Dưới Vẻ Bề Ngoài
-
Chương 16: C16: Hứa qua 16
Trận tuyết rơi xuống lúc đêm khuya.
Hứa Qua mở cửa phòng, chạy bay ra cầu thang, lao nhanh mấy bậc rồi nhảy lên mái nhà. Trên mái nhà đã phủ một lớp tuyết mỏng, đây là trận tuyết lớn nhất kể từ khi Hứa Qua đến Jerusalem. Cô đứng trên mái nhà chưa tới năm phút mà tuyết đã rơi gần qua đế giày rồi.
Hiệp sĩ nói không sai, tuyết rơi thật rồi. Thế giới phủ một màu trắng thuần khiết làm tâm trạng Hứa Qua bình yên đến lạ, cứ ngỡ như đây là buổi tối đầu tiên cô đến Jerusalem.
Cô ngẩng đầu nhìn tòa thánh điện nằm ở trung tâm thành phố. Tòa nhà vẫn đứng vững chãi ở đó, tựa như đó là quá khứ, là hiện tại, là tương lai, không có gì thay đổi được.
Có tiếng bước chân từ tốn đạp lên tuyết phát ra từ sau lưng, hướng đến chỗ cô.
"Em quên mặc áo khoác rồi." Chiếc áo bông màu hồng đào được đưa đến trước mặt cô.
Thảo nào cô thấy hơi lạnh. Hứa Qua mặc áo bông lên, nhưng lỗ tai vẫn dỏng theo tiếng động của anh. Nghĩ anh định bỏ đi, cô liền quay lại, bắt lấy bàn tay kia: "Đừng đi mà."
Bước chân lại một lần nữa nhẹ nhàng đạp lên lớp tuyết phủ. Một bước, hai bước, ba bước. Anh đang đứng sóng vai với cô, rồi bọn họ không ai buông tay nhau ra. Lòng bàn tay ấm áp của anh chính là hơi ấm mà cô luôn khát khao, chờ đợi.
Đó là sự ấm áp khi xuân về hoa nở, khi tuyết bị hơi ấm tan chảy hòa lẫn với mặt đất. Rồi khi gió mùa đông thổi tới, chỗ hạt vô danh trên cây rơi xuống đất thành hạt giống. Những hạt giống ấy nằm dưới đất đợi chờ nước tan từ tuyết ra mà nảy mầm, theo tiết trời xuân ấm áp mà vận sức, mãnh liệt xuyên qua mặt đất. Ở trên cánh đồng, ở trong góc tường, ở trên cửa sổ nhà ai đó, ở giữa sườn núi, ở trên vách đá cứng ngắc,... Rồi chẳng bao lâu, hạt giống nhỏ bé ngày nào đã thành một cây non, trong chớp mắt lại lớn lên thành một cái cây xum xuê.
Cô nghiêng mặt, cố kiềm nén nước mắt ậng lên, hướng về anh nở nụ cười. Khóe mắt cô cong lên, cơ mặt ép lại khiến những giọt nước long lanh rơi xuống.
Những giọt nước mắt ấy rơi cùng với âm thanh Atenza và nụ cười hạnh phúc tựa như hoa nở mùa xuân.
Anh từng nói, người thân thiết với anh khi viết thư đều gọi anh là Atenza. Anh và cô đã lặng lẽ thề non hẹn biển, về sau ngày dài tháng rộng họ sẽ đều vượt qua cùng nhau, như vậy không thân thiết thì còn là cái gì?
Từ này về sau, cô muốn trở thành cô gái của Atenza.
Atenza, Atenza, Atenza, Atenza ——
"Atenza, giờ em rất vui, bởi vì tuyết rơi đó."
Tiếng gọi "Atenza" giống như một câu thần chú, đánh thức một ký ức vang vọng trong đầu anh, nó vừa quen thuộc lại vừa xa lạ. Tiếng gọi của cô khiến anh đột nhiên sững người không kịp phòng bị.
Khi anh được gọi là Hứa Thuần, anh cũng được biết đến một cô bé tên Hứa Qua. Nhưng ký ức ấy với anh quá đỗi mơ hồ. Anh đã từng nhìn thấy cô ngồi xổm trên mặt đất tự chơi một mình. Khi nước mũi thòng thòng sắp nhỏ đến đầu gối thì cô dùng sức hít một cái, tựa như dùng phép thuật làm nước mũi như chưa bao giờ xuất hiện. Cảnh tượng vô tình nhìn thấy này khiến anh mấy ngày liên tiếp sau đó cổ họng không tự chủ nhảy nhảy lên.
Anh cũng từng thấy cô đem miếng thức ăn đầy dầu mỡ đút cho một chú cún tên Hoa Hoa. Chờ đến lúc chú cún ăn sạch sành sanh, cô nhóc này lại như chưa có chuyện gì xảy ra mà li3m sạch sẽ mấy hạt vừng còn sót lại trên ngón tay. Một cảnh này khiến anh buồn nôn, suýt ói ra toàn bộ chỗ thức ăn trong bụng.
Nửa tiếng sau, Hoa Hoa chạy đi đâu mất, cô chạy lên khắp núi đồi để tìm nhưng vẫn không thấy. Sau đó, cô tuyên bố từ bây giờ về sau sẽ không bao giờ nuôi chó hay mèo. Điều này khiến anh thở một hơi nhẹ nhõm, anh chẳng bao giờ thừa hơi đi theo sau mấy con chó con mèo cả.
Đã có mấy lần anh đứng hững hờ một góc nhìn cô đánh nhau với học sinh lớp trên đến bầm dập mặt mũi. Nhưng khi về nhà, miệng cô luôn nói: "Con chỉ không cẩn thận té ngã thôi. Dì Mai, dì không biết đường đi lối lại trong trường con tệ hại đến mức nào đâu."
Về cái cô nhóc gọi là Hứa Qua kia, anh biết thừa dù thế nào cô cũng chẳng giống một đứa nhóc học cấp hai, đặc biệt là khuôn mặt tròn trịa lúc nào cũng vui vẻ tươi cười. Mỗi buổi sáng, khuôn mặt ấy đỏ hồng hào, khi cười rộ là đôi mắt sẽ cong lên như vành trăng, tựa như vĩnh viễn không thể tưởng tượng được bộ dạng buồn bã của cô nhóc ấy.
Cùng với cái tên Hứa Qua là từ nhóc con, hay nói cách khác đó chính là từ mà người lớn dùng để miêu tả mấy đứa con nít bộ dáng đáng yêu, không có lực sát thương. Chẳng qua đứa con nít sống trong tủ kính này lại còn được coi như thành tựu của bậc làm cha mẹ: Chúng tôi chăm sóc con bé vô cùng tốt, mọi người xem đi, nó ngây thơ đáng yêu nhường nào.
Nhóc con tên Hứa Qua giống như một hình mẫu trong mắt người lớn. Nhưng đối với anh mà nói, đó chính là kiểu ngây thơ đến phiền phức, đôi lúc sẽ làm anh mất hết kiên nhẫn.
Nếu không phải vì chuyện xảy ra tối đó, nhóc con Hứa Qua đối với anh có lẽ là: Nhiều năm sau khi gặp lại, suy nghĩ đầu tiên bật ra trong đầu anh là: "Ồ, hoá ra nhóc con ngày nào giờ đây đã trưởng thành rồi."
Buổi tối đó, anh nhìn thấy toàn thân cô đầy máu, nằm yên lặng ở dưới rừng cây, mái tóc dài bị vùi lấp trong cát. Lúc anh bế cô lên, anh có cảm giác như mình vừa vớt lên một thi thể từ dưới nước, là một thi thể đã từng có sức sống, có tình cảm, đã từng lén sửa sang, phủi cát trên giày đá bóng cho anh, đã từng phân bua tranh giành ngồi sau xe máy của anh.
Hoá ra, đứa nhóc con tên Hứa Qua cũng có lúc đầy bi thương, vô vọng đến thế.
Lúc anh bế cô lên, tay anh dính đầy máu. Anh cõng cô lên lưng chạy như điên. Sức nặng trên lưng anh chỉ nhẹ nhàng xóc lên một chút theo những bước chạy dài nặng nề, cô bé này bao nhiêu tuổi? Mười? Mười một? Mười hai? Hay mười ba?
"Hứa Thuần, mấy ngày nữa chính là sinh nhật mười ba tuổi của em, anh phải tặng em quà đó. Này, anh có nghe thấy không?" Không biết là từ bao giờ, cô đã từng lớn tiếng nói như vậy?
Mười hai tuổi? Mồ hôi anh ướt đẫm.
Tháng 1 năm 2002, vào ngày rét nhất ở Jerusalem, dưới trời tuyết rơi như lông ngỗng, anh biết một cô gái tên Hứa Qua.
Cô gái gọi là Hứa Qua đã không còn là một đứa nhóc được người lớn bao bọc cẩn thận như trẻ con, Hứa Qua đã là một cô gái nhỏ.
Cô gái nhỏ này có một đôi mắt đầy sinh khí lúc nào cũng như đang cười tươi rói. Một đôi mắt đẹp và có thần đến vậy khiến người ta không cách nào liên hệ được với bất hạnh mà cô đã trải qua. Nhưng, anh đã nhìn thấy nước mắt rơi xuống từ đôi mắt đẹp đẽ ấy.
Anh đã nghĩ, lúc đó anh có thể đưa tay ra lau nước mắt trên mặt cô. Nhưng cuối cùng anh vẫn lựa chọn đút tay vào túi. Anh đã cho cô ngồi trong phòng học, cũng nghe lời cô mà ở lại trên sân thượng.
Nếu coi nước mắt cô là một chất xúc tác, vậy thì nguồn tạo chất xúc tác ấy tựa như vô tận, không bao giờ hết.
Nhiều năm sau này, có lẽ anh sẽ quên đi cảnh trên sân thượng với trận tuyết rơi nhiều như lông ngỗng, có thể anh sẽ quên đi nhiều chút về những điều cô gái tên Hứa Qua nói đêm nay, về diện mạo người con trai cô thích.
Nhưng có một điều mà anh không bao giờ có thể quên được, người đầu tiên chân chính gọi anh là Atenza là Hứa Qua.
Atenza là tên riêng mà mẹ anh đặt cho.
Đến nỗi cái hôn ước kia sắp biến thành một loại ly biệt, sẽ biến thành một ký ức mơ hồ, sẽ biến thành lời cửa miệng về sau của bọn họ: "Lúc ấy chúng ta còn quá nhỏ, chỉ là đùa giỡn mà thôi."
Trận tuyết cuối mùa đông kia giống như một nghi thức từ biệt long trọng. Tuyết rơi ngày càng nhiều, tưởng chừng mãi không dứt.
Bông tuyết tan ra, ánh nắng trở nên chói lọi. Nhiều người đàn ông đi bộ trên phố phải khoác áo lên đầu để che, còn cánh phụ nữ cũng lặng lẽ thay chiếc khăn Hijab* màu tối thành những chiếc khăn Hijab màu bạc lấp lánh. Một khi phụ nữ dùng những chiếc khăn Hijab màu bạc cũng là dấu hiệu cho thấy mùa hè sắp đến.
Khi tháng ba đến, Hứa Qua bỗng phát hiện trong gương, khuôn mặt cô lại lần nữa trở nên tròn trịa, giống như có cục bông gắn vào hai bên má.
Cô chỉ vào mình trong gương: "Trời ạ, đây là cô béo nào vậy?"
"Béo chỗ nào chứ?" Không biết từ lúc nào dì Mai đã đứng sau cô. Dì với tay đến eo cô nhéo nhéo: "Béo đâu mà béo, gầy nhong như que tăm."
Buổi tối, Hứa Qua lẻn vào phòng học của người ấy, đứng hiên ngang trước mặt anh: "Atenza, em thấy mình rõ ràng mập lên, anh có thấy thế không?"
Ai đó nhìn cũng như không: "Có chút."
Cô còn định nói thêm một câu nhưng nhìn ánh mắt cảnh cáo của anh, cô bèn ngoan ngoãn ngậm miệng lại, sau đó nhẹ nhàng ra khỏi phòng. Như vậy là đủ rồi, anh không còn như trước, coi cô là không khí.
Hơn nữa, tháng trước bọn họ còn lén đi hẹn hò. Dưới sự yêu cầu tha thiết của Hứa Qua, bọn họ đã đến sân patin. Tuy rằng bọn họ chỉ đứng nhìn một bên nhưng trên đường về nhà, anh đã dùng tiền của mình mua đồ uống cho cô. Sự tự giác của anh là điều tuyệt vời nhất, vượt xa sự tưởng tượng của Hứa Qua.
Trước khi rời khỏi phòng, Hứa Qua còn nhìn trộm anh một cái.
Ở trường Hứa Qua có rất nhiều nữ sinh lớp trên ngầm thảo luận với nhau rằng cô nàng Mary nào đó nằm mơ cô ta hôn môi với Hứa Thuần. Hành động đó khiến những nữ sinh kia phỉ nhổ kịch liệt, nhưng khi nói đến Hứa Thuần thì tất cả lại mang một bộ dạng mê luyến ngốc nghếch. Có khi chính mấy nữ sinh đó cũng âm thầm tưởng tượng được như Mary.
Cứ nghĩ đến lúc môi cô và anh đã từng tiếp xúc gần gũi, Hứa Qua lại thấy xấu hổ, thầm nghĩ giá mà có thể cùng anh làm thêm một lần nữa. Chỉ là Hứa Qua cảm thấy trước mắt không còn cơ hội nào tốt để hôn anh.
Ít nhất chắc cũng phải chờ đến sang năm khi cô mười bốn tuổi. Đến lúc đó có lẽ môi cô cũng sẽ đầy đặn hơn bây giờ một chút. Đến lúc đó có lẽ cảm giác hôn môi sẽ tốt hơn một chút, ít nhất cũng không phải lập tức chạm lợi nhau, anh có thể mấp môi cô nhẹ nhàng.
Hứa Qua bỗng nhiên bị sự tưởng tượng của mình doạ sợ. Nhất định là bởi vì ngày hôm qua cô bị bộ phận phụ nữ này làm lú đầu rồi. Đứng trước gương, Hứa Qua chần chờ một lúc lâu mới dám cởi áo khoác ra. Phía dưới áo khoác là một chiếc áo thun dệt rất mỏng, trước ngực áo có hai vật nhô lên vô cùng nổi bật, nhỏ nhỏ, tròn tròn.
Cô nghe nói rằng bộ phận ấy sau này còn phát triển lớn hơn nữa, thậm chí còn nghe lũ nữ sinh lớp trên miêu tả bộ dạng của nó sau khi trưởng thành: "Tươi mới đàn hồi khiến đàn ông mỗi phút mỗi giây đều muốn cắn lên đó một ngụm."
Thật ghê quá đi, lúc ấy Hứa Qua khinh thường mấy đứa chị đầu óc tối tăm đó. Nhưng thật kỳ lạ, chính câu nói đó khiến cô lăn lộn suốt một buổi tối. Đến sáng nay, Hứa Qua còn mặt dày đi thỉnh giáo mấy nữ sinh lớn tuổi hơn đó.
"Chờ đến khi mày qua mười hai hẵng đến hỏi chị đây vấn đề này."
"Em mười ba tuổi rồi."
Mấy nữ sinh lớp trên nghe xong còn ra vẻ khinh thường: "Vậy chờ đến khi mày có bạn trai hẵng hỏi."
"Em có bạn trai rồi!" Ai đó trả lời vô cùng kiêu ngạo.
Một lát sau, một chị trong hội nhìn nhìn trước ngực Hứa Qua một lúc lâu, nói: "Chờ nó lớn thì bạn trai em sẽ vô cùng thích thú."
"Rồi sau đó thì sao?"
"Người bạn trai đó sẽ càng thêm yêu thương em."
Đoạn sau của câu chuyện khiến Hứa Qua ăn bữa tối không dám nhìn thẳng mặt người đối diện.
Người đứng trước gương mặt hồng rực lên, nhưng vẫn chậm chạp không muốn mặc áo khoác vào. Cho đến lúc cửa vang lên tiếng gõ của dì Mai mang sữa bò cho cô.
Cô luống cuống mặc áo khoác vào, giờ không phải là lúc cô tự hỏi khi nào chúng sẽ phát triển, mà là làm thế nào để giấu dì Mai. Hứa Qua nghĩ nếu dì Mai phát hiện ra bí mật trên người cô, dì nhất định sẽ cười đùa cô không dứt.
Sau đó, Hứa Qua lại nghĩ, nếu không có buổi chiều thứ năm tháng Tư cô có tiết học nói, có lẽ cô sẽ giống như đại đa số những cô gái nhỏ, đều có quá trình trưởng thành giống nhau, sẽ trở thành học sinh lớp trên, sẽ thành bạn gái người nào đó. Sau bao ngày đêm nối tiếp trôi qua, có lẽ cô sẽ quên đi chuyện phát sinh vào buổi tối năm mười hai tuổi đó. Về sau, cô sẽ trở thành vợ của người đàn ông nào đó, mẹ của những đứa trẻ, hoặc có lẽ, là một cuộc sống bình thường.
Khi đường khoá kéo lên đến một nửa, Hứa Qua cũng đã biết đến một danh từ: Kẹo trái cây.
Kẹo trái cây không phải là một loại kẹo. Từ kẹo trái cây là một từ lóng của phương Tây dùng trên Internet. Nó là từ lóng được một số chàng trai vị thành niên trên mạng nói với nhau.
Kẹo trái cây là từ dùng để chỉ thiếu nữ.
__
Đây là khăn Hijab nè.
- -
Editor: Vối Vối
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook