Đồng Thoại Văn Lang
-
Chương 21: Vè lòng thiếp
Thấm thoát mà năm ngày đã qua, cuối cùng cũng đến ngày hội thu hoạch
của cả Tản Viên, đồng nghĩa với việc con gái mới về nhà chồng phải đọc
vè tặng cho đức lang quân yêu quý.
Bình thường các lạc nương mới về cũng chỉ kín đáo đi tìm các thầy ông, thầy bà trong bản, mường để nhờ viết hộ họ. Song lại chẳng ai nói cho sơn hậu của chúng ta biết cái lệ đó. Thế là cứ mỗi sáng mỗi chiều, người dân lại thấy bóng sơn hậu cầm theo mành tre, miệng cắn cọ viết rảo bước ở khắp nơi, lúc thì lang thang trên cánh đồng mới gặt, khi lại ra sông thơ thẩn thả hồn để lấy cảm hứng. Loại chân tình nữ nhi này đã khiến không ít gái bản, gái mường thầm tự hổ thẹn, trách mình ý tình ngày mới cưới sao không bằng một nửa sơn hậu bây giờ.
Tất cả đều trông ngóng đến cái ngày sơn hậu của họ đứng giữa điện thờ, ngâm lên bài vè giao duyên tặng cho Thánh Tản. Trai anh hùng, gái tuyệt sắc tình ý mặn nồng, hẳn là vô cùng thi vị.
Ngày đó rốt cục đã đến, người người nô nức đi xem. Sau khi đã qua các lạc nương khác, đến lượt sơn hậu thì sơn thánh cũng chậm rãi bước lên ghế trúc ngồi xuống, mắt tràn đầy nhu tình lãng đãng nhìn người vợ xinh đẹp của mình. Người dân trông thấy sơn hậu toàn thân y phục trắng toát đứng ở sân cao như tiên nữ hạ phàm, lòng không khỏi dâng lên sùng bái.
Tiên nữ mỉm cười tựa mây gió mùa thu, khiến cho lòng người xao động, giọng cất lên trong trẻo tựa chuông ngân.
“Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè lòng thiếp
Thiếp yêu chàng tựa con heo yêu cám
Thiếp thương chàng tựa chuột hám gạo thơm
Thiếp nhớ chàng tựa chén cơm nhớ mắm
Thiếp cần chàng tựa việc cần tắm mỗi ngày.
Chàng hỡi có hay…?”
Bài vè vừa ngâm xong, toàn dân bất động.
Sử sách sau này viết lại, chưa có lần nào người dân Ba Vì lại đồng lòng cùng làm đúng một chuyện như thế. Thật là một việc vô cùng đáng trân trọng, đáng tôn vinh…
Giữa bốn bề vắng lặng như tờ, chỉ duy nhất một mình sơn thánh của họ là còn cử động. Nụ cười hiếm hoi nở trên gương mặt đấng anh hùng dày dặn gió sương, tay nhận lấy mành tre trong tay sơn hậu cuộn tròn lại, nâng niu cất vào bên hông y phục, đoạn cúi dầu xuống trán tựa trán.
“Phải nói ra như vầy, ta mới hay chứ.”
Giọng rất khẽ thôi, nhưng lại vang dội khắp không gian yên ắng.
Dân Ba Vì về sau cứ mãi ám ảnh bài vè đó. Thấy con heo hùng hục ăn cám, con chuột chút chít khoét bồ gạo mới ngộ ra. “À, thì ra là sơn hậu yêu thương sơn thánh nhường này.” Hoặc bữa nào ăn cơm mà quên chén mắm, ngày hè quên tắm rửa mới khẽ than. “Hóa ra sơn hậu cần sơn thánh như vậy.” Cứ thế mà tâm hồn thi ca ngày càng vùi xuống đáy sông, hóa thành cát bụi…
Còn hiện tại, cái vị sơn hậu nọ nào có ngờ mình vừa cống hiến lớn lao cho nền thơ ca nước nhà, vẫn tiếp tục vùi đầu vào lồng ngực sơn thánh dụi dụi, yêu thương nồng nàn…
Sau buổi sáng đó, chồng người ta có vẻ rất vui vẻ, nên khi Tuấn Cương đến tìm chị dâu mình kể chuyện, chàng cũng không làm khó.
Giữa làn khói sim say say mờ ảo, hai chén trà thơm sóng sánh trong gió thu đìu hiu, câu chuyện của gã lạc hầu trải ra như một giấc mơ ám ảnh ngày đêm.
Chuyện bắt nguồn từ ba trăm năm trước, có một gã đánh cá nghèo rớt mùng tơi, cả gia tài chỉ gồm chiếc bè nhỏ và cây sáo trúc, hằng ngày trôi nổi trên sông đệm lên khúc nhạc xót thương não lòng.
Trương Chi, các già làng xung quanh đã quả quyết chàng tự gọi mình như vậy.
Trương Chi mang trên mặt vết bỏng thuở ấu thơ, ai nấy nhìn vào đều khiếp sợ lánh xa, do đó quanh năm chỉ sống cô độc trên sông cùng tiếng sáo bầu bạn. Chẳng ngờ duyên số run rủi, khiến tiếng sáo động lòng người của chàng lọt đến tai con gái một lạc hầu thời đó, nàng bèn sinh tương tư mà đem lòng yêu người thổi sáo. Nàng Mị bệnh nặng, lạc hầu cuống lên tìm kiếm nguyên do, cuối cùng cho người mời chàng Trương về thổi sáo để giải niềm thương nhớ của con gái. Tiếc thay duyên số bẽ bàng, người vừa chạm mặt đã khiến nàng kinh hãi, vội vã buông bỏ chữ tình mỏng manh.
Chỉ tội cho Trương Chi, từ ngày trông thấy Mị Nương lại đem lòng mong nhớ, đêm đêm thả bè đến dưới lầu trúc nọ mà ngắm người thương. Bị nàng từ chối, chàng đau lòng quá độ mà chết mòn trên chiếc bè đơn xơ xác. Nghe dân miền xung quanh bảo, chàng tự thiêu.
Đau thương của chàng sau đó tụ thành một khối ngọc đỏ thẫm, có gã thợ tiện lấy làm lạ, sẵn bộ ấm trà hồng ngọc đem tặng lạc hầu cũng thiếu mất một phần, bèn đem khối ngọc đó về tiện thành cái cốc bổ khuyết vào.
Trời xui đất khiến, cốc trà cuối cùng lại rơi vào tay nàng Mị. Trà vừa chạm môi, ký ức lại ùa về khiến mắt lệ tuôn trào.
Người đời kể lại, cái cốc sau đó cũng vỡ tan thành nhiều mảnh. Song Tuấn Cương đã đích thân tìm đến hậu duệ của lạc hầu đó để tìm hiểu thực hư. Cuối cùng có một lão bà tóc trắng kể lại, ngày còn bé đã từng nghe cha bảo, nữ chủ đem những mảnh vỡ bôn ba bốn bể để hàn gắn lại. Sau đó, ngày ngày ôm lấy cốc trà mà từ từ chìm vào điên dại, rốt cục héo hon mà chết. Cái cốc sau đó được chôn cùng huyệt với nàng.
Ngày đó vì người quá xấu mà ngoảnh mặt đi, đến lúc sống chết biệt ly mới ngộ ra bản thân đã yêu thật sự. Nàng Mị yêu chàng Trương vốn từ trong tiếng sáo, là sự đồng điệu sâu tận tâm hồn, vậy mà mãi đến lúc chàng chết nàng mới nhận ra điều đó.
Vốn cũng là một câu chuyện buồn vô cùng bi thảm.
Tuấn Cương kể, chàng đem tấm da lông của con cọp mình ăn phải cho một thầy mo sống sâu trong rừng, người này quấn nó vào thân trầm mình xuống nước trong một ngày, hôm sau trên mặt hồ liền nổi lên cơ hồ là tóc. Là tóc dài thiếu nữ.
Thầy thở dài nói, đây vốn là một kiếp sau chấp niệm của nàng Mị, ơn trên đã sắp bày nàng phải trả hết nợ cho chàng Trương. Và chàng, Tuấn Cương, lại chính là kiếp sau của gã đánh cá khổ mệnh đó.
Duyên đã từng có, yêu thương nồng đậm của Trương Chi vẫn còn tồn tại trên trần thế, mới khiến cho Tuấn Cương vừa ăn vào thịt cọp đã bị nuốt chửng bởi nỗi đau cào xé ruột gan.
“Vậy cuối cùng cậu đã làm gì để ép đẩy chấp niệm đó ra ngoài?” Lạc Cơ chầm chậm hỏi.
Tuấn Cương thở dài. “Đào mộ nàng Mị lên tìm cái cốc.”
“… sau đó?”
Chàng lôi từ bên hông ra một bọc vải, bên trong đầy những mảnh vỡ màu đỏ óng ánh.
“Đúng như dự đoán, chấp niệm của Trương Chi nằm trong vật này. Một khi tan vỡ, yêu hận gì cũng tiêu tan.”
Cầm một mảnh vỡ đỏ như máu tươi lên ngắm nghía, Lạc Cơ nhíu mày. “Tại sao cái này… lại có hương vị quen như vậy?”
“Chị dâu à, cẩn thận đó-”
Nói chưa hết câu, mảnh vỡ đã cứa vào tay, Lạc Cơ thấy đau nên buông xuống.
Máu của nàng, kỳ lạ thay, lại ngấm vào trong mảnh hồng ngọc.
“Đây…?” Tuấn Cương kinh ngạc, môi mấp máy. “Loại ngọc này tuyệt không thể thấm nước. Vật này lẽ nào…?”
“Đúng vậy, cái cốc này được làm từ máu của Quỷ Thánh Xương Cuồng.”
Nguyễn Tuấn từ ngoài thong thả bước vào, rất tự nhiên ngồi xuống nâng tay Lạc Cơ lên quan sát. Trông thấy vết thương đã nhanh chóng khép miệng mới chậm rãi ngẩng đầu lên nhìn Tuấn Cương. “Kẻ tên Trương Chi này, nhất định đã từng lập khế ước với quỷ thánh.”
“Có lẽ nào hắn lại ngu ngốc đến vậy? Quỷ thánh bản tính ác độc, mục đích tồn tại là gây khổ đau cho thiên hạ. Người người đều biết lập khế ước với hắn chẳng khác nào tự chuốc đau khổ vào thân,” Tuấn Cương lầm bầm.
“Có lẽ hắn đã quá đau rồi, cũng không ngại đau thêm?”
Bàn tay đấm lên bàn, Tuấn Cương gầm gừ. “Hắn thì không ngại đau! Chỉ khổ cho bổn sơn hầu suýt trầy vi tróc vảy vì hắn! Đúng là đáng chết! Để Tuấn Cương ta bắt được thì hắn xong đời!”
“Hắn vốn đã xong đời ba trăm năm trước rồi,” sơn hậu nào đó thản nhiên nhắc nhỏ.
“Có kẻ ngốc mới đòi giết kiếp trước của mình,” sơn thánh nào đó thủng thỉnh bồi vào.
Tuấn Cương uất ức quay sang nhìn cặp vợ chồng mặt-mày-tỉnh-rụi-lấy-dao-lụi-vào-tim-người kia, bay ào ra khỏi Mễ Điện khóc rống.
Lạc Cơ thấy chàng quên đem theo những mảnh vỡ, toan đứng lên đuổi theo thì bị Nguyễn Tuấn nắm tay lại. Chàng nói vật này tà linh, nếu Tuấn Cương còn giữ bên người e sẽ có ngày như nàng Mị thời xưa, tuy đã vỡ tan vẫn có thể hàn gắn. Nay đã không thể hủy được, vậy thì cứ để lại đây để linh khí trên người nàng trấn áp, khiến nó không có khả năng nhiễu loạn nhân tâm.
Lạc Cơ gật đầu gói lại những mảnh hồng ngọc, lảng vảng đâu đó sâu trong tiềm thức là giọng cười u ám khó hiểu.
…
Vài ngày sau, Lạc Cơ cố tình trước hôm lạc tướng Tang Bỉ phải trở về Tây Âu, áo quần long trọng đến nơi hắn nghỉ tìm gặp.
Tang Bỉ vừa nhìn thấy sơn hậu thì toàn thân lập tức dựng lên phòng bị, mặt khoác một nụ cười hòa hảo dù trong lòng thoáng chút phức tạp, cúi người quỳ xuống vái lạy. Bên cạnh hắn là một Tang La mềm yếu, cả người như không có xương sống nằm dài ra đất.
“Lạc tướng và nữ tế đứng dậy đi, ta chỉ là muốn hỏi một ít chuyện ở hoàng cung Hòa An thôi.”
Tang Bỉ và Tang La từ từ đứng dậy. Lạc Cơ ngó dáng người vị nữ tế mỏng manh yếu đuối, gò má lại hồng lên như thể vừa dang nắng chạy một vòng quanh làng về, trong lòng nảy sinh thương cảm mà nói.
“Tuy đã vào thu nhưng Ba Vì vẫn còn rất nắng, nữ tế quen sống ở Tây Âu mát mẻ, nếu chịu không nổi ta sẽ cho người làm cái nón rộng vành có màn mắc quanh cho cô.”
Tang La cúi đầu giấu đi gương mặt, mắt khẽ liếc nhìn Tang Bỉ cầu cứu. Ai lại đồn đại Tản Viên Sơn Hậu ngây ngô đơn thuần vậy? Rõ ràng nàng ta đang móc mỉa nàng, muốn nàng đem cái mặt giấu đi cho khuất mắt mà!
Gã lạc tướng Tây Âu gật nhẹ đầu với em gái, đoạn một lần nữa quỳ xuống.
“Tang Bỉ tự biết dung mạo của em gái không được lòng sơn hậu, nay lại không thể trái lệnh vua đem nó về, chỉ cầu sơn hậu thông cảm. Bỉ tôi nhất định sẽ cho Tang La đeo vào mạng che để không làm dơ mắt người…”
Lạc Cơ nghiêng đầu. “Đâu có, sao lạc tướng lại cho rằng dung mạo Tang La lại không được lòng ta?”
Tang Bỉ bị hỏi, thầm than bản thân vừa mắc bẫy rồi, bây giờ trả lời kiểu gì cũng không tránh khỏi tội mạo phạm thánh uy. Mỵ nương Ngọc Hoa quả không ngoa là con gái của tên Hùng Vương cáo già.
Tiến lại gần Tang La một chút, nàng đưa tay lên sờ sờ mặt người đẹp, cảm thấy láng mịn vô cùng, cảm giác không tệ chút nào, bèn nhoẻn cười tươi rói.
“Mặt đẹp thế này, có thêm một trên thế gian thì càng hay chứ sao.”
Cái kẻ bị nàng sờ không hiểu bị gì đột nhiên trở run, nước mắt vỡ òa vì quá sợ hãi, dập đầu xuống lạy nàng liên tục.
Tự nhiên thấy thiếu nữ mỹ lệ òa khóc thê thảm dưới sàn, Lạc Cơ sợ đến run người, lòng tự trách bản thân thật vô tâm. Chắc chắn nàng ta bị nắng đốt đến rát mặt, mà mình thì lại ngang nhiên sờ lên, đau là phải! Nghĩ nghĩ lúc trước cháy nắng nơi lưng cũng nhờ Nguyễn Tuấn bẻ đôi lá cây bôi chất lỏng trong suốt lên da để làm dịu, chàng còn bảo đó là đồng tử niệu*, sau đó nghe nàng ậm ừ thì bật cười thành tiếng bảo nàng ngốc nghếch.
Gật đầu một cái, sơn hậu nào đó thế là truyền lệnh cho xảo xứng đưa nữ tế Tang La về nghỉ ngơi, lấy đồng tử niệu bôi lên mặt để làm dịu vết bỏng. Tang La đang lăn ra khóc lóc đột nhiên chết trân, mặt không còn giọt máu. Anh của ả thì cúi đầu cam chịu, bọn xảo xứng xung quanh chỉ nhìn anh em nữ tế mà khẽ lắc đầu.
Khổ nhất không phải đấu với một kẻ nguy hiểm, mà là một kẻ ngốc không biết mình nguy hiểm.
Tang La được dìu đi rồi, Lạc Cơ mới thong thả ngồi xuống bàn đá. Tang Bỉ hít sâu vào, căng thẳng đứng kế bên hầu chuyện.
“Thanh Giang lúc này thế nào rồi?”
Cả việc này cũng biết? Gã lạc tướng lại đưa tay lên vuốt mồ hôi, lòng chọn lựa từ ngữ để không trở nên thất thố. “Nữ chủ Thanh Giang cùng vua tôi ý hợp tâm đầu, trong nay mai sẽ ngồi lên ngai vị hoàng hậu Tây Âu.”
Mắt Lạc Cơ mở to, nhớ lại bốn chân ngắn cũn của con rùa xanh hôm nào. Từ ngày họ rời khỏi Hòa An đã hơn vài tháng, rề rà như cô ta cũng bò từ hồ sen tới được cái ghế vua rồi? Đáng nể thật. Nhưng chân ngắn thế, ghế cao thế, bò lên làm sao? Trong lòng nghĩ thế nào, bên ngoài liền nói ra thế đấy.
“Con rùa đó vậy mà cũng bò lên ngai được rồi?”
Tang Bỉ giật mình, suýt nữa đã làm rơi kiếm trên tay. Hoàng cung Tây Âu tuy trên dưới cũng có xầm xì, không biết ả xảo xứng thân phận thấp kém kia làm cách nào lại cám dỗ được nhà vua của họ, khiến ngài đem ngai vị hoàng hậu dâng cả cho ả. Chỉ là, không ai dám nói ra ngoài miệng. Vị sơn hậu này lại công khai sỉ nhục vợ vua như thế, khỏi phải nói trong lòng có biết bao tự tin kiêu ngạo.
Nhìn đến gương mặt hé cười tươi tắn của sơn hậu, gã lạc tướng bất giác rùng mình. Vẻ ngoài ngây thơ thế kia, lại chứa đựng muôn ngàn dao kiếm trong bụng. Thật là vô cùng đáng sợ. Hắn nhất định phải quay về bẩm lại nhà vua, để ngài đề phòng người đàn bà này!
Thấy Tang Bỉ nhìn mình mà vã cả mồ hôi trán, Lạc Cơ nghĩ hắn bị nóng. Đang lúc mở miệng toan ban đồng tử niệu cho hắn, bỗng có triệu xứng chạy đến bảo sơn thánh gọi nàng về. Sơn hậu nào đó thế là tung tăng ra về, bỏ lại một Tang Bỉ dập đầu trong run sợ.
Vừa ló đầu vào trong Mễ Điện, Lạc Cơ đã đụng ngay một gương mặt đen xì. Nhớ đến biểu hiện lạnh lùng này cũng đã từng thấy khi Nguyễn Tuấn giận, nàng trong lòng hốt hoảng, vội vội vàng vàng chạy lại cầm quạt lông công quạt quạt cho chàng, miệng cười hì hì ra chiều rất biết lỗi.
“Nàng vừa đi đâu về?” cúi xuống cầm chén lên uống nước, ai kia trầm giọng hỏi.
“Em đến tìm Tang Bỉ hỏi một số chuyện về Thanh Giang và Thục Phán,” nàng nhanh nhảu đáp.
Nguyễn Tuấn không nói gì, đặt chén nước xuống rồi lặng thinh ngồi đọc tấu chương. Nửa canh giờ trôi qua, Lạc Cơ quạt đến mỏi nhừ tay, trang chữ chàng đọc cũng chưa hề cuộn lại. Những tưởng cứ thế mà im lặng đến chiều, chàng lại chợt lên tiếng.
“Nàng có buồn không?”
Lạc Cơ lắc lắc đầu để xua đi cơn buồn ngủ. “Hả? Buồn gì ạ?”
“Vua Thục lấy Thanh Giang làm vợ.”
“Buồn chứ,” nàng tiu ngỉu.
Lại lặng im. Được một lúc, chàng chầm chậm nói. “Nàng ra ngoài một chút đi, ta muốn yên tĩnh.”
Lạc Cơ thấy chàng nghiêm giọng, lòng sợ chàng lại giận, đành rề rà đặt quạt xuống, chậm chạp lê chân rời khỏi gian phòng.
Bước chưa được đến cổng, có làn gió từ phía sau ập đến làm tóc tung bay, chưa kịp quay đầu toàn thân đã bị ôm chặt, đôi bàn tay vòng qua siết chặt đến gần như ê buốt thịt xương.
Nắng chiều cam nhạt từ ngoài điện hắt vào cửa chính, tưới lên hai bóng hình dính chặt vào nhau, lan tỏa vào không gian là sự đầm ấm làm xôn xao cõi lòng.
“Nguyễn Tuấn, em…”
Môi vùi vào tóc nàng, có người nhắm mắt lại gằn giọng. “Đã làm vợ ta rồi, cũng đừng nghĩ về xứ Tây Âu kia nữa.”
Lạc Cơ im thít, để mặc chàng ôm nàng đếp ngộp thở. Lúc sau nghĩ ra gì đó, mắt nàng mở to, nhỏ giọng hỏi.
“Chàng ghen?”
Có cử động sột soạt trên đầu nàng, chứng tỏ ai kia đang gật đầu.
“Vậy… chàng rất khó chịu?”
Lạt gật.
Ai đó đấu tranh tư tưởng một hồi, cuối cùng thở dài bất lực.
“Vậy thôi, em cũng không muốn giành nuôi rùa cưng với Thục Phán nữa…”
Bình thường các lạc nương mới về cũng chỉ kín đáo đi tìm các thầy ông, thầy bà trong bản, mường để nhờ viết hộ họ. Song lại chẳng ai nói cho sơn hậu của chúng ta biết cái lệ đó. Thế là cứ mỗi sáng mỗi chiều, người dân lại thấy bóng sơn hậu cầm theo mành tre, miệng cắn cọ viết rảo bước ở khắp nơi, lúc thì lang thang trên cánh đồng mới gặt, khi lại ra sông thơ thẩn thả hồn để lấy cảm hứng. Loại chân tình nữ nhi này đã khiến không ít gái bản, gái mường thầm tự hổ thẹn, trách mình ý tình ngày mới cưới sao không bằng một nửa sơn hậu bây giờ.
Tất cả đều trông ngóng đến cái ngày sơn hậu của họ đứng giữa điện thờ, ngâm lên bài vè giao duyên tặng cho Thánh Tản. Trai anh hùng, gái tuyệt sắc tình ý mặn nồng, hẳn là vô cùng thi vị.
Ngày đó rốt cục đã đến, người người nô nức đi xem. Sau khi đã qua các lạc nương khác, đến lượt sơn hậu thì sơn thánh cũng chậm rãi bước lên ghế trúc ngồi xuống, mắt tràn đầy nhu tình lãng đãng nhìn người vợ xinh đẹp của mình. Người dân trông thấy sơn hậu toàn thân y phục trắng toát đứng ở sân cao như tiên nữ hạ phàm, lòng không khỏi dâng lên sùng bái.
Tiên nữ mỉm cười tựa mây gió mùa thu, khiến cho lòng người xao động, giọng cất lên trong trẻo tựa chuông ngân.
“Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè lòng thiếp
Thiếp yêu chàng tựa con heo yêu cám
Thiếp thương chàng tựa chuột hám gạo thơm
Thiếp nhớ chàng tựa chén cơm nhớ mắm
Thiếp cần chàng tựa việc cần tắm mỗi ngày.
Chàng hỡi có hay…?”
Bài vè vừa ngâm xong, toàn dân bất động.
Sử sách sau này viết lại, chưa có lần nào người dân Ba Vì lại đồng lòng cùng làm đúng một chuyện như thế. Thật là một việc vô cùng đáng trân trọng, đáng tôn vinh…
Giữa bốn bề vắng lặng như tờ, chỉ duy nhất một mình sơn thánh của họ là còn cử động. Nụ cười hiếm hoi nở trên gương mặt đấng anh hùng dày dặn gió sương, tay nhận lấy mành tre trong tay sơn hậu cuộn tròn lại, nâng niu cất vào bên hông y phục, đoạn cúi dầu xuống trán tựa trán.
“Phải nói ra như vầy, ta mới hay chứ.”
Giọng rất khẽ thôi, nhưng lại vang dội khắp không gian yên ắng.
Dân Ba Vì về sau cứ mãi ám ảnh bài vè đó. Thấy con heo hùng hục ăn cám, con chuột chút chít khoét bồ gạo mới ngộ ra. “À, thì ra là sơn hậu yêu thương sơn thánh nhường này.” Hoặc bữa nào ăn cơm mà quên chén mắm, ngày hè quên tắm rửa mới khẽ than. “Hóa ra sơn hậu cần sơn thánh như vậy.” Cứ thế mà tâm hồn thi ca ngày càng vùi xuống đáy sông, hóa thành cát bụi…
Còn hiện tại, cái vị sơn hậu nọ nào có ngờ mình vừa cống hiến lớn lao cho nền thơ ca nước nhà, vẫn tiếp tục vùi đầu vào lồng ngực sơn thánh dụi dụi, yêu thương nồng nàn…
Sau buổi sáng đó, chồng người ta có vẻ rất vui vẻ, nên khi Tuấn Cương đến tìm chị dâu mình kể chuyện, chàng cũng không làm khó.
Giữa làn khói sim say say mờ ảo, hai chén trà thơm sóng sánh trong gió thu đìu hiu, câu chuyện của gã lạc hầu trải ra như một giấc mơ ám ảnh ngày đêm.
Chuyện bắt nguồn từ ba trăm năm trước, có một gã đánh cá nghèo rớt mùng tơi, cả gia tài chỉ gồm chiếc bè nhỏ và cây sáo trúc, hằng ngày trôi nổi trên sông đệm lên khúc nhạc xót thương não lòng.
Trương Chi, các già làng xung quanh đã quả quyết chàng tự gọi mình như vậy.
Trương Chi mang trên mặt vết bỏng thuở ấu thơ, ai nấy nhìn vào đều khiếp sợ lánh xa, do đó quanh năm chỉ sống cô độc trên sông cùng tiếng sáo bầu bạn. Chẳng ngờ duyên số run rủi, khiến tiếng sáo động lòng người của chàng lọt đến tai con gái một lạc hầu thời đó, nàng bèn sinh tương tư mà đem lòng yêu người thổi sáo. Nàng Mị bệnh nặng, lạc hầu cuống lên tìm kiếm nguyên do, cuối cùng cho người mời chàng Trương về thổi sáo để giải niềm thương nhớ của con gái. Tiếc thay duyên số bẽ bàng, người vừa chạm mặt đã khiến nàng kinh hãi, vội vã buông bỏ chữ tình mỏng manh.
Chỉ tội cho Trương Chi, từ ngày trông thấy Mị Nương lại đem lòng mong nhớ, đêm đêm thả bè đến dưới lầu trúc nọ mà ngắm người thương. Bị nàng từ chối, chàng đau lòng quá độ mà chết mòn trên chiếc bè đơn xơ xác. Nghe dân miền xung quanh bảo, chàng tự thiêu.
Đau thương của chàng sau đó tụ thành một khối ngọc đỏ thẫm, có gã thợ tiện lấy làm lạ, sẵn bộ ấm trà hồng ngọc đem tặng lạc hầu cũng thiếu mất một phần, bèn đem khối ngọc đó về tiện thành cái cốc bổ khuyết vào.
Trời xui đất khiến, cốc trà cuối cùng lại rơi vào tay nàng Mị. Trà vừa chạm môi, ký ức lại ùa về khiến mắt lệ tuôn trào.
Người đời kể lại, cái cốc sau đó cũng vỡ tan thành nhiều mảnh. Song Tuấn Cương đã đích thân tìm đến hậu duệ của lạc hầu đó để tìm hiểu thực hư. Cuối cùng có một lão bà tóc trắng kể lại, ngày còn bé đã từng nghe cha bảo, nữ chủ đem những mảnh vỡ bôn ba bốn bể để hàn gắn lại. Sau đó, ngày ngày ôm lấy cốc trà mà từ từ chìm vào điên dại, rốt cục héo hon mà chết. Cái cốc sau đó được chôn cùng huyệt với nàng.
Ngày đó vì người quá xấu mà ngoảnh mặt đi, đến lúc sống chết biệt ly mới ngộ ra bản thân đã yêu thật sự. Nàng Mị yêu chàng Trương vốn từ trong tiếng sáo, là sự đồng điệu sâu tận tâm hồn, vậy mà mãi đến lúc chàng chết nàng mới nhận ra điều đó.
Vốn cũng là một câu chuyện buồn vô cùng bi thảm.
Tuấn Cương kể, chàng đem tấm da lông của con cọp mình ăn phải cho một thầy mo sống sâu trong rừng, người này quấn nó vào thân trầm mình xuống nước trong một ngày, hôm sau trên mặt hồ liền nổi lên cơ hồ là tóc. Là tóc dài thiếu nữ.
Thầy thở dài nói, đây vốn là một kiếp sau chấp niệm của nàng Mị, ơn trên đã sắp bày nàng phải trả hết nợ cho chàng Trương. Và chàng, Tuấn Cương, lại chính là kiếp sau của gã đánh cá khổ mệnh đó.
Duyên đã từng có, yêu thương nồng đậm của Trương Chi vẫn còn tồn tại trên trần thế, mới khiến cho Tuấn Cương vừa ăn vào thịt cọp đã bị nuốt chửng bởi nỗi đau cào xé ruột gan.
“Vậy cuối cùng cậu đã làm gì để ép đẩy chấp niệm đó ra ngoài?” Lạc Cơ chầm chậm hỏi.
Tuấn Cương thở dài. “Đào mộ nàng Mị lên tìm cái cốc.”
“… sau đó?”
Chàng lôi từ bên hông ra một bọc vải, bên trong đầy những mảnh vỡ màu đỏ óng ánh.
“Đúng như dự đoán, chấp niệm của Trương Chi nằm trong vật này. Một khi tan vỡ, yêu hận gì cũng tiêu tan.”
Cầm một mảnh vỡ đỏ như máu tươi lên ngắm nghía, Lạc Cơ nhíu mày. “Tại sao cái này… lại có hương vị quen như vậy?”
“Chị dâu à, cẩn thận đó-”
Nói chưa hết câu, mảnh vỡ đã cứa vào tay, Lạc Cơ thấy đau nên buông xuống.
Máu của nàng, kỳ lạ thay, lại ngấm vào trong mảnh hồng ngọc.
“Đây…?” Tuấn Cương kinh ngạc, môi mấp máy. “Loại ngọc này tuyệt không thể thấm nước. Vật này lẽ nào…?”
“Đúng vậy, cái cốc này được làm từ máu của Quỷ Thánh Xương Cuồng.”
Nguyễn Tuấn từ ngoài thong thả bước vào, rất tự nhiên ngồi xuống nâng tay Lạc Cơ lên quan sát. Trông thấy vết thương đã nhanh chóng khép miệng mới chậm rãi ngẩng đầu lên nhìn Tuấn Cương. “Kẻ tên Trương Chi này, nhất định đã từng lập khế ước với quỷ thánh.”
“Có lẽ nào hắn lại ngu ngốc đến vậy? Quỷ thánh bản tính ác độc, mục đích tồn tại là gây khổ đau cho thiên hạ. Người người đều biết lập khế ước với hắn chẳng khác nào tự chuốc đau khổ vào thân,” Tuấn Cương lầm bầm.
“Có lẽ hắn đã quá đau rồi, cũng không ngại đau thêm?”
Bàn tay đấm lên bàn, Tuấn Cương gầm gừ. “Hắn thì không ngại đau! Chỉ khổ cho bổn sơn hầu suýt trầy vi tróc vảy vì hắn! Đúng là đáng chết! Để Tuấn Cương ta bắt được thì hắn xong đời!”
“Hắn vốn đã xong đời ba trăm năm trước rồi,” sơn hậu nào đó thản nhiên nhắc nhỏ.
“Có kẻ ngốc mới đòi giết kiếp trước của mình,” sơn thánh nào đó thủng thỉnh bồi vào.
Tuấn Cương uất ức quay sang nhìn cặp vợ chồng mặt-mày-tỉnh-rụi-lấy-dao-lụi-vào-tim-người kia, bay ào ra khỏi Mễ Điện khóc rống.
Lạc Cơ thấy chàng quên đem theo những mảnh vỡ, toan đứng lên đuổi theo thì bị Nguyễn Tuấn nắm tay lại. Chàng nói vật này tà linh, nếu Tuấn Cương còn giữ bên người e sẽ có ngày như nàng Mị thời xưa, tuy đã vỡ tan vẫn có thể hàn gắn. Nay đã không thể hủy được, vậy thì cứ để lại đây để linh khí trên người nàng trấn áp, khiến nó không có khả năng nhiễu loạn nhân tâm.
Lạc Cơ gật đầu gói lại những mảnh hồng ngọc, lảng vảng đâu đó sâu trong tiềm thức là giọng cười u ám khó hiểu.
…
Vài ngày sau, Lạc Cơ cố tình trước hôm lạc tướng Tang Bỉ phải trở về Tây Âu, áo quần long trọng đến nơi hắn nghỉ tìm gặp.
Tang Bỉ vừa nhìn thấy sơn hậu thì toàn thân lập tức dựng lên phòng bị, mặt khoác một nụ cười hòa hảo dù trong lòng thoáng chút phức tạp, cúi người quỳ xuống vái lạy. Bên cạnh hắn là một Tang La mềm yếu, cả người như không có xương sống nằm dài ra đất.
“Lạc tướng và nữ tế đứng dậy đi, ta chỉ là muốn hỏi một ít chuyện ở hoàng cung Hòa An thôi.”
Tang Bỉ và Tang La từ từ đứng dậy. Lạc Cơ ngó dáng người vị nữ tế mỏng manh yếu đuối, gò má lại hồng lên như thể vừa dang nắng chạy một vòng quanh làng về, trong lòng nảy sinh thương cảm mà nói.
“Tuy đã vào thu nhưng Ba Vì vẫn còn rất nắng, nữ tế quen sống ở Tây Âu mát mẻ, nếu chịu không nổi ta sẽ cho người làm cái nón rộng vành có màn mắc quanh cho cô.”
Tang La cúi đầu giấu đi gương mặt, mắt khẽ liếc nhìn Tang Bỉ cầu cứu. Ai lại đồn đại Tản Viên Sơn Hậu ngây ngô đơn thuần vậy? Rõ ràng nàng ta đang móc mỉa nàng, muốn nàng đem cái mặt giấu đi cho khuất mắt mà!
Gã lạc tướng Tây Âu gật nhẹ đầu với em gái, đoạn một lần nữa quỳ xuống.
“Tang Bỉ tự biết dung mạo của em gái không được lòng sơn hậu, nay lại không thể trái lệnh vua đem nó về, chỉ cầu sơn hậu thông cảm. Bỉ tôi nhất định sẽ cho Tang La đeo vào mạng che để không làm dơ mắt người…”
Lạc Cơ nghiêng đầu. “Đâu có, sao lạc tướng lại cho rằng dung mạo Tang La lại không được lòng ta?”
Tang Bỉ bị hỏi, thầm than bản thân vừa mắc bẫy rồi, bây giờ trả lời kiểu gì cũng không tránh khỏi tội mạo phạm thánh uy. Mỵ nương Ngọc Hoa quả không ngoa là con gái của tên Hùng Vương cáo già.
Tiến lại gần Tang La một chút, nàng đưa tay lên sờ sờ mặt người đẹp, cảm thấy láng mịn vô cùng, cảm giác không tệ chút nào, bèn nhoẻn cười tươi rói.
“Mặt đẹp thế này, có thêm một trên thế gian thì càng hay chứ sao.”
Cái kẻ bị nàng sờ không hiểu bị gì đột nhiên trở run, nước mắt vỡ òa vì quá sợ hãi, dập đầu xuống lạy nàng liên tục.
Tự nhiên thấy thiếu nữ mỹ lệ òa khóc thê thảm dưới sàn, Lạc Cơ sợ đến run người, lòng tự trách bản thân thật vô tâm. Chắc chắn nàng ta bị nắng đốt đến rát mặt, mà mình thì lại ngang nhiên sờ lên, đau là phải! Nghĩ nghĩ lúc trước cháy nắng nơi lưng cũng nhờ Nguyễn Tuấn bẻ đôi lá cây bôi chất lỏng trong suốt lên da để làm dịu, chàng còn bảo đó là đồng tử niệu*, sau đó nghe nàng ậm ừ thì bật cười thành tiếng bảo nàng ngốc nghếch.
Gật đầu một cái, sơn hậu nào đó thế là truyền lệnh cho xảo xứng đưa nữ tế Tang La về nghỉ ngơi, lấy đồng tử niệu bôi lên mặt để làm dịu vết bỏng. Tang La đang lăn ra khóc lóc đột nhiên chết trân, mặt không còn giọt máu. Anh của ả thì cúi đầu cam chịu, bọn xảo xứng xung quanh chỉ nhìn anh em nữ tế mà khẽ lắc đầu.
Khổ nhất không phải đấu với một kẻ nguy hiểm, mà là một kẻ ngốc không biết mình nguy hiểm.
Tang La được dìu đi rồi, Lạc Cơ mới thong thả ngồi xuống bàn đá. Tang Bỉ hít sâu vào, căng thẳng đứng kế bên hầu chuyện.
“Thanh Giang lúc này thế nào rồi?”
Cả việc này cũng biết? Gã lạc tướng lại đưa tay lên vuốt mồ hôi, lòng chọn lựa từ ngữ để không trở nên thất thố. “Nữ chủ Thanh Giang cùng vua tôi ý hợp tâm đầu, trong nay mai sẽ ngồi lên ngai vị hoàng hậu Tây Âu.”
Mắt Lạc Cơ mở to, nhớ lại bốn chân ngắn cũn của con rùa xanh hôm nào. Từ ngày họ rời khỏi Hòa An đã hơn vài tháng, rề rà như cô ta cũng bò từ hồ sen tới được cái ghế vua rồi? Đáng nể thật. Nhưng chân ngắn thế, ghế cao thế, bò lên làm sao? Trong lòng nghĩ thế nào, bên ngoài liền nói ra thế đấy.
“Con rùa đó vậy mà cũng bò lên ngai được rồi?”
Tang Bỉ giật mình, suýt nữa đã làm rơi kiếm trên tay. Hoàng cung Tây Âu tuy trên dưới cũng có xầm xì, không biết ả xảo xứng thân phận thấp kém kia làm cách nào lại cám dỗ được nhà vua của họ, khiến ngài đem ngai vị hoàng hậu dâng cả cho ả. Chỉ là, không ai dám nói ra ngoài miệng. Vị sơn hậu này lại công khai sỉ nhục vợ vua như thế, khỏi phải nói trong lòng có biết bao tự tin kiêu ngạo.
Nhìn đến gương mặt hé cười tươi tắn của sơn hậu, gã lạc tướng bất giác rùng mình. Vẻ ngoài ngây thơ thế kia, lại chứa đựng muôn ngàn dao kiếm trong bụng. Thật là vô cùng đáng sợ. Hắn nhất định phải quay về bẩm lại nhà vua, để ngài đề phòng người đàn bà này!
Thấy Tang Bỉ nhìn mình mà vã cả mồ hôi trán, Lạc Cơ nghĩ hắn bị nóng. Đang lúc mở miệng toan ban đồng tử niệu cho hắn, bỗng có triệu xứng chạy đến bảo sơn thánh gọi nàng về. Sơn hậu nào đó thế là tung tăng ra về, bỏ lại một Tang Bỉ dập đầu trong run sợ.
Vừa ló đầu vào trong Mễ Điện, Lạc Cơ đã đụng ngay một gương mặt đen xì. Nhớ đến biểu hiện lạnh lùng này cũng đã từng thấy khi Nguyễn Tuấn giận, nàng trong lòng hốt hoảng, vội vội vàng vàng chạy lại cầm quạt lông công quạt quạt cho chàng, miệng cười hì hì ra chiều rất biết lỗi.
“Nàng vừa đi đâu về?” cúi xuống cầm chén lên uống nước, ai kia trầm giọng hỏi.
“Em đến tìm Tang Bỉ hỏi một số chuyện về Thanh Giang và Thục Phán,” nàng nhanh nhảu đáp.
Nguyễn Tuấn không nói gì, đặt chén nước xuống rồi lặng thinh ngồi đọc tấu chương. Nửa canh giờ trôi qua, Lạc Cơ quạt đến mỏi nhừ tay, trang chữ chàng đọc cũng chưa hề cuộn lại. Những tưởng cứ thế mà im lặng đến chiều, chàng lại chợt lên tiếng.
“Nàng có buồn không?”
Lạc Cơ lắc lắc đầu để xua đi cơn buồn ngủ. “Hả? Buồn gì ạ?”
“Vua Thục lấy Thanh Giang làm vợ.”
“Buồn chứ,” nàng tiu ngỉu.
Lại lặng im. Được một lúc, chàng chầm chậm nói. “Nàng ra ngoài một chút đi, ta muốn yên tĩnh.”
Lạc Cơ thấy chàng nghiêm giọng, lòng sợ chàng lại giận, đành rề rà đặt quạt xuống, chậm chạp lê chân rời khỏi gian phòng.
Bước chưa được đến cổng, có làn gió từ phía sau ập đến làm tóc tung bay, chưa kịp quay đầu toàn thân đã bị ôm chặt, đôi bàn tay vòng qua siết chặt đến gần như ê buốt thịt xương.
Nắng chiều cam nhạt từ ngoài điện hắt vào cửa chính, tưới lên hai bóng hình dính chặt vào nhau, lan tỏa vào không gian là sự đầm ấm làm xôn xao cõi lòng.
“Nguyễn Tuấn, em…”
Môi vùi vào tóc nàng, có người nhắm mắt lại gằn giọng. “Đã làm vợ ta rồi, cũng đừng nghĩ về xứ Tây Âu kia nữa.”
Lạc Cơ im thít, để mặc chàng ôm nàng đếp ngộp thở. Lúc sau nghĩ ra gì đó, mắt nàng mở to, nhỏ giọng hỏi.
“Chàng ghen?”
Có cử động sột soạt trên đầu nàng, chứng tỏ ai kia đang gật đầu.
“Vậy… chàng rất khó chịu?”
Lạt gật.
Ai đó đấu tranh tư tưởng một hồi, cuối cùng thở dài bất lực.
“Vậy thôi, em cũng không muốn giành nuôi rùa cưng với Thục Phán nữa…”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook