Đôn Kihôtê - Nhà quý tộc tài ba xứ Mantra
-
Chương 73
Nói về cuộc phiêu lưu trong hang Môntêxinôx, ở trung tâm xứ Mantra mà hiệp sĩ dũng cảm Đôn Kihôtê xứ Mantra đã kết thúc một cách tốt đẹp
Để tỏ lòng biết ơn con người đã đứng ra bênh vực cho hạnh phúc của mình, đôi vợ chồng mới cưới đón tiếp Đôn Kihôtê rất nồng hậu, linh đình. Họ coi chàng là một người vừa dũng cảm vừa giỏi giang, vì chàng như một vị tướng tài và là một nhà hùng biện. Trong ba ngày liền, Xantrô ta cũng được ăn uống phè phỡn. Theo Baxiliô kể lại, kế hoạch giả tảng dùng gươm tự sát không được báo trước cho nàng Kitêria xinh đẹp biết mà là mưu kế riêng của chàng nhằm đạt được kết quả như ta đã thấy; Baxiliô cho biết thêm chàng có phổ biến kế hoạch đó cho một vài người bạn để khi cần thiết, họ giúp một tay trong việc thực hiện trò lừa.
- Ta không thể và cũng không nên coi những việc làm nhằm mục đích tốt đẹp là trò lừa, Đôn Kihôtê nói. Yêu nhau mà lấy được nhau là đạt được mục đích tốt đẹp nhất. Song, phải coi chừng vì kẻ thù lớn nhất của tình yêu là sự đói khổ và túng thiếu triền miên. Tình yêu mang lại niềm sung sướng, vui thú, nhất là khi ta được làm chủ con người ta yêu; kẻ thù trực diện và công khai của tình yêu là thiếu thốn, nghèo nàn. Tôi nói vậy là có ý muốn nhắn nhủ ngài Baxiliô hãy xếp lại những tài mọn của ngài vì nó chỉ mang lại cho ngài danh tiếng chứ không làm ra tiền bạc, hãy lo làm giàu bằng những cách chính đáng và khôn khéo, với người khôn ngoan chăm chỉ thì không thiếu gì cách. Đối với một người nghèo lương thiện (nếu một người nghèo có thể vẫn lương thiện), có một người vợ đẹp khác nào vật quý, nếu bị người khác lấy mất tức là mất luôn cả danh dự. Một người đàn bà đẹp và nết na sống chung thủy với một người chồng nghèo, xứng đáng được tặng vòng nguyệt quế và vòng lá kè tiêu biểu cho sự thắng lợi. Sắc đẹp tự nó đã gợi nên sự ham muốn trong lòng người, và những con đại bàng cùng những loài chim hiếm sẵn sàng lao vào miếng mồi ngon dùng để bẫy chúng. Nhưng nếu sắc đẹp lại đi đôi với nghèo khổ và bần cùng thì cả những con quạ, diều hâu và những loài tầm thường khác cũng bâu vào; và người đàn bà nào đứng vững trước ngần ấy cuộc tấn công đáng được coi là niềm vinh quang của chồng mình. Hỡi chàng Baxiliô khôn ngoan, có một hiền nhân nào đó đã phát biểu rằng trên đời này chỉ có một người đàn bà nết na, và ông ta khuyên các ông chồng hãy nghĩ và tin rằng người đàn bà nết na nhất đó chính là vợ mình, như thế sẽ được sống hạnh phúc. Tôi chưa lấy vợ và cho tới bây giờ, tôi cũng chưa hề nghĩ tới việc đó, tuy nhiên tôi có thể góp ý cho người nào hỏi tôi về cách kén chọn một người đàn bà để lấy làm vợ. Trước tiên, tôi khuyên người đó phải quan tâm tới tiếng tăm hơn là của cải bởi chưng một người đàn bà đức hạnh được thiên hạ tôn sùng không chỉ vì đức hạnh mà còn vì thái độ bên ngoài nữa; thường thì những cử chỉ suồng sã, phóng túng còn làm tổn thương tới danh dự của người đàn bà hơn là những lỗi lầm bên trong. Nếu ta đưa về nhà một người đàn bà nết na, ta có thể dễ dàng giữ gìn được, thậm chí bồi dưỡng cho họ càng thêm nết na, nhưng nếu ta rước một người đàn bà xấu nết về thì sẽ mất nhiều công sức uốn nắn vì rằng chuyển từ thái cực này sang thái cực kia không phải là việc dễ làm. Tôi không bảo là không thể làm được, song tôi thấy khó đấy.
Nghe chủ phát biểu, Xantrô lẩm bẩm một mình:
- Mỗi khi mình nói những chuyện đứng đắn nghiêm túc, ông chủ mình thường bảo mình có thể xách một cái bục trong tay đi khắp thế gian đăng đàn thuyết giáo như ai; mình cũng nói lại là mỗi khi ông ta tuôn ra những lời phát biểu và những câu khuyên nhủ, không những ông ta có thể xách một cái bục trong tay mà cả hai cái bằng một ngón tay và đi khắp nơi thuyết giáo liên tục. Quỷ thật, một con người biết nhiều như thế mà lại đi làm hiệp sĩ giang hồ. Mình cứ nghĩ bụng rằng ông ta chỉ biết những chuyện liên quan tới nghề hiệp sĩ mà thôi, ngờ đâu có chuyện gì ông ta không xiên được cái nĩa nào.
Đôn Kihôtê thoáng nghe Xantrô lẩm bẩm mấy câu đó bèn hỏi:
- Xantrô, anh lẩm bẩm gì vậy?
- Tôi chẳng nói gì và cũng chẳng lẩm bẩm gì cả, Xantrô đáp. Tôi chỉ tự nhủ rằng tôi tiếc không được nghe những lời ngài vừa nói ở đây trước khi tôi lấy vợ, lúc này, ở đây, tôi muốn nói: "Tự do thật đáng quý".
- Xantrô, Têrêxa của anh xấu lắm sao? Đôn Kihôtê hỏi.
- Không xấu lắm nhưng cũng chẳng tốt lắm, Xantrô đáp; ít nhất mụ ta cũng không được tốt như tôi mong muốn.
- Xantrô, anh nói xấu vợ như thế là không tốt, Đôn Kihôtê bảo, vì vợ anh là mẹ của các con anh.
- Chúng tôi chẳng nợ nần gì nhau cả, Xantrô đáp; hứng lên, mụ cũng nói tôi chẳng ra gì, nhất là khi lên cơn ghen; những lúc ấy, quỷ Sa tăng cũng không chịu nổi.
Trong ba ngày nghỉ ngơi tại ngôi nhà vợ chồng Baxiliô, thầy trò Đôn Kihôtê được tiếp đãi, hầu hạ như những ông hoàng. Sau đó, Đôn Kihôtê nhờ thầy Cử giỏi kiếm tìm cho một người dẫn đường cho chàng tới hang Môntêxinôx vì chàng rất muốn nhìn tận mắt để xác minh xem những kỳ quan mà dân chúng quanh vùng đồn đại có thật hay không. Thầy Cử đáp sẽ giới thiệu chú em họ - một sinh viên hiếu học và ham đọc sách kiếm hiệp, - chú em này sẽ rất vui lòng dân chàng tới cửa hang và còn đưa đi xem những hồ nước ở Ruiđêra nổi tiếng khắp xứ Mantra và khắp cả nước Tây Ban Nha nữa. Thầy Cử nói tiếp: "Ngài sẽ có người hầu chuyện tâm đắc, vì chú em tôi viết soạn ra sách để in và để tặng các ông hoàng, bà chúa". Lát sau, chú em thầy Cử tới, cưỡi một con lừa chửa, yên lừa trải một tấm thảm sặc sỡ. Xantrô đóng yên cho Rôxinantê và lừa của mình, nhét đầy lương ăn vào cái túi hai ngăn (chú em của thầy Cử cũng mang theo một cái túi hai ngăn đầy ắp), rồi cả ba người cùng cầu Chúa ban phước lành, chào từ biệt chủ nhà và lên đường, hướng về phía hang Mantra nổi tiếng.
Đi đường, Đôn Kihôtê hỏi Chú em làm công việc gì, học hành môn gì, có nghề nghiệp gì. Chú em đáp:
- Nghề nghiệp của tôi là nghiên cứu chủ nghĩa cổ điển; công việc của tôi là viết sách để in, những sách này rất bổ ích, đồng thời giải trí cho mọi người đọc trong nước. Một trong những cuốn sách đó tên là Sách về trang phục, trong đó tôi giới thiệu bảy trăm linh ba kiểu với đầy đủ màu sắc, số liệu, tiêu ngữ; các hiệp sĩ cung đình có thể chọn trong số đó kiểu nào vừa ý để đi dự hội hè đình đám, khỏi phải cầu cạnh ai và cũng khỏi phải moi óc ra - như người ta thường nói - để tìm được kiểu nào cho phù hợp ý muốn. Có những kiểu cho anh hay ghen, cho người bị khinh miệt, cho kẻ bị bỏ rơi, rất thích hợp với từng người. Tôi còn viết một cuốn khác mà tôi định đặt tên là Những biến hóa hay Ôviđiô Tây Ban Nha; đây là một sáng tác mới lạ, trong đó bắt chước lối văn hài hước của Ôviđiô, mô tả pho tượng Hiralđa ở Xêviia, Thiên thần Malđalêna, Cổng nước Vêxinghêra ở Corđôba, những con bò mộng ở Ghixanđô, núi Môrêna, những con suối Lêganitôx và Lavapiêx ở Mađrid, kể cả suối Piôho, Canhô Đôrađô và Priôra, với những lời giải thích bóng bẩy xa xôi, vừa vui vừa lạ, lại bổ ích. Còn cuốn sách nữa mà tôi đặt tên cho là Bổ sung cho Virhiliô Pôliđôrô 1 nói về những phát minh trên đời. Đó là một cuốn có tầm uyên thâm và nghiên cứu sâu vì trong đó tôi xem xét và giải thích một cách dí dỏm những vấn đề quan trọng mà Pôliđôrô đã bỏ qua; ví dụ như ông ta quên không nói ai là người đầu tiên xức thuốc mỡ có thủy ngân để chữa bệnh phong tình. Tôi đã giải thích tỉ mỉ, rõ ràng sau khi nghiên cứu ý kiến của hai mươi nhăm tác giả. Ngài thấy tôi làm việc đó có hay không và một cuốn sách như vậy có bổ ích cho thiên hạ không?
Xantrô từ nãy vẫn lắng nghe Chú em nói, bèn lên tiếng:
- Cầu Chúa mang lại may mắn cho ngài trong việc in sách. Xin hỏi: Ngài có biết - chắc chắn là có vì chuyện gì ngài cũng biết cả - ai là người đầu tiên gãi đầu không? Tôi cho người đó phải là cha Ađam của chúng ta.
- Chắc là thế - Chú em đáp, vì không nghi ngờ gì hết, Ađam có đầu, có tóc và là người đầu tiên sinh ra trên trái đất này, hẳn cũng có lúc gãi đầu chứ.
- Tôi cũng nghĩ như vậy, Xantrô nói; bây giờ, xin hỏi: ai là người đầu tiên trên đời làm trò leo dây múa rối?
- Người anh em ạ, quả tình tôi chưa thể trả lời ngay được mà còn phải nghiên cứu đã, Chú em đáp. Tôi sẽ tìm tòi khi nào trở lại với đống sách của tôi và tôi sẽ thỏa mãn người anh em trong lần gặp gỡ sau vì chắc chắn đây chưa phải là cuộc gặp gỡ cuối cùng.
- Thôi, ngài ạ, Xantrô nói, ngài khỏi phải nhọc lòng vì tôi đã tìm ra câu trả lời cho câu tôi vừa hỏi rồi. Xin thưa rằng người đầu tiên trên đời leo dây múa rối là Luxiphe vì khi bị ném từ trên trời, con quỷ đã vừa bay vừa múa lao xuống vực thẳm.
- Anh bạn nói phải, Chú em bảo.
Đôn Kihôtê có ý kiến:
- Xantrô, câu hỏi này cũng như câu trả lời không phải của anh, hẳn anh nghe ai nói đấy thôi.
- Ngài đừng nói thế, Xantrô cãi; quả thật nếu tôi định hỏi và trả lời thì từ bây giờ đến mai cũng không hết. Để hỏi những câu ngớ ngẩn và đáp những câu ngốc nghếch, tôi đâu cần phải đi tìm sự giúp đỡ của ông hàng xóm.
- Xantrô, anh nói nhiều hơn anh biết, Đôn Kihôtê bảo; có những người ra sức xác minh mọi chuyện, nhưng một khi đã được khám phá, xác minh, những chuyện đó chẳng giúp ích được gì cho trí tuệ cả.
Mải vui câu chuyện, ba người đi hết cả ngày hôm đó; đêm đó, họ nghỉ chân lại một làng nhỏ. Chú em bảo Đôn Kihôtê là từ đây tới hang Môntêxinôx không quá hai dặm đường, nếu chàng quyết tâm thì cần phải kiếm dây thừng buộc vào người để tụt xuống hang sâu. Đôn Kihôtê đáp rằng dù xuống vực thẳm, chàng cũng phải đến tận nơi xem sao. Họ mua khoảng một trăm sải thừng và tới khoảng hai giờ trưa hôm sau thì tới nơi. Miệng hang rộng nhưng bị cây cối ken dày đặc kín mít. Ba người nhảy xuống đất, Chú em và Xantrô lấy thừng buộc ngang người Đôn Kihôtê. Trong khi buộc, Xantrô nói với chủ:
- Ông chủ ơi, xin hãy coi chừng việc làm của mình. Đừng nên chôn sống cuộc đời mình và tự treo mình như người ta treo một cái vò nước xuống giếng để ngâm cho lạnh vậy. Ngài chẳng có phận sự gì để xem xét cái hang này mà tôi chắc rằng còn khủng khiếp hơn cả một ngục sâu.
- Buộc đi, đừng nói nữa, Đôn Kihôtê đáp. Anh bạn Xantrô kia, một việc như thế này đúng là dành riêng cho ta.
Chú em lên tiếng:
- Thưa ngài Đôn Kihôtê, xin ngài quan sát bằng cả trăm con mắt xem trong hang có những gì vì có thể có những điều mà tôi ghi được vào cuốn Những biến hóa của tôi.
- Cứ yên trí, Xantrô Panxa bảo, cái trống đang ở trong tay người biết sử dụng đấy.
Lúc này, thừng đã buộc xong (không phải buộc vào cái áo giáp của Đôn Kihôtê mà là buộc vào cái áo ngắn của chàng), Đôn Kihôtê bảo:
- Chúng ta khờ quá, không kiếm lấy một quả chuông nhỏ để buộc vào dây thừng bên người tôi, chuông reo sẽ báo hiệu là tôi vẫn đang xuống hang và còn sống. Nhưng thôi, bây giờ không kịp nữa rồi, xin Thượng đế soi đường chỉ lối.
Dứt lời, Đôn Kihôtê quỳ xuống đất, ngước mắt lên trời lẩm nhẩm đọc một bài kinh cầu chúc phù hộ cho chàng đạt được kết quả mĩ mãn trong cuộc phiêu lưu mới đầy nguy hiểm này. Xong rồi, chàng cất giọng:
- Hỡi nàng Đulxinêa làng Tôbôxô cao cả, vô song, chủ nhân của mọi hành động, cử chỉ của ta! Nếu như những lời cầu khẩn van xin của kẻ tình nhân này có phúc lọt tới tai nàng, trước sắc đẹp phi thường của nàng, ta xin nàng hãy lắng nghe. Những lời cầu khẩn của ta không có gì khác là van xin nàng đừng từ chối, ủng hộ, giúp đỡ ta trong giờ phút vô cùng khẩn thiết này. Ta đang đứng trước vực thẳm và sắp sửa lao mình giấn thân vào với mục đích duy nhất là để thiên hạ biết rằng nếu nàng ủng hộ ta, không có việc gì ta không dám đương đầu và không giải quyết được.
Nói rồi, chàng tiến lại cửa hang thì thấy không thể vào gần được và cũng không tụt xuống được trừ phi dùng sức của đôi tay hoặc dao phạt. Chàng bèn rút gươm chặt những bụi cây ở cửa hang; thấy có tiếng động, hàng đàn quạ ào ào bay vụt ra khỏi hang, vật luôn Đôn Kihôtê ra đất, nếu chàng cũng mê tín như xưa nay chàng vẫn là một tín đồ Kitô giáo ngoan đạo, ắt chàng sẽ coi đó là điềm gở và không giấn mình vào một nơi như vậy.
Cuối cùng, chàng đứng dậy, thấy không có quạ hoặc chim đêm nào khác bay ra - vừa rồi có cả dơi lẫn quạ, - bèn nắm lấy sợi dây thừng do Chú em và Xantrô đưa cho rồi biến mất trong lòng hang khủng khiếp. Lúc chàng sắp sửa xuống hang, Xantrô cầu phúc cho chủ và làm dấu tới một ngàn lần, bác nói:
- Cầu Chúa cùng Đức mẹ và Tam vị nhất thể đưa đường chỉ lối cho ngài, tinh hoa và bọt bèo của giới hiệp sĩ giang hồ! Nào, xuống đi, con người huyênh hoang nhất đời, có trái tim thép và đôi tay đồng. Một lần nữa, với ánh sáng của cuộc đời này mà ngài đã từ bỏ để giấu mình vào hang tối 2.
Chú em chúc tụng Đôn Kihôtê những lời tương tự.
Đôn Kihôtê vừa tụt xuống hang vừa yêu cầu tiếp tục thả dây thừng và hai người cứ từ từ hạ dây xuống; tiếng chàng vọng lên như qua một đường ống. Rồi không nghe thấy gì nữa. Lúc này, hai người ngồi trên đã thả hết cả một trăm sải dây, họ định kéo chàng lên vì không còn dây để thả tiếp. Tuy nhiên, họ cố chờ chừng nửa tiếng rồi mới kéo dây thì thấy nhẹ tay khiến họ nghĩ rằng Đôn Kihôtê đã ở lại dưới hang. Thế là Xantrô òa lên khóc thảm thiết và hối hả kéo dây xem mình có tưởng nhầm không. Kéo lên được khoảng trên tám mươi sải, thấy nặng tay, hai người mừng quýnh. Chỉ còn mươi sải thì thấy rõ Đôn Kihôtê, Xantrô bèn nói vọng xuống:
- Mừng ông chủ đã trở về, chúng tôi cứ nghĩ ngài ở lại dưới đó để làm bố già.
Chẳng thấy Đôn Kihôtê nói gì. Khi kéo chàng lên khỏi miệng hang thì thấy mắt chàng nhắm nghiền, đang ngủ. Họ đặt chàng xuống đất, tháo dây ra mà chàng vẫn không tỉnh. Hai người phải lay đi lay lại mãi chàng mới mở mắt, duỗi chân tay như vừa qua một giấc ngủ say sưa, ngơ ngác nhìn ngang nhìn ngửa rồi nói:
- Cầu Chúa tha lỗi cho các bạn vì các bạn đã làm mất đi của ta một cuộc sống thú vị và một cảnh tượng ngoạn mục nhất mà chưa một người nào biết tới. Quả thật bây giờ ta mới hiểu rằng mọi lạc thú trên đời thoáng qua như ảo ảnh và giấc mơ hoặc tàn lụi đi như hoa đồng cỏ nội mà thôi. Hỡi Môntêxinôx bất hạnh! Hỡi Đuranđartê mình đầy thương tật! Hỡi Bêlêrma bạc phận! Hỡi Goađiana đa sầu và đa cảm! Hỡi những cô gái đáng thương đã làm dâng nước hồ Ruiđêra bằng những giọt lệ của những đôi mắt xinh đẹp.
Đôn Kihôtê nói với một giọng rất đau xót, như thể những lời nói rứt từ trong ruột ra vậy. Chú em và Xantrô chăm chú nghe. Khi chàng nói xong, hai người khẩn khoản đề nghi chàng giải thích rõ và nói cho biết chàng đã nhìn thấy những cái gì trong địa ngục đó.
- Sao lại gọi là địa ngục? Đôn Kihôtê vặn; không được gọi như thế vì không đúng đâu, rồi các bạn sẽ thấy.
Chàng yêu cầu cho ăn vì đã đói bụng quá. Họ trải tấm thảm lên bãi cỏ xanh, lấy lương thực ở cái túi hai ngăn, rồi cả ba ngồi ăn rất vui vẻ, thân mật. Sau khi tấm thảm đã được cuộn lại, hiệp sĩ Đôn Kihôtê xứ Mantra nói:
- Các con hãy ngồi yên và lắng tai nghe.
Để tỏ lòng biết ơn con người đã đứng ra bênh vực cho hạnh phúc của mình, đôi vợ chồng mới cưới đón tiếp Đôn Kihôtê rất nồng hậu, linh đình. Họ coi chàng là một người vừa dũng cảm vừa giỏi giang, vì chàng như một vị tướng tài và là một nhà hùng biện. Trong ba ngày liền, Xantrô ta cũng được ăn uống phè phỡn. Theo Baxiliô kể lại, kế hoạch giả tảng dùng gươm tự sát không được báo trước cho nàng Kitêria xinh đẹp biết mà là mưu kế riêng của chàng nhằm đạt được kết quả như ta đã thấy; Baxiliô cho biết thêm chàng có phổ biến kế hoạch đó cho một vài người bạn để khi cần thiết, họ giúp một tay trong việc thực hiện trò lừa.
- Ta không thể và cũng không nên coi những việc làm nhằm mục đích tốt đẹp là trò lừa, Đôn Kihôtê nói. Yêu nhau mà lấy được nhau là đạt được mục đích tốt đẹp nhất. Song, phải coi chừng vì kẻ thù lớn nhất của tình yêu là sự đói khổ và túng thiếu triền miên. Tình yêu mang lại niềm sung sướng, vui thú, nhất là khi ta được làm chủ con người ta yêu; kẻ thù trực diện và công khai của tình yêu là thiếu thốn, nghèo nàn. Tôi nói vậy là có ý muốn nhắn nhủ ngài Baxiliô hãy xếp lại những tài mọn của ngài vì nó chỉ mang lại cho ngài danh tiếng chứ không làm ra tiền bạc, hãy lo làm giàu bằng những cách chính đáng và khôn khéo, với người khôn ngoan chăm chỉ thì không thiếu gì cách. Đối với một người nghèo lương thiện (nếu một người nghèo có thể vẫn lương thiện), có một người vợ đẹp khác nào vật quý, nếu bị người khác lấy mất tức là mất luôn cả danh dự. Một người đàn bà đẹp và nết na sống chung thủy với một người chồng nghèo, xứng đáng được tặng vòng nguyệt quế và vòng lá kè tiêu biểu cho sự thắng lợi. Sắc đẹp tự nó đã gợi nên sự ham muốn trong lòng người, và những con đại bàng cùng những loài chim hiếm sẵn sàng lao vào miếng mồi ngon dùng để bẫy chúng. Nhưng nếu sắc đẹp lại đi đôi với nghèo khổ và bần cùng thì cả những con quạ, diều hâu và những loài tầm thường khác cũng bâu vào; và người đàn bà nào đứng vững trước ngần ấy cuộc tấn công đáng được coi là niềm vinh quang của chồng mình. Hỡi chàng Baxiliô khôn ngoan, có một hiền nhân nào đó đã phát biểu rằng trên đời này chỉ có một người đàn bà nết na, và ông ta khuyên các ông chồng hãy nghĩ và tin rằng người đàn bà nết na nhất đó chính là vợ mình, như thế sẽ được sống hạnh phúc. Tôi chưa lấy vợ và cho tới bây giờ, tôi cũng chưa hề nghĩ tới việc đó, tuy nhiên tôi có thể góp ý cho người nào hỏi tôi về cách kén chọn một người đàn bà để lấy làm vợ. Trước tiên, tôi khuyên người đó phải quan tâm tới tiếng tăm hơn là của cải bởi chưng một người đàn bà đức hạnh được thiên hạ tôn sùng không chỉ vì đức hạnh mà còn vì thái độ bên ngoài nữa; thường thì những cử chỉ suồng sã, phóng túng còn làm tổn thương tới danh dự của người đàn bà hơn là những lỗi lầm bên trong. Nếu ta đưa về nhà một người đàn bà nết na, ta có thể dễ dàng giữ gìn được, thậm chí bồi dưỡng cho họ càng thêm nết na, nhưng nếu ta rước một người đàn bà xấu nết về thì sẽ mất nhiều công sức uốn nắn vì rằng chuyển từ thái cực này sang thái cực kia không phải là việc dễ làm. Tôi không bảo là không thể làm được, song tôi thấy khó đấy.
Nghe chủ phát biểu, Xantrô lẩm bẩm một mình:
- Mỗi khi mình nói những chuyện đứng đắn nghiêm túc, ông chủ mình thường bảo mình có thể xách một cái bục trong tay đi khắp thế gian đăng đàn thuyết giáo như ai; mình cũng nói lại là mỗi khi ông ta tuôn ra những lời phát biểu và những câu khuyên nhủ, không những ông ta có thể xách một cái bục trong tay mà cả hai cái bằng một ngón tay và đi khắp nơi thuyết giáo liên tục. Quỷ thật, một con người biết nhiều như thế mà lại đi làm hiệp sĩ giang hồ. Mình cứ nghĩ bụng rằng ông ta chỉ biết những chuyện liên quan tới nghề hiệp sĩ mà thôi, ngờ đâu có chuyện gì ông ta không xiên được cái nĩa nào.
Đôn Kihôtê thoáng nghe Xantrô lẩm bẩm mấy câu đó bèn hỏi:
- Xantrô, anh lẩm bẩm gì vậy?
- Tôi chẳng nói gì và cũng chẳng lẩm bẩm gì cả, Xantrô đáp. Tôi chỉ tự nhủ rằng tôi tiếc không được nghe những lời ngài vừa nói ở đây trước khi tôi lấy vợ, lúc này, ở đây, tôi muốn nói: "Tự do thật đáng quý".
- Xantrô, Têrêxa của anh xấu lắm sao? Đôn Kihôtê hỏi.
- Không xấu lắm nhưng cũng chẳng tốt lắm, Xantrô đáp; ít nhất mụ ta cũng không được tốt như tôi mong muốn.
- Xantrô, anh nói xấu vợ như thế là không tốt, Đôn Kihôtê bảo, vì vợ anh là mẹ của các con anh.
- Chúng tôi chẳng nợ nần gì nhau cả, Xantrô đáp; hứng lên, mụ cũng nói tôi chẳng ra gì, nhất là khi lên cơn ghen; những lúc ấy, quỷ Sa tăng cũng không chịu nổi.
Trong ba ngày nghỉ ngơi tại ngôi nhà vợ chồng Baxiliô, thầy trò Đôn Kihôtê được tiếp đãi, hầu hạ như những ông hoàng. Sau đó, Đôn Kihôtê nhờ thầy Cử giỏi kiếm tìm cho một người dẫn đường cho chàng tới hang Môntêxinôx vì chàng rất muốn nhìn tận mắt để xác minh xem những kỳ quan mà dân chúng quanh vùng đồn đại có thật hay không. Thầy Cử đáp sẽ giới thiệu chú em họ - một sinh viên hiếu học và ham đọc sách kiếm hiệp, - chú em này sẽ rất vui lòng dân chàng tới cửa hang và còn đưa đi xem những hồ nước ở Ruiđêra nổi tiếng khắp xứ Mantra và khắp cả nước Tây Ban Nha nữa. Thầy Cử nói tiếp: "Ngài sẽ có người hầu chuyện tâm đắc, vì chú em tôi viết soạn ra sách để in và để tặng các ông hoàng, bà chúa". Lát sau, chú em thầy Cử tới, cưỡi một con lừa chửa, yên lừa trải một tấm thảm sặc sỡ. Xantrô đóng yên cho Rôxinantê và lừa của mình, nhét đầy lương ăn vào cái túi hai ngăn (chú em của thầy Cử cũng mang theo một cái túi hai ngăn đầy ắp), rồi cả ba người cùng cầu Chúa ban phước lành, chào từ biệt chủ nhà và lên đường, hướng về phía hang Mantra nổi tiếng.
Đi đường, Đôn Kihôtê hỏi Chú em làm công việc gì, học hành môn gì, có nghề nghiệp gì. Chú em đáp:
- Nghề nghiệp của tôi là nghiên cứu chủ nghĩa cổ điển; công việc của tôi là viết sách để in, những sách này rất bổ ích, đồng thời giải trí cho mọi người đọc trong nước. Một trong những cuốn sách đó tên là Sách về trang phục, trong đó tôi giới thiệu bảy trăm linh ba kiểu với đầy đủ màu sắc, số liệu, tiêu ngữ; các hiệp sĩ cung đình có thể chọn trong số đó kiểu nào vừa ý để đi dự hội hè đình đám, khỏi phải cầu cạnh ai và cũng khỏi phải moi óc ra - như người ta thường nói - để tìm được kiểu nào cho phù hợp ý muốn. Có những kiểu cho anh hay ghen, cho người bị khinh miệt, cho kẻ bị bỏ rơi, rất thích hợp với từng người. Tôi còn viết một cuốn khác mà tôi định đặt tên là Những biến hóa hay Ôviđiô Tây Ban Nha; đây là một sáng tác mới lạ, trong đó bắt chước lối văn hài hước của Ôviđiô, mô tả pho tượng Hiralđa ở Xêviia, Thiên thần Malđalêna, Cổng nước Vêxinghêra ở Corđôba, những con bò mộng ở Ghixanđô, núi Môrêna, những con suối Lêganitôx và Lavapiêx ở Mađrid, kể cả suối Piôho, Canhô Đôrađô và Priôra, với những lời giải thích bóng bẩy xa xôi, vừa vui vừa lạ, lại bổ ích. Còn cuốn sách nữa mà tôi đặt tên cho là Bổ sung cho Virhiliô Pôliđôrô 1 nói về những phát minh trên đời. Đó là một cuốn có tầm uyên thâm và nghiên cứu sâu vì trong đó tôi xem xét và giải thích một cách dí dỏm những vấn đề quan trọng mà Pôliđôrô đã bỏ qua; ví dụ như ông ta quên không nói ai là người đầu tiên xức thuốc mỡ có thủy ngân để chữa bệnh phong tình. Tôi đã giải thích tỉ mỉ, rõ ràng sau khi nghiên cứu ý kiến của hai mươi nhăm tác giả. Ngài thấy tôi làm việc đó có hay không và một cuốn sách như vậy có bổ ích cho thiên hạ không?
Xantrô từ nãy vẫn lắng nghe Chú em nói, bèn lên tiếng:
- Cầu Chúa mang lại may mắn cho ngài trong việc in sách. Xin hỏi: Ngài có biết - chắc chắn là có vì chuyện gì ngài cũng biết cả - ai là người đầu tiên gãi đầu không? Tôi cho người đó phải là cha Ađam của chúng ta.
- Chắc là thế - Chú em đáp, vì không nghi ngờ gì hết, Ađam có đầu, có tóc và là người đầu tiên sinh ra trên trái đất này, hẳn cũng có lúc gãi đầu chứ.
- Tôi cũng nghĩ như vậy, Xantrô nói; bây giờ, xin hỏi: ai là người đầu tiên trên đời làm trò leo dây múa rối?
- Người anh em ạ, quả tình tôi chưa thể trả lời ngay được mà còn phải nghiên cứu đã, Chú em đáp. Tôi sẽ tìm tòi khi nào trở lại với đống sách của tôi và tôi sẽ thỏa mãn người anh em trong lần gặp gỡ sau vì chắc chắn đây chưa phải là cuộc gặp gỡ cuối cùng.
- Thôi, ngài ạ, Xantrô nói, ngài khỏi phải nhọc lòng vì tôi đã tìm ra câu trả lời cho câu tôi vừa hỏi rồi. Xin thưa rằng người đầu tiên trên đời leo dây múa rối là Luxiphe vì khi bị ném từ trên trời, con quỷ đã vừa bay vừa múa lao xuống vực thẳm.
- Anh bạn nói phải, Chú em bảo.
Đôn Kihôtê có ý kiến:
- Xantrô, câu hỏi này cũng như câu trả lời không phải của anh, hẳn anh nghe ai nói đấy thôi.
- Ngài đừng nói thế, Xantrô cãi; quả thật nếu tôi định hỏi và trả lời thì từ bây giờ đến mai cũng không hết. Để hỏi những câu ngớ ngẩn và đáp những câu ngốc nghếch, tôi đâu cần phải đi tìm sự giúp đỡ của ông hàng xóm.
- Xantrô, anh nói nhiều hơn anh biết, Đôn Kihôtê bảo; có những người ra sức xác minh mọi chuyện, nhưng một khi đã được khám phá, xác minh, những chuyện đó chẳng giúp ích được gì cho trí tuệ cả.
Mải vui câu chuyện, ba người đi hết cả ngày hôm đó; đêm đó, họ nghỉ chân lại một làng nhỏ. Chú em bảo Đôn Kihôtê là từ đây tới hang Môntêxinôx không quá hai dặm đường, nếu chàng quyết tâm thì cần phải kiếm dây thừng buộc vào người để tụt xuống hang sâu. Đôn Kihôtê đáp rằng dù xuống vực thẳm, chàng cũng phải đến tận nơi xem sao. Họ mua khoảng một trăm sải thừng và tới khoảng hai giờ trưa hôm sau thì tới nơi. Miệng hang rộng nhưng bị cây cối ken dày đặc kín mít. Ba người nhảy xuống đất, Chú em và Xantrô lấy thừng buộc ngang người Đôn Kihôtê. Trong khi buộc, Xantrô nói với chủ:
- Ông chủ ơi, xin hãy coi chừng việc làm của mình. Đừng nên chôn sống cuộc đời mình và tự treo mình như người ta treo một cái vò nước xuống giếng để ngâm cho lạnh vậy. Ngài chẳng có phận sự gì để xem xét cái hang này mà tôi chắc rằng còn khủng khiếp hơn cả một ngục sâu.
- Buộc đi, đừng nói nữa, Đôn Kihôtê đáp. Anh bạn Xantrô kia, một việc như thế này đúng là dành riêng cho ta.
Chú em lên tiếng:
- Thưa ngài Đôn Kihôtê, xin ngài quan sát bằng cả trăm con mắt xem trong hang có những gì vì có thể có những điều mà tôi ghi được vào cuốn Những biến hóa của tôi.
- Cứ yên trí, Xantrô Panxa bảo, cái trống đang ở trong tay người biết sử dụng đấy.
Lúc này, thừng đã buộc xong (không phải buộc vào cái áo giáp của Đôn Kihôtê mà là buộc vào cái áo ngắn của chàng), Đôn Kihôtê bảo:
- Chúng ta khờ quá, không kiếm lấy một quả chuông nhỏ để buộc vào dây thừng bên người tôi, chuông reo sẽ báo hiệu là tôi vẫn đang xuống hang và còn sống. Nhưng thôi, bây giờ không kịp nữa rồi, xin Thượng đế soi đường chỉ lối.
Dứt lời, Đôn Kihôtê quỳ xuống đất, ngước mắt lên trời lẩm nhẩm đọc một bài kinh cầu chúc phù hộ cho chàng đạt được kết quả mĩ mãn trong cuộc phiêu lưu mới đầy nguy hiểm này. Xong rồi, chàng cất giọng:
- Hỡi nàng Đulxinêa làng Tôbôxô cao cả, vô song, chủ nhân của mọi hành động, cử chỉ của ta! Nếu như những lời cầu khẩn van xin của kẻ tình nhân này có phúc lọt tới tai nàng, trước sắc đẹp phi thường của nàng, ta xin nàng hãy lắng nghe. Những lời cầu khẩn của ta không có gì khác là van xin nàng đừng từ chối, ủng hộ, giúp đỡ ta trong giờ phút vô cùng khẩn thiết này. Ta đang đứng trước vực thẳm và sắp sửa lao mình giấn thân vào với mục đích duy nhất là để thiên hạ biết rằng nếu nàng ủng hộ ta, không có việc gì ta không dám đương đầu và không giải quyết được.
Nói rồi, chàng tiến lại cửa hang thì thấy không thể vào gần được và cũng không tụt xuống được trừ phi dùng sức của đôi tay hoặc dao phạt. Chàng bèn rút gươm chặt những bụi cây ở cửa hang; thấy có tiếng động, hàng đàn quạ ào ào bay vụt ra khỏi hang, vật luôn Đôn Kihôtê ra đất, nếu chàng cũng mê tín như xưa nay chàng vẫn là một tín đồ Kitô giáo ngoan đạo, ắt chàng sẽ coi đó là điềm gở và không giấn mình vào một nơi như vậy.
Cuối cùng, chàng đứng dậy, thấy không có quạ hoặc chim đêm nào khác bay ra - vừa rồi có cả dơi lẫn quạ, - bèn nắm lấy sợi dây thừng do Chú em và Xantrô đưa cho rồi biến mất trong lòng hang khủng khiếp. Lúc chàng sắp sửa xuống hang, Xantrô cầu phúc cho chủ và làm dấu tới một ngàn lần, bác nói:
- Cầu Chúa cùng Đức mẹ và Tam vị nhất thể đưa đường chỉ lối cho ngài, tinh hoa và bọt bèo của giới hiệp sĩ giang hồ! Nào, xuống đi, con người huyênh hoang nhất đời, có trái tim thép và đôi tay đồng. Một lần nữa, với ánh sáng của cuộc đời này mà ngài đã từ bỏ để giấu mình vào hang tối 2.
Chú em chúc tụng Đôn Kihôtê những lời tương tự.
Đôn Kihôtê vừa tụt xuống hang vừa yêu cầu tiếp tục thả dây thừng và hai người cứ từ từ hạ dây xuống; tiếng chàng vọng lên như qua một đường ống. Rồi không nghe thấy gì nữa. Lúc này, hai người ngồi trên đã thả hết cả một trăm sải dây, họ định kéo chàng lên vì không còn dây để thả tiếp. Tuy nhiên, họ cố chờ chừng nửa tiếng rồi mới kéo dây thì thấy nhẹ tay khiến họ nghĩ rằng Đôn Kihôtê đã ở lại dưới hang. Thế là Xantrô òa lên khóc thảm thiết và hối hả kéo dây xem mình có tưởng nhầm không. Kéo lên được khoảng trên tám mươi sải, thấy nặng tay, hai người mừng quýnh. Chỉ còn mươi sải thì thấy rõ Đôn Kihôtê, Xantrô bèn nói vọng xuống:
- Mừng ông chủ đã trở về, chúng tôi cứ nghĩ ngài ở lại dưới đó để làm bố già.
Chẳng thấy Đôn Kihôtê nói gì. Khi kéo chàng lên khỏi miệng hang thì thấy mắt chàng nhắm nghiền, đang ngủ. Họ đặt chàng xuống đất, tháo dây ra mà chàng vẫn không tỉnh. Hai người phải lay đi lay lại mãi chàng mới mở mắt, duỗi chân tay như vừa qua một giấc ngủ say sưa, ngơ ngác nhìn ngang nhìn ngửa rồi nói:
- Cầu Chúa tha lỗi cho các bạn vì các bạn đã làm mất đi của ta một cuộc sống thú vị và một cảnh tượng ngoạn mục nhất mà chưa một người nào biết tới. Quả thật bây giờ ta mới hiểu rằng mọi lạc thú trên đời thoáng qua như ảo ảnh và giấc mơ hoặc tàn lụi đi như hoa đồng cỏ nội mà thôi. Hỡi Môntêxinôx bất hạnh! Hỡi Đuranđartê mình đầy thương tật! Hỡi Bêlêrma bạc phận! Hỡi Goađiana đa sầu và đa cảm! Hỡi những cô gái đáng thương đã làm dâng nước hồ Ruiđêra bằng những giọt lệ của những đôi mắt xinh đẹp.
Đôn Kihôtê nói với một giọng rất đau xót, như thể những lời nói rứt từ trong ruột ra vậy. Chú em và Xantrô chăm chú nghe. Khi chàng nói xong, hai người khẩn khoản đề nghi chàng giải thích rõ và nói cho biết chàng đã nhìn thấy những cái gì trong địa ngục đó.
- Sao lại gọi là địa ngục? Đôn Kihôtê vặn; không được gọi như thế vì không đúng đâu, rồi các bạn sẽ thấy.
Chàng yêu cầu cho ăn vì đã đói bụng quá. Họ trải tấm thảm lên bãi cỏ xanh, lấy lương thực ở cái túi hai ngăn, rồi cả ba ngồi ăn rất vui vẻ, thân mật. Sau khi tấm thảm đã được cuộn lại, hiệp sĩ Đôn Kihôtê xứ Mantra nói:
- Các con hãy ngồi yên và lắng tai nghe.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook