Dưới Nắng Trời Châu Âu
-
Chương 16: Thụy Sỹ: LUCERNE thơ mộng
TÔI CÓ THÓI QUEN LÀ TRƯỚC mỗi lần đi đâu đều lên mạng tìm thông tin hoặc đọc cuốn sách hướng dẫn du lịch để khỏi ngỡ ngàng và tiết kiệm thời gian khi đến đó. Nhân có Hoa – cô bạn đang học ở Lucerne, tôi quyết định sẽ dùng mấy ngày nghỉ phép cuối cùng trong năm để ghé thăm đất nước Thụy Sỹ.
Trong chuyến tàu đêm từ Zurich về Weggis, tôi phải đi quan Lucerne. Khi tàu chạy dọc đường ray ven hồ Lucerne, tôi đã ồ lên vì bất ngờ. Lucerne về đêm đẹp đến nỗi tôi đã nghĩ rằng nếu có trở thành họa sỹ, tôi cũng không bao giờ vẽ lại được một bức tranh hoàn hảo như thế. Những căn nhà, những ngọn đèn lung linh soi bóng xuống mặt hồ khiến Lucerne không khác gì một nữ hoàng kiêu sa của Thụy Sĩ. Giây phút đó, tôi biết mình có cảm tình với thành phố này.
Núi Pilatus
Sáng hôm sau, tôi và Hoa tới Lucerne từ sáng sớm, thời tiết rất đẹp nên chúng tôi quyết định leo núi Pilatus thuộc Lucerne với độ cao 2132m. Từ chân núi lên đến đỉnh, bạn có thể đi cáp treo và lúc xuống thì đi tàu, mất khoảng 40 phút. Lúc lên chúng tôi đi bằng cáp treo và lúc xuống thì đi tàu để có thể nhìn thấy thành phố Lucerne từ hai góc nhìn khác nhau. Đi bằng cáp treo, người ta có cảm giác như đang lơ lửng giữa bầu trời, nhìn xuống phía dưới là hồ, là những ngọn đồi nhấp nhô, còn nếu đi tàu bạn sẽ được ngồi trên đoạn đường ray dốc nhất Châu Âu với độ dốc 48%. Do độ dốc cao nên tuyến tàu lên núi Pilatus phải sử dụng công nghệ bánh răng hỗ trợ. Bình thường nếu đi vào mùa đông thì thời tiết xấu, có lên đỉnh núi cũng khó có thể nhìn xuống vì những lớp sương mù day dặc nhưng không hiểu sao hôm chúng tôi đi, bầu trời lại xanh ngắt. Tôi và Hoa chọn một góc đẹp nhất trên núi và nhìn xuống hồ Lucerne, hít thở không khí trong lành của thiên nhiên. Trên những mỏm đá, những mảng tuyết dày đặc vẫn chưa kịp tan ra, mà tôi cũng không biết nó có còn cơ hội để tan nữa hay không khi mùa đông đang bắt đầu đến. Tôi nằm dài trên một tảng đá lớn, nhắm mắt lại và nghe những bản tình ca của Trịnh Công Sơn từ máy nghe nhạc. Đối với tôi, đó là một thú vui, một cách tận hưởng cuộc sống hết sức bình dị.
Rời núi Pilatus, chúng tôi vào trung tâm thành phố Lucerne – một trong những thành phố đẹp và thơ mộng nhất Thụy Sĩ. Có rất nhiều những tấm bưu ảnh quảng cáo Thụy Sĩ đã chọn Lucerne bởi thành phố có một địa hình hết sức thuận lợi, được bao bọc bởi hồ và phía sau hồ là những dãy núi trùng điệp. Lucerne không phải là thành phố lớn của Thụy Sĩ nhưng sẽ thật đáng tiếc cho những ai tới Thụy Sĩ mà không dừng chân lại nơi này.
Cầu gỗ cổ nhất Châu Âu
Từ ga Lucerne, tôi và Hoa tới thẳng chiếc cầu Nhà thờ nhỏ (tiếng Đức là Kappelbruke). Đây là cầu gỗ có mái che cổ nhất Châu Âu được xây từ thế kỉ XIV, dài 204m với những bức tranh mô tả phần nào lịch sử của Lucerne. Theo một cuốn sách hướng dẫn du lịch thì “Đây là thành phố đầu tiên nhập vào khối liên minh ba thung lũng thuộc vùng Alpes và Lucerne mang tên Vierwaldstattersee, có nghĩa là hồ của bốn vùng đất rừng. Nơi đây được coi là cội nguồn của đất nước Thụy Sĩ.” Đứng trên cầu, người ta có thể ngắm dọc khu phố đi bộ với những quán cà phê treo đầy cờ Thụy Sĩ. Dưới chân cầu, những chú thiên nga trắng muốt thi nhau khoe vẻ đẹp kiêu sa của mình. Khách du lịch có thể ngồi ven hồ và tận hưởng những giây phút bình yên giữa long thành phố xinh đẹp này.
Từ đây, chúng tôi đi dạo dọc quanh phố, ánh nắng chiều yếu ớt của những ngày tháng Mười một vẫn lóng lánh trên những mái nhà. Phía bên kia hồ những dãy núi còn phủ màu tuyết trắng, tôi ngồi bệt xuống bên cạnh một bé gái Thụy Sĩ đang cho thiên nga ăn và ngắm nhìn mặt hồ đang gợn sóng. Xung quanh tôi là bầu trời, là núi, là hồ và những người khách du lịch thân thiện. Chao ôi, Lucerne đẹp biết bao!
Tượng sư tử buồn khắc trong núi
Say khi đi dọc một đoạn dài bên hồ và đắm mình trong thiên nhiên, tôi quyết định ghé thăm bức tượng sư tử. Hình ảnh chú sư tử khắc trên núi với đôi mắt buồn bi thảm đã gây xúc động mạnh mẽ cho tôi. Hình ảnh con sư tử nằm chết oai hùng đã được nhà điêu khắc người Đan Mạch Bertel Thorvaldsen tạc vào năm 1810 để tưởng niệm hơn 800 lính Thụy Sĩ đã hy sinh thân mình để bảo vệ Hoàng gia Pháp, bởi đội quân Thụy Sĩ này trước đây đã được thuê để bảo vệ vua Louis XVI trong cuộc cách mạng Pháp. Bên cạnh bức tượng in hình hoa lưu ly biểu tượng cho sự kết thúc của triều đại Louis XVI và hình dấu thập tượng trưng cho sự trung thành và dũng cảm của những người lính Thụy Sĩ.
Điều khiến bức tượng sư tử trở nên sống động là dáng nằm oai phong, khi chết vẫn rất kiêu hãnh. Đó có lẽ cũng là lý do vì sao Mark Twain đã thốt lên “Tượng như một khối đá biết chuyển động và toát lên sự thương cảm đau buồn!” khi đứng trước bức tượng này.
Dừng chân ở đây chừng 30 phút, tôi và Hoa quay trở lại khu phố cổ. Vì là Chủ nhật nên phố cổ có phần vắng vẻ, nhưng đâu đâu cũng là những cửa hiệu bán đồng hồ và sô-cô-la vì đấy cũng chính là “đặc sản” của đất nước Thụy Sĩ. Chúng tôi thong thả đi dạo trên những con phố cổ lát đá dành cho người đi bộ và trở về ga. Tạm biệt Lucerne với núi Pilatus, tôi biết mình sẽ còn lưu giữ mãi những hình ảnh đẹp này về sau.
Trong chuyến tàu đêm từ Zurich về Weggis, tôi phải đi quan Lucerne. Khi tàu chạy dọc đường ray ven hồ Lucerne, tôi đã ồ lên vì bất ngờ. Lucerne về đêm đẹp đến nỗi tôi đã nghĩ rằng nếu có trở thành họa sỹ, tôi cũng không bao giờ vẽ lại được một bức tranh hoàn hảo như thế. Những căn nhà, những ngọn đèn lung linh soi bóng xuống mặt hồ khiến Lucerne không khác gì một nữ hoàng kiêu sa của Thụy Sĩ. Giây phút đó, tôi biết mình có cảm tình với thành phố này.
Núi Pilatus
Sáng hôm sau, tôi và Hoa tới Lucerne từ sáng sớm, thời tiết rất đẹp nên chúng tôi quyết định leo núi Pilatus thuộc Lucerne với độ cao 2132m. Từ chân núi lên đến đỉnh, bạn có thể đi cáp treo và lúc xuống thì đi tàu, mất khoảng 40 phút. Lúc lên chúng tôi đi bằng cáp treo và lúc xuống thì đi tàu để có thể nhìn thấy thành phố Lucerne từ hai góc nhìn khác nhau. Đi bằng cáp treo, người ta có cảm giác như đang lơ lửng giữa bầu trời, nhìn xuống phía dưới là hồ, là những ngọn đồi nhấp nhô, còn nếu đi tàu bạn sẽ được ngồi trên đoạn đường ray dốc nhất Châu Âu với độ dốc 48%. Do độ dốc cao nên tuyến tàu lên núi Pilatus phải sử dụng công nghệ bánh răng hỗ trợ. Bình thường nếu đi vào mùa đông thì thời tiết xấu, có lên đỉnh núi cũng khó có thể nhìn xuống vì những lớp sương mù day dặc nhưng không hiểu sao hôm chúng tôi đi, bầu trời lại xanh ngắt. Tôi và Hoa chọn một góc đẹp nhất trên núi và nhìn xuống hồ Lucerne, hít thở không khí trong lành của thiên nhiên. Trên những mỏm đá, những mảng tuyết dày đặc vẫn chưa kịp tan ra, mà tôi cũng không biết nó có còn cơ hội để tan nữa hay không khi mùa đông đang bắt đầu đến. Tôi nằm dài trên một tảng đá lớn, nhắm mắt lại và nghe những bản tình ca của Trịnh Công Sơn từ máy nghe nhạc. Đối với tôi, đó là một thú vui, một cách tận hưởng cuộc sống hết sức bình dị.
Rời núi Pilatus, chúng tôi vào trung tâm thành phố Lucerne – một trong những thành phố đẹp và thơ mộng nhất Thụy Sĩ. Có rất nhiều những tấm bưu ảnh quảng cáo Thụy Sĩ đã chọn Lucerne bởi thành phố có một địa hình hết sức thuận lợi, được bao bọc bởi hồ và phía sau hồ là những dãy núi trùng điệp. Lucerne không phải là thành phố lớn của Thụy Sĩ nhưng sẽ thật đáng tiếc cho những ai tới Thụy Sĩ mà không dừng chân lại nơi này.
Cầu gỗ cổ nhất Châu Âu
Từ ga Lucerne, tôi và Hoa tới thẳng chiếc cầu Nhà thờ nhỏ (tiếng Đức là Kappelbruke). Đây là cầu gỗ có mái che cổ nhất Châu Âu được xây từ thế kỉ XIV, dài 204m với những bức tranh mô tả phần nào lịch sử của Lucerne. Theo một cuốn sách hướng dẫn du lịch thì “Đây là thành phố đầu tiên nhập vào khối liên minh ba thung lũng thuộc vùng Alpes và Lucerne mang tên Vierwaldstattersee, có nghĩa là hồ của bốn vùng đất rừng. Nơi đây được coi là cội nguồn của đất nước Thụy Sĩ.” Đứng trên cầu, người ta có thể ngắm dọc khu phố đi bộ với những quán cà phê treo đầy cờ Thụy Sĩ. Dưới chân cầu, những chú thiên nga trắng muốt thi nhau khoe vẻ đẹp kiêu sa của mình. Khách du lịch có thể ngồi ven hồ và tận hưởng những giây phút bình yên giữa long thành phố xinh đẹp này.
Từ đây, chúng tôi đi dạo dọc quanh phố, ánh nắng chiều yếu ớt của những ngày tháng Mười một vẫn lóng lánh trên những mái nhà. Phía bên kia hồ những dãy núi còn phủ màu tuyết trắng, tôi ngồi bệt xuống bên cạnh một bé gái Thụy Sĩ đang cho thiên nga ăn và ngắm nhìn mặt hồ đang gợn sóng. Xung quanh tôi là bầu trời, là núi, là hồ và những người khách du lịch thân thiện. Chao ôi, Lucerne đẹp biết bao!
Tượng sư tử buồn khắc trong núi
Say khi đi dọc một đoạn dài bên hồ và đắm mình trong thiên nhiên, tôi quyết định ghé thăm bức tượng sư tử. Hình ảnh chú sư tử khắc trên núi với đôi mắt buồn bi thảm đã gây xúc động mạnh mẽ cho tôi. Hình ảnh con sư tử nằm chết oai hùng đã được nhà điêu khắc người Đan Mạch Bertel Thorvaldsen tạc vào năm 1810 để tưởng niệm hơn 800 lính Thụy Sĩ đã hy sinh thân mình để bảo vệ Hoàng gia Pháp, bởi đội quân Thụy Sĩ này trước đây đã được thuê để bảo vệ vua Louis XVI trong cuộc cách mạng Pháp. Bên cạnh bức tượng in hình hoa lưu ly biểu tượng cho sự kết thúc của triều đại Louis XVI và hình dấu thập tượng trưng cho sự trung thành và dũng cảm của những người lính Thụy Sĩ.
Điều khiến bức tượng sư tử trở nên sống động là dáng nằm oai phong, khi chết vẫn rất kiêu hãnh. Đó có lẽ cũng là lý do vì sao Mark Twain đã thốt lên “Tượng như một khối đá biết chuyển động và toát lên sự thương cảm đau buồn!” khi đứng trước bức tượng này.
Dừng chân ở đây chừng 30 phút, tôi và Hoa quay trở lại khu phố cổ. Vì là Chủ nhật nên phố cổ có phần vắng vẻ, nhưng đâu đâu cũng là những cửa hiệu bán đồng hồ và sô-cô-la vì đấy cũng chính là “đặc sản” của đất nước Thụy Sĩ. Chúng tôi thong thả đi dạo trên những con phố cổ lát đá dành cho người đi bộ và trở về ga. Tạm biệt Lucerne với núi Pilatus, tôi biết mình sẽ còn lưu giữ mãi những hình ảnh đẹp này về sau.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook