ anh thường đọc sách giết thời gian, cho nên thành tích môn ngữ văn là tốt nhất, cho dù lơ là những năm trung học và lớp mười. Sau khi kỳ thi đại học kết thúc, Quy Hiểu lấy mục đích “học tập” làm trọng, các bài thi ngữ văn lớp 12 của anh đều giữ lại hết, anh còn tưởng tâm hồn nữ sinh của cô muốn lưu lại chút kỉ niệm mà thôi, không ngờ là, Quy Hiểu còn đưa cho mẹ xem. Không ngờ là, một người chưa bao giờ gặp trưởng bối này lại được biểu dương như vậy, không biết phải nói cảm giác của mình bây giờ là thế nào nữa. Có vẻ kì lạ...

…………….

Cuộc điện thoại này khá dài, anh quay về phòng bệnh. Quy Hiểu đã cho con bú sữa xong, cô đang uống nửa ly trà sữa còn dư lại, thấy Lộ Viêm Thần thì vội hỏi: “Anh nói gì với mẹ em mà nhiều thế? Nói gì vậy ạ?”

Lộ Viêm Thần nhắc lại một lần, Quy Hiểu nghe được hai từ “viết văn” thì ôm gối cười: “Anh đừng nhìn em như thế, em thấy anh viết hay mà”. Cô nhớ lại rồi kể cho anh nghe: “Cách anh viết bài ấy, khi thi đại học em cũng dùng”.

Đáng tiếc khi ở bên nhau cô không hiểu ý câu nói đó, chừng ấy năm sau rốt cuộc cũng đã hiểu được hàm nghĩa bên trong: Đời người mờ mịt, cứ thế mà đi.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương