Đông A Nông Sự
-
Chương 8: Kế Toán 2
Đinh Bình lúc này quay sang bảo Mã Quốc An:
- Mã huynh, theo lệ cũ thì hai bên đều tính toán sai nên không cần đền bù, chỉ chỉnh lý lại công nợ.
Vậy thống nhất 1635 quan là công nợ, một nửa ta trả bạc, một nửa trả tiền đồng.
Chúng ta là người làm ăn lâu dài, có lẽ không nên nhắc lại việc này nữa.
Mã Quốc An cũng chỉ thất thần đôi chút, nhưng lão là cáo già nghề buôn, hiểu được việc buôn có bạn, bán có phường.
Vốn hôm nay không phải muốn kiếm lợi từ nhà họ Đinh.
Vì nhà họ Đinh buôn bán lâu đời không thể để mất mối làm ăn này.
Nhưng lão mời được lão Dương là cao thủ tính toán, định tranh thủ lập uy với Đinh gia.
Nếu việc này thành công thì trong các cuộc giao dịch hắn sẽ ở thế thượng phong.
Việc đã không thành chỉ đành cười lớn:
- Đinh huynh nói đúng lắm.
Chỉ là ta cũng thấy việc sổ sách rất quan trọng, cần chỉnh lý gấp.
Nhà họ Đinh của huynh có được tiểu đệ kia, quả thật là như hổ thêm cánh.
Ta chỉ biết ước ao.
Rồi quay sang lão Dương;
- Ngươi cũng không nên buồn, lần sau cẩn thận hơn là được.
Nên biết núi cao còn có núi cao hơn.
Chớ nên kiêu ngạo, sao này ta còn nhiều việc nhờ đến.
- Lão xin ghi nhớ.
Nhưng lão có một yêu cầu mạo muội với tiểu huynh đệ.
Không biết huynh đệ có đồng ý không?
Lão Dương quay sang Bách nói.
- Lão cứ nói.
- Lão muốn xem tờ giấy trên tay tiểu huynh đệ.
Lão không sao hiểu nổi chứng từ của hai nhà dày hàng quyển, mà sao tiểu huynh đệ chỉ ghi ra một tờ giấy là đầy đủ.
Bách cười đáp:
- Ta đâu phải người giấu nghề.
Lão muốn thì cứ xem, nhưng e là muốn hiểu được thì không dễ.
Bách nói đoạn rồi đưa tờ ghi chú cho lão Dương.
Lão Dương cầm tờ giấy, thất thần nửa ngày, chỉ thấy nét chữ nhỏ mà mảnh, ký hiệu kỳ lạ.
Lại có chia bảng, hàng cột rõ ràng.
Chỉ là những chữ trên đấy thì lão không sao hiểu được.
Bách nói với lão:
- Cái này là ký hiệu của riêng ta, tuy không có gì thâm ảo ở đây, nhưng cần phải có người chỉ dạy mới biết được, lão không cần cả nghĩ.
Lão Dương lưu luyến đưa lại tờ giấy cho Bách.
Quay sang bảo với Đinh Bình:
- Thầy ta là công bộ thượng thư của Đại Tống, tinh thông các sách: Cửu chương toán thuật, toán Tôn Tử, ngũ kinh giải toán …Ta học với thầy cũng được 5 phần kiến thức, thế mà chưa thấy những ký hiệu này bao giờ.
Với tuổi của người thiếu niên này thì không thể bịa ra được kiến thức như vậy.
Trên đời quả là nhiều cao nhân.
Ta đã thua cuộc, nợ cậu tiền thưởng của ta.
Khi mời ta về Mã gia có trả công cho ta 30 lạng một tháng, cùng với hai phần lợi nhuận của kinh doanh dược liệu.
Nay ta sẽ trả cậu hai thành kinh doanh này, năm ngoái lợi nhuận kinh doanh là 1000 quan, ta gửi cậu 200 quan tiền.
Bách nhận một túi bạc của lão Dương, lại thấy người này tiền bạc phân minh, thua nhưng rất quang minh chính đại.
Vốn hắn đến thế giới này, cũng coi là cơ duyên, chỉ muốn đem hết những gì mình học truyền bá ra ngoài.
Mong những kiến thức này có thể giúp ích cho nhiều người nhất có thể.
Bèn nghĩ ra một chuyện:
- Ta đã nhận của lão 200 quan, nhưng cũng có một yêu cầu nhỏ.
Muốn cùng lão trao đổi về toán thuật, có được hay chăng?
Lão Dương nghe vậy thì rất bất ngờ.
Người thời nay mang nặng tư tưởng Nho gia.
Truyền đạt kiến thức là một cái gì đó rất thiêng liêng.
Thường thì thầy thử thách trò, phải ưu ái lắm thì mới truyền cho 5 phần kiến thức.
Thực sự coi như con cháu thì truyền cho 8,9 phần.
Còn như con ruột, phải là đứa ưng ý nhất nhà mới dốc lòng truyền cho ngón nghề gia truyền.
Lão nghe Bách nói vậy thì cũng hiểu ý trao đổi toán thuật là Bách muốn truyền cho lão những ký hiệu kia.
Bèn đáp:
- Ta nhận tiền của người thì phải làm cho tốt.
Nay vẫn cần cùng Mã gia đi theo thương đội về Kinh Thành làm một vụ buôn bán lớn.
Xong việc sẽ xin với Mã gia cho được ở lại vài ngày để trao đổi cùng tiểu huynh đệ.
Huynh đệ thấy có được không?
Bách quay sang nhìn Mã Quốc An.
Lão híp mắt, lộ nét cười gian:
- Được như vậy thì không có gì tốt hơn.
Lão Dương có lẽ chuyến đi này cũng có kỳ ngộ.
Bây giờ công việc xong xuôi, hàng hoá cũng bốc dỡ xong.
Có lẽ cũng nên cáo từ Đinh huynh.
Ta có việc gấp ở Kinh Thành nên cần đi ngay cho sớm.
Hai anh em nhà họ Đinh tiễn Mã Quốc An và thương đội đi rồi quay lại sảnh chính.
Đinh Bình đuổi hết gia nhân rồi nói với Bách:
- Cha nhận tiểu đệ làm đệ tử quả là có nguyên do.
Hai huynh không ngờ toán thuật của đệ lại kỳ diệu như vậy.
Hôm nay không có đệ thì nhà ta thiệt tiền là một chuyện nhưng vị thế trong thương đoàn sẽ giảm đi một bậc.
Đã là người một nhà thì ta không khách sáo nữa.
Đệ ở trên Đền cùng cha, có gì thì cứ nói với Đinh Đang để hai huynh được biết.
Có thời gian thì xuống núi ở vài ngày, khi có việc liên quan đến sổ sách cần giúp, ta sẽ chuyển lời.
Lão ngừng một chút rồi nói tiếp:
- Đệ là đệ tử của cha thì cũng coi như lão Tứ trong nhà.
Mọi việc sinh hoạt cứ tuỳ nghi nhưng phải tiết chế.
Nhà ta là nhà gia giáo, cha ta xử việc rất nghiêm.
Kể cả là chúng ta mà phạm vào những việc tiểu nhân bỉ ổi thì cũng bị đuổi khỏi nhà, đệ nên nhớ lấy.
Bách chỉ cúi đầu xin vâng.
Để chào mừng hắn, tối đó Đinh Bình có tổ chức một bữa tiệc nhỏ, gọi tất cả mọi người trong gia đình tới để ăn cơm.
Không khí của Đinh gia rất tốt, bàn lớn bày ở sân giữa nhà, người lớn ăn cơm cười nói vui vẻ, trẻ con chạy xung quanh sân.
Bách cũng cảm thấy được tình cảm gia đình nồng đậm.
Duy chỉ có một điều là Đinh Nhu vẫn lạnh nhạt với hắn.
Cố gắng bắt chuyện một lúc thì Bách cũng không cố làm thân nữa, quay sang người khác.
Vốn là người hiểu nhiều biết rộng, cái gì nên nói, cái gì không nên nói hắn đều thông thạo.
Trái khen nhị tẩu tẩu xinh đẹp, năm nay như cô gái 18, phải lại nói nhị huynh phong thái tuyệt vời, xứng đôi vừa lứa.
Ai nghe nói cũng nở nụ cười, trong lòng biết hắn nịnh đầm nhưng không thể nói là không mừng thầm trong bụng được.
Món ăn bưng lên cũng không có gì đặc sắc, thời này phương pháp chế biến còn thô sơ.
Đinh gia là nhà giàu có trong vùng, bữa cơm phong phú nhưng cũng rất thuần Việt.
Gà nướng, cá nấu canh và một số món xào, rau dưa thì đa dạng, rượu thì dùng thứ rượu gạo rất nhạt, nồng độ không cao, chắc chỉ tầm hơn chục độ.
Bách cũng không dám uống nhiều.
Rượu được vài tuần thì hắn thấy Đinh Nhu cáo lui xin cha cho về phòng.
Đinh Bình đồng ý rồi quay sang bảo:
- Ta chỉ có một nhi tử này nhưng nó là đứa nhỏ nhen, chỉ mê luyện võ, đệ đừng cười.
Hai đứa ở với nhau nếu có gì không vừa ý thì đệ cứ nói.
- Đệ không dám, đệ là đứa côi cút.
Được sư phụ nhận nuôi, các huynh coi trọng như người trong nhà đã lấy làm tốt lắm rồi.
Nếu Đinh Nhu là người ít nói, đệ cũng sẽ tự điều chỉnh hành vi, tránh làm cho nó khó chịu.
- Không sao.
Đệ cứ kệ nó là được.
- Xin nghe lời đại ca.
Rồi quay sang hỏi Đinh Sức:
- Nhị ca, đệ muốn xin một mảnh vườn nhỏ để trồng cây, khi xuống núi, sư phụ đệ có cho đệ mấy hạt giống.
Nếu không trồng thì e hạt sẽ hỏng mất.
Nhà ta có khu đất nào thích hợp không?
- Nhà ta thứ không thiếu nhất là đất đai.
Toàn bộ đất đai gộp lại cũng mấy trăm mẫu.
Tiếc là vùng này là vùng biên viễn, giặc dã nhiều nên dân cứ thưa thớt, không có đủ người trồng cấy.
Đệ cứ bảo Đinh Đang đưa đi, tìm một tá điền thạo nông canh bảo hắn hướng dẫn trồng là được.
- Vậy cảm ơn nhị huynh.
Mai sẽ nhờ Đinh Đang đưa đệ đi.
Ăn xong cả nhà lại cùng nhau dọn dẹp rồi bày bàn trà ngắm trăng.
Người đời xưa hoạt động giải trí không nhiều.
Buổi tối ngoài nghỉ ngơi thì cũng không có việc gì.
Đinh gia vì có nhiều dược liệu nên buổi tối phải hong sấy, đôi khi chế biến một ít dược liệu thô.
Chính vì vậy trong nhà giờ Dậu mà vẫn còn tất bật.
Nhưng nhà khác đã đi ngủ từ lâu.
Bách về phòng sửa soạn rồi đi ngủ, lúc xuống núi hắn có mang theo một số dụng cụ trong ba lô, trong đó số hạt giống mà sinh viên thu thập được.
Hắn định bụng sẽ đem trồng ngay để bảo quản.
Số hạt này được Đại hoàng bảo vệ rất kỹ.
Con chó nhỏ như có thông linh với hắn, không cho ai lại gần túi đồ này.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook