Đường Chuyên
-
Chương 1516: Tác Dụng Của Hoàng Đế
- Bây giờ đã biết yêu cầu bình đẳng rồi sao?
Vân Diệp ngồi trên ghế tựa nhìn hoa nghênh xuân nở rộ ở góc tường lẩm bẩm.
Nguyên Gia sau khi tiếp nhận quyền quản chế địa phương liền tập trung toàn bộ tinh thần vào công tác, trong thời gian này tới gặp Vân Diệp hai lần, lần nào cũng cười híp mắt, bộ dạng như đã nắm chắc mọi thứ trong tay.
Vân Diệp cũng kệ, người thông minh như hắn sẽ nghĩ thông yếu quyết trong đó, trên thế giới này nhóm người nào khao khát yêu cầu đối xử công bằng nhất? Đáp án chỉ có một, đó là thương nhân.
Lão nông hiện giờ cảm thấy cuộc sống rất tốt, chỉ cần trồng lương thực xuống đất, mùa thu thu hoạch là được, thuế má thấp tới mức gần như không có, cuộc sống như thế còn gì oán trách nữa. Nếu con cháu trong nhà còn oán trách, sẽ bị lão nông ngồi bên ruộng trông hoa màu đánh gãy chân, bất kỳ ý tưởng cao xa nào cũng bị chụp lên ác danh không biết phận sự của mình.
Công nhân thấy mình cũng không tệ, chỉ cần làm việc là có tiền công, chẳng nghe thấy ai làm việc lại không được trả tiền. Chỉ cần thỏa mãn điều ấy là họ vùi đầu làm việc không đòi hỏi gì khác.
Thương nhân là nhóm người sau khi ăn no uống say rồi mới yêu cầu cuộc sống mới, tuy nói túi có tiền, nhưng tới thanh lâu, kỹ nữ thà chiêu đãi học sinh nghèo chứ không muốn nằm trong lòng mình làm nũng. Thế là có vấn đề rồi, bằng vào cái gì chứ? Sở dĩ có ý thức quyền lực là vì dục vọng không được thỏa mãn.
Hà Thiệu! Cái tên béo tới mức không đi nổi ấy, Vân Diệp rất tò mò sao hắn sống được tới bây giờ? Suốt ngày nằm trên giường như ngọn núi thịt.
Mấy năm rồi không tới Vân gia, không phải hắn không muốn tới, mà vì Vân Diệp không đồng ý phá cửa cho giường lớn của hắn vào, hơn nữa Vân Diệp thích sạch thấy đống mỡ nằm trên giường nói chuyện với mình, mấy ngày liền không ăn được thịt, với y mà nói đó là sự dày vò, vì thế có chuyện đều là Vân Diệp đi tìm hắn.
Thương nhân xuất bản ( dân luận) của Nguyên Gia sẽ không có vấn đề, mọi người sẽ cho rằng thương nhân đang lôi kéo thêm đồng mình, không phải chuyện lớn, trên triều đường chuyện xé da hổ làm cờ nhiều lắm.
Chuyện này nếu do mình đề xuất ra, ha ha, thế thì Đại Đường náo nhiệt rồi, Trường Tôn thị sẽ khóc lóc tới Vân gia chửi mình vô lương tâm, nên giao cho thương nhân hoàn thành vậy.
Với trí tuệ của Nguyên Gia, xúi bẩy một tên đầu óc toàn công lợi như Hà Thiệu hẳn là rất dễ, Vân Diệp rất tin tưởng vào Nguyên Gia. Xưa nay thương nhân thỉnh cầu triều đình một cách hỗn loạn, nay có cương lĩnh ắt coi như chí bảo, bọn họ không cho rằng nông dân và công nhân có thể so với thương nhân dĩ hòa vi quý, hiện giờ kéo tới làm làm một đồng minh là vô cùng chính xác.
Khi đầu óc Vân Diệp đang vận hành tốc độ thì Trường Tôn thị đang phân tích từng câu trong tấu chương của Vân Diệp, tấu chương này được bà chuyên môn chọn ra làm mẫu giảng cho hoàng đế.
- Bệ hạ, không xem nội dung, chỉ nhìn số chữ là biết Sở công bỏ tâm tư viết tấu chương này, hơn nữa lại còn tự mình viết, điều đó rất hiếm có. Trước kia y viết tấu cho hoàng gia gia, phụ hoàng bệ hạ không nhiều chữ thế đâu. Sở dĩ y viết nhiều thế là sợ bệ hạ hiểu lầm, cho nên mới viết từng chuyện thật rõ ràng, sau này bệ hạ lớn dần, y sẽ viết ngắn gọn hơn.
- Xem đoạn văn nà đang giải thích vì sao không tuân theo ý chí của bệ hạ, nhất định xử tử Lý Tượng. Sở công là đại thần ba triều, là hảo hữu của phụ hoàng bệ hạ, muốn lập tức giúp bệ hạ trừ ẩn họa, nên ở chuyện này y không sai.
- Chuyện thứ hai của tấu chương là nói Lý Tượng họa hại dân chúng thế nào, mười tội lớn đều có ghi chú rõ ràng, để bệ hạ phái Đô thủy giám đi chứng thực. Thần tử bình thường không nói thế đâu, chỉ Sở công mới liệt ra từng điều như thế, để bệ hạ phân biệt thật giả từng việc, đó là đạo lý nghe một phía thì tối, nghe nhiều phía thì sáng.
- Vì những tội trạng này, Lý Tượng có về Trường An cũng khó thoát khỏi cái chết, chuyện Sở công làm ở Hành Dương là vì không muốn tay bệ hạ dính máu huynh đệ. Một thần tử làm tới mức đó có thể coi là một dạ trung thành, có điều người ta không phải là trung thành với bệ hạ mà là ân trạch hoàng gia gia và phụ hoàng bệ hạ để lại. Thần tử như thế, bệ hạ chưa giá ngự nổi đâu.
- Bình loạn xong phải tiếp nhận hình bộ xuống chất vấn, dân bộ xuống vỗ về dân, đại quân về doanh, đại tướng chuẩn bị ban sư về kinh, đó là quy trình tiêu chuẩn, không được có ngoại lệ! Sau này nếu có tướng quân không làm thế, bệ hạ lấy tấu chương cho Sở công xem, nếu vẫn không chịu, bệ hạ phải chuẩn bị phái quân tiêu diệt..
Lý Quyết vô cùng nghe lời cùng Trường Tôn thị nghiên cứu, chỉ cần gặp chỗ không hiểu là sẽ hỏi, tổ tôn rất ấm áp hòa hợp.
Sau khi nghiêm túc phê đỏ lên tấu chương của Vân Diệp, chỉ có chữ "chuẩn" lớn, nói cách khác Vân Diệp giết Lý Tượng được hoàng đế tán đồng.
Đợi hoàng thái hậu đi rồi, Lý Quyết vẫy tay gọi tên hoạn quan trước mắt tới hỏi nhỏ:
- Phong tấu chương này thực sự do Sở quốc công viết sao? Viết bao lâu? Triệu kiến ngươi trước hay Đoàn Hồng trước?
Hoạn quan kia quỳ xuống nói:
- Khởi bẩm bệ hạ, phong tấu chương này đúng là do Sở quốc công viết, lúc đó nô tài còn đích thân mài mực, viết từ lúc mặt trời lặn đến khi trăng lên, tận hai canh giờ, trong đó Sở công nhiều lần dừng bút, tựa hồ rất thương cảm.
- Sở công triệu kiến nô tài trước, khi nô tài mang tấu chương đi thì Đoàn công công vẫn đợi bên ngoài.
Tiểu hoàng đế rất hài lòng, trong mắt nó, đại tướng quân tôn trọng mình, không phải vì hoàng thái hậu giám quốc mà lờ đi tồn tại của mình. Trẻ con mặc dù tâm tư đơn thuần, nhưng một khi gieo xuống ý nghĩ xấu sau này muốn thay đổi sẽ rất khó. Thế nên Vân Diệp càng thêm coi trọng tiểu hoàng đế, tránh mười năm sau rước lấy phiền toái vô vị.
Dưới cùng một bầu trời, Vân Diệp đang thưởng thức cách cục tiểu viện, thuận tiện cho đầu óc nghỉ ngơ. Trường Tôn thị dạy dỗ tiểu tôn nhi còn Trường Tôn Xung đứng trên lầu cao nhìn xuống thành Trường An phồn hoa, thuyền bè qua lại thủy môn gần như không ngừng nghỉ, ánh chiều phủ ánh vàng khắp thành, nhưng thế giới này dù tốt, vẫn không phải của Trường Tôn gia.
Người sở dĩ được gọi là người vì mỗi người có suy nghĩ khác nhau, có thể dùng lý trí của mình để áp chế tà niệm trong đầu. Mình có lẽ là quyền thần vô dụng nhất trên lịch sử, trong lòng Trường Tôn Xung nghĩ thế.
Một trăm lẻ tám tiếng chuông dọn đường vang lên, quy củ đó từ khi kiến quốc tới giờ chưa từng thay đổi, thứ thay đổi chỉ có con người, thành Trường An vẫn náo nhiệt, hai chợ đồng tây vẫn ồn ã huyên náo, thương thuế chiếm tỉ lệ lớn trong thuế Đại Đường, nên trong tiếng hô hào mạnh mẽ của dân chúng, quan phủ đành mắt nhắm mắt mở cho qua, chuông dọn đường cứ đánh, làm ăn cứ làm ăn, võ hầu như chó săn thi thoảng xuất hiện trên đường, hoặc bắt chẹt người về muộn, hoặc là tìm được ở góc tường mấy tên ma men say khướt.
Trung thư tỉnh đèn đuốc sáng choang, môn hạ tỉnh chưa tắt đèn, lục bộ cũng thế, vì tang lễ của tiên hoàng lỡ dở chính vụ, đang dần dần xử lý hết.
Sau khi qua mấy tháng, người ta đột nhiên phát hiện, Đại Đường dù không có hoàng đế vẫn vận chuyển bình ổn, sự tồn tại của tiểu hoàng đế giống như một sự tượng trưng, quan nha vẫn vận hành, chỉ cần có chúng, đế quốc sẽ tiếp tục hướng về phía trước...
Vân Diệp ngồi trên ghế tựa nhìn hoa nghênh xuân nở rộ ở góc tường lẩm bẩm.
Nguyên Gia sau khi tiếp nhận quyền quản chế địa phương liền tập trung toàn bộ tinh thần vào công tác, trong thời gian này tới gặp Vân Diệp hai lần, lần nào cũng cười híp mắt, bộ dạng như đã nắm chắc mọi thứ trong tay.
Vân Diệp cũng kệ, người thông minh như hắn sẽ nghĩ thông yếu quyết trong đó, trên thế giới này nhóm người nào khao khát yêu cầu đối xử công bằng nhất? Đáp án chỉ có một, đó là thương nhân.
Lão nông hiện giờ cảm thấy cuộc sống rất tốt, chỉ cần trồng lương thực xuống đất, mùa thu thu hoạch là được, thuế má thấp tới mức gần như không có, cuộc sống như thế còn gì oán trách nữa. Nếu con cháu trong nhà còn oán trách, sẽ bị lão nông ngồi bên ruộng trông hoa màu đánh gãy chân, bất kỳ ý tưởng cao xa nào cũng bị chụp lên ác danh không biết phận sự của mình.
Công nhân thấy mình cũng không tệ, chỉ cần làm việc là có tiền công, chẳng nghe thấy ai làm việc lại không được trả tiền. Chỉ cần thỏa mãn điều ấy là họ vùi đầu làm việc không đòi hỏi gì khác.
Thương nhân là nhóm người sau khi ăn no uống say rồi mới yêu cầu cuộc sống mới, tuy nói túi có tiền, nhưng tới thanh lâu, kỹ nữ thà chiêu đãi học sinh nghèo chứ không muốn nằm trong lòng mình làm nũng. Thế là có vấn đề rồi, bằng vào cái gì chứ? Sở dĩ có ý thức quyền lực là vì dục vọng không được thỏa mãn.
Hà Thiệu! Cái tên béo tới mức không đi nổi ấy, Vân Diệp rất tò mò sao hắn sống được tới bây giờ? Suốt ngày nằm trên giường như ngọn núi thịt.
Mấy năm rồi không tới Vân gia, không phải hắn không muốn tới, mà vì Vân Diệp không đồng ý phá cửa cho giường lớn của hắn vào, hơn nữa Vân Diệp thích sạch thấy đống mỡ nằm trên giường nói chuyện với mình, mấy ngày liền không ăn được thịt, với y mà nói đó là sự dày vò, vì thế có chuyện đều là Vân Diệp đi tìm hắn.
Thương nhân xuất bản ( dân luận) của Nguyên Gia sẽ không có vấn đề, mọi người sẽ cho rằng thương nhân đang lôi kéo thêm đồng mình, không phải chuyện lớn, trên triều đường chuyện xé da hổ làm cờ nhiều lắm.
Chuyện này nếu do mình đề xuất ra, ha ha, thế thì Đại Đường náo nhiệt rồi, Trường Tôn thị sẽ khóc lóc tới Vân gia chửi mình vô lương tâm, nên giao cho thương nhân hoàn thành vậy.
Với trí tuệ của Nguyên Gia, xúi bẩy một tên đầu óc toàn công lợi như Hà Thiệu hẳn là rất dễ, Vân Diệp rất tin tưởng vào Nguyên Gia. Xưa nay thương nhân thỉnh cầu triều đình một cách hỗn loạn, nay có cương lĩnh ắt coi như chí bảo, bọn họ không cho rằng nông dân và công nhân có thể so với thương nhân dĩ hòa vi quý, hiện giờ kéo tới làm làm một đồng minh là vô cùng chính xác.
Khi đầu óc Vân Diệp đang vận hành tốc độ thì Trường Tôn thị đang phân tích từng câu trong tấu chương của Vân Diệp, tấu chương này được bà chuyên môn chọn ra làm mẫu giảng cho hoàng đế.
- Bệ hạ, không xem nội dung, chỉ nhìn số chữ là biết Sở công bỏ tâm tư viết tấu chương này, hơn nữa lại còn tự mình viết, điều đó rất hiếm có. Trước kia y viết tấu cho hoàng gia gia, phụ hoàng bệ hạ không nhiều chữ thế đâu. Sở dĩ y viết nhiều thế là sợ bệ hạ hiểu lầm, cho nên mới viết từng chuyện thật rõ ràng, sau này bệ hạ lớn dần, y sẽ viết ngắn gọn hơn.
- Xem đoạn văn nà đang giải thích vì sao không tuân theo ý chí của bệ hạ, nhất định xử tử Lý Tượng. Sở công là đại thần ba triều, là hảo hữu của phụ hoàng bệ hạ, muốn lập tức giúp bệ hạ trừ ẩn họa, nên ở chuyện này y không sai.
- Chuyện thứ hai của tấu chương là nói Lý Tượng họa hại dân chúng thế nào, mười tội lớn đều có ghi chú rõ ràng, để bệ hạ phái Đô thủy giám đi chứng thực. Thần tử bình thường không nói thế đâu, chỉ Sở công mới liệt ra từng điều như thế, để bệ hạ phân biệt thật giả từng việc, đó là đạo lý nghe một phía thì tối, nghe nhiều phía thì sáng.
- Vì những tội trạng này, Lý Tượng có về Trường An cũng khó thoát khỏi cái chết, chuyện Sở công làm ở Hành Dương là vì không muốn tay bệ hạ dính máu huynh đệ. Một thần tử làm tới mức đó có thể coi là một dạ trung thành, có điều người ta không phải là trung thành với bệ hạ mà là ân trạch hoàng gia gia và phụ hoàng bệ hạ để lại. Thần tử như thế, bệ hạ chưa giá ngự nổi đâu.
- Bình loạn xong phải tiếp nhận hình bộ xuống chất vấn, dân bộ xuống vỗ về dân, đại quân về doanh, đại tướng chuẩn bị ban sư về kinh, đó là quy trình tiêu chuẩn, không được có ngoại lệ! Sau này nếu có tướng quân không làm thế, bệ hạ lấy tấu chương cho Sở công xem, nếu vẫn không chịu, bệ hạ phải chuẩn bị phái quân tiêu diệt..
Lý Quyết vô cùng nghe lời cùng Trường Tôn thị nghiên cứu, chỉ cần gặp chỗ không hiểu là sẽ hỏi, tổ tôn rất ấm áp hòa hợp.
Sau khi nghiêm túc phê đỏ lên tấu chương của Vân Diệp, chỉ có chữ "chuẩn" lớn, nói cách khác Vân Diệp giết Lý Tượng được hoàng đế tán đồng.
Đợi hoàng thái hậu đi rồi, Lý Quyết vẫy tay gọi tên hoạn quan trước mắt tới hỏi nhỏ:
- Phong tấu chương này thực sự do Sở quốc công viết sao? Viết bao lâu? Triệu kiến ngươi trước hay Đoàn Hồng trước?
Hoạn quan kia quỳ xuống nói:
- Khởi bẩm bệ hạ, phong tấu chương này đúng là do Sở quốc công viết, lúc đó nô tài còn đích thân mài mực, viết từ lúc mặt trời lặn đến khi trăng lên, tận hai canh giờ, trong đó Sở công nhiều lần dừng bút, tựa hồ rất thương cảm.
- Sở công triệu kiến nô tài trước, khi nô tài mang tấu chương đi thì Đoàn công công vẫn đợi bên ngoài.
Tiểu hoàng đế rất hài lòng, trong mắt nó, đại tướng quân tôn trọng mình, không phải vì hoàng thái hậu giám quốc mà lờ đi tồn tại của mình. Trẻ con mặc dù tâm tư đơn thuần, nhưng một khi gieo xuống ý nghĩ xấu sau này muốn thay đổi sẽ rất khó. Thế nên Vân Diệp càng thêm coi trọng tiểu hoàng đế, tránh mười năm sau rước lấy phiền toái vô vị.
Dưới cùng một bầu trời, Vân Diệp đang thưởng thức cách cục tiểu viện, thuận tiện cho đầu óc nghỉ ngơ. Trường Tôn thị dạy dỗ tiểu tôn nhi còn Trường Tôn Xung đứng trên lầu cao nhìn xuống thành Trường An phồn hoa, thuyền bè qua lại thủy môn gần như không ngừng nghỉ, ánh chiều phủ ánh vàng khắp thành, nhưng thế giới này dù tốt, vẫn không phải của Trường Tôn gia.
Người sở dĩ được gọi là người vì mỗi người có suy nghĩ khác nhau, có thể dùng lý trí của mình để áp chế tà niệm trong đầu. Mình có lẽ là quyền thần vô dụng nhất trên lịch sử, trong lòng Trường Tôn Xung nghĩ thế.
Một trăm lẻ tám tiếng chuông dọn đường vang lên, quy củ đó từ khi kiến quốc tới giờ chưa từng thay đổi, thứ thay đổi chỉ có con người, thành Trường An vẫn náo nhiệt, hai chợ đồng tây vẫn ồn ã huyên náo, thương thuế chiếm tỉ lệ lớn trong thuế Đại Đường, nên trong tiếng hô hào mạnh mẽ của dân chúng, quan phủ đành mắt nhắm mắt mở cho qua, chuông dọn đường cứ đánh, làm ăn cứ làm ăn, võ hầu như chó săn thi thoảng xuất hiện trên đường, hoặc bắt chẹt người về muộn, hoặc là tìm được ở góc tường mấy tên ma men say khướt.
Trung thư tỉnh đèn đuốc sáng choang, môn hạ tỉnh chưa tắt đèn, lục bộ cũng thế, vì tang lễ của tiên hoàng lỡ dở chính vụ, đang dần dần xử lý hết.
Sau khi qua mấy tháng, người ta đột nhiên phát hiện, Đại Đường dù không có hoàng đế vẫn vận chuyển bình ổn, sự tồn tại của tiểu hoàng đế giống như một sự tượng trưng, quan nha vẫn vận hành, chỉ cần có chúng, đế quốc sẽ tiếp tục hướng về phía trước...
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook