Đời Có Phan An
-
4: Quảng Lăng Tán Tuyệt
Biên tập: --.-...
Hiệu đính: Mày là bố tao
*"Quảng Lăng tán" là tên một khúc đàn, còn "Quảng lăng tán tuyệt" có nghĩa là không có người thừa kế.
Dưới đài cao, người tụ lại càng nhiều.
Vì đứng xa, lại ngược sáng, Dương Dung Cơ không nhìn được mặt Kê Khang, mà chỉ có thể nhìn thấy dáng người thẳng tắp của hắn.
Đó là văn nhân khí khái.
Hắn vẫn mặc áo bào một cách lỏng lẻo với ống tay áo rất rộng, Dương Dung Cơ đã nhìn qua chân dung phiêu dật của hắn khi hắn đánh đàn dưới trăng.
Mặt trời ló dạng, chiếu những tia nắng xuống, tất cả mọi người bị ảnh hưởng bởi sự bình thản đó, đám đông vốn nhốn nháo lập tức yên tĩnh lại.
Cùng lúc đó, ba ngàn học sinh kiên quyết quỳ trước cung điện để xin Tư Mã Chiêu miễn tội chết cho Kê Khang và tôn hắn làm tiến sĩ.
Việc Kê Khang được lòng người đến mức này đối với bách tính mà nói thì đây là một sự kiện chấn động, nhưng đối với nhà vua, người cầm quyền mà nói thì đây không phải là chuyện tốt.
Vậy nên ba ngàn học sinh này chắc chắn đã làm tăng thêm cơn thịnh nộ của Tư Mã Chiêu.
Ngươi xem, sinh mạng của con người nơi đây, sống hay chết, bất quá chỉ bằng suy nghĩ của người cầm quyền.
Kê Khang nhìn bóng dưới đất, thấy còn lâu mới đến giờ hành hình.
Dưới ánh nắng chói chang, hoa đào nở rộ, hắn nhìn về phía huynh trưởng Kê Hỉ, hô to: "Cầm đàn đến đây!".
Kê Hỉ lau khô nước mắt, có vẻ đã chuẩn bị từ trước, đưa đàn vào tay hắn.
Kê Khang nhìn Kê Hỉ, cười nói: "Đa tạ huynh trưởng, Thúc Dạ bất hiếu".
Kê Hỉ vội ngảnh mặt đi, chà xát khóe mắt, lại quay đầu lại, muốn nhìn hắn lần cuối.
Thắt lưng bay trong gió, cung kính tựa như tùng cúi mình trước gió.
Không có bất cứ âm thanh tang thương hay vui sướng nào, nhưng lúc này mọi người đều cảm thấy tang thương, cho nên dù vui mừng cũng là tang tóc.
Dù khúc đàn đã ngừng, nhưng dư âm vẫn còn mãi.
Kê Khang thở dài: "Ngày xưa vô tình có được một bản nhạc, coi nó như bảo bối, người khác cầu cạnh, ta keo kiệt từ chối, bây giờ lại không ai kế thừa...".
Có tiếng ngựa vang lên, Dương Dung Cơ ngoảnh đầu, mà trước mắt có bàn tay ấm áp, mũi ngửi được hương cây mơ - Phan An dùng ống tay áo che chắn cho nàng.
Trên đài cao, có người hô: "Canh giờ đã điểm!".
Phan An che tai của nàng, khẽ nói: "Đừng nghe".
Nước mắt rốt cục rơi xuống.
Đây là lần đầu tiên Dương Dung Cơ nhìn tận mắt bi kịch.
Đám đông dần dần tản ra, có một lão già còng lưng cười khẩy: "Thúc Dạ cương trực công chính lại phải chết...!Thói đời bất công, người như heo chó!".
Âm thanh Quảng Lăng tán bắt đầu lặng dần.
Sau vụ việc đó, bởi vì Dương Triệu không tham gia nên có thể tiếp tục giữ mình khư khư.
Song không khí trên triều càng thêm đáng sợ, tóc của Dương Triệu đã bạc hơn nửa trong nháy mắt.
Ông viết rất nhiều bài thơ, Dương Dung Cơ chăm chú đọc hết và phát hiện phụ thân tuy có suy nghĩ từ quan nhưng lại có lý tưởng cứu nhân độ thế, mà ông lại không chịu kết bè kết cánh, từ đó mà sa vào mâu thuẫn.
Mỗi khi triều đình có biến động lớn, phụ thân đều sẽ phân tích thế cục mỗi ngày.
Nhưng dần dần, Dương Dung Cơ không còn muốn nghe vì mỗi lần nghe xong đều chỉ thấy bất lực, cảm giác không thể kiểm soát được vận mệnh trong tay này chỉ khiến nàng bất an.
Thế là mỗi lần phụ thân và huynh trưởng đàm luận chính sự, nàng luôn mượn cớ đi ra, đến bên cạnh Dương thị.
Dương thị có rất nhiều của hồi môn, trong đó có một bức họa là bút tích thật của Tào Thực.
Dương Dung Cơ đứng trước bức họa này trọn một canh giờ, nhìn từ hoa văn, màu sắc, đến ngòi bút bắt đầu từ đâu, hướng bút như thế nào, rồi nét thay đổi ra sao, cuối cùng nàng mất nửa tháng để vẽ ra một bức như thế.
Dương thị nhìn bức họa và khen ngợi: "Nếu không phải vì chất liệu quá mới thì quả là thật giả khó phân biệt!".
Y nhi lại gần: "Đúng thế, người ngoài ngành như nô tỳ thật sự tìm không ra bất kỳ điểm khác biệt nào".
Dương thị treo tranh lên, đứng nhìn từ xa, gật đầu nói: "Người học đòi văn vẻ bây giờ rất nhiều, nếu Dung nhi cầm đi bán, nói không chừng có thể bán được giá tốt".
"Vậy theo mẫu thân thấy, bức họa này giá bao nhiêu ngân lượng?"
Dương thị nhìn kỹ một chút, duỗi một ngón tay: "Ta đồng ý tốn một trăm lượng để mua đồ dỏm để học đòi văn vẻ, nhưng nếu Dung nhi có tiếng tăm, hoặc có người tranh giành với ta, ta sẵn sàng chi gấp đôi, thậm chí nhiều hơn".
Phong cảnh hồ Vãn gần đây có rất nhiều cảnh đẹp như để nghênh đón mùa xuân với những con vịt uyên ương nghịch nước và những cánh hoa muôn hồng nghìn tía nổi trên mặt nước.
Nhưng Y nhi lại cầm quạt tròn, đi xung quanh đập muỗi.
Tranh chữ treo trên cây liễu.
Đằng trước là một cái bàn gỗ, trưng bày bút tích Dương Triệu.
Dương Triệu có sở trường về chữ thảo và chữ lệ, Dương Dung Cơ thường xuyên nhìn thấy có người đến Dương phủ xin thư pháp, có thể thấy là thư pháp Dương Triệu cũng có chút danh tiếng.
Dương Dung Cơ mỗi ngày đều tập viết với phụ thân, mà phần lớn là Dương Triệu viết xong rồi giao cho nàng mô phỏng, sau đó mới đưa thi tập để Dương Dung Cơ tự phát huy, còn dặn nàng tự nghiên cứu để thoát khỏi ảnh hưởng của ông vì bắt chước là sự tầm thường.
Thế là Dương Dung Cơ góp nhặt rất nhiều thư pháp của Dương Triệu, bây giờ, ai mua tranh giả của nàng đều được tặng tranh chữ thật của Dương Triệu.
Mẫu thân nàng chịu trả một trăm lượng, vậy Dương Dung Cơ định giá là tám mươi lượng.
Nữ tử buôn bán có vẻ không hiếm thấy.
Đình bên cạnh có một người bán súp, xung quanh ở dưới cây có nhiều người bán vòng hoa, các loại son phấn, trâm cài tóc linh tinh.
Mấy người bọn họ bán tranh chữ như thế lại làm người khác chú ý, phần lớn người đi đường có hứng thú cũng nhìn sang, hoặc là ngừng chân xem kỹ hơn, nhưng mà không có ai đề cập tới việc mua bán.
Có vài người đến hỏi thăm đôi lời, Dương Dung Cơ đều giải đáp từng câu hỏi một cách kiên nhẫn, lại thường xuyên biết hỏi thăm ý kiến người khác, dù mãi vẫn chưa bán được gì, ngược lại là các sạp son phấn xung quanh bán được rất nhiều.
Bởi phần lớn nam tử thấy nữ tử bán tranh chữ sẽ ngầm khinh thường, vì họ không tin tài hoa của nữ tử đủ để vượt qua được nam tử bọn họ, hoặc là họ nhận định nữ tử không tài mới là đức như lẽ đương nhiên.
Văn nhân hay chê bai nhau, nam nữ lại càng hơn thế.
Tuy Y nhi không dễ ngượng, nhưng dù sao cũng lớn lên trong khuê phòng của gia đình khá giả, hoàn toàn không biết việc rao hàng nên chỉ có thể lo lắng suông.
Dương Dung Cơ thì nhàn rỗi ngồi ở đó, trông không hề để tâm, mà trên thực tế, nàng đúng là như vậy thật.
Dưới cây có đám người tụ tập nói chuyện phiếm.
Sức nóng của vụ Kê Khang vẫn còn đến giờ, bọn họ đang nói tới chuyện sau này.
"Kê Khang tuy làm người tùy tiện, coi thường lễ phép, nhưng lại dạy bảo con cái của mình phải thận trọng từ lời nói đến việc làm, tuân thủ nghiêm ngặt quy củ...!Có thể thấy, hắn cũng biết rõ hậu quả."
"Nếu như hắn trốn qua kiếp nạn này, ta đánh cược hắn nhất định sẽ thu liễm tài năng, không tùy tiện như thế."
"Ai mà không sợ chết? Kê Khang tài hoa như thế, sao cam tâm bị chôn vùi như vậy?"
"Phong thư Dư sơn cự nguyên tuyệt giao thư của Kê Khang ngày xưa làm oanh động cả trong lẫn ngoài triều thế nào, nhưng bây giờ gửi gắm con cháu cho Sơn Đào, có thể thấy tình hữu nghị sâu đậm nhường nào..."
"Ta thưởng thức Nguyễn Tịch hơn, chẳng bao giờ khen chê cái gì..."
"Nguyễn Tịch cũng càn rỡ, nhưng biết mượn rượu tránh họa, chẳng lẽ Tư Mã Chiêu không biết điều này sao, chỉ là không tìm được cớ thôi!"
"Muốn gán tội cho người khác, sợ gì không có lý do, may mắn thay, ta là thương nhân, người đầy mùi tiền, không hiểu được cong quẹo trong triều."
"Còn ta chỉ là một phu tử nghèo, dù có lòng muốn cong vẹo với họ, cũng không chen vào được..."
Dương Dung Cơ nghe mê mẩn, Y nhi bỗng gọi nàng, nàng ngoảnh đầu, thấy một lão phu tử nho nhã mặc áo vải bình thường, đang cười không ngớt.
"Cô nương, tranh chữ này nhìn khá quen mắt, không biết giá cả như thế nào?"
Dương Dung Cơ cười nói: "Tranh chữ này là hàng tặng, còn mặt hàng chân chính muốn bán là bức họa này".
Phu tử cười ha ha: "Thế bức tranh có lai lịch không? Là cô nương tự tay vẽ ra sao?".
"Đúng, tranh giả Trần Tư Vương này do tự tay ta vẽ."
Lão phu tử gật đầu: "Trần Tư Vương nổi danh với tài làm thơ, tài trí hơn người, tranh này...!lần đầu tiên lão phu gặp đấy...".
Dương Dung Cơ gỡ bức tranh xuống, nói: "Tám mươi lượng, còn có thể ép giá".
Lão giả cười to: "Tiểu cô nương rất thành thật!".
"Phu tử thấy như thế nào?"
"Bút pháp mạnh mẽ, không thấy nét bút gãy, nét vẽ đặc biệt, chỉ là người vẽ không có tiếng tăm, đúng là đáng tiếc."
Lão giả quan sát một cách chuyên chú, lúc sau mới nói: "Lý thuyết hội họa của Trần Tư Vương đặc biệt, nhưng tranh này...!Nó chỉ ở mức trung bình, tầm thường và vô hồn, ý tưởng và khái niệm nghệ thuật cũng thường thường không có gì lạ.
Bỏ qua tên tuổi thì tranh này cũng chỉ rất bình thường, nhưng có tên tuổi và tài hoa Trần Tư vương ở đây, tranh này lại không giống bình thường.
Nếu cô nương không nói đến Trần Tư vương, người ta sẽ không quan tâm nhiều, à, có lẽ sẽ quan tâm cô nương hơn một chút, dù sao thì tên tuổi không phải quan trọng nhất, bản thân bức tranh mới quan trọng".
Dương Dung Cơ mỉm cười, đây là đáp án mà nàng chờ.
"Tranh là số một, tên tuổi chỉ là dệt gấm thêu hoa mà thôi".
Dương Dung Cơ trả lời.
Lão giả nhìn về phía Dương Dung Cơ, gật đầu mỉm cười, lại tiếp tục hỏi: "Ta bỏ ra hai trăm lượng mua tranh chữ, cô nương đồng ý chứ".
Y nhi giật mình.
"Đương nhiên."
Thế là lão giả ra hiệu, người hầu ở đằng sau đưa ngân lượng.
Thư pháp Dương Triệu được bán đi bằng cách đó.
Lão giả cười: "Cô nương, cho ta mượn giấy bút dùng một chút".
Y nhi đưa giấy bút lên, lão giả vén tay áo, viết xuống mấy chữ một cách lưu loát.
"Nữ tử hữu sở vi."*
*Nữ tử hữu sở vi: phụ nữ phải biết làm cái gì nên làm, cải biên từ "Hữu sở vy nhi hữu sở bất vy", nghĩa là phải biết làm cái gì nên làm, không làm cái gì không nên làm.
Y nhi đỏ bừng mặt bưng lấy ngân lượng, cười ha hả: "Nữ lang lợi hại, chỉ mới một ngày đã kiếm được hai trăm lượng".
Nhưng đột nhiên nghĩ đến bức tranh ở phía sau, nàng nhíu mày: "Sao bức này lại bán không được, nhiều người chỉ hỏi không mua, nữ lang còn cười được...".
Nàng ấy như thể ngộ ra điều gì đó, giật mình: "Nữ lang đang chờ người chỉ điểm, chớ không phải là đang bán tranh phải không?".
"Y nhi thông minh."
Y nhi há hốc miệng, nghi ngờ nói: "Vậy sao người không hỏi thẳng gia chủ, hay các lang quân, cả phu nhân nữa".
Dương Dung Cơ chớp mắt và nhướn mày nói: "Trâu Kỵ khuyên khéo Tề Vương"*.
*Ý của nữ chính là "ta đây đang muốn khảo sát thị trường để xem xem thị hiếu thế nào".
"...".
Y nhi nghe không hiểu chữ nào nên giữ im lặng.
Chữ lão giả vẫn còn lưu lại, Dương Dung Cơ cất xong rồi mới giật mình nhớ là chưa biết tên lão giả, nàng rất tiếc nuối.
Nhưng mà tiếc nuối này sẽ không kéo dài bao lâu, vì về sau nàng sẽ biết lão giả đó là Nguyễn Tịch.
Mặt Y nhi đỏ bừng, hết nhìn đông tới nhìn tây, nhưng khi nhìn thấy chỗ nào đó một lúc, tai lại đỏ lên.
Dương Dung Cơ buồn cười nhìn nàng ấy, nhéo tai nàng ấy: "Có chuyện gì vậy?".
Theo tầm nhìn của Y nhi, hô hấp Dương Dung Cơ cơ hồ dừng lại.
Dưới cây đào bên kia, cánh hoa rơi lả tả, có người tựa vào cây, miệng ngậm cành liễu, mặc cho cánh hoa rơi xuống đầy người.
Dương Dung Cơ đã từng nhìn thấy dáng vẻ lãnh đạm xa cách, còn có nho nhã lễ độ của người này, nhưng phong lưu như thế, đúng là lần đầu tiên bắt gặp.
Có lẽ có thần giao cách cảm, Phan An quay đầu, tươi như hoa nở.
Rồi hắn đứng thẳng, ung dung đi lên cầu hình vòm.
Thế mà lại có nữ tử rơi khăn tay, hay có nữ tử rơi cây trâm...
Đúng là sắc đẹp lừa người, vẻ đẹp hại người.
Y nhi trợn tròn mắt mà nhìn, thầm thì: "Những nữ tử này quá lỗ mãng".
"Y nhi, tin không, nếu ta không ở bên cạnh thì ngươi cũng sẽ làm rơi đồ."
"..."
Hai người đang đùa, trước mặt đột nhiên có cái bóng, ngẩng đầu, Phan lang đã ở trước mắt.
Phan An mỉm cười: "Là thiếu tiền, hay là phát tài rồi".
Y nhi to mồm nói: "Nữ lang nhà chúng ta mới bán tranh chữ được hai trăm lượng đó!".
Dương Triệu và phụ thân Phan An quen biết nhau, lại hay khen ngợi Phan An cho nên Y nhi không có cảnh giác với hắn.
Dương Dung Cơ: "...".
Phan An giơ tay lên, mang theo một trận gió có hương vị của cây mơ.
"Bức họa kia..."
Y nhi: "Là nữ lang vẽ, đợi mãi vẫn không ai đến mua".
Dương Dung Cơ: "...!Y nhi ngậm miệng".
Bấy giờ Y nhi mới biết mình đã làm hỏng việc làm ăn của cô nương nhà mình, oán trách bản thân mình không có sức chống cự với sắc đẹp, đập đầu mình, đưa lưng về phía Phan An.
Giờ đã là giữa trưa, Dương Dung Cơ cất bức tranh đi, muốn hồi phủ.
Phan An ở một bên giữ im lặng, Dương Dung Cơ cũng không chủ động nói chuyện, cứ thế rời đi.
Chỉ là sau lưng luôn có tiếng bước chân.
Nàng bất đắc dĩ đi vào ven đường, nghe được mùi hương của món ngon từ quán rượu.
Người kia chẳng biết bẻ cành liễu lúc nào, chơi đùa trong tay, hấp dẫn hàng loạt ánh mắt.
*Kê Khang chơi khúc Quảng Lăng tán.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook