Đông Chu Liệt Quốc
-
Chương 66: Miễn dư giết hại nhà ninh hi thôi trữ mắc lừa mưu khánh phóng
Sau khi giết chết ba trăm quân Tấn, Ninh Hi sai Thực Xước đem quân đến
Thích Ấp tìm cha con Tôn Lâm Phủ hỏi tội . Tôn Khoái biết Thực Xước sức
khỏe muôn người khôn địch nên phàn nàn với Tôn Lâm Phủ . Tôn Lâm Phủ nổi giận mắng Tôn Khóai rằng:
- Chỉ mới mộ tên vô danh nước Tề mà đã lo sợ hết vía thì làm sao chống lại được quân Vệ . Thôi liệu mà đem quân ra trận chiến thắng trở về .
Tôn Khóai buồn rầu mà lui ra, cùng với Ung Thư thương nghị, Ung Thư nói:
- Thực Xước một mình địch nổi muôn người, khó lòng đánh nổi, ta nên phải dùng kế mà lừa thì mới được .
Tôn Khóai nói:
- Phía tây đất Mao Thị, có một chỗ tên gọi Vi Thôn, chung quanh cây cối rậm rạp; giữa thon có một cái núi đất nhỏ, ta sai người đào hố ở trên núi, lấy cỏ phủ lên cho kín . Nhà ngươi dụ hắn đến đấy, rồi ta đóng quân ở trên núi, xỉ mắng hắn một lúc, tất nhiên hắn phải nổi giận mà xông lên đánh, tất là mắc kế của ta đó!
Ung Thư theo lời, đem quân sang đất Mao Thị, giả cách đi do dám . Khi gặp quân Thực Xước, Ung Thư làm ra dáng sợ hãi, quay đầu bỏ chạy . Thực Xước cậy có sức khoẻ, lại thấy Ung Thư ít quân, tức khắc đuổi theo . Ung Thư chạy quanh mãi về đến Vi Thôn, rồi đi tắt vào trong đám cây rậm . Thực Xước nghi trong đám cây rậm có quân phục, không dám tiến vào; bỗng thấy trên ngọn núi đất có một toán quân và một viên tướng hãy còn trẻ tuổi . Viêng tướng ấy réo tên Thực Xước mà mắng rằng:
- Mày là một đứa không ra gì ở nước Tề . Họ Loan đã xem mày như đồ bỏ, không thể dùng được; nay mày đem thân sang ăn hại nước Vệ, chẳng biết xấu hổ, lại còn thò mặt ra . Mày không biết họ Tôn ta là một nhà thế thần để tám đời rồi hay sao, mà dám xâm phạm, thật là không bằng giống cầm thú!
Thực Xước nghe nói nổi giận . Trong quân có người biết mặt Tôn Khóai, mới nói với Thực Xước rằng:
- Viên tướng ấy là con trưởng Tôn Lâm Phủ, tên gọi Tôn Khóai .
Thực Xước nói:
- Ta bắt được Tôn Khoái, tức là trừ được nửa Tôn Lâm Phủ!
Thực Xước tức thì giục ngựa thẳng tới chân núi, chẳng ngờ cả người lẫn ngựa, ngã lăn xuống hố . Tôn Khoái đã sai quân sĩ sắp sẵn cung tên, để khi Thực Xước ngã xuống thì xún lại mà bắn . Thực Xước chết ở dưới hố . Tôn Khoái dùng câu liêm kéo thi thể lên rồi cắt lấy đầu đem về nộp Tôn Lâm Phủ . Tôn Lâm Phủ nói:
- Bây giờ nếu nước Tấn trách ta không cứu để cho quân Tấn bị giết thì ta có lỗi, chi bằng ta giấu việc này đi mà nói là thua .
Nói xong, liền sai Ung Thư sang cáo cấp với nước Tấn . Tấn Bình công nghe tin quân Tấn bị giết, có ý giận, sai quan chính khanh là Triệu Vũ đại hội chư hầu ở đất Thiều Uyên, sắp đem quân đánh Vệ . Vệ Hiến công và Ninh Hi thân hành sang nước Tấn kể tội Tôn Lâm Phủ . Tấn Bình công bắt giam lại . Quan đại phu nước Tề là Án Anh nói với Tề Cảnh công rằng:
- Vua Tấn vì Tôn Lâm Phủ mà bắt vua Vệ, như thế thì những đứa cường thần đều cậy quyền mà làm càn! chúa công nen sang xin với vua Tán, khiến cho trọn cái ơn khi ở Lai Thành .
Tề Cảnh công khen phải, liền sai sứ ước với Trịnh Giản công để cùng sang nước Tấn xin hộ cho vua Vệ . Tấn Bình công dẫu có ý nể, nhưng trước đã nghe lời Tôn Lâm Phủ, cho nên chưa kịp tha vua Vệ . Án Anh nói riêng với Dương Thiệt Bật rằng:
- Nước Tấn là bá chủ thì chức phận của nước Tấn là phải đè nén kẻ cường bạo, bênh vực kẻ hèn yếu . Tôn Lâm Phủ khi trước đuổi vua, ta đã không đem quân đến đánh, nay lại còn bắt giam vua Vệ để giúp Tôn Lâm Phủ, như thế phỏng còn ai dám làm vua nữa ? ngày xưa Tấn Văn công nghe lầm lời nói của Nguyên Huyến mà bắt Vệ Thành công đem nộp thiên tử nhà Chu, thiên tử nhà Chu còn chê là trái lễ, Văn công xấu hổ mà phải tha, huống chi mình là chư hầu mà lại bắt giam vua chư hầu là nghĩa làm sao ? các ngài không biết can, thế là tư vị bề tôi mà đè nén vua, tài nào cho khỏi mang tiếng! tôi chỉ sợ nước Tấn không giữ được nghiệp bá nữa, cho nên phảii nói riêng với ngài .
Dương Thiệt Bật liền nói với Triệu Vũ để cố xin với Tấn Bình công . Tấn Bình công tha cho Vệ Hiến công về nước, nhưng vẫn không chịu tha Ninh Hi . Hữu tể Cốc bảo Vệ Hiến công đem mười hai nữ nhạc công sang dâng vua Tấn để xin chuộc Ninh Hi . Tấn Bình công bằng lòng, tha cho Ninh Hi về . Ninh Hi từ khi về, càng có ý tự phụ, việc gì cũng tự tiện quyết đoán, không bẩm mệnh Vệ Hiến công . Các quan đại phu vẫn đến họp ở nhà riêng Ninh Hi để bàn việc chính tri . Vệ Hiến công chỉ ngồi khoanh tay, không dự một việc gì cả .
Bấy giờ quan tá sư nước Tống là Hướng Thú (cháu huyền tôn của Tống Hoàn công) quen thân với Triệu Vũ nước Tấn, lại quen thân cả với quan lệnh doãn nước Sở là Khuất Kiến nữa . Hướng Thú sang sứ nước Sở, nói đến việc Hoa Nguyên nước Tống ngày xưa, muốn cho Tấn và Sở giảng hoà với nhau . Khuất Kiến nói:
- Việc ấy rất hay! chỉ vì chư hầu chia rẽ mà cuộc giảng hoà không thành, bây giờ làm sao cho các thuộc quốc của Tấn và Sơ đều giao hiếu với nhau, coi nhau như một nhà, thì nạn binh đao mới có thể dẹp yên được .
Hướng Thú khen phải, liền xướng nghị vua Tấn và vua Sở hội nhau ở nước Tống để cùng nhau giảng hoà . Nước Sở từ đời Cung Vương đến bấy giờ, thường bị nước Ngô xâm nhiễu . Khuất Kiến muốn kết liên với Tấn để được chuyên một mặt chống cự nước Ngô; còn Triệu Vũ thì nhân thấy quân Sở hay sang đánh Trịnh, cũng muốn giảng hoà cho được yên việc, bởi vậy hai bên đều đồng ý sai sứ đi báo ngày hội với các thuộc quốc của mình . Khi sứ nước Tấn đến nước Vệ, Ninh Hi không báo cho Vệ Hiến công biết, mà sai Thạch Ác đi dự hội . Vệ Hiến công nghe nổi giận lắm, phàn nàn với công tôn Miễn Dư . Công tôn Miễn Dư nói:
- Tôi xin lấy lẽ phải đến trách bảo Ninh Hi .
Rồi đến bảo Ninh Hi rằng:
- Hội với chư hầu là một việc lớn, sao ngài lại không báo cho chúa công biết ?
Ninh Hi phật ý nói:
- Khi trước công tử Chuyên đã có ước với ta, ta ví như các bề tôi khác thế nào được!
Công tôn Miễn Dư về nói với Vệ Hiến công rằng:
- Ninh Hi vô lễ quá lắm, sao chúa công không giết đi .
Vệ Hiến công nói:
- Nếu khong có Ninh Hi thì sao ta được thế này! ta đã có lời ước, không nên hối lại .
Công tôn Miễn Dư nói:
- Tôi chịu ơn chúa công, không biết lấy gì mà đền lại được, xin tự đem gia thuộc trừ bỏ họ Ninh đi, nếu việc thành thì lợi cho chúa công, mà không thành thì chỉ một mình tôi chịu hại mà thôi . Vệ Hiến công nói:
- Nhà ngươi liệu mà làm, chớ để di lụy đến ta .
Công tôn Miễn Dư đến bảo hai người em họ là công tô Vô Địa và công tôn Thần rằng:
- Quan tướng quốc (trở Ninh Hi) chuyên quyền, các ngươi hẳn đã biết! chúa công ta câu nệ một chữ tín, ẩn nhẫn không chịu nói, mai sau thế lực hắn một ngày một to thì tai vạ cũng chẳng kém gì họ Tôn trước, biết làm thế nào ? công tôn Vô Địa và công tôn Thần nói:
- Sao không giết đi ?
Công tôn Miễn Dư nói:
- Ta đã nói với chúa công, nhưng chúa công không theo chi bằng chúng ta nổi lên mà giết hắn, may mà thành sự thì là phúc cho chúa công, nhược bằng không thành thì chúng ta chẳng qua cũng đến trốn sang nước khác là cùng!
Công tôn Vô Địa nói:
- Hai anh em tôi xin đi tiên phong!
Công tôn Miễn Dư xin cùng thề . Bấy giờ nhà Ninh Hi đang mở tiệc xuân yến, công tôn Vô Địa bảo công tôn Miễn Dư rằng:
- Nhà Ninh Hi đang mở tiệc xuân yến, tất không có phòng bị, để tôi xin thử vào trước, rồi nhà ngươi vào theo sau .
Công tôn Miễn Dư nói:
- Sao không bói xem ?
Công tôn Vô Địa nói:
- Việc tất phải làm, còn bói chi nữa!
Công tôn Vô Địa và công tôn Thần đem quân đến nhà Ninh Hi . Phía trong cửa nhà Ninh Hi xưa nay vẫn có đặt một cái cạm . Cái cạm ấy, là một cái hố sau, trên lát ván gỗ, dưới có cựa gà; hễ chạm phải cựa gà thì ván gỗ ấy bật lên mà người ngã xuống hố . Thường thì cái cạm ấy ban ngày cất đi, đêm lại đem ra, để phòng giữ quân gian .
Ngày hôm ấy, nhà Ninh Hi nhân có mở tiệc xuân yến; người nhà tụ họp cả ở nhà trong, đang xem làm trò, không có ai trông cửa, nên mới đặt cái cạm ấy để khỏi phải canh giữ . Công tôn Vô Địa không biết, chạm phải cựa gà, ngã lăn xuống hố . Người nhà Ninh Hi kinh động tranh nhau kéo ra, bắt được công tôn Vô Địa . Công tôn Thần cầm giáo đến cứu, nhưng người nhà Ninh Hi đông lắm, không thể nào địch nổi, liền bị giết chết .
Ninh Hi hỏi công tôn Vô Địa rằng:
- Ai xui nhà ngươi đến đây ?
Công tôn Vô Địa trừng mắt mắng rằng:
- Mày cậy công chuyên quyền, làm tôi không trung . Anh em ta vì nước giết mày, nay việc không thành là tại số mệnh, ai xui ta được!
Ninh Hi giận lắm, trói công tôn Vô Địa vào cột, đánh cho đến chết, rồi mới đem chém . Hữu tể Cốc nghe tin Ninh Hi bắt được quân gian, đang đêm đi xe đến để hỏi thăm . Người nhà Ninh Hi vừa mới ra mở cửa thì gặp công tôn Miễn Dư đem quân đến; công tôn Miễn Dư thưa cơ lẻn vào, chém ngay hữu tể Cốc ở bên ngoài cửa . Người nhà Ninh Hi bấy giờ náo động cả lên . Ninh Hi trong khi hoảng hốt, chưa hiểu đầu đuôi, liền hỏi:
- Người nào nổi loạn làm vậy ?
Công tôn Miễn Dư nói:
- Cả nước đều một lòng như thế, định hỏi người nào!
Ninh Hi sợ hãi bỏ chạy . Công tôn Miễn Dư cầm gươm đuổi theo, chạy quanh cái cột ba vòng . Ninh Hi bị hai mũi gươm, chết ở chân cột . Công tôn Miễn Dư giết hết người nhà Ninh Hi, rồi về báo với Vệ Hiến công . Vệ Hiến công truyền đem thi thể Ninh Hi và hữu tể Cốc bày ở trong triều . Công tử Chuyên nghe nói, vội vàng đi chân vào thẳng trong triêu, ôm lấy thi thể Ninh Hi mà khóc rằng:
- Không phải là chúa công thất tín, chính tại ta lừa nhà ngươi! nhà ngươi chết, ta còn mặt mũi nào đứng ở triều đình nước Vệ này nữa!
Khóc xong, lại kêu trời ba tiếng thật to, rồi về nhà, tức khắc đem cả vợ con trốn sang nước Tấn . Vệ Hiến công sai người mời ở lại . Công tử Chuyên không nghe . Khi đi đến sông Hà, Vệ Hiến công lại sai quan đại phu là Tề Ác đuổi theo mời lại . Công tử Chuyên nói:
- Muốn cho ta trở về nước Vệ . Phải làm thế nào cho Ninh Hi sống lại mới được .
Tề ác biết là không thể nói được, phải quay trở về . Công tử Chuyên trốn sang nước Tấn, ẩn ở đất Hàm Đan . Vợ chồng con cái làm nghề khâu giày để kiếm ăn, cả đời không nói gì đến chuyện nước Vệ nữa . Tề Ác về nói với Vệ Hiến công . Vệ Hiến công thở dài, truyền mai táng cho Ninh Hi và hữu tể Cốc, lại muốn lập công tôn Miễn Dư làm chức chính khanh . Công tôn Miễn Dư nói:
- Tôi chưa có danh vọng gì cả, xin chúa công hãy dùng Thái Thúc Nghi .
Vệ Hiến công liền cho Thái Thúc Nghi coi giữ quyền chính . Từ bấy giờ nước Vệ mới hơi được yên ổn .
Lại nói chuyện quan tả sứ nước Tống xướng nghị Tấn, Sở bãi binh . Bấy giờ quan chính khanh nước Tấn là Triệu Vũ, quan lệnh doãn nước Sở là Khuất Kiến, đều đến hội ở nước Tống . Các quan đại phu các nước cũng đều lục tục đến cả . Thuộc quốc của nước Tấn và Lỗ, Vệ, Trịnh theo nước Tấn đóng dinh ở phía tả . Thuộc quốc của nước Sở là Sái, Trần, Hứa theo nước Sở đóng dinh ở phía hữu . Nướg Tống là chủ .
Hai bên nghị định : cứ chiếu lệ đến kỳ triều sinh thì thuộc quốc nước Sở đến triều sinh nước Tấn, thuộc quốc nước Tấn đến triều sinh nước Sở . Còn nước lớn như Tề, Tống thì cho là ngang hàng, không thể vào số thuộc quốc . Thuộc quốc nhỏ của Tấn như Châu, Cử, Đằng, Tiết; thuộc quốc nhỏ của Sở như Đốn, Hổ, Thẩm, Mi nước nào có đủ vật lực triều sính được thì tuy ý, bằng không thì cho phụ theo với các nước lân cận . Nghị định như vậy, rồi sắp sửa làm lễ ăn thề ở cửa tây nước Tống . Khuất Kiến nước Sở mật truyền cho quân sĩ đều mặc áo giáp ở trong mình, để định đến lúc thề thì xông vào mà giết Triệu Vũ nước Tấn . Bá Châu Lê cố can, Khuất Kiến mới thôi . Triệu Vũ nghe nói quân Sở mặc áo giáp ở trong, mới hỏi Dương Thiệt Bật để nghĩ cách phòng bị . Dương Thiệt Bật nói:
- Hội thề lần này là cốt để bãi binh, nếu nước Sở làm như vậy thì nước Sở thất tín với chư hầu trước, chư hầu còn ai phục nữa . Ngài nên thủ tín, không can chi mà lo ngại!
Đến lúc sắp hội thề, Khuất Kiến nước Sở muốn vào sáp huyết trước, mới sai Hướng Thú truyền bảo cho nước Tấn biết . Hướng Thú đến dinh quân Tấn, không dám nói ra, người theo hầu phải nói thay cho Hướng Thú . Triệu Vũ nói:
- Tiên quân ta là vua Văn công ngày xưa, phụng mệnh thiên tử nhà Chu ở đất Tiễn Thổ, làm chủ chư hầu, thì sao nước Sở lại sáp huyết trước nước Tấn được ?
Hướng Thú về, thuật chuyện lại với Khuất Kiến, Khuất Kiến nói:
- Nếu nói đến vương mệnh thì nước Sở ta cũng phụng mệnh vua Huệ vương nhà Chu . Tấn và Sở ngang hàng với nhau, Tấn làm chủ đã lâu ngày nên phải nhường lại cho Sở, nếu không thì hóa ra Sở vẫn phải chịu kém Tấn, sao gọi là ngang hàng được!
Hướng Thú lại sang nói lại với Triệu Vũ . Triệu Vũ nhất định không nghe . Dương Thiệt Bật bảo Triệu Vũ rằng:
- Làm bá chủ cốt ở đức, chứ không ở thề! có đức thì dẫu sáp huyết sau, chư hầu cũng vẫn tin theo; không có đức thì dẫu sáp huyết trước, chư hầu cũng làm phản . Vả chăng hội thề lần này là chủ ý để bãi binh, mà bãi binh là một việc lợi cho thiên hạ, nếu tranh nhau sáp huyết thì phải dụng binh, dụng binh thì phải thất tín, ngài nên nhường cho Sở sáp huyết trước .
Triệu Vũ nghe lời, nhường cho nước Sở sáp huyết trước . Hai bên quyệt máu, cùng thề, rồi đâu về đấy . Quan đại phu nước Vệ là Thạch Ác đang dự hội, nghe tin Ninh Hi bị giết, không dám trở về nước Vệ, liền theo Triệu Vũ sang ở nước Tấn . Quan hữu tướng nước Tề là Thôi Trữ từ khi giết vua Trang công, lập vua Cảnh công, uy danh lừng lẫy nước Tề . Quan tả tướng là Khánh Phong, tính hay uống rượu, lại hay đi săn bắn, không mấy khi ở nhà, bởi vậy quyền chính ở tay Thôi Trữ cả . Thôi Trữ lại càng ngang ngược lắm . Khánh Phong trong lòng cũng có ý ghét . Thôi Trữ nguyên trước có hẹn với nàng Đường Khương định lập Thôi Minh là đích tử, nhưng thấy trưởng là Thôi Thành bị gãy cánh tay, không nỡ nói ra . Thôi Thành biết y, xin nhường ngôi đích tử lại cho Thôi Minh, mà xin cho mình đất Thôi Ấp để dưỡng lão . Thôi Trữ thuận cho, Đông Quách Yển và Đường Vô Cữu không nghe mà nói rằng:
- Thôi Ấp tất phải để cho đích tử!
Thôi Trữ bảo Thôi Thành rằng:
- Ta muốn định đem Thôi Ấp phong cho nhà người, nhưng Đông Quách Yển và Đường Vô Cữu không nghe, biết làm thế nào!
Thôi Thành nói chuyện với Thôi Cương. Thôi Cương nói:
- Ngôi đích tử anh đã nhường cho, mà lại còn tiếc một chỗ Thôi Ấp hay sao ? cha ta hãy còn mà bọn Đông Quách Yển đã ngang ngược như thế; huống chi khi cha ta mất rồi thì anh em chúng ta dẫu cầu làm đầy tớ vị tất đã được!
Thôi Thành nói:
- Ta hãy nhờ quan tả tướng (tức là Khánh Phong) xin hộ cho!
Thôi Thành và Thôi Cương bèn đến nói với Khánh Phong . Khánh Phong nói:
- Thân phụ các ngươi chỉ một mực nghe lời Đông Quách Yển và Đường Vô Cữu, dẫu ta có nói, cũng vị tất đã nghe . Ta e sau này bọn ấy lại làm hại thân phụ các ngươi mà thôi, sao các ngươi không trừ đi ?
Thôi Thành và Thôi Cương nói:
- Chúng tôi cũng muốn như vậy, nhưng sức hèn tài mọn, không thể làm nổi .
Khánh Phong nói:
- Để thong thả ta nghĩ xem đã!
Thôi Thành và Thôi Cương về . Khánh Phong đem chuyện ấy nói với Lư Bồ Miết . Lư Bồ Miết nói:
- Họ Thôi loạn thì họ Khánh ta càng lợi chứ sao!
Khánh Phong mới nghĩ ra . Được mấy ngày nữa, Thôi Thành và Thôi Cương lại đến, kể những điều ác của Đông Quách Yển và Đường Vô Cữu . Khánh Phong nói:
- Nếu nhà ngươi xử sự thì ta giúp binh khí cho .
Nói xong, liền đưa cho Thôi Thành và Thôi Cương một trăm chiếc áo giáp rất tốt và binh khí đủ số . Thôi Thành và Thôi Cương mừng lắm, đêm hôm ấy đem quân mặc áo giáp, cầm binh khí, đến phục chung quanh nhà Thôi Trữ . Đông Quách Yển và Đường Vô Cữu ngày nào cũng đến yết kiến Thôi Trữ . Thôi Thành và Thôi Cương chờ khi Đông Quách Yển và Đường Vô Cữu vào cửa, truyền cho quân sĩ đổ ra đâm chết . Thôi Trữ nghe tin giận lắm, vội vàng gọi người nhà thắng xe để đi thi người nhà đã bỏ trốn sạch cả rồi, chỉ còn có một người nuôi ngựa ở chuồng ngựa, liền sai người ấy thắng xe và cho một tiểu thụ giong xe, đến yết kíến Khánh Phong, kể lại việc biến ở trong nhà . Khánh Phong giả cách không biết, ngạc nhiên nói:
- Họ Thôi và họ Khánh cũng như một nhà . Mấy đứa trẻ con, sao dám càn dỡ như vậy! ngài có muốn bắt, tôi xin giúp sức .
Thôi Trữ tưởng thật, tạ ân mà nói rằng:
- Nếu ngài trừ hộ hai đứa nghiệt tử ấy để nhà họ Thôi tôi được yên ổn thì tôi xin bắt Thôi Minh phải thờ ngài làm cha .
Khánh Phong liền triệu Lư Bồ Miết đến, sai đem quân đi, rồi dặn kế riêng cho biết, để cứ theo kế đó mà làm . Lư Bồ Miết phụng mệnh, tức khắc đem quân đi ngay . Thôi Thành và Thôi Cương thấy Lư Bồ Miết đem quân đến, đóng cửa không cho vào . Lư Bồ Miết dụ rằng:
- Ta phụng mệnh qua tả tướng (tức là Khánh Phong) tới đây là để làm lợi cho các ngươi, chứ có làm hại gì nhà các ngươi đâu!
Thôi Thành bảo Thôi Cương rằng:
- Hay là quan tả tướng muốn trừ khử Thôi Minh đó chăng ?
Thôi Cương nói
- Cũng có lẽ!
Thôi Cương bèn mở cửa cho Lư Bồ Miết vào . Lư Bồ Miết vào trước, giáp sĩ kéo ồ theo sau . Thôi Thành và Thôi Cương ngăn lại không được, mới hỏi Lư Bồ Miết rằng:
- Quan tả tướng ngài dạy thế nào ?
Lư Bồ Miết nói:
- Thân phụ các ngươi đến kêu với quan tả tướng, quan tả tướng sai ta đi lấy đầu các ngươi .
Nói xong, truyền cho quân giáp sĩ chém lấy đầu Thôi Thành và Thôi Cương . Thôi Thành và Thôi Cương chưa kịp trả lời thì đầu đã rơi xuống đất . Lư Bồ Miết thả cho quân giáp sĩ cướp bóc trong nhà, xe ngựa, phục sức, không còn cái gì, lại đem cửa ngõ phá tan . Nàng Đường Khương sợ hãi, thắt cổ ở trong phòng mà chết; chỉ có Thoi Minh đi vắng, nên không mắc nạn . Lư Bồ Miết treo đầu Thôi Thành và Thôi Cương ở trên xe, rồi về nói lại với Thôi Trữ . Thôi Trữ trông thấy hai đầu con, vừa thương vừa giận, hỏi Lư Bồ Miết rằng:
- Chẳng hay có kinh động nội thất ta hay không ?
Lư Bồ Miết nói:
- Bẩm không, hiện người đang ngủ yên chưa dậy .
Thôi Trữ có ý mừng, bảo Khánh Phong rằng:
- Ta muốn về, ngặt vì đứa tiểu thụ này không quen giong xe, xin cho mượn một người khác .
Lư Bồ Miết nói:
- Để tôi xin giong xe hầu quan tướng quốc .
Thôi Trữ tạ ơn Khánh Phong hai ba lần, rồi lên xe trở về . Khi đến phủ, thấy cửa mở toang cả, không có một người nào, liền đi thẳng vào, đến phòng trong thì thấy nàng Đường Khương thắt cổ, hãy còn treo ở đấy . Thôi Trữ chẳng còn hồn vía nào, toan quay lại hỏi Lư Bồ Miết thì Lư Bồ Miết đã về từ bao giờ rồi! Thôi Trữ đi tìm khắp cả, không thấy Thôi Minh đâu, liền khóc oà lên rằng:
- Nay ta bị Khánh Phong đánh lừa, cửa nhà tan nát, còn sống làm chi nữa!
Nói xong, cũng thắt cổ mà chết . Nửa đêm hôm ấy Thôi Minh lẻn về phủ, lấy trộm thi thể Thôi Trữ và Đường Khương bỏ vào trong một cai áo quan, để lên xe đem ra, đào một cái huyệt ở bên cạnh tổ mộ mà chôn giấu xuống đấy . Chỉ có một mình người coi ngựa biết mà thôi, ngoài ra không ai biết cả . Chôn xong, Thôi Minh trốn sang nước Lỗ .
Khánh Phong tâu với Tề Cảnh công rằng:
- Thôi Trữ có tội giết tiên quân ta thuở xưa, vậy nên tôi phải trừ bỏ .
Tề Cảnh công chỉ ư ừ mà thôi . Từ bấy giờ Khánh Phong một mình làm tướng quốc, sai người đi triệu Trần Tu Vô trở về nước Tề . Trần Tu Vô cáo lão . Con là Trần Vô Vũ được nối chức cha .
Bấy giờ Ngô và Sở thường đánh nhau luôn . Sở Khang vương luyện tập thủy sư để sang đánh Ngô, nhưng Ngô có phòng bị, Sở không làm gì nổi, lại phải rút về . Vua nước Ngô là Dư Sái mới lên làm vua được hai năm, vốn là người cậy có sức khoẻ, hay liều chết, giận nước Sở đến đánh mình, liền sai quan tướng quốc là Khuất Hồ Dung (con Vu Thần) sang dụ nước Thư Cưu là thuộc quốc nước Sở làm phản nước Sở .
Quan lệnh doãn nước Sở là Khuất Kiến đem quân đánh nước Thư Cửu . Dưỡng Do Cơ (tướng nước Sở) nói với Khuất Kiến xin đi làm tiên phong, Khuất Kiến nói:
- Tướng quân già lắm rối! Thư Cưu là một nước nhỏ, đánh tất phải được, không dám phiền đến tướng quân .
Dưỡng Do Cơ nói:
- Nước ta đánh Thư Cưu thì Ngô tất đem quân sang cứu, tôi đã nhiều lần đánh nhau với quân Ngô, biế hết tình hình, vậy xin theo đi, dẫu chết cũng thoả !
Khuất Kiến thấy Dưỡng Do Cơ nói đến chết, trong lòng cũng hơi áy náy . Dưỡng Do Cơ nói:
- Tôi chịu ơn tiên vương thuở trước vẫn muốn liều mình để báo đáp mà chưa có dịp nào, nay đầu râu đã khác xưa cả, nếu một mai ốm chết ở xó nhà, thì chẳng hóa ra ngài phụ lòng tôi lắm sao!
Khuất Kiến thấy ý Dưỡng Do Cơ đã nhất quyết mới thuận cho đi, sai quan đại phu là Tức Hoàn đi giúp . Dưỡng Do Cơ đi đến Ly Thành (kinh thành nước Thư Cưu) . Em vua Ngô là Di Muội cùng quan tướng quốc là Khuất Hồ Dung đem quân sang cứu nước Thư Cưu . Tức Hoàn muốn đợi đại bih nước Sở kéo đến, rồi mới khai chiến . Dưỡng Do Cơ nói:
- Người nước Ngô chỉ giỏi nghề đánh thuỷ, nay bỏ thuyền lên cạn, mà lại không giỏi bắn cung và giong xe, ta nên nhân lúc họ mới đến mà đánh ngay đi thì có thể phá vỡ được .
Dưỡng Do Cơ tay mang cung tên, xông vào đánh trước, bắn chỗ nào thì chỗ ấy có người chết . Quân Ngô lui chạy, Dưỡng Do Cơ đuổi theo, trông thấy Khuất Hồ Dung ở trên xe, liền mắng rằng:
- Thằng giặc phản quốc kia! mày còn mặt mũi nào mà trông thấy ta nữa!
Dưỡng Do Cơ toan bắn Khuất Hồ Dung . Khuất Hồ Dung quay xe trở lại, đi nhanh như bay . Dưỡng Do Cơ kinh sợ mà nói rằng:
- Người nước Ngô cũng tài nghề dong xe hay sao! tiếc thay ta không bắn ngay một phát!
Nói chưa dứt lời thì quân Ngô đã đem xe vay kín bốn mặt . Các tướng sĩ ở trên xe đều là những tay bắn giỏi cả, hàng vạn cung nỏ cùng bắn một lúc, Dưỡng Do Cơ chếtngay dưới trận mưa tên . Tức Hoàn chạy về báo với Khuất Kiến . Khuất Kiến thở dài mà rằng:
- Dưỡng thúc (tức là Dưỡng Do Cơ) thật là muốn tìm cái chết .
Khuất Kiến liền phục quân ở Nhi Sơn, rồi sai Tử Cương đem quân đi dụ quân Ngô . Tử Cương giao chiến với quân Ngô dược hơn mười hợp thì vội vàng bỏ chạy . Khuất Hồ Dung nghi là có quân phục, không dám đuổi theo . Di Muội trèo lên chỗ cao đứng trông, không thấy quân Sở, bèn bảo Khuất Hồ Dung rằng:
- Quân Sở đã trốn hết rồi!
Di Muội liền kéo ra đuổi . Đuổi đến chân núi Nhi Sơn thì Tử Cương quay lại đánh, phục binh bốn mặt đổ ra, vây kín Di Muội lại . Di Muội cố sức đánh giải vây mà không ra nổi . May nhờ có quân Khúât Hồ Dung đến, mới phá vỡ vòng vây, đem được Di Muội ra . Quân Ngô bị thua bỏ về . Khuất Kiến liền diệt nước Thư Cưu .
Năm sau, Sở Khang vươnng lại muốn đánh Ngô, sai sứ sang mượn quân nước Tấn . Tấn Cảnh công sai em là công tôn Hàm sang giúp . Nước Ngô đem quân giữ vững cửa sông . Quân Sở không thể vào được, liền sang xâm Trịnh vì nước Trịnh lâu nay vẫn thần phục nước Tấn . Quan đại phu nước Sở là Xuyên Phong Thú, bắt được tướng nước Trịnh là Hoàng Hiệt ở trận tiền . Công tử Vi muốn tranh lấy để nhận công . Xuyên Phong Thú không nghe . Công tử Vi lại vào kêu với Sở Khanh vương rằng:
- Tôi đã bắt được tướng nước Trịnh là Hoàng Hiệt, lại bị Xuyên Phong Thú tranh mất .
Được một lúc, Xuyên Phong Thú giải Hoàng Hiệt đến nộp và cũng nói là công tử Vi muốn tranh công . Sở Khanh vương không biết quyết đóan thế nào, mới sai quan thái tể là Bá Châu Lê xét việc ấy . Bá Châu Lê tâu rằng:
- Tù nước Trịnh (trỏ Hoàng Hiệt) là quan đại phu, chứ không phải dân thường, ta hỏi tù nhân thì khắc biết .
Bá Châu Lê để Hoàng Hiệt đứng ở dưới sân, Bá Châu Lê đứng ở bên hữu, công tử Vi và Xuyên Phong Thú đứng ở bên tả, Bá Châu Lê chắp tay hướng vào công tử Vi mà bảo Hoàng Hiệt rằng:
- Ông này là công tử Vi, là em đại vương ta đó .
Lại hướng vào Xuyên Phong Thú, là quan huyện doãn ở ngoài Phương Thành! trong hai ông này, ông nào bắt được nhà ngươi, nhà ngươi phải nói thực .
Hoàng Hiệt nghe nói, hiểu ý Bá Châu Lê thiên vị công tử Vi, mới giả cách trừng mắt nhìn kỹ công tử Vi mà nói rằng:
- Tôi bị công tử bắt được .
Xuyên Phong Thú giận lắm, liền rút ngay cái giám cắm ở giá gần đó, toan đâm chết công tử Vi . Công tử Vi sợ hãi bỏ chạy Xuyên Phong Thú đuổi theo không kịp . Bá Châu Lê khuyên giải mãi, Xuyên Phong Thú mới thôi . Bá Châu Lê nói với Sở Khang vương chia đôi công ấy, rồi lại bày một tiệc rượu, bắt hai người phải giảng hoà với nhau .
Nước Việt giáp giới nước Ngô . Vua nước Việt là dòng dõi vua Vũ nhà hạ, được phong tử Vô Dư, truyền mãi cho đến Doãn Thường . Doãn Thường chăm lo chính sự, nước Việt mới cường thịnh . Nước Ngô thấy nước Việt cường thịnh, lấy làm lo lắm . Vua nước Ngô là Dư Sái lên nối ngôi, mới được bốn năm, đã đem quân sang đánh nước Việt, bắt được một người tôn tộc nước Việt, đem về chặt chân, sai giữ chiếc thuyền Dư Hoàng . Một hôm, Dư Sái đi chơi thuyền, say rượu nằm ngủ, người tôn tộc cởi thanh gươm của Dư Sái, đâm chết Dư Sái, bấy giờ nội thị mới biết, liền giết người tôn tộc ấy đi . Em Dư Sái là Di Muội theo thứ tự lên nối ngôi, giao quyền chính cho Qui Trát . Quí Trát xin bãi việc chiến tranh và thông hiếu với các nước lớn . Di Muội theo lời, liền sai Quí Trát sang sứ nước Lỗ, để xét xem âm nhạc của đời Ngũ đại và của các nước; Quí Trát xem đến đâu, bình phẩm đến đấy, câu nào cũng đích đáng, người nước Lỗ phục là một tay tri âm . Sau sang sứ nước Trịnh, chơi thân với công tôn Kiều; sang nước Vệ, chơi thân với Cử Viên; sang nước Tấn, chơi thân với Triệu Vũ, Hàn Khởi và Ngụy Thư, toàn là những bậc hiền thần đời bấy giờ, xem thế cũng đủ biết Quí Trát là một người hiền đức.
- Chỉ mới mộ tên vô danh nước Tề mà đã lo sợ hết vía thì làm sao chống lại được quân Vệ . Thôi liệu mà đem quân ra trận chiến thắng trở về .
Tôn Khóai buồn rầu mà lui ra, cùng với Ung Thư thương nghị, Ung Thư nói:
- Thực Xước một mình địch nổi muôn người, khó lòng đánh nổi, ta nên phải dùng kế mà lừa thì mới được .
Tôn Khóai nói:
- Phía tây đất Mao Thị, có một chỗ tên gọi Vi Thôn, chung quanh cây cối rậm rạp; giữa thon có một cái núi đất nhỏ, ta sai người đào hố ở trên núi, lấy cỏ phủ lên cho kín . Nhà ngươi dụ hắn đến đấy, rồi ta đóng quân ở trên núi, xỉ mắng hắn một lúc, tất nhiên hắn phải nổi giận mà xông lên đánh, tất là mắc kế của ta đó!
Ung Thư theo lời, đem quân sang đất Mao Thị, giả cách đi do dám . Khi gặp quân Thực Xước, Ung Thư làm ra dáng sợ hãi, quay đầu bỏ chạy . Thực Xước cậy có sức khoẻ, lại thấy Ung Thư ít quân, tức khắc đuổi theo . Ung Thư chạy quanh mãi về đến Vi Thôn, rồi đi tắt vào trong đám cây rậm . Thực Xước nghi trong đám cây rậm có quân phục, không dám tiến vào; bỗng thấy trên ngọn núi đất có một toán quân và một viên tướng hãy còn trẻ tuổi . Viêng tướng ấy réo tên Thực Xước mà mắng rằng:
- Mày là một đứa không ra gì ở nước Tề . Họ Loan đã xem mày như đồ bỏ, không thể dùng được; nay mày đem thân sang ăn hại nước Vệ, chẳng biết xấu hổ, lại còn thò mặt ra . Mày không biết họ Tôn ta là một nhà thế thần để tám đời rồi hay sao, mà dám xâm phạm, thật là không bằng giống cầm thú!
Thực Xước nghe nói nổi giận . Trong quân có người biết mặt Tôn Khóai, mới nói với Thực Xước rằng:
- Viên tướng ấy là con trưởng Tôn Lâm Phủ, tên gọi Tôn Khóai .
Thực Xước nói:
- Ta bắt được Tôn Khoái, tức là trừ được nửa Tôn Lâm Phủ!
Thực Xước tức thì giục ngựa thẳng tới chân núi, chẳng ngờ cả người lẫn ngựa, ngã lăn xuống hố . Tôn Khoái đã sai quân sĩ sắp sẵn cung tên, để khi Thực Xước ngã xuống thì xún lại mà bắn . Thực Xước chết ở dưới hố . Tôn Khoái dùng câu liêm kéo thi thể lên rồi cắt lấy đầu đem về nộp Tôn Lâm Phủ . Tôn Lâm Phủ nói:
- Bây giờ nếu nước Tấn trách ta không cứu để cho quân Tấn bị giết thì ta có lỗi, chi bằng ta giấu việc này đi mà nói là thua .
Nói xong, liền sai Ung Thư sang cáo cấp với nước Tấn . Tấn Bình công nghe tin quân Tấn bị giết, có ý giận, sai quan chính khanh là Triệu Vũ đại hội chư hầu ở đất Thiều Uyên, sắp đem quân đánh Vệ . Vệ Hiến công và Ninh Hi thân hành sang nước Tấn kể tội Tôn Lâm Phủ . Tấn Bình công bắt giam lại . Quan đại phu nước Tề là Án Anh nói với Tề Cảnh công rằng:
- Vua Tấn vì Tôn Lâm Phủ mà bắt vua Vệ, như thế thì những đứa cường thần đều cậy quyền mà làm càn! chúa công nen sang xin với vua Tán, khiến cho trọn cái ơn khi ở Lai Thành .
Tề Cảnh công khen phải, liền sai sứ ước với Trịnh Giản công để cùng sang nước Tấn xin hộ cho vua Vệ . Tấn Bình công dẫu có ý nể, nhưng trước đã nghe lời Tôn Lâm Phủ, cho nên chưa kịp tha vua Vệ . Án Anh nói riêng với Dương Thiệt Bật rằng:
- Nước Tấn là bá chủ thì chức phận của nước Tấn là phải đè nén kẻ cường bạo, bênh vực kẻ hèn yếu . Tôn Lâm Phủ khi trước đuổi vua, ta đã không đem quân đến đánh, nay lại còn bắt giam vua Vệ để giúp Tôn Lâm Phủ, như thế phỏng còn ai dám làm vua nữa ? ngày xưa Tấn Văn công nghe lầm lời nói của Nguyên Huyến mà bắt Vệ Thành công đem nộp thiên tử nhà Chu, thiên tử nhà Chu còn chê là trái lễ, Văn công xấu hổ mà phải tha, huống chi mình là chư hầu mà lại bắt giam vua chư hầu là nghĩa làm sao ? các ngài không biết can, thế là tư vị bề tôi mà đè nén vua, tài nào cho khỏi mang tiếng! tôi chỉ sợ nước Tấn không giữ được nghiệp bá nữa, cho nên phảii nói riêng với ngài .
Dương Thiệt Bật liền nói với Triệu Vũ để cố xin với Tấn Bình công . Tấn Bình công tha cho Vệ Hiến công về nước, nhưng vẫn không chịu tha Ninh Hi . Hữu tể Cốc bảo Vệ Hiến công đem mười hai nữ nhạc công sang dâng vua Tấn để xin chuộc Ninh Hi . Tấn Bình công bằng lòng, tha cho Ninh Hi về . Ninh Hi từ khi về, càng có ý tự phụ, việc gì cũng tự tiện quyết đoán, không bẩm mệnh Vệ Hiến công . Các quan đại phu vẫn đến họp ở nhà riêng Ninh Hi để bàn việc chính tri . Vệ Hiến công chỉ ngồi khoanh tay, không dự một việc gì cả .
Bấy giờ quan tá sư nước Tống là Hướng Thú (cháu huyền tôn của Tống Hoàn công) quen thân với Triệu Vũ nước Tấn, lại quen thân cả với quan lệnh doãn nước Sở là Khuất Kiến nữa . Hướng Thú sang sứ nước Sở, nói đến việc Hoa Nguyên nước Tống ngày xưa, muốn cho Tấn và Sở giảng hoà với nhau . Khuất Kiến nói:
- Việc ấy rất hay! chỉ vì chư hầu chia rẽ mà cuộc giảng hoà không thành, bây giờ làm sao cho các thuộc quốc của Tấn và Sơ đều giao hiếu với nhau, coi nhau như một nhà, thì nạn binh đao mới có thể dẹp yên được .
Hướng Thú khen phải, liền xướng nghị vua Tấn và vua Sở hội nhau ở nước Tống để cùng nhau giảng hoà . Nước Sở từ đời Cung Vương đến bấy giờ, thường bị nước Ngô xâm nhiễu . Khuất Kiến muốn kết liên với Tấn để được chuyên một mặt chống cự nước Ngô; còn Triệu Vũ thì nhân thấy quân Sở hay sang đánh Trịnh, cũng muốn giảng hoà cho được yên việc, bởi vậy hai bên đều đồng ý sai sứ đi báo ngày hội với các thuộc quốc của mình . Khi sứ nước Tấn đến nước Vệ, Ninh Hi không báo cho Vệ Hiến công biết, mà sai Thạch Ác đi dự hội . Vệ Hiến công nghe nổi giận lắm, phàn nàn với công tôn Miễn Dư . Công tôn Miễn Dư nói:
- Tôi xin lấy lẽ phải đến trách bảo Ninh Hi .
Rồi đến bảo Ninh Hi rằng:
- Hội với chư hầu là một việc lớn, sao ngài lại không báo cho chúa công biết ?
Ninh Hi phật ý nói:
- Khi trước công tử Chuyên đã có ước với ta, ta ví như các bề tôi khác thế nào được!
Công tôn Miễn Dư về nói với Vệ Hiến công rằng:
- Ninh Hi vô lễ quá lắm, sao chúa công không giết đi .
Vệ Hiến công nói:
- Nếu khong có Ninh Hi thì sao ta được thế này! ta đã có lời ước, không nên hối lại .
Công tôn Miễn Dư nói:
- Tôi chịu ơn chúa công, không biết lấy gì mà đền lại được, xin tự đem gia thuộc trừ bỏ họ Ninh đi, nếu việc thành thì lợi cho chúa công, mà không thành thì chỉ một mình tôi chịu hại mà thôi . Vệ Hiến công nói:
- Nhà ngươi liệu mà làm, chớ để di lụy đến ta .
Công tôn Miễn Dư đến bảo hai người em họ là công tô Vô Địa và công tôn Thần rằng:
- Quan tướng quốc (trở Ninh Hi) chuyên quyền, các ngươi hẳn đã biết! chúa công ta câu nệ một chữ tín, ẩn nhẫn không chịu nói, mai sau thế lực hắn một ngày một to thì tai vạ cũng chẳng kém gì họ Tôn trước, biết làm thế nào ? công tôn Vô Địa và công tôn Thần nói:
- Sao không giết đi ?
Công tôn Miễn Dư nói:
- Ta đã nói với chúa công, nhưng chúa công không theo chi bằng chúng ta nổi lên mà giết hắn, may mà thành sự thì là phúc cho chúa công, nhược bằng không thành thì chúng ta chẳng qua cũng đến trốn sang nước khác là cùng!
Công tôn Vô Địa nói:
- Hai anh em tôi xin đi tiên phong!
Công tôn Miễn Dư xin cùng thề . Bấy giờ nhà Ninh Hi đang mở tiệc xuân yến, công tôn Vô Địa bảo công tôn Miễn Dư rằng:
- Nhà Ninh Hi đang mở tiệc xuân yến, tất không có phòng bị, để tôi xin thử vào trước, rồi nhà ngươi vào theo sau .
Công tôn Miễn Dư nói:
- Sao không bói xem ?
Công tôn Vô Địa nói:
- Việc tất phải làm, còn bói chi nữa!
Công tôn Vô Địa và công tôn Thần đem quân đến nhà Ninh Hi . Phía trong cửa nhà Ninh Hi xưa nay vẫn có đặt một cái cạm . Cái cạm ấy, là một cái hố sau, trên lát ván gỗ, dưới có cựa gà; hễ chạm phải cựa gà thì ván gỗ ấy bật lên mà người ngã xuống hố . Thường thì cái cạm ấy ban ngày cất đi, đêm lại đem ra, để phòng giữ quân gian .
Ngày hôm ấy, nhà Ninh Hi nhân có mở tiệc xuân yến; người nhà tụ họp cả ở nhà trong, đang xem làm trò, không có ai trông cửa, nên mới đặt cái cạm ấy để khỏi phải canh giữ . Công tôn Vô Địa không biết, chạm phải cựa gà, ngã lăn xuống hố . Người nhà Ninh Hi kinh động tranh nhau kéo ra, bắt được công tôn Vô Địa . Công tôn Thần cầm giáo đến cứu, nhưng người nhà Ninh Hi đông lắm, không thể nào địch nổi, liền bị giết chết .
Ninh Hi hỏi công tôn Vô Địa rằng:
- Ai xui nhà ngươi đến đây ?
Công tôn Vô Địa trừng mắt mắng rằng:
- Mày cậy công chuyên quyền, làm tôi không trung . Anh em ta vì nước giết mày, nay việc không thành là tại số mệnh, ai xui ta được!
Ninh Hi giận lắm, trói công tôn Vô Địa vào cột, đánh cho đến chết, rồi mới đem chém . Hữu tể Cốc nghe tin Ninh Hi bắt được quân gian, đang đêm đi xe đến để hỏi thăm . Người nhà Ninh Hi vừa mới ra mở cửa thì gặp công tôn Miễn Dư đem quân đến; công tôn Miễn Dư thưa cơ lẻn vào, chém ngay hữu tể Cốc ở bên ngoài cửa . Người nhà Ninh Hi bấy giờ náo động cả lên . Ninh Hi trong khi hoảng hốt, chưa hiểu đầu đuôi, liền hỏi:
- Người nào nổi loạn làm vậy ?
Công tôn Miễn Dư nói:
- Cả nước đều một lòng như thế, định hỏi người nào!
Ninh Hi sợ hãi bỏ chạy . Công tôn Miễn Dư cầm gươm đuổi theo, chạy quanh cái cột ba vòng . Ninh Hi bị hai mũi gươm, chết ở chân cột . Công tôn Miễn Dư giết hết người nhà Ninh Hi, rồi về báo với Vệ Hiến công . Vệ Hiến công truyền đem thi thể Ninh Hi và hữu tể Cốc bày ở trong triều . Công tử Chuyên nghe nói, vội vàng đi chân vào thẳng trong triêu, ôm lấy thi thể Ninh Hi mà khóc rằng:
- Không phải là chúa công thất tín, chính tại ta lừa nhà ngươi! nhà ngươi chết, ta còn mặt mũi nào đứng ở triều đình nước Vệ này nữa!
Khóc xong, lại kêu trời ba tiếng thật to, rồi về nhà, tức khắc đem cả vợ con trốn sang nước Tấn . Vệ Hiến công sai người mời ở lại . Công tử Chuyên không nghe . Khi đi đến sông Hà, Vệ Hiến công lại sai quan đại phu là Tề Ác đuổi theo mời lại . Công tử Chuyên nói:
- Muốn cho ta trở về nước Vệ . Phải làm thế nào cho Ninh Hi sống lại mới được .
Tề ác biết là không thể nói được, phải quay trở về . Công tử Chuyên trốn sang nước Tấn, ẩn ở đất Hàm Đan . Vợ chồng con cái làm nghề khâu giày để kiếm ăn, cả đời không nói gì đến chuyện nước Vệ nữa . Tề Ác về nói với Vệ Hiến công . Vệ Hiến công thở dài, truyền mai táng cho Ninh Hi và hữu tể Cốc, lại muốn lập công tôn Miễn Dư làm chức chính khanh . Công tôn Miễn Dư nói:
- Tôi chưa có danh vọng gì cả, xin chúa công hãy dùng Thái Thúc Nghi .
Vệ Hiến công liền cho Thái Thúc Nghi coi giữ quyền chính . Từ bấy giờ nước Vệ mới hơi được yên ổn .
Lại nói chuyện quan tả sứ nước Tống xướng nghị Tấn, Sở bãi binh . Bấy giờ quan chính khanh nước Tấn là Triệu Vũ, quan lệnh doãn nước Sở là Khuất Kiến, đều đến hội ở nước Tống . Các quan đại phu các nước cũng đều lục tục đến cả . Thuộc quốc của nước Tấn và Lỗ, Vệ, Trịnh theo nước Tấn đóng dinh ở phía tả . Thuộc quốc của nước Sở là Sái, Trần, Hứa theo nước Sở đóng dinh ở phía hữu . Nướg Tống là chủ .
Hai bên nghị định : cứ chiếu lệ đến kỳ triều sinh thì thuộc quốc nước Sở đến triều sinh nước Tấn, thuộc quốc nước Tấn đến triều sinh nước Sở . Còn nước lớn như Tề, Tống thì cho là ngang hàng, không thể vào số thuộc quốc . Thuộc quốc nhỏ của Tấn như Châu, Cử, Đằng, Tiết; thuộc quốc nhỏ của Sở như Đốn, Hổ, Thẩm, Mi nước nào có đủ vật lực triều sính được thì tuy ý, bằng không thì cho phụ theo với các nước lân cận . Nghị định như vậy, rồi sắp sửa làm lễ ăn thề ở cửa tây nước Tống . Khuất Kiến nước Sở mật truyền cho quân sĩ đều mặc áo giáp ở trong mình, để định đến lúc thề thì xông vào mà giết Triệu Vũ nước Tấn . Bá Châu Lê cố can, Khuất Kiến mới thôi . Triệu Vũ nghe nói quân Sở mặc áo giáp ở trong, mới hỏi Dương Thiệt Bật để nghĩ cách phòng bị . Dương Thiệt Bật nói:
- Hội thề lần này là cốt để bãi binh, nếu nước Sở làm như vậy thì nước Sở thất tín với chư hầu trước, chư hầu còn ai phục nữa . Ngài nên thủ tín, không can chi mà lo ngại!
Đến lúc sắp hội thề, Khuất Kiến nước Sở muốn vào sáp huyết trước, mới sai Hướng Thú truyền bảo cho nước Tấn biết . Hướng Thú đến dinh quân Tấn, không dám nói ra, người theo hầu phải nói thay cho Hướng Thú . Triệu Vũ nói:
- Tiên quân ta là vua Văn công ngày xưa, phụng mệnh thiên tử nhà Chu ở đất Tiễn Thổ, làm chủ chư hầu, thì sao nước Sở lại sáp huyết trước nước Tấn được ?
Hướng Thú về, thuật chuyện lại với Khuất Kiến, Khuất Kiến nói:
- Nếu nói đến vương mệnh thì nước Sở ta cũng phụng mệnh vua Huệ vương nhà Chu . Tấn và Sở ngang hàng với nhau, Tấn làm chủ đã lâu ngày nên phải nhường lại cho Sở, nếu không thì hóa ra Sở vẫn phải chịu kém Tấn, sao gọi là ngang hàng được!
Hướng Thú lại sang nói lại với Triệu Vũ . Triệu Vũ nhất định không nghe . Dương Thiệt Bật bảo Triệu Vũ rằng:
- Làm bá chủ cốt ở đức, chứ không ở thề! có đức thì dẫu sáp huyết sau, chư hầu cũng vẫn tin theo; không có đức thì dẫu sáp huyết trước, chư hầu cũng làm phản . Vả chăng hội thề lần này là chủ ý để bãi binh, mà bãi binh là một việc lợi cho thiên hạ, nếu tranh nhau sáp huyết thì phải dụng binh, dụng binh thì phải thất tín, ngài nên nhường cho Sở sáp huyết trước .
Triệu Vũ nghe lời, nhường cho nước Sở sáp huyết trước . Hai bên quyệt máu, cùng thề, rồi đâu về đấy . Quan đại phu nước Vệ là Thạch Ác đang dự hội, nghe tin Ninh Hi bị giết, không dám trở về nước Vệ, liền theo Triệu Vũ sang ở nước Tấn . Quan hữu tướng nước Tề là Thôi Trữ từ khi giết vua Trang công, lập vua Cảnh công, uy danh lừng lẫy nước Tề . Quan tả tướng là Khánh Phong, tính hay uống rượu, lại hay đi săn bắn, không mấy khi ở nhà, bởi vậy quyền chính ở tay Thôi Trữ cả . Thôi Trữ lại càng ngang ngược lắm . Khánh Phong trong lòng cũng có ý ghét . Thôi Trữ nguyên trước có hẹn với nàng Đường Khương định lập Thôi Minh là đích tử, nhưng thấy trưởng là Thôi Thành bị gãy cánh tay, không nỡ nói ra . Thôi Thành biết y, xin nhường ngôi đích tử lại cho Thôi Minh, mà xin cho mình đất Thôi Ấp để dưỡng lão . Thôi Trữ thuận cho, Đông Quách Yển và Đường Vô Cữu không nghe mà nói rằng:
- Thôi Ấp tất phải để cho đích tử!
Thôi Trữ bảo Thôi Thành rằng:
- Ta muốn định đem Thôi Ấp phong cho nhà người, nhưng Đông Quách Yển và Đường Vô Cữu không nghe, biết làm thế nào!
Thôi Thành nói chuyện với Thôi Cương. Thôi Cương nói:
- Ngôi đích tử anh đã nhường cho, mà lại còn tiếc một chỗ Thôi Ấp hay sao ? cha ta hãy còn mà bọn Đông Quách Yển đã ngang ngược như thế; huống chi khi cha ta mất rồi thì anh em chúng ta dẫu cầu làm đầy tớ vị tất đã được!
Thôi Thành nói:
- Ta hãy nhờ quan tả tướng (tức là Khánh Phong) xin hộ cho!
Thôi Thành và Thôi Cương bèn đến nói với Khánh Phong . Khánh Phong nói:
- Thân phụ các ngươi chỉ một mực nghe lời Đông Quách Yển và Đường Vô Cữu, dẫu ta có nói, cũng vị tất đã nghe . Ta e sau này bọn ấy lại làm hại thân phụ các ngươi mà thôi, sao các ngươi không trừ đi ?
Thôi Thành và Thôi Cương nói:
- Chúng tôi cũng muốn như vậy, nhưng sức hèn tài mọn, không thể làm nổi .
Khánh Phong nói:
- Để thong thả ta nghĩ xem đã!
Thôi Thành và Thôi Cương về . Khánh Phong đem chuyện ấy nói với Lư Bồ Miết . Lư Bồ Miết nói:
- Họ Thôi loạn thì họ Khánh ta càng lợi chứ sao!
Khánh Phong mới nghĩ ra . Được mấy ngày nữa, Thôi Thành và Thôi Cương lại đến, kể những điều ác của Đông Quách Yển và Đường Vô Cữu . Khánh Phong nói:
- Nếu nhà ngươi xử sự thì ta giúp binh khí cho .
Nói xong, liền đưa cho Thôi Thành và Thôi Cương một trăm chiếc áo giáp rất tốt và binh khí đủ số . Thôi Thành và Thôi Cương mừng lắm, đêm hôm ấy đem quân mặc áo giáp, cầm binh khí, đến phục chung quanh nhà Thôi Trữ . Đông Quách Yển và Đường Vô Cữu ngày nào cũng đến yết kiến Thôi Trữ . Thôi Thành và Thôi Cương chờ khi Đông Quách Yển và Đường Vô Cữu vào cửa, truyền cho quân sĩ đổ ra đâm chết . Thôi Trữ nghe tin giận lắm, vội vàng gọi người nhà thắng xe để đi thi người nhà đã bỏ trốn sạch cả rồi, chỉ còn có một người nuôi ngựa ở chuồng ngựa, liền sai người ấy thắng xe và cho một tiểu thụ giong xe, đến yết kíến Khánh Phong, kể lại việc biến ở trong nhà . Khánh Phong giả cách không biết, ngạc nhiên nói:
- Họ Thôi và họ Khánh cũng như một nhà . Mấy đứa trẻ con, sao dám càn dỡ như vậy! ngài có muốn bắt, tôi xin giúp sức .
Thôi Trữ tưởng thật, tạ ân mà nói rằng:
- Nếu ngài trừ hộ hai đứa nghiệt tử ấy để nhà họ Thôi tôi được yên ổn thì tôi xin bắt Thôi Minh phải thờ ngài làm cha .
Khánh Phong liền triệu Lư Bồ Miết đến, sai đem quân đi, rồi dặn kế riêng cho biết, để cứ theo kế đó mà làm . Lư Bồ Miết phụng mệnh, tức khắc đem quân đi ngay . Thôi Thành và Thôi Cương thấy Lư Bồ Miết đem quân đến, đóng cửa không cho vào . Lư Bồ Miết dụ rằng:
- Ta phụng mệnh qua tả tướng (tức là Khánh Phong) tới đây là để làm lợi cho các ngươi, chứ có làm hại gì nhà các ngươi đâu!
Thôi Thành bảo Thôi Cương rằng:
- Hay là quan tả tướng muốn trừ khử Thôi Minh đó chăng ?
Thôi Cương nói
- Cũng có lẽ!
Thôi Cương bèn mở cửa cho Lư Bồ Miết vào . Lư Bồ Miết vào trước, giáp sĩ kéo ồ theo sau . Thôi Thành và Thôi Cương ngăn lại không được, mới hỏi Lư Bồ Miết rằng:
- Quan tả tướng ngài dạy thế nào ?
Lư Bồ Miết nói:
- Thân phụ các ngươi đến kêu với quan tả tướng, quan tả tướng sai ta đi lấy đầu các ngươi .
Nói xong, truyền cho quân giáp sĩ chém lấy đầu Thôi Thành và Thôi Cương . Thôi Thành và Thôi Cương chưa kịp trả lời thì đầu đã rơi xuống đất . Lư Bồ Miết thả cho quân giáp sĩ cướp bóc trong nhà, xe ngựa, phục sức, không còn cái gì, lại đem cửa ngõ phá tan . Nàng Đường Khương sợ hãi, thắt cổ ở trong phòng mà chết; chỉ có Thoi Minh đi vắng, nên không mắc nạn . Lư Bồ Miết treo đầu Thôi Thành và Thôi Cương ở trên xe, rồi về nói lại với Thôi Trữ . Thôi Trữ trông thấy hai đầu con, vừa thương vừa giận, hỏi Lư Bồ Miết rằng:
- Chẳng hay có kinh động nội thất ta hay không ?
Lư Bồ Miết nói:
- Bẩm không, hiện người đang ngủ yên chưa dậy .
Thôi Trữ có ý mừng, bảo Khánh Phong rằng:
- Ta muốn về, ngặt vì đứa tiểu thụ này không quen giong xe, xin cho mượn một người khác .
Lư Bồ Miết nói:
- Để tôi xin giong xe hầu quan tướng quốc .
Thôi Trữ tạ ơn Khánh Phong hai ba lần, rồi lên xe trở về . Khi đến phủ, thấy cửa mở toang cả, không có một người nào, liền đi thẳng vào, đến phòng trong thì thấy nàng Đường Khương thắt cổ, hãy còn treo ở đấy . Thôi Trữ chẳng còn hồn vía nào, toan quay lại hỏi Lư Bồ Miết thì Lư Bồ Miết đã về từ bao giờ rồi! Thôi Trữ đi tìm khắp cả, không thấy Thôi Minh đâu, liền khóc oà lên rằng:
- Nay ta bị Khánh Phong đánh lừa, cửa nhà tan nát, còn sống làm chi nữa!
Nói xong, cũng thắt cổ mà chết . Nửa đêm hôm ấy Thôi Minh lẻn về phủ, lấy trộm thi thể Thôi Trữ và Đường Khương bỏ vào trong một cai áo quan, để lên xe đem ra, đào một cái huyệt ở bên cạnh tổ mộ mà chôn giấu xuống đấy . Chỉ có một mình người coi ngựa biết mà thôi, ngoài ra không ai biết cả . Chôn xong, Thôi Minh trốn sang nước Lỗ .
Khánh Phong tâu với Tề Cảnh công rằng:
- Thôi Trữ có tội giết tiên quân ta thuở xưa, vậy nên tôi phải trừ bỏ .
Tề Cảnh công chỉ ư ừ mà thôi . Từ bấy giờ Khánh Phong một mình làm tướng quốc, sai người đi triệu Trần Tu Vô trở về nước Tề . Trần Tu Vô cáo lão . Con là Trần Vô Vũ được nối chức cha .
Bấy giờ Ngô và Sở thường đánh nhau luôn . Sở Khang vương luyện tập thủy sư để sang đánh Ngô, nhưng Ngô có phòng bị, Sở không làm gì nổi, lại phải rút về . Vua nước Ngô là Dư Sái mới lên làm vua được hai năm, vốn là người cậy có sức khoẻ, hay liều chết, giận nước Sở đến đánh mình, liền sai quan tướng quốc là Khuất Hồ Dung (con Vu Thần) sang dụ nước Thư Cưu là thuộc quốc nước Sở làm phản nước Sở .
Quan lệnh doãn nước Sở là Khuất Kiến đem quân đánh nước Thư Cửu . Dưỡng Do Cơ (tướng nước Sở) nói với Khuất Kiến xin đi làm tiên phong, Khuất Kiến nói:
- Tướng quân già lắm rối! Thư Cưu là một nước nhỏ, đánh tất phải được, không dám phiền đến tướng quân .
Dưỡng Do Cơ nói:
- Nước ta đánh Thư Cưu thì Ngô tất đem quân sang cứu, tôi đã nhiều lần đánh nhau với quân Ngô, biế hết tình hình, vậy xin theo đi, dẫu chết cũng thoả !
Khuất Kiến thấy Dưỡng Do Cơ nói đến chết, trong lòng cũng hơi áy náy . Dưỡng Do Cơ nói:
- Tôi chịu ơn tiên vương thuở trước vẫn muốn liều mình để báo đáp mà chưa có dịp nào, nay đầu râu đã khác xưa cả, nếu một mai ốm chết ở xó nhà, thì chẳng hóa ra ngài phụ lòng tôi lắm sao!
Khuất Kiến thấy ý Dưỡng Do Cơ đã nhất quyết mới thuận cho đi, sai quan đại phu là Tức Hoàn đi giúp . Dưỡng Do Cơ đi đến Ly Thành (kinh thành nước Thư Cưu) . Em vua Ngô là Di Muội cùng quan tướng quốc là Khuất Hồ Dung đem quân sang cứu nước Thư Cưu . Tức Hoàn muốn đợi đại bih nước Sở kéo đến, rồi mới khai chiến . Dưỡng Do Cơ nói:
- Người nước Ngô chỉ giỏi nghề đánh thuỷ, nay bỏ thuyền lên cạn, mà lại không giỏi bắn cung và giong xe, ta nên nhân lúc họ mới đến mà đánh ngay đi thì có thể phá vỡ được .
Dưỡng Do Cơ tay mang cung tên, xông vào đánh trước, bắn chỗ nào thì chỗ ấy có người chết . Quân Ngô lui chạy, Dưỡng Do Cơ đuổi theo, trông thấy Khuất Hồ Dung ở trên xe, liền mắng rằng:
- Thằng giặc phản quốc kia! mày còn mặt mũi nào mà trông thấy ta nữa!
Dưỡng Do Cơ toan bắn Khuất Hồ Dung . Khuất Hồ Dung quay xe trở lại, đi nhanh như bay . Dưỡng Do Cơ kinh sợ mà nói rằng:
- Người nước Ngô cũng tài nghề dong xe hay sao! tiếc thay ta không bắn ngay một phát!
Nói chưa dứt lời thì quân Ngô đã đem xe vay kín bốn mặt . Các tướng sĩ ở trên xe đều là những tay bắn giỏi cả, hàng vạn cung nỏ cùng bắn một lúc, Dưỡng Do Cơ chếtngay dưới trận mưa tên . Tức Hoàn chạy về báo với Khuất Kiến . Khuất Kiến thở dài mà rằng:
- Dưỡng thúc (tức là Dưỡng Do Cơ) thật là muốn tìm cái chết .
Khuất Kiến liền phục quân ở Nhi Sơn, rồi sai Tử Cương đem quân đi dụ quân Ngô . Tử Cương giao chiến với quân Ngô dược hơn mười hợp thì vội vàng bỏ chạy . Khuất Hồ Dung nghi là có quân phục, không dám đuổi theo . Di Muội trèo lên chỗ cao đứng trông, không thấy quân Sở, bèn bảo Khuất Hồ Dung rằng:
- Quân Sở đã trốn hết rồi!
Di Muội liền kéo ra đuổi . Đuổi đến chân núi Nhi Sơn thì Tử Cương quay lại đánh, phục binh bốn mặt đổ ra, vây kín Di Muội lại . Di Muội cố sức đánh giải vây mà không ra nổi . May nhờ có quân Khúât Hồ Dung đến, mới phá vỡ vòng vây, đem được Di Muội ra . Quân Ngô bị thua bỏ về . Khuất Kiến liền diệt nước Thư Cưu .
Năm sau, Sở Khang vươnng lại muốn đánh Ngô, sai sứ sang mượn quân nước Tấn . Tấn Cảnh công sai em là công tôn Hàm sang giúp . Nước Ngô đem quân giữ vững cửa sông . Quân Sở không thể vào được, liền sang xâm Trịnh vì nước Trịnh lâu nay vẫn thần phục nước Tấn . Quan đại phu nước Sở là Xuyên Phong Thú, bắt được tướng nước Trịnh là Hoàng Hiệt ở trận tiền . Công tử Vi muốn tranh lấy để nhận công . Xuyên Phong Thú không nghe . Công tử Vi lại vào kêu với Sở Khanh vương rằng:
- Tôi đã bắt được tướng nước Trịnh là Hoàng Hiệt, lại bị Xuyên Phong Thú tranh mất .
Được một lúc, Xuyên Phong Thú giải Hoàng Hiệt đến nộp và cũng nói là công tử Vi muốn tranh công . Sở Khanh vương không biết quyết đóan thế nào, mới sai quan thái tể là Bá Châu Lê xét việc ấy . Bá Châu Lê tâu rằng:
- Tù nước Trịnh (trỏ Hoàng Hiệt) là quan đại phu, chứ không phải dân thường, ta hỏi tù nhân thì khắc biết .
Bá Châu Lê để Hoàng Hiệt đứng ở dưới sân, Bá Châu Lê đứng ở bên hữu, công tử Vi và Xuyên Phong Thú đứng ở bên tả, Bá Châu Lê chắp tay hướng vào công tử Vi mà bảo Hoàng Hiệt rằng:
- Ông này là công tử Vi, là em đại vương ta đó .
Lại hướng vào Xuyên Phong Thú, là quan huyện doãn ở ngoài Phương Thành! trong hai ông này, ông nào bắt được nhà ngươi, nhà ngươi phải nói thực .
Hoàng Hiệt nghe nói, hiểu ý Bá Châu Lê thiên vị công tử Vi, mới giả cách trừng mắt nhìn kỹ công tử Vi mà nói rằng:
- Tôi bị công tử bắt được .
Xuyên Phong Thú giận lắm, liền rút ngay cái giám cắm ở giá gần đó, toan đâm chết công tử Vi . Công tử Vi sợ hãi bỏ chạy Xuyên Phong Thú đuổi theo không kịp . Bá Châu Lê khuyên giải mãi, Xuyên Phong Thú mới thôi . Bá Châu Lê nói với Sở Khang vương chia đôi công ấy, rồi lại bày một tiệc rượu, bắt hai người phải giảng hoà với nhau .
Nước Việt giáp giới nước Ngô . Vua nước Việt là dòng dõi vua Vũ nhà hạ, được phong tử Vô Dư, truyền mãi cho đến Doãn Thường . Doãn Thường chăm lo chính sự, nước Việt mới cường thịnh . Nước Ngô thấy nước Việt cường thịnh, lấy làm lo lắm . Vua nước Ngô là Dư Sái lên nối ngôi, mới được bốn năm, đã đem quân sang đánh nước Việt, bắt được một người tôn tộc nước Việt, đem về chặt chân, sai giữ chiếc thuyền Dư Hoàng . Một hôm, Dư Sái đi chơi thuyền, say rượu nằm ngủ, người tôn tộc cởi thanh gươm của Dư Sái, đâm chết Dư Sái, bấy giờ nội thị mới biết, liền giết người tôn tộc ấy đi . Em Dư Sái là Di Muội theo thứ tự lên nối ngôi, giao quyền chính cho Qui Trát . Quí Trát xin bãi việc chiến tranh và thông hiếu với các nước lớn . Di Muội theo lời, liền sai Quí Trát sang sứ nước Lỗ, để xét xem âm nhạc của đời Ngũ đại và của các nước; Quí Trát xem đến đâu, bình phẩm đến đấy, câu nào cũng đích đáng, người nước Lỗ phục là một tay tri âm . Sau sang sứ nước Trịnh, chơi thân với công tôn Kiều; sang nước Vệ, chơi thân với Cử Viên; sang nước Tấn, chơi thân với Triệu Vũ, Hàn Khởi và Ngụy Thư, toàn là những bậc hiền thần đời bấy giờ, xem thế cũng đủ biết Quí Trát là một người hiền đức.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook