Đoạn Tình Kết
-
Chương 8
Trưa mồng hai Tết, khí trời trong trẻo, đại tuyết đêm trừ tịch (đêm 30) vẫn chưa tan, bên ngoài tuyết đông ngân bạch sắc một mảng.
Cứ thời gian này hàng năm, các đại gia đều trở về nhà mình, chúc Tết lại chúc Tết, còn những ai đang phải trực lại thì ở Hộ Thành viện thủ bên ngoài Phù Du cư. Vì vậy toàn viện Tứ Thiên Môn đều mang vẻ lãnh lãnh thanh thanh.
Lúc này, trong Trầm Mai viện của Bắc Môn Môn chủ, có một người đang quỳ gối giữa trời tuyết lạnh.
Trong gió bấc, người đó chỉ mặc một chiếc áo trắng, tóc đen thả rối trên vai, sắc mặt nhợt nhạt, khuôn mặt tiều tụy, thật nhếch nhác, thế nhưng lưng lại thẳng tắp, như hàn mai kiên cường, bất dung khinh chiết (1).
Bắc Đường Ngạo gần đây hảo tĩnh, không thích nhiều người quấy rầy. Cho nên Bắc viện sớm vắng vẻ, phó dịch cũng ít hơn so với nơi khác, đa phần đều là lão nhân ổn trọng.
Phó dịch có ngẫu nhiên thấy Ngôn Phi Ly ở đây, cũng không dám liếc nhìn. Bởi vì Môn chủ đã hạ lệnh, không cho phép ai để ý đến y, cứ mặc y quỳ ở đó.
Một Ngôn tướng quân luôn ổn trọng ôn hòa đột nhiên sáng sớm xông vào viện, y sam bừa bộn, sắc mặt nhợt nhạt, thấy môn chủ đang chuẩn bị cùng vị hôn thê Lâm Yên Yên xuất môn thượng hương (đi thắp hương) thì chợt “Phác thông” một tiếng quì xuống trước môn chủ. Khiến mọi người giật nảy mình.
Sắc mặtmMôn chủ cũng trở nên xanh xám, lạnh lùng nhìn y hồi lâu, liền hạ lệnh thích quì thì cứ quì, không ai được để ý đến y, cùng Lâm Yên Yên không khỏi nghi ngờ rời đi.
Khắp người gió rét đến thấu xương, Ngôn Phi Ly toàn thân băng giá, ý thức dường như đã không còn.
Năm đó, cũng là một mùa đông buốt giá thế này, lão khất cái chăm sóc y bảy năm liền tại ngôi miếu đổ nát vào một đêm âm u qua đời, để lại y cùng một tiểu khất cái Lưu Thất khác.
Khi đó y chưa có tên. Bởi vì lão khất cái họ Ngôn, cho nên để phân biệt mọi người gọi y là Ngôn Nhị. Y cảm thấy tên này rất tốt, dễ gọi dễ nhớ. Hơn nữa, y vốn là một đứa trẻ bị vứt bỏ được lão khất cái mang về nuôi, gọi tên gì cũng được.
…
Y cùng Lưu Thất dùng mảnh chiếu rách duy nhất của cả hai đắp cho lão khất cái.
Vào sáng mùng Một trong trẻo, hai nam hài nhỏ gầy trật vật kéo thi thể qua phố, hướng về bãi tha ma. Thình lình từng nhà hai bên đường bắt đầu đốt pháo, chào đón một năm mới. Có một nhà mở cửa viện, mấy đứa trẻ trạc năm sáu tuổi tay cầm mấy dây pháo, nhìn thấy hai đứa thì hoảng sợ. Một người đàn ông to lớn có vẻ mặt hung dữ vọt ra xem, một cước đá bay y và Lưu Thất, một mặt la to là xúi quẩy, vừa đạp mấy đá rồi dẫn đám trẻ vội quay về phòng. Trước khi đi, một đứa bé lớn lớn còn châm một chuỗi pháo ném về bọn chúng, Lưu Thất không tránh kịp, khuôn mặt liền bị thương.
Y khóc đỏ cả hai mắt nhưng cũng không biết làm thế nào.
Thật vất vả mới cùng Lưu Thất đưa thi thể lão khất cái tới bãi tha ma, tay hai đứa trẻ sớm đã đông lạnh nhưng vẫn cố đào một cái hố, đem lão khất cái chôn, ở trên dựng mấy tảng đá xem như đã an táng xong cho lão.
Từ đó về sau y cùng Lưu Thất sống nương tựa vào nhau, ăn xin mà sống. Lưu Thất lớn hơn y hai tuổi, khuôn mặt lần nọ bị thương, trên má một vết sẹo to lưu lại.
Một lần ngẫu nhiên cũng là cơ hội, hai đứa được một đám phản quân tại biên giới Giản quốc thu nhận giúp đỡ, ngày thường làm chút công việc tạp dịch, có khi còn được học chút đao pháp võ công đơn giản. Lão khất cái ngày trước cũng là người có chút học thức, đã từng dạy y viết. Y là đứa trẻ có tư chất sáng sủa, lại chăm chỉ, học gì cũng nhanh hơn người, mau chóng đã được thủ lĩnh tán thưởng.
Năm mười tuổi, thủ lĩnh thu y làm đệ tử, đặt cho y cái tên Phi Ly. Từ đó về sau, y chính thức có tính danh.
Thủ lĩnh phản quân tên là Phan Nhạc, nguyên là đại tướng quân của Giản quốc, thế nhưng khi hắn nắm được binh quyền trong tay, lại công cao cái chủ (lập được công), thì lại có kẻ rắp tâm vu hãm hắn muốn tạo phản. Quân chủ của Giản quốc ngu ngốc, vậy cũng tin là thật. Lúc đó Phan Nhạc nhận được tin tức từ thân đệ trong cung, kịp thời chạy thoát, nhưng hoàng đế lại mang cả nhà hắn ra giết sạch. Phan Nhạc kích động, không muốn phản cũng không được, liền mang theo lực lượng thân vệ một vạn người của bản thân ở biên giới Giản quốc tạo phản, đánh lật hôn quân.
Đã đánh nhiều năm, tuy thực lực của Giản quốc vốn suy bại, quốc chính ngày một suy sụp, bách tính cũng cất tiếng oán than dậy đất. Nhưng tục ngữ nói không sai, sấu tử đích lạc đà bỉ mã đại (2), binh sĩ của Phan Nhạc rốt cuộc vẫn kém hơn quân đội quốc gia, dần dần trở thành cường đạo cướp của nhà giàu chia cho nhà nghèo. Hắn nguyên muốn ám sát hoàng đế, nhưng bên cạnh hoàng đế còn có thập nhị cao thủ đại nội bảo hộ, vô cùng khó khăn.
Một nhà Phan Nhạc đều vị tên hôn quân kia đưa xuống suối vàng, toàn tâm toàn ý đền muốn giết chết tên hôn quân đó để trả thù. Chẳng quả bản thân có hảo công phu cùng nhiều kinh nghiệm trinh chiến không muốn bị thất truyền, cho nên thiên chọn vạn tuyển, thu Ngôn Phi Ly làm đồ đệ, đem hết bản lĩnh một thân truyền thụ.
Ngôn Phi Ly mười hai tuổi, lần đầu tiên theo Phan Nhạc ra chiến trường. Đao quang huyết ảnh, binh phạt tư sát trung, đồng bạn bên cạnh bị một đao rơi đầu. Đôi mắt vẫn mở to kinh hãi, đối với thói đời này tràn ngập bất mãn và lên án. Lúc đó, Ngôn Phi Ly cũng khắc sâu được sự tàn khốc của chiến tranh, minh bạch ở chiến trường chỉ có đạo lý kiên cường sinh tồn, càng ngày càng chăm chỉ luyện tập.
Năm y mười sáu tuổi, Phan Nhạc bị bệnh nặng mà qua đời. Trước khi ra đi lệnh cho Ngôn Phi Ly làm thủ lĩnh, cũng bắt y phát thệ, đời này nhất định phải giết chết tên hôn quân kia trả thù cho mình. Nếu tên hôn quân kia chết trước khi mình giết, cũng giết luôn kẻ kế vị.
Khi ấy, Giản quốc đã sớm hỗn loạn bất ổn, rất nhiều thế lực cùng nổi lên bạo động, vong quốc nói không chừng chính là ngày mai. Ngôn Phi Ly biết hắn cực không cam tâm.
Phan Nhạc trước khi chết nói với y:
“Nếu một ngày ngươi báo được đại thù cho ta, thì hãy mang những huynh đệ này đi tìm một nơi thật tốt mà sống.”
Nhưng giờ là thời đại loạn, có chỗ nào để an thân?!
Sau khi Phan Nhạc chết, Ngôn Phi Ly kế thừa di chí, mang theo một đám huynh đệ vì hắn tìm cơ hội báo thù. Y tuy tuổi còn trẻ, nhưng từ bé đã được tôi luyện, thường không ai biết tuổi thật của y.
Như vậy qua bốn năm, bạo động ở Giản quốc nổi lên tứ phía, lại bị đại quân Thiên Môn công kích, ngày vong quốc đã ở trước mắt.
Ngôn Phi Ly mang mọi người vào thành, trong khi giết đến hoàng cung, sắc trời đã tối, trong cung ngoài cung cũng đã sớm là biển máu. Giữa biển máu đó, y lần đầu tiên gặp người kia.
—
(1) bất dung kinh chiết: không cong. Tưởng tượng cây mai cho dễ, tức là dáng mai thẳng, cong nhẹ cũng không ‘__’ Tớ hiểu thế á~
(2) sấu tử đích lạc đà bỉ mã đại: lạc đà gầy còn lớn hơn ngựa.
Cứ thời gian này hàng năm, các đại gia đều trở về nhà mình, chúc Tết lại chúc Tết, còn những ai đang phải trực lại thì ở Hộ Thành viện thủ bên ngoài Phù Du cư. Vì vậy toàn viện Tứ Thiên Môn đều mang vẻ lãnh lãnh thanh thanh.
Lúc này, trong Trầm Mai viện của Bắc Môn Môn chủ, có một người đang quỳ gối giữa trời tuyết lạnh.
Trong gió bấc, người đó chỉ mặc một chiếc áo trắng, tóc đen thả rối trên vai, sắc mặt nhợt nhạt, khuôn mặt tiều tụy, thật nhếch nhác, thế nhưng lưng lại thẳng tắp, như hàn mai kiên cường, bất dung khinh chiết (1).
Bắc Đường Ngạo gần đây hảo tĩnh, không thích nhiều người quấy rầy. Cho nên Bắc viện sớm vắng vẻ, phó dịch cũng ít hơn so với nơi khác, đa phần đều là lão nhân ổn trọng.
Phó dịch có ngẫu nhiên thấy Ngôn Phi Ly ở đây, cũng không dám liếc nhìn. Bởi vì Môn chủ đã hạ lệnh, không cho phép ai để ý đến y, cứ mặc y quỳ ở đó.
Một Ngôn tướng quân luôn ổn trọng ôn hòa đột nhiên sáng sớm xông vào viện, y sam bừa bộn, sắc mặt nhợt nhạt, thấy môn chủ đang chuẩn bị cùng vị hôn thê Lâm Yên Yên xuất môn thượng hương (đi thắp hương) thì chợt “Phác thông” một tiếng quì xuống trước môn chủ. Khiến mọi người giật nảy mình.
Sắc mặtmMôn chủ cũng trở nên xanh xám, lạnh lùng nhìn y hồi lâu, liền hạ lệnh thích quì thì cứ quì, không ai được để ý đến y, cùng Lâm Yên Yên không khỏi nghi ngờ rời đi.
Khắp người gió rét đến thấu xương, Ngôn Phi Ly toàn thân băng giá, ý thức dường như đã không còn.
Năm đó, cũng là một mùa đông buốt giá thế này, lão khất cái chăm sóc y bảy năm liền tại ngôi miếu đổ nát vào một đêm âm u qua đời, để lại y cùng một tiểu khất cái Lưu Thất khác.
Khi đó y chưa có tên. Bởi vì lão khất cái họ Ngôn, cho nên để phân biệt mọi người gọi y là Ngôn Nhị. Y cảm thấy tên này rất tốt, dễ gọi dễ nhớ. Hơn nữa, y vốn là một đứa trẻ bị vứt bỏ được lão khất cái mang về nuôi, gọi tên gì cũng được.
…
Y cùng Lưu Thất dùng mảnh chiếu rách duy nhất của cả hai đắp cho lão khất cái.
Vào sáng mùng Một trong trẻo, hai nam hài nhỏ gầy trật vật kéo thi thể qua phố, hướng về bãi tha ma. Thình lình từng nhà hai bên đường bắt đầu đốt pháo, chào đón một năm mới. Có một nhà mở cửa viện, mấy đứa trẻ trạc năm sáu tuổi tay cầm mấy dây pháo, nhìn thấy hai đứa thì hoảng sợ. Một người đàn ông to lớn có vẻ mặt hung dữ vọt ra xem, một cước đá bay y và Lưu Thất, một mặt la to là xúi quẩy, vừa đạp mấy đá rồi dẫn đám trẻ vội quay về phòng. Trước khi đi, một đứa bé lớn lớn còn châm một chuỗi pháo ném về bọn chúng, Lưu Thất không tránh kịp, khuôn mặt liền bị thương.
Y khóc đỏ cả hai mắt nhưng cũng không biết làm thế nào.
Thật vất vả mới cùng Lưu Thất đưa thi thể lão khất cái tới bãi tha ma, tay hai đứa trẻ sớm đã đông lạnh nhưng vẫn cố đào một cái hố, đem lão khất cái chôn, ở trên dựng mấy tảng đá xem như đã an táng xong cho lão.
Từ đó về sau y cùng Lưu Thất sống nương tựa vào nhau, ăn xin mà sống. Lưu Thất lớn hơn y hai tuổi, khuôn mặt lần nọ bị thương, trên má một vết sẹo to lưu lại.
Một lần ngẫu nhiên cũng là cơ hội, hai đứa được một đám phản quân tại biên giới Giản quốc thu nhận giúp đỡ, ngày thường làm chút công việc tạp dịch, có khi còn được học chút đao pháp võ công đơn giản. Lão khất cái ngày trước cũng là người có chút học thức, đã từng dạy y viết. Y là đứa trẻ có tư chất sáng sủa, lại chăm chỉ, học gì cũng nhanh hơn người, mau chóng đã được thủ lĩnh tán thưởng.
Năm mười tuổi, thủ lĩnh thu y làm đệ tử, đặt cho y cái tên Phi Ly. Từ đó về sau, y chính thức có tính danh.
Thủ lĩnh phản quân tên là Phan Nhạc, nguyên là đại tướng quân của Giản quốc, thế nhưng khi hắn nắm được binh quyền trong tay, lại công cao cái chủ (lập được công), thì lại có kẻ rắp tâm vu hãm hắn muốn tạo phản. Quân chủ của Giản quốc ngu ngốc, vậy cũng tin là thật. Lúc đó Phan Nhạc nhận được tin tức từ thân đệ trong cung, kịp thời chạy thoát, nhưng hoàng đế lại mang cả nhà hắn ra giết sạch. Phan Nhạc kích động, không muốn phản cũng không được, liền mang theo lực lượng thân vệ một vạn người của bản thân ở biên giới Giản quốc tạo phản, đánh lật hôn quân.
Đã đánh nhiều năm, tuy thực lực của Giản quốc vốn suy bại, quốc chính ngày một suy sụp, bách tính cũng cất tiếng oán than dậy đất. Nhưng tục ngữ nói không sai, sấu tử đích lạc đà bỉ mã đại (2), binh sĩ của Phan Nhạc rốt cuộc vẫn kém hơn quân đội quốc gia, dần dần trở thành cường đạo cướp của nhà giàu chia cho nhà nghèo. Hắn nguyên muốn ám sát hoàng đế, nhưng bên cạnh hoàng đế còn có thập nhị cao thủ đại nội bảo hộ, vô cùng khó khăn.
Một nhà Phan Nhạc đều vị tên hôn quân kia đưa xuống suối vàng, toàn tâm toàn ý đền muốn giết chết tên hôn quân đó để trả thù. Chẳng quả bản thân có hảo công phu cùng nhiều kinh nghiệm trinh chiến không muốn bị thất truyền, cho nên thiên chọn vạn tuyển, thu Ngôn Phi Ly làm đồ đệ, đem hết bản lĩnh một thân truyền thụ.
Ngôn Phi Ly mười hai tuổi, lần đầu tiên theo Phan Nhạc ra chiến trường. Đao quang huyết ảnh, binh phạt tư sát trung, đồng bạn bên cạnh bị một đao rơi đầu. Đôi mắt vẫn mở to kinh hãi, đối với thói đời này tràn ngập bất mãn và lên án. Lúc đó, Ngôn Phi Ly cũng khắc sâu được sự tàn khốc của chiến tranh, minh bạch ở chiến trường chỉ có đạo lý kiên cường sinh tồn, càng ngày càng chăm chỉ luyện tập.
Năm y mười sáu tuổi, Phan Nhạc bị bệnh nặng mà qua đời. Trước khi ra đi lệnh cho Ngôn Phi Ly làm thủ lĩnh, cũng bắt y phát thệ, đời này nhất định phải giết chết tên hôn quân kia trả thù cho mình. Nếu tên hôn quân kia chết trước khi mình giết, cũng giết luôn kẻ kế vị.
Khi ấy, Giản quốc đã sớm hỗn loạn bất ổn, rất nhiều thế lực cùng nổi lên bạo động, vong quốc nói không chừng chính là ngày mai. Ngôn Phi Ly biết hắn cực không cam tâm.
Phan Nhạc trước khi chết nói với y:
“Nếu một ngày ngươi báo được đại thù cho ta, thì hãy mang những huynh đệ này đi tìm một nơi thật tốt mà sống.”
Nhưng giờ là thời đại loạn, có chỗ nào để an thân?!
Sau khi Phan Nhạc chết, Ngôn Phi Ly kế thừa di chí, mang theo một đám huynh đệ vì hắn tìm cơ hội báo thù. Y tuy tuổi còn trẻ, nhưng từ bé đã được tôi luyện, thường không ai biết tuổi thật của y.
Như vậy qua bốn năm, bạo động ở Giản quốc nổi lên tứ phía, lại bị đại quân Thiên Môn công kích, ngày vong quốc đã ở trước mắt.
Ngôn Phi Ly mang mọi người vào thành, trong khi giết đến hoàng cung, sắc trời đã tối, trong cung ngoài cung cũng đã sớm là biển máu. Giữa biển máu đó, y lần đầu tiên gặp người kia.
—
(1) bất dung kinh chiết: không cong. Tưởng tượng cây mai cho dễ, tức là dáng mai thẳng, cong nhẹ cũng không ‘__’ Tớ hiểu thế á~
(2) sấu tử đích lạc đà bỉ mã đại: lạc đà gầy còn lớn hơn ngựa.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook