Dưới Vẻ Bề Ngoài
-
Chương 105: Anh yêu em (2015)
Mừng Giáng Sinh, Tặng Ngay 15% Giá Trị Nạp. Chương Trình Khuyến Mãi Kéo Dài Từ 24/12 Đến Hết 27/12, Nhanh Tay Lên Các Bạn Ơi!!
Từ ngoài sông Vltava, làn gió mát mẻ thổi qua khe cửa sổ, làm tấm rèm đung đưa nhẹ nhàng vuốt v e chóp mũi cô.
Có một chú chim bồ câu đang đậu trên khung cửa sổ nhà họ, nó ngoái đầu rỉa rỉa phần lông bị gió thổi ngược phía sau lưng. Khi chỗ lông vũ đã mượt mà bóng loáng, chú ta đập cánh bay về quảng trường Prague, nơi du khách bốn phương hào phóng thảy cho chúng những bữa ăn phong phú.
Một ngày mới lại bắt đầu.
Từ xa vang tới tiếng còi tàu, một chiếc du thuyền đang chở khách đi dưới cầu Charlie. Mỗi ngày có rất nhiều con thuyền lớn nhỏ đi qua trước ô cửa sổ nhà họ. Mỗi tàu có một dàn nhạc biểu diễn những giai điệu vui tươi phục vụ riêng cho du khách đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
Hứa Qua có thể nhận ra giai điệu và đoán chính xác tàu đang chở du khách nước nào. Đây là bài quốc ca Tây Ba Nha đầy hùng hồn dành cho những vị khách tới từ xứ sở bò tót. Tiếng nhạc dần nhỏ đi rồi biến mất, một bài quốc ca khác lại vang lên từ một chiếc thuyền chở những du khách từ nước Mỹ xa xôi.
Tiếng nhạc cứ đến rồi đi, Hứa Qua nhẹ duỗi người, hàng mi dài rung rinh. Cô he hé mắt, lén nhìn qua đống chăn gối ngồn ngộn.
Người đàn ông đang đọc sách cạnh giường kia khi nào mới rời đi vậy??
Trong tiếng sáo vui vẻ vang vọng từ chiếc thuyền chở khách Ireland ngoài sông, anh ngồi đó rất lâu mà chưa lật trang mới.
Hứa Qua đoán giờ mà rèm được kéo lên, ánh mặt trời sẽ nướng chín mông cô luôn ấy chứ.
Như nghe được tiếng nói trong đầu cô, người đàn ông đang đọc sách lên tiếng: “Không sao đâu, em muốn ngủ bao lâu cũng được.”
Chậc, ông Lệ hiểu nhầm rồi. Cô cũng muốn ngủ nướng lắm, nhưng giờ tóc tai cô rất thảm, bết xệt thành lọn như đ ĩa mỳ Ý. Tối qua, đầu cô đầy mồ hôi vì màn “vận động” nhưng anh không cho cô gội đầu giữa đêm, nói tóc dài rất lâu khô. Lúc đó cô mệt muốn chết, để mặc anh bế mình lên từ bồn tắm, lau khô người rồi quấn chăn kín mít.
Rồi giờ thì sao, cô không dám phát biểu sự khó chịu với cái đầu bết trong khi anh chính là đầu xỏ.
Hứa Qua làm bộ vươn vai, mở to mắt, cô vươn bàn chân ra khỏi chăn, đẩy đẩy đầu gối anh. Người đàn ông ngẩng đầu lên, ánh mắt anh viết câu: “Có việc gì thế?”
Đáp lại là giọng ngái ngủ của cô: “Em đói bụng!”
Ông Lệ vui vẻ: “Anh đã chuẩn bị bữa sáng rồi.”
Thế nhưng anh lại muốn chui đầu vào chăn.
“Lệ Liệt Nông”, cô tức giận đá anh một cái: “Giờ em không có mặc gì cả.”
“Thì…”
Cô trừng mắt: “Thì anh hoặc là ra khỏi phòng, hoặc là quay mặt đi.”
Anh rất nhanh nhẹn quay đầu qua chỗ khác nhưng cô chẳng yên tâm chút nào: “Anh thề anh sẽ không quay lại đánh úp em đi.”
Anh giơ hai tay lên như đầu hàng.
Dưới lớp chăn, Hứa Qua lại mới phát hiện ra vấn đề tiếp theo. Cô không nhớ tối qua mình mặc gì, bộ quần áo đấy giờ đang ở đâu?
“Quần áo em đâu rồi?”
“Buổi sáng anh mang tới tiệm giặt rồi.”
Nghe lời anh nói, Hứa Qua vui hẳn lên. Người đàn ông đẹp trai lạnh lùng như ông Lệ cũng có ngày làm việc nhà như bao người khác, thật là đáng yêu.
Ở thành phố này, đàn ông đẹp trai chính là hũ mật thu hút ong bướm. Dù phụ nữ nơi đây xinh đẹp thế nào, họ vẫn luôn giữ sự cảnh giác nhất định: “Nếu cưới được một anh chàng đẹp trai, nhất định tôi sẽ nuôi anh ấy như con trai, tuyệt đối không để anh ấy xuất hiện ở nơi công cộng, quá nguy hiểm.”
Cô nhìn cái gáy gợi cảm của Lệ Liệt Nông rồi ngây ngốc cười, cô không muốn anh là con trai mình, nhốt ở trong nhà đâu. Nếu muốn, cô muốn nhìn thấy anh ở nhà….
Trong đầu vừa tưởng tượng hình ảnh Lệ Liệt Nông cầm bình sữa, đôi môi cô đã bị lấp kín. Hứa Qua được hôn đến thở gấp, người mềm oặt, đến khi cô chẳng phân biệt được đất trời, đến khi…
“Tóc em có mùi.”
Má nó.
“Bà Lệ có muốn vừa gội đầu, vừa phơi nắng, vừa nghe nhạc miễn phí ở ban công không?”
Sao cô có thể không nghĩ tới chứ. Khi vừa mới dọn tới đây, cô rất muốn có một cái ban công như thế. Lúc đó, cô còn lôi kéo tay anh nịnh nọt: “Artenza, hàng xóm nhà nào cũng có ban công.”
Như thể cô nói chuyện với không khí: “Artenza, chúng ta cũng làm một cái ban công nhé. Chỉ cần anh đồng ý thôi, em sẽ tự lo hết, nhé? Nhée?”
Cuối cùng cô chỉ có thể lầm bầm bước xuống cầu thang: “Có ban công chẳng phải rất tuyệt vời sao? Ở đó mình có thể gội đầu, phơi nắng, cuối tuần nếu rảnh, mình có thể nằm lười nghe các dàn nhạc biểu diễn miễn phí.”
“Được không?” Anh véo nhẹ mặt cô.
Cô gật đầu liên tục, nhưng họ đâu có ban công như người ta?
**
Trên ban công treo mấy giỏ cây leo, cành lá xanh mướt rung rinh trong gió. Ở đó còn có một chiếc ghế nằm ngả, và Artenza của cô như một nhà ảo thuật xuất sắc, trong chớp mắt, bên cạnh cô là đồ gội đầu, kẹp tóc, tạp chí, không khác gì ở salon.
Giây phút này, Hứa Qua cảm giác mình không khác gì tổng thống được cung phụng tận miệng. Cô khẽ ngâm nga bài hát theo giai điệu từ những chiếc tàu di chuyển trên sông, tận hưởng sự phục vụ chu đáo của “anh gội đầu”.
“Quý khách, cô muốn nước ấm hay lạnh?” Giọng “anh gội đầu” quá gợi cảm, kể cả tay nghề anh có hạng bét thì cô vẫn sẽ ưu ái để cho anh chút mặt mũi.
“Nước ấm đi.”
“Quý khách, vậy cô muốn massage mạnh hay nhẹ?”
“Cứ như bình thường là được.”
Mới nói hai câu thôi mà cô đã thấy khát nước. Thôi được rồi, giờ là lúc vận dụng trí tưởng tượng, cô đang trôi vào vũ trụ trái cây nhiệt đới, nơi tuyệt vời đến mức Nữ hoàng Anh cũng không thể đặt chân tới. Cô nhặt một trái dâu tây lên, cắn một miếng. Trời ơi, sao nó chua loét.
Nhưng cô vẫn cố gắng làm bộ mình ăn rất ngon, vì cảnh tượng trên ban công lúc này đang được phát sóng trực tiếp toàn cầu. Nghe nói tổng thống Nga cũng phải tạm gác công việc bận rộn để xem người du hành thời gian trông ra làm sao.
Con sông cạnh ban công này tên là gì ấy nhỉ? Vì bận bịu nhiều chuyện nên cô quên mất cái tên rồi. Vì quá mệt mỏi cộng với sự lười biếng, cô dùng sóng não để dò hỏi “anh gội đầu”.
“Quý khách, hiện tại cô đang ở thành phố Prague. Con sông bên cạnh đây có tên là Vltava.”
“Anh gội đầu” này nhiều lời quá, nhưng cô có thể thông cảm vì không phải ai cũng có cơ hội được trò chuyện đôi câu với người du hành thời gian.
Giai điệu của người Hoa vừa kết thúc thì lại tới tiếng đàn hát sôi động của Mexico. Nếu đây không phải sông Vltava, không phải Prague, cô sẽ nghĩ mình đang ngồi ở lễ khai mạc Olympics, từng quốc gia cầm bảng nối nhau diễu hành qua sân khấu.
Chiếc thuyền của người Mexico thích chơi trội, thật ầm ĩ, cô nhấc tay lên.
“Quý khách muốn gì ạ?”, “anh gội đầu” đon đả hỏi thăm.
Giọng của cô khách không chút kiên nhẫn: “Gọi phụ trách của anh lại đây, tôi muốn khiếu nại. Tay nghề quá kém.”
“Dạ vâng, Quý khách đợi một chút.”
Anh chàng này thật nhanh nhẹn, chỉ một lát sau…
Một người đàn ông râu ria xồm xoàm xuất hiện ở ban công. Lúc đầu, anh ta nói tiếng Pháp, sau đó lại đổi sang tiếng Anh lơ lớ: “Xin lỗi, cho hỏi có phải tôi đi nhầm phòng?”
“Anh gội đầu” đáp lại bằng tiếng Pháp vô cùng trôi chảy: “Anh không đi nhầm đâu.”
Người đàn ông trung niên bối rối: “Miếng bánh dâu tây này quen mắt quá.”
“Anh gội đầu” liền đáp: “Chiếc bánh này lấy từ tủ lạnh nhà anh mà.”
Không ai nói gì tiếp theo.
Hứa Qua lồm cồm bò dậy từ chiếc ghế nằm, đầu cô còn dính đầy bọt xà phòng. Cô luống cuống trốn phía sau Lệ Liệt Nông, tên lừa đảo này lúc trước nói cô rằng anh có thể đảm bảo chủ nhà không về trước khi trời tối.
Anh hàng xóm này không phải người ghê gớm. Ngay cả khi đôi vợ chồng hàng xóm ngang nhiên phá khoá, chiếm ban công nhà anh ta để gội đầu, lại còn vô cùng tự nhiên ăn lẹm chiếc bánh dâu tây anh ta tự tay làm, anh ta cũng chỉ hơi tức giận một chút thôi.
Điểm mấu chốt khiến anh ta muốn chửi đổng lên chính là, hai con người vô duyên này vì muốn tận hưởng thế giới hai người mà cho cún cưng của anh ta uống thuốc ngủ. Giờ nó đang nằm duỗi thẳng cẳng trên giường anh ta không hề hay biết gì.
Hơi thở tức giận của người đàn ông Pháp khiến Hứa Qua co người lại, cố gắng làm mình trở nên vô hình. Mất mặt quá trời ơi, giờ người đầu tóc đầy bọt là cô, người ăn chiếc bánh dâu tây cũng là cô.
Càng xấu hổ hơn, du khách trên những chiếc du thuyền đã chĩa hết camera về phía ban công này.
Rốt cuộc, người đàn ông Pháp cũng xả xong cơn thịnh nộ.
“Thưa anh, anh đã xong rồi chứ?”, “anh gội đầu” ăn nói nhẹ nhàng: “Tôi nghĩ tôi cần thông báo anh một tin tức. Đây là giây phút đặc biệt trong cuộc đời anh, tôi nghĩ sau khi tôi giải thích câu chuyện, anh sẽ thấy thật ra đây là một vinh hạnh hiếm có.”
“Bởi vì cô gái này chính là một người du hành thời gian.”
Câu nói của “anh gội đầu” khiến người đàn ông Pháp sửng sốt, như thể anh ta chưa tiếp thu được “vinh dự” hiếm có này.
Ánh mắt anh ta nhìn về phía cô, người du hành thời gian trong miệng “anh gội đầu”.
“Anh gội đầu” vẫn tiếp tục thao thao bất tuyệt với thái độ trang trọng chưa từng thấy: “Thưa anh, nếu anh giữ nguyên kế hoạch ban đầu, cùng người bạn ăn đồ Tàu, sau đó đi làm và trở về nhà lúc bốn rưỡi, anh sẽ thấy ban công nhà mình rất sạch sẽ, phía dưới chiếc điều khiển TV là tờ 50 Euro cho chiếc bánh dâu tây.”
“Tôi xin lỗi về con chó, nhưng tôi có thể xác nhận với anh rằng, nó rất rất trung thành với anh. Vậy nên tôi chỉ có hai lựa chọn, một là làm nó đần độn mãi mãi, hai là để nó ngủ một giấc ngon đến khi anh về lúc bốn rưỡi. Chúng tôi đã chọn phương án hai.”
Hứa Qua thầm gào “mẹ ơi” trong lòng. Lệ Liệt Nông nói sai rồi.
Người Pháp tiếp thu thông tin rất nhanh, ánh mắt trừng trừng của anh ta như muốn nói: “Tôi không phải trẻ con mà các người bịa chuyện du hành thời gian nhé. Ít nhất, cũng không ai du hành thời gian tới cái ban công nhà tôi.”
Lúc này, Lệ Liệt Nông nắm lấy tay cô, anh bước tới gần người đàn ông Pháp, hơi gật đầu: “Xin lỗi vì đã quấy rầy anh. Hiện tại chúng tôi phải tạm biệt anh và nơi này rồi. Tốt nhất anh đừng đứng gần chúng tôi, bởi khi chúng tôi du hành thời gian, ánh sáng cường độ cao sẽ tổn thương thị giác.”
Cứ như vậy, họ tự nhiên phá khoá đi vào rồi hiên ngang rời đi.
Tiếng đóng cửa vang lên phía sau lưng, bước một đoạn rồi nhưng Hứa Qua vẫn không nghe thấy tiếng cửa bị mở ra. Nói không chừng, người đàn ông Pháp kia thật sự sợ ánh sáng cường độ cao làm hỏng mắt.
Đầu cô gác lên phía sau lưng Lệ Liệt Nông, bước từng bước theo nhịp của anh, khe khẽ nở nụ cười.
“Không cho em cười!” Nhà lãnh đạo 1942 cảnh cáo cô.
Anh càng cấm càng làm cô cười không khép được miệng.
“Em còn cười nữa, anh ném em xuống sông”, nhà lãnh đạo 1942 dùng cái giọng hù doạ người đàn ông Pháp để cảnh cáo cô.
“Anh làm được vậy sao?”, cô tự tin hỏi.
Như bị cô chọc vào điểm yếu, ông Lệ thở ngắn thở dài. Anh quàng tay ra phía sau, kéo cô vào ngực rồi kéo đi như sư tử mẹ. Từ vị trí này, cô có thể nhìn thấy đường nét xương quai hàm của anh.
Dưới ánh nhìn si mê nóng rực ấy, người đàn ông lại cảnh cáo: “Em không tin anh sẽ ném em xuống sông hả?”
Tin mới là lạ.
Cô nhìn anh: “Artenza.”
“Ừm.”
“Cõng em.”
“Em có hai chân đấy.”
“Artenza, nếu anh không cõng em, sao em tin được là anh mê em đến mất hồn mất vía?”
Cuối cùng cô cũng được nhìn thấy khung cảnh từ trên vai anh như mong muốn. Người đàn ông thở dài: “Giờ em tin chưa?”
Cô cong cong đôi mắt: “Nếu anh tình nguyện cõng em, không cần phải nhắc thì em mới tin.”
Có tiếng bẻ khớp tay vang lên.
Giữa ban ngày anh phá hỏng khoá chống trộm của nhà hàng xóm, phối hợp diễn màn kịch nhỏ với cô, trở thành một “anh gội đầu” lắng nghe cô hươu vượn trên trời dưới đất, lại nói chuyện như người không bình thường với người đàn ông Pháp kia, cô đã tin, tin rằng con gái ông chủ tiệm kim khí đã khiến Artenza mê như điếu đổ.
Đơn giản là Artenza chưa bao giờ làm những chuyện kỳ lạ như vậy cả, anh cũng chưa bao giờ nói năng linh tinh. Nhưng giờ anh trở thành như vậy, không phải vì mê cô lắm sao?
Nghĩ vậy, cô vươn tay ra trước, xoa xoa mặt Lệ Liệt Nông. Cuối cùng, ngón tay vuốt v e khoé miệng anh, cảm giác hạnh phúc mỹ mãn. Anh bước từng bước chậm rãi như thế muốn giây phút này trôi chậm lại.
“Hứa Qua.”
“Ừm.”
“Giờ là một rưỡi chiều.”
“Anh muốn nói điều gì?”
“Hứa Qua, em phải nhớ kỹ thời gian này.”
“Vâng.”
Đúng một rưỡi chiều, anh cõng cô đi qua chỗ rẽ ở hành lang. Từ đây, cô có thể thấy căn phòng của họ.
“Hứa Qua.”
“Vâng.”
“Người đàn ông Pháp vừa lên cơn thịnh nộ kia là Bernard, anh ta là nhân viên ngân hàng.”
“Ừm.”
“Dầu gội có mùi hương dễ chịu kia tên là Lush, nghĩa là hương cỏ cây tươi mát.”
“Vâng.”
“Con chó mà mình cho uống thuốc ngủ kia tên là Nick, nó là giống Akita, là một giống chó của Nhật Bản.”
“Vâng”, cô bắt đầu mệt rã rời, trả lời mà chẳng suy nghĩ. May quá, chỉ còn hai căn hộ nữa là tới nhà họ, nhưng bước chân anh ngày càng chậm chạp.
“Hứa Qua.”
“Vâng.”
“Những gì anh vừa nói em có nghe không đó?”
Ách… Cô ấp úng kêu tên anh: “Artenza”.
“Hứa Qua, em phải nhớ kỹ những chi tiết anh vừa nói”, anh dừng bước chân.
Không rõ có phải ảo giác hay không, Hứa Qua cảm thấy khi Lệ Liệt Nông nói những lời này… Tay cô lại vươn ra trước, chạm vào khoé miệng anh. Anh vẫn đang cười.
Anh đang cười, nhưng tại sao ngón tay cô lại cảm nhận được nỗi buồn lan tràn trong từng hơi thở? Mặt cô dán vào vai anh: “Người đàn ông Pháp vừa rít lên với chúng mình tên là Bernard, là một nhân viên ngân hàng. Dầu gội có hương thơm dễ chịu kia tên là Lush, nghĩa là hương cỏ cây tươi mát. Chú chó bị chúng ta hạ thuốc ngủ tên là Nick, là giống chó Akita từ Nhật Bản.”
Không hiểu vì sao, khi nói xong những điều đó, lòng cô trở nên trĩu nặng: “Artenza, em sẽ ghi nhớ những điều đó.”
“Cô bé ngoan.”
Đêm tới, trước TV đang chiếu lại trận bóng đá, Hứa Qua ngồi xếp bằng trên sopha, trước ngực là hộp bánh quy thơm phức.
Dần dần, những cầu thủ trên màn hình bắt đầu rung lên xuống, hộp bánh trong tay cô rơi xuống đất, đầu cô ngả về bên trái. Chỗ ngồi này quá tuyệt, bả vai anh thật ấm áp. Người đàn ông này chắc chắn đã bị Hứa Qua mê hoặc đến hết thuốc chữa, chỉ cần có cơ hội, anh sẽ âu yếm dính sát vào người cô.
Cô cong môi cười, ngọ nguậy tìm vị trí thoải mái trong ngực anh. Trong lúc mơ màng, tiếng TV được chỉnh nhỏ lại. Trong mơ màng, hộp bánh trong tay đã bị nhấc đi.
Anh bế cô vào phòng ngủ, đặt cô xuống giường. Có tiếng bình luận viên bóng đá kích động hét lên từ TV ngoài phòng khách, cô cong môi thoả mãn.
Đôi môi mềm mại của anh chạm vào khoé mắt cô, từ từ hôn từng centimet xuống khoé miệng. Tại sao anh vẫn ở đây? Không phải đội bóng yêu thích của anh vừa ghi bàn sao?
Đôi môi ấy nói với cô: “Chúc em ngủ ngon.”
Tại sao Artenza không ngồi xem trận bóng đá ấy, tại sao anh không sung sướng khi đội bóng mình thích ghi bàn? Tại sao câu chúc ngủ ngon lại buồn như thế?
Từ bên kia sông Vltava vọng tiếng hát của nam diễn viên nhạc kịch: Thời gian như nước chảy, ta đâu thể nắm giữ mãi. Lặng nhìn thời gian trôi, mùa thu đi rồi mùa xuân lại tới…
—
Có một chú chim bồ câu đang đậu trên khung cửa sổ nhà họ, nó ngoái đầu rỉa rỉa phần lông bị gió thổi ngược phía sau lưng. Khi chỗ lông vũ đã mượt mà bóng loáng, chú ta đập cánh bay về quảng trường Prague, nơi du khách bốn phương hào phóng thảy cho chúng những bữa ăn phong phú.
Một ngày mới lại bắt đầu.
Từ xa vang tới tiếng còi tàu, một chiếc du thuyền đang chở khách đi dưới cầu Charlie. Mỗi ngày có rất nhiều con thuyền lớn nhỏ đi qua trước ô cửa sổ nhà họ. Mỗi tàu có một dàn nhạc biểu diễn những giai điệu vui tươi phục vụ riêng cho du khách đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
Hứa Qua có thể nhận ra giai điệu và đoán chính xác tàu đang chở du khách nước nào. Đây là bài quốc ca Tây Ba Nha đầy hùng hồn dành cho những vị khách tới từ xứ sở bò tót. Tiếng nhạc dần nhỏ đi rồi biến mất, một bài quốc ca khác lại vang lên từ một chiếc thuyền chở những du khách từ nước Mỹ xa xôi.
Tiếng nhạc cứ đến rồi đi, Hứa Qua nhẹ duỗi người, hàng mi dài rung rinh. Cô he hé mắt, lén nhìn qua đống chăn gối ngồn ngộn.
Người đàn ông đang đọc sách cạnh giường kia khi nào mới rời đi vậy??
Trong tiếng sáo vui vẻ vang vọng từ chiếc thuyền chở khách Ireland ngoài sông, anh ngồi đó rất lâu mà chưa lật trang mới.
Hứa Qua đoán giờ mà rèm được kéo lên, ánh mặt trời sẽ nướng chín mông cô luôn ấy chứ.
Như nghe được tiếng nói trong đầu cô, người đàn ông đang đọc sách lên tiếng: “Không sao đâu, em muốn ngủ bao lâu cũng được.”
Chậc, ông Lệ hiểu nhầm rồi. Cô cũng muốn ngủ nướng lắm, nhưng giờ tóc tai cô rất thảm, bết xệt thành lọn như đ ĩa mỳ Ý. Tối qua, đầu cô đầy mồ hôi vì màn “vận động” nhưng anh không cho cô gội đầu giữa đêm, nói tóc dài rất lâu khô. Lúc đó cô mệt muốn chết, để mặc anh bế mình lên từ bồn tắm, lau khô người rồi quấn chăn kín mít.
Rồi giờ thì sao, cô không dám phát biểu sự khó chịu với cái đầu bết trong khi anh chính là đầu xỏ.
Hứa Qua làm bộ vươn vai, mở to mắt, cô vươn bàn chân ra khỏi chăn, đẩy đẩy đầu gối anh. Người đàn ông ngẩng đầu lên, ánh mắt anh viết câu: “Có việc gì thế?”
Đáp lại là giọng ngái ngủ của cô: “Em đói bụng!”
Ông Lệ vui vẻ: “Anh đã chuẩn bị bữa sáng rồi.”
Thế nhưng anh lại muốn chui đầu vào chăn.
“Lệ Liệt Nông”, cô tức giận đá anh một cái: “Giờ em không có mặc gì cả.”
“Thì…”
Cô trừng mắt: “Thì anh hoặc là ra khỏi phòng, hoặc là quay mặt đi.”
Anh rất nhanh nhẹn quay đầu qua chỗ khác nhưng cô chẳng yên tâm chút nào: “Anh thề anh sẽ không quay lại đánh úp em đi.”
Anh giơ hai tay lên như đầu hàng.
Dưới lớp chăn, Hứa Qua lại mới phát hiện ra vấn đề tiếp theo. Cô không nhớ tối qua mình mặc gì, bộ quần áo đấy giờ đang ở đâu?
“Quần áo em đâu rồi?”
“Buổi sáng anh mang tới tiệm giặt rồi.”
Nghe lời anh nói, Hứa Qua vui hẳn lên. Người đàn ông đẹp trai lạnh lùng như ông Lệ cũng có ngày làm việc nhà như bao người khác, thật là đáng yêu.
Ở thành phố này, đàn ông đẹp trai chính là hũ mật thu hút ong bướm. Dù phụ nữ nơi đây xinh đẹp thế nào, họ vẫn luôn giữ sự cảnh giác nhất định: “Nếu cưới được một anh chàng đẹp trai, nhất định tôi sẽ nuôi anh ấy như con trai, tuyệt đối không để anh ấy xuất hiện ở nơi công cộng, quá nguy hiểm.”
Cô nhìn cái gáy gợi cảm của Lệ Liệt Nông rồi ngây ngốc cười, cô không muốn anh là con trai mình, nhốt ở trong nhà đâu. Nếu muốn, cô muốn nhìn thấy anh ở nhà….
Trong đầu vừa tưởng tượng hình ảnh Lệ Liệt Nông cầm bình sữa, đôi môi cô đã bị lấp kín. Hứa Qua được hôn đến thở gấp, người mềm oặt, đến khi cô chẳng phân biệt được đất trời, đến khi…
“Tóc em có mùi.”
Má nó.
“Bà Lệ có muốn vừa gội đầu, vừa phơi nắng, vừa nghe nhạc miễn phí ở ban công không?”
Sao cô có thể không nghĩ tới chứ. Khi vừa mới dọn tới đây, cô rất muốn có một cái ban công như thế. Lúc đó, cô còn lôi kéo tay anh nịnh nọt: “Artenza, hàng xóm nhà nào cũng có ban công.”
Như thể cô nói chuyện với không khí: “Artenza, chúng ta cũng làm một cái ban công nhé. Chỉ cần anh đồng ý thôi, em sẽ tự lo hết, nhé? Nhée?”
Cuối cùng cô chỉ có thể lầm bầm bước xuống cầu thang: “Có ban công chẳng phải rất tuyệt vời sao? Ở đó mình có thể gội đầu, phơi nắng, cuối tuần nếu rảnh, mình có thể nằm lười nghe các dàn nhạc biểu diễn miễn phí.”
“Được không?” Anh véo nhẹ mặt cô.
Cô gật đầu liên tục, nhưng họ đâu có ban công như người ta?
**
Trên ban công treo mấy giỏ cây leo, cành lá xanh mướt rung rinh trong gió. Ở đó còn có một chiếc ghế nằm ngả, và Artenza của cô như một nhà ảo thuật xuất sắc, trong chớp mắt, bên cạnh cô là đồ gội đầu, kẹp tóc, tạp chí, không khác gì ở salon.
Giây phút này, Hứa Qua cảm giác mình không khác gì tổng thống được cung phụng tận miệng. Cô khẽ ngâm nga bài hát theo giai điệu từ những chiếc tàu di chuyển trên sông, tận hưởng sự phục vụ chu đáo của “anh gội đầu”.
“Quý khách, cô muốn nước ấm hay lạnh?” Giọng “anh gội đầu” quá gợi cảm, kể cả tay nghề anh có hạng bét thì cô vẫn sẽ ưu ái để cho anh chút mặt mũi.
“Nước ấm đi.”
“Quý khách, vậy cô muốn massage mạnh hay nhẹ?”
“Cứ như bình thường là được.”
Mới nói hai câu thôi mà cô đã thấy khát nước. Thôi được rồi, giờ là lúc vận dụng trí tưởng tượng, cô đang trôi vào vũ trụ trái cây nhiệt đới, nơi tuyệt vời đến mức Nữ hoàng Anh cũng không thể đặt chân tới. Cô nhặt một trái dâu tây lên, cắn một miếng. Trời ơi, sao nó chua loét.
Nhưng cô vẫn cố gắng làm bộ mình ăn rất ngon, vì cảnh tượng trên ban công lúc này đang được phát sóng trực tiếp toàn cầu. Nghe nói tổng thống Nga cũng phải tạm gác công việc bận rộn để xem người du hành thời gian trông ra làm sao.
Con sông cạnh ban công này tên là gì ấy nhỉ? Vì bận bịu nhiều chuyện nên cô quên mất cái tên rồi. Vì quá mệt mỏi cộng với sự lười biếng, cô dùng sóng não để dò hỏi “anh gội đầu”.
“Quý khách, hiện tại cô đang ở thành phố Prague. Con sông bên cạnh đây có tên là Vltava.”
“Anh gội đầu” này nhiều lời quá, nhưng cô có thể thông cảm vì không phải ai cũng có cơ hội được trò chuyện đôi câu với người du hành thời gian.
Giai điệu của người Hoa vừa kết thúc thì lại tới tiếng đàn hát sôi động của Mexico. Nếu đây không phải sông Vltava, không phải Prague, cô sẽ nghĩ mình đang ngồi ở lễ khai mạc Olympics, từng quốc gia cầm bảng nối nhau diễu hành qua sân khấu.
Chiếc thuyền của người Mexico thích chơi trội, thật ầm ĩ, cô nhấc tay lên.
“Quý khách muốn gì ạ?”, “anh gội đầu” đon đả hỏi thăm.
Giọng của cô khách không chút kiên nhẫn: “Gọi phụ trách của anh lại đây, tôi muốn khiếu nại. Tay nghề quá kém.”
“Dạ vâng, Quý khách đợi một chút.”
Anh chàng này thật nhanh nhẹn, chỉ một lát sau…
Một người đàn ông râu ria xồm xoàm xuất hiện ở ban công. Lúc đầu, anh ta nói tiếng Pháp, sau đó lại đổi sang tiếng Anh lơ lớ: “Xin lỗi, cho hỏi có phải tôi đi nhầm phòng?”
“Anh gội đầu” đáp lại bằng tiếng Pháp vô cùng trôi chảy: “Anh không đi nhầm đâu.”
Người đàn ông trung niên bối rối: “Miếng bánh dâu tây này quen mắt quá.”
“Anh gội đầu” liền đáp: “Chiếc bánh này lấy từ tủ lạnh nhà anh mà.”
Không ai nói gì tiếp theo.
Hứa Qua lồm cồm bò dậy từ chiếc ghế nằm, đầu cô còn dính đầy bọt xà phòng. Cô luống cuống trốn phía sau Lệ Liệt Nông, tên lừa đảo này lúc trước nói cô rằng anh có thể đảm bảo chủ nhà không về trước khi trời tối.
Anh hàng xóm này không phải người ghê gớm. Ngay cả khi đôi vợ chồng hàng xóm ngang nhiên phá khoá, chiếm ban công nhà anh ta để gội đầu, lại còn vô cùng tự nhiên ăn lẹm chiếc bánh dâu tây anh ta tự tay làm, anh ta cũng chỉ hơi tức giận một chút thôi.
Điểm mấu chốt khiến anh ta muốn chửi đổng lên chính là, hai con người vô duyên này vì muốn tận hưởng thế giới hai người mà cho cún cưng của anh ta uống thuốc ngủ. Giờ nó đang nằm duỗi thẳng cẳng trên giường anh ta không hề hay biết gì.
Hơi thở tức giận của người đàn ông Pháp khiến Hứa Qua co người lại, cố gắng làm mình trở nên vô hình. Mất mặt quá trời ơi, giờ người đầu tóc đầy bọt là cô, người ăn chiếc bánh dâu tây cũng là cô.
Càng xấu hổ hơn, du khách trên những chiếc du thuyền đã chĩa hết camera về phía ban công này.
Rốt cuộc, người đàn ông Pháp cũng xả xong cơn thịnh nộ.
“Thưa anh, anh đã xong rồi chứ?”, “anh gội đầu” ăn nói nhẹ nhàng: “Tôi nghĩ tôi cần thông báo anh một tin tức. Đây là giây phút đặc biệt trong cuộc đời anh, tôi nghĩ sau khi tôi giải thích câu chuyện, anh sẽ thấy thật ra đây là một vinh hạnh hiếm có.”
“Bởi vì cô gái này chính là một người du hành thời gian.”
Câu nói của “anh gội đầu” khiến người đàn ông Pháp sửng sốt, như thể anh ta chưa tiếp thu được “vinh dự” hiếm có này.
Ánh mắt anh ta nhìn về phía cô, người du hành thời gian trong miệng “anh gội đầu”.
“Anh gội đầu” vẫn tiếp tục thao thao bất tuyệt với thái độ trang trọng chưa từng thấy: “Thưa anh, nếu anh giữ nguyên kế hoạch ban đầu, cùng người bạn ăn đồ Tàu, sau đó đi làm và trở về nhà lúc bốn rưỡi, anh sẽ thấy ban công nhà mình rất sạch sẽ, phía dưới chiếc điều khiển TV là tờ 50 Euro cho chiếc bánh dâu tây.”
“Tôi xin lỗi về con chó, nhưng tôi có thể xác nhận với anh rằng, nó rất rất trung thành với anh. Vậy nên tôi chỉ có hai lựa chọn, một là làm nó đần độn mãi mãi, hai là để nó ngủ một giấc ngon đến khi anh về lúc bốn rưỡi. Chúng tôi đã chọn phương án hai.”
Hứa Qua thầm gào “mẹ ơi” trong lòng. Lệ Liệt Nông nói sai rồi.
Người Pháp tiếp thu thông tin rất nhanh, ánh mắt trừng trừng của anh ta như muốn nói: “Tôi không phải trẻ con mà các người bịa chuyện du hành thời gian nhé. Ít nhất, cũng không ai du hành thời gian tới cái ban công nhà tôi.”
Lúc này, Lệ Liệt Nông nắm lấy tay cô, anh bước tới gần người đàn ông Pháp, hơi gật đầu: “Xin lỗi vì đã quấy rầy anh. Hiện tại chúng tôi phải tạm biệt anh và nơi này rồi. Tốt nhất anh đừng đứng gần chúng tôi, bởi khi chúng tôi du hành thời gian, ánh sáng cường độ cao sẽ tổn thương thị giác.”
Cứ như vậy, họ tự nhiên phá khoá đi vào rồi hiên ngang rời đi.
Tiếng đóng cửa vang lên phía sau lưng, bước một đoạn rồi nhưng Hứa Qua vẫn không nghe thấy tiếng cửa bị mở ra. Nói không chừng, người đàn ông Pháp kia thật sự sợ ánh sáng cường độ cao làm hỏng mắt.
Đầu cô gác lên phía sau lưng Lệ Liệt Nông, bước từng bước theo nhịp của anh, khe khẽ nở nụ cười.
“Không cho em cười!” Nhà lãnh đạo 1942 cảnh cáo cô.
Anh càng cấm càng làm cô cười không khép được miệng.
“Em còn cười nữa, anh ném em xuống sông”, nhà lãnh đạo 1942 dùng cái giọng hù doạ người đàn ông Pháp để cảnh cáo cô.
“Anh làm được vậy sao?”, cô tự tin hỏi.
Như bị cô chọc vào điểm yếu, ông Lệ thở ngắn thở dài. Anh quàng tay ra phía sau, kéo cô vào ngực rồi kéo đi như sư tử mẹ. Từ vị trí này, cô có thể nhìn thấy đường nét xương quai hàm của anh.
Dưới ánh nhìn si mê nóng rực ấy, người đàn ông lại cảnh cáo: “Em không tin anh sẽ ném em xuống sông hả?”
Tin mới là lạ.
Cô nhìn anh: “Artenza.”
“Ừm.”
“Cõng em.”
“Em có hai chân đấy.”
“Artenza, nếu anh không cõng em, sao em tin được là anh mê em đến mất hồn mất vía?”
Cuối cùng cô cũng được nhìn thấy khung cảnh từ trên vai anh như mong muốn. Người đàn ông thở dài: “Giờ em tin chưa?”
Cô cong cong đôi mắt: “Nếu anh tình nguyện cõng em, không cần phải nhắc thì em mới tin.”
Có tiếng bẻ khớp tay vang lên.
Giữa ban ngày anh phá hỏng khoá chống trộm của nhà hàng xóm, phối hợp diễn màn kịch nhỏ với cô, trở thành một “anh gội đầu” lắng nghe cô hươu vượn trên trời dưới đất, lại nói chuyện như người không bình thường với người đàn ông Pháp kia, cô đã tin, tin rằng con gái ông chủ tiệm kim khí đã khiến Artenza mê như điếu đổ.
Đơn giản là Artenza chưa bao giờ làm những chuyện kỳ lạ như vậy cả, anh cũng chưa bao giờ nói năng linh tinh. Nhưng giờ anh trở thành như vậy, không phải vì mê cô lắm sao?
Nghĩ vậy, cô vươn tay ra trước, xoa xoa mặt Lệ Liệt Nông. Cuối cùng, ngón tay vuốt v e khoé miệng anh, cảm giác hạnh phúc mỹ mãn. Anh bước từng bước chậm rãi như thế muốn giây phút này trôi chậm lại.
“Hứa Qua.”
“Ừm.”
“Giờ là một rưỡi chiều.”
“Anh muốn nói điều gì?”
“Hứa Qua, em phải nhớ kỹ thời gian này.”
“Vâng.”
Đúng một rưỡi chiều, anh cõng cô đi qua chỗ rẽ ở hành lang. Từ đây, cô có thể thấy căn phòng của họ.
“Hứa Qua.”
“Vâng.”
“Người đàn ông Pháp vừa lên cơn thịnh nộ kia là Bernard, anh ta là nhân viên ngân hàng.”
“Ừm.”
“Dầu gội có mùi hương dễ chịu kia tên là Lush, nghĩa là hương cỏ cây tươi mát.”
“Vâng.”
“Con chó mà mình cho uống thuốc ngủ kia tên là Nick, nó là giống Akita, là một giống chó của Nhật Bản.”
“Vâng”, cô bắt đầu mệt rã rời, trả lời mà chẳng suy nghĩ. May quá, chỉ còn hai căn hộ nữa là tới nhà họ, nhưng bước chân anh ngày càng chậm chạp.
“Hứa Qua.”
“Vâng.”
“Những gì anh vừa nói em có nghe không đó?”
Ách… Cô ấp úng kêu tên anh: “Artenza”.
“Hứa Qua, em phải nhớ kỹ những chi tiết anh vừa nói”, anh dừng bước chân.
Không rõ có phải ảo giác hay không, Hứa Qua cảm thấy khi Lệ Liệt Nông nói những lời này… Tay cô lại vươn ra trước, chạm vào khoé miệng anh. Anh vẫn đang cười.
Anh đang cười, nhưng tại sao ngón tay cô lại cảm nhận được nỗi buồn lan tràn trong từng hơi thở? Mặt cô dán vào vai anh: “Người đàn ông Pháp vừa rít lên với chúng mình tên là Bernard, là một nhân viên ngân hàng. Dầu gội có hương thơm dễ chịu kia tên là Lush, nghĩa là hương cỏ cây tươi mát. Chú chó bị chúng ta hạ thuốc ngủ tên là Nick, là giống chó Akita từ Nhật Bản.”
Không hiểu vì sao, khi nói xong những điều đó, lòng cô trở nên trĩu nặng: “Artenza, em sẽ ghi nhớ những điều đó.”
“Cô bé ngoan.”
Đêm tới, trước TV đang chiếu lại trận bóng đá, Hứa Qua ngồi xếp bằng trên sopha, trước ngực là hộp bánh quy thơm phức.
Dần dần, những cầu thủ trên màn hình bắt đầu rung lên xuống, hộp bánh trong tay cô rơi xuống đất, đầu cô ngả về bên trái. Chỗ ngồi này quá tuyệt, bả vai anh thật ấm áp. Người đàn ông này chắc chắn đã bị Hứa Qua mê hoặc đến hết thuốc chữa, chỉ cần có cơ hội, anh sẽ âu yếm dính sát vào người cô.
Cô cong môi cười, ngọ nguậy tìm vị trí thoải mái trong ngực anh. Trong lúc mơ màng, tiếng TV được chỉnh nhỏ lại. Trong mơ màng, hộp bánh trong tay đã bị nhấc đi.
Anh bế cô vào phòng ngủ, đặt cô xuống giường. Có tiếng bình luận viên bóng đá kích động hét lên từ TV ngoài phòng khách, cô cong môi thoả mãn.
Đôi môi mềm mại của anh chạm vào khoé mắt cô, từ từ hôn từng centimet xuống khoé miệng. Tại sao anh vẫn ở đây? Không phải đội bóng yêu thích của anh vừa ghi bàn sao?
Đôi môi ấy nói với cô: “Chúc em ngủ ngon.”
Tại sao Artenza không ngồi xem trận bóng đá ấy, tại sao anh không sung sướng khi đội bóng mình thích ghi bàn? Tại sao câu chúc ngủ ngon lại buồn như thế?
Từ bên kia sông Vltava vọng tiếng hát của nam diễn viên nhạc kịch: Thời gian như nước chảy, ta đâu thể nắm giữ mãi. Lặng nhìn thời gian trôi, mùa thu đi rồi mùa xuân lại tới…
—
Mừng Giáng Sinh, Tặng Ngay 15% Giá Trị Nạp. Chương Trình Khuyến Mãi Kéo Dài Từ 24/12 Đến Hết 27/12, Nhanh Tay Lên Các Bạn Ơi!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook